Giáo án Toán khối 5 - Tuần 20 - Tiết học 96 đến tiết 100

Giáo án Toán khối 5 - Tuần 20 - Tiết học 96 đến tiết 100

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.

- GV nhận xét, cho điểm.

- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.

- Cả lớp cùng nhận xét.

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần 20 - Tiết học 96 đến tiết 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 96
Luyện tập
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS đổi vở nhau kiểm tra.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
Bài 3 :
a) Cho HS tự làm bài.
b) GV hướng dẫn HS nhận thấy : Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
- Gọi 1 HS làm bảng phụ.
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
Bài 4 :
- GV yêu cầu HS thực hiện tính rồi nêu kết quả.
- Theo hình vẽ SGK.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
- HS làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau kiểm tra.
a) C = 9 2 3,14 = 56,52 (m) ; 
b) C = 4,4 2 3,14 = 27,632 (dm) ;
c) C = 2 3,14 = 15,7 (cm). 
- HS làm vào vở.
- 1 HS nêu kết quả đúng.
a) d = 15,7 : 3,14 = 5 (m) ;
b) d = 18,84 : 3,14 = 6 (dm).
a) HS tự làm bài vào vở.
b) HS còn chậm theo dõi GV hướng dẫn để làm bài vào vở.
Bài giải
a) Chu vi của bánh xe đó là :
0,65 3,14 = 2,041 (m)
b) Nếu bánh xe lăn 10 vòng thì đi được quãng đường là :
2,041 10 = 20,41 (m)
Nếu bánh xe lăn 100 vòng thì đi được quãng đường là :
2,041 100 = 204,1 (m)
Đáp số : a) 2,041 m ; b) 20,41 m và 204,1 m.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS nêu các thao tác thực hiện như sau :
+ Tính chu vi hình tròn : 
6 3,14 = 18,84 (cm).
+ Tính nửa chu vi hình tròn : 
18,84 : 2 = 9,42 (cm).
+ Xác định chu vi hình H : là nửa chu vi hình tròn cộng với độ dài đường kính. Từ đó tính chu vi hình H : 
9,42 + 6 = 15,42 (cm)
- Khoanh vào D. 15,42cm.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn ; tính đường kính hình tròn ; tính bán kính hình tròn.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn ; tính đường kính hình tròn ; tính bán kính hình tròn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 97
Diện tích hình tròn
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn ; tính đường kính hình tròn ; tính bán kính hình tròn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn ; tính đường kính hình tròn ; tính bán kính hình tròn.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
- Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
Công thức : S = r r 3,14
- Ví dụ : Tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm.
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS đổi vở nhau kiểm tra.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
- Nhiều HS nhắc lại lời của GV.
- Cả lớp tính vào nháp, 1 HS làm ở bảng lớp. S = 2 2 3,14 = 12,56(dm2).
- HS làm vào vở.
- 3 HS nêu kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau kiểm tra.
a) S = 5 5 3,14 = 78,5 (cm2) ;
b) S = 0,4 0,4 3,14 = 0,5024 (dm2) ;
c) S = 3,14 = 1,1304 (m2).
- HS làm vào vở.
- 3 HS nêu kết quả đúng.
a) S = 12 3,14 = 37,68 (cm2) ;
b) S = 7,2 3,14 = 22,608 (dm2) ;
c) S = 3,14 = 2,512 (m2).
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Diện tích của mặt bàn là :
45 45 3,14 = 6358,5 (cm2)
Đáp số : 6358,5cm2.
- HS nhận xét, sửa chữa.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 98
Luyện tập
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn ; diện tích hình tròn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn ; diện tích hình tròn.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS đổi vở nhau kiểm tra.
Bài 2 :
- GV hướng dẫn HS còn chậm tính diện tích hình tròn từ chu vi bằng cách tìm thừa số chư biết dạng r 2 3,14 = 6,28
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán. 
- GV hướng dẫn HS còn chậm theo hình vẽ :
°
0,7m
0,3m
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm.
- HS làm vào vở.
- 2 HS nêu kết quả đúng.
- HS trao đổi vở nhau kiểm tra.
a) S =6 6 3,14 = 113,04 (cm2) ;
b) S = 0,35 0,35 3,14 = 0,38465(dm2).
- HS theo dõi GV hướng dẫn và tìm được 
r 6,28 = 6,28 ; r = 6,28 : 6,28 = 1(cm).
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải
Diện tích của hình tròn là :
1 1 3,14 = 3,14(cm2)
Đáp số : 3,14cm2.
- HS nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm SGK.
Bài giải
Diện tích của hình tròn nhỏ :
0,7 0,7 3,14 = 1,5386 (m2)
Bán kính của hình tròn lớn :
0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích của hình tròn lớn là :
1 1 3,14 = 3,14 (m2)
Diện tích thành giếng là :
3,14 - 1,5386 = 1,6014(m2)
Đáp số : 1,6014m2.
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 99
Luyện tập chung 
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố kĩ năng tính chu vi, diện tích hình tròn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị bảng phụ 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
- Hướng dẫn HS nhận xét : Độ dài của sợi dây thép chính là tổng chu vi các hình tròn có bán kính 7cm và 10cm. Độ dài của sợi dây thép là bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi vở nhau để kiểm tra.
Bài 2 :
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở tương tự bài 3 tiết 98.
°
O
60cm
15cm
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
Bài 3 :
- GV hướng dẫn HS yếu như hình vẽ dưới dây để thấy được diện tích của hình đã cho là tổng diện tích hình chữ nhật và hai nửa hình tròn.
°
°
7cm
10cm
- GV cùng HS nhận xét, cho điểm.
Bài 4 :
- Cho HS tự làm sau đó nêu kết quả.
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
 GV cùng HS nhận xét.
- HS nêu được : Độ dài của sợi dây thép là
7 2 3,14 + 10 2 3,14 = 106,76 (cm). 
- HS làm bài vào vở, 1 em làm bảng phụ.
Bài giải
Bán kính của hình tròn lớn là :
60 + 15 = 75 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn là :
75 2 3,14 = 471 (cm)
Chu vi của hình tròn bé là :
60 2 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn bé là :
471 - 376,8 = 94,2 (cm)
Đáp số : 94,2 cm. 
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS giải bài toán vào vở, 1 em làm bảng phụ. 
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là :
7 2 = 14 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là :
14 10 = 140 (cm2)
Diện tích của hai nửa hình tròn là :
7 7 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích hình đã cho là :
140 + 153,86 = 293,86 (cm2).
- Cả lớp nhận xét, sửa chữa.
- HS làm việc cá nhân, nêu kết quả đúng.
Khoanh vào A.
- Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm.
B
D
C
A
°
O
8cm
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- Học sinh chú ý lắng nghe.
TIẾT 100
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết cách “đọc”, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị Biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK để treo lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - Mời HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn ; chu vi hình tròn.
- Cả lớp cùng nhận xét.
B. DẠY-HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
a) Ví dụ 1
- GV treo biểu đồ trên bảng. 
- GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ hình quạt trên bảng rồi nhận xét về đặc điểm của biểu đồ hình quạt.
Sách giáo 
khoa 25%
Truyện 
thiếu nhi
50%
Các loại sách khác
25%
- GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ :
+ Biểu đồ nói về điều gì ?
+ Sách trong tư viện của trường học phân làm mấy loại ?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu ?
b) Ví dụ 2
- Hướng dẫn HS đọc tương tự như ví dụ 1
+ Biểu đồ nói về điều gì ?
+ Có bao nhiêu HS tham gia môn Bơi ?
+ Tổng số HS của lớp là bao nhiêu ?
+ Tính số HS tham gia môn Bơi.
- Các câu hỏi còn lại hướng dẫn tương tự.
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1 :
- GV hướng dẫn :
+ Nhìn vào biểu đồ chỉ số phần trăm HS thích màu xanh.
+ Tính số HS thích màu xanh theo tỉ số phần trăm khi biết tổng số HS của cả lớp.
- Các câu hỏi còn lại hướng dẫn tương tự.
Bài 2 :
- GV hướng dẫn HS nhận biết :
+ Biểu đồ nói về điều gì ?
+ Căn cứ vào các dấu hiệu quy ước, hãy cho biết phần nào trên biểu đồ chỉ số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
+ Đọc các tỉ số phần trăm của số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình.
- HS nêu đặc điểm của hình quạt :
+ Biểu đồ có dạng hình tròn, được chia làm nhiều phần.
+ Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- HS đọc như sau :
+ Biểu đồ nói về tỉ số sách trong thư viện.
+ Sách trong tư viện của trường học phân làm 3 loại.
+ HS nhìn vào biểu đồ để đọc tỉ số phần trăm của từng loại.
Cầu lông
25%
Bơi
12,5%
 Cờ vua
 12,5%
Nhảy dây 
50%
Xanh 40%
Đỏ 25%
Tím 15%
Trắng 
20%
17,5%
22,5%
60%
HS giỏi
o
HS khá
HS trung bình
- HS dựa vào lời gợi ý của GV, nhìn vào biểu đồ để đọc.
- HS nhìn vào biểu đồ, tính rồi nêu kết quả theo yêu cầu của bài.
Kết quả : a) 48 em thích màu xanh ;
 b) 30 em thích màu đỏ ;
 c) 18 em thích màu đỏ ;
 c) 24 em thích màu trắng.
- HS thực hiện như hướng dẫn của GV :
+ Biểu đồ nói về kết quả học tập của HS một trường tiểu học.
+ HS đọc các tỉ số phần trăm của số HS giỏi, số HS khá, số HS trung bình theo biểu đồ SGK.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhấn mạnh cách tìm một số khi biết tổng và biết số phần trăm của số đó.
- Tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
- HS chú ý.
- Học sinh chú ý lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 tuan 19 ngan de sua(1).doc