Giáo án Toán khối 5 - Tuần dạy 33

Giáo án Toán khối 5 - Tuần dạy 33

I. MỤC TIÊU :

Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

Tờ giấy khổ to có vẽ sẵn hình như SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần dạy 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 161
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng tính diện tích, thể tích một số hình đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tờ giấy khổ to có vẽ sẵn hình như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn ôn tập tính diện tích, thể tích một số hình
GV treo tờ giấy khổ to có vẽ sẵn hình hộp chữ nhật và hình lập phương, sau đó yêu cầu HS nêu lại công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
HS thực hiện ôn tập dưới sự hướng dẫn của GV để củng cố lại công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Hình hộp chữ nhật Hình lập phương
Sxung quanh = (a + b) 2 c	 	Sxung quanh = a a 4
Stoàn phần = Sxung quanh + Sđáy 2	Stoàn phần = a a 6
V = a b c	V = a a a
a
b
c
a
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 :
- GV mời HS đọc bài toán.
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. 
- GV vẽ hình lên bảng minh hoạ cho ngôi nhà, yêu cầu HS chỉ diện tích cần quét vôi để HS nhận thấy :
+ Nhà là hình hộp chữ nhật.
+ Diện tích quét vôi là diện xung quanh (phía trong phòng) cộng với diện tích trần nhà (một mặt đáy) trừ đi diện tích các cửa ra vào.
Bài 2 :
- GV hướng dẫn HS làm rồi chữa.
+ Bạn An muốn dán giấy màu lên mấy mặt của hình lập phương ?
+ Như vậy, diện tích giấy màu cần chính là diện tích nào của hình lập phương ?
- GV làm một hình lập phương cạnh 10cm bằng bìa có dán giấy màu và cho HS biết thể tích hình đó chính là 1dm3 (1000cm3).
Bài 3 : 
- GV cho HS khá, giỏi tự làm, hướng dẫn HS còn chậm :
+ Thể tích của bể nước là bao nhiêu m3 ?
+ Biết 1 giờ chảy được 0,5m3. Vậy để bể nước chảy đầy 3m3 thì cần bao nhiêu thời gian ?
0,5m3 : 1 giờ
 3m3 : ...? giờ
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, HS khác tóm tắt vào nháp.
- HS quan sát hình, phân tích hình rút ra cách giải toán, 1 HS làm bảng quay, HS khác giải vào vở.
Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là :
(6 + 4,5) 2 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là :
6 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là :
84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số : 102,5m2.
- 1 HS làm bảng quay, HS khác giải vào vở.
+ Bạn An muốn dán giấy màu lên 6 mặt của hình lập phương.
+ Diện tích giấy màu cần chính là diện tích toàn phần của hình lập phương.
Bài giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là :
10 10 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng là :
10 10 6 = 600 (cm2)
Đáp số : a) 1000cm3 ; b) 100cm2.
- HS thực hiện như Bài tập 2. 
Bài giải
Thể tích bể là :
2 1,5 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là :
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số : 6 giờ.
TIẾT 162
Luyện tập 
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tờ giấy khổ kẻ sẵn bảng như Bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Viết số đo thích hợp vào ô trống
- GV yêu cầu HS tự làm nháp rồi điền vào SGK bằng viết chì.
- GV dán tờ giấy khổ to kẻ sẵn bảng như Bài tập 1, gọi HS đọc kết quả, GV điền vào, sau đó gọi HS khác nhận xét. 
a) 
Hình lập phương
(1)
(2)
Độ dài cạnh
12cm
3,5cm
Sxung quanh
576cm2
49cm2
Stoàn phần
864cm2
73,5cm2
Thể tích
1728cm3
42,875cm3
- HS đọc kĩ yêu cầu và tự làm.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
b) 
Hình hộp
chữ nhật
(1)
(2)
Chiều cao
5cm
0,6m
Chiều dài
8cm
1,2m
Chiều rộng
6cm
0,5m
Sxung quanh
140cm2
2,04m2
Stoàn phần
236cm2
3,24m2
Thể tích
240cm3
0,36m3
Bài 2 :
GV gợi ý HS biết cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó (chiều cao bằng thể tích chia cho diện tích đáy).
Bài 3 :
GV gợi ý : Trước hết tính cạnh khối gỗ là : 10 : 2 = 5 (cm). Sau đó HS có thể tính diện tích toàn phần của khối nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó.
- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1 em lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau Luyện tập chung.
HS đọc bài toán, giải vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ, sau đó cả lớp cùng nhận xét thống nhất lời giải đúng.
Bài giải
Diện tích đáy của bể nước là :
1,5 0,8 = 1,2 (m2)
Chiều cao bể nước là :
1,8 : 1,2 = 1,5 (m)
Đáp số : 1,5m.
- 1 HS làm bảng, HS khác làm vào vở.
Bài giải
Diện tích toàn phần khối nhựa hình lập phương là :
(10 10) 6 = 600 (cm2)
Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là :
(5 5) 6 = 150 (cm2)
Diện tích toàn phần khối nhựa gấp diện tích toàn khối gỗ số lần là :
600 : 150 = 4 (lần)
Đáp số : 4 lần.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
TIẾT 163
Luyện tập chung
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kĩ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tờ giấy khổ kẻ sẵn bảng như Bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- GV cho HS khá, giỏi tự làm bài và hướng dẫn HS yếu : Để tính được chiều dài hình chữ nhật khi biết chu vi và chiều rộng hình chữ nhật đó. Từ đó tính được diện tích hình chữ nhật và số ki-lô-gam rau thu hoạch được trên mảnh vườn hình chữ nhật đó.
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS dựa vào công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, em hãy tìm cách tính chiều cao của hình hộp chữ nhật khi biết diện tích xung quanh, chiều rộng, chiều dài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó cho điểm HS.
Bài 3 :
- Yêu cầu HS đọc đề bài, đồng thời vẽ hình lên bảng và yêu cầu HS quan sát hình.
- GV hỏi : Để tính được chu vi và diện tích của mảnh đất có dạng như trên chúng ta biết những gì ?
- Chúng ta cần phải chia mảnh đất thành các hình như thế nào cho đơn giản và dể tính ?
A
B
E
C
D
2,5cm
5cm
3cm
4cm
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết tiết học. 
- Chuẩn bị tiết sau Ôn tập về giải toán.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật :
160 : 2 = 80 (m)
Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật :
80 - 30 = 50 (m)
Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật :
50 30 = 1500 (m2)
Số ki-lô-gam rau thu hoạch được là :
15 : 10 1500 = 2250 (kg)
Đáp số : 2250kg.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1 HS đọc bài toán. HS khác tóm tắt lại bài toán.
- HS thực hiện chuyển đổi công thức :
Sxung quanh = (d + r) 2 h
 Suy ra : h = 
- HS làm bài được như sau :
Bài giải
Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là :
(60 + 40) 2 = 200 (cm)
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là :
6000 : 200 = 30 (cm)
Đáp số : 30cm.
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra lại bài của mình.
- Chúng ta cần biết độ dài các cạnh của mảnh đất trong thực tế sau đó mới tính được chu vi và diện tích của nó.
- HS có thể chia mảnh đất thành hình chữ nhật và hình tam giác vuông (như hình vẽ bên).
Bài giải
Độ dài cạnh trong thực tế AB là :
5 1000 = 5000 (cm) ; 5000cm = 50m
Độ dài cạnh BC trong thực tế là :
2,5 1000 = 2500 (cm) ; 2500cm = 25m
Độ dài cạnh CD trong thực tế là :
3 1000 = 3000 (cm) ; 3000cm = 30m
Độ dài cạnh DE trong thực tế là :
4 1000 = 4000 (cm) ; 4000cm = 40m
Chu vi của mảnh đất là :
50 + 25 + 30 + 40 + 25 = 170 (m)
Diện tích phần đất hình chữ nhật ABCE :
50 25 = 1250 (m2)
Diện tích phần đất hình tam giác CDE :
30 40 : 2 = 600 (m2)
Diện tích cả mảnh đất hình ABCDE :
1250 + 600 = 1850 (m2)
Đáp số : Chu vi 170m ; Diện tích1850 m2.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
TIẾT 164
Một số dạng bài toán đã học
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
- Ôn tập, hệ thống một số dạng bài toán đã học.
- Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn ở lớp 5 (chủ yếu là phương pháp giải toán)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Tổng hợp một số dạng bài toán đã học
- GV gọi HS nêu một số dạng bài toán đã học. 
1. Tìm số trung bình cộng.
Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó.
Tìm hai số biết tổng và tỉ của hai số đó.
Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gọi HS tóm tắt bài toán.
-Yêu cầu HS nêu cách tính trung bình cộng của các số.
- GV cho tự làm bài. 
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.
- GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó cho điểm HS.
Bài 3 :
- GV hướng HS giải bài toán theo cách rút đơn vị.
- Gọi HS tóm tắt bài toán và giải.
Tóm tắt
3,2cm3 : 22,4g
4,5cm3 : ... g ?
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết tiết học. 
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập.
- HS nêu như trong SGK.
Bài toán liên đến rút về đơn vị.
Bài toán về tỉ số phần trăm.
Bài toán về chuyển động đều.
Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích).
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán.
- 1 HS nêu, HS khác nhận xét.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Giờ thứ ba người đó đi được quãng đường là :
(12 + 18 ) : 2 = 15 (km)
Trung bình mỗi giờ người đó đi được :
(12 + 18 + 15) : 2 = 15 (km)
Đáp số : 15 km.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1 HS đọc bài toán. HS khác tóm tắt lại bài toán.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật (tổng chiều dài và chiều rộng) là :
120 : 2 = 60 (m)
Chiều dài :
Chiều rộng :
10m
60m
Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 10m
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là :
(60 + 10) : 2 = 35 (m)
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là :
35 - 10 = 25 (m)
Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là :
35 25 = 875 (m2)
Đáp số : 875m2.
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra lại bài của mình.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
1cm3 kim loại cân nặng là : 
22,4 : 3,2 = 7 (g)
4,5 cm3 kim loại cân nặng là :
7 4,5 = 31,5 (g)
Đáp số : 31,5g.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
TIẾT 165
Luyện tập 
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ :
B. DẠY BÀI MỚI :
1. Giới thiệu bài :
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Gợi ý HS : Bài toán dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ của hai số đó”
- Gọi HS tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài dựa vào tóm tắt.
13,6cm2
Diện tích hình tam giác BEC :
Diện tích hình tứ giác ABED :
A
B
C
D
E
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS đọc đề toán và hỏi dạng toá gì.
- Cho HS tóm tắt dạng toán này.
- Cho HS tự giải bài toán dựa vào tóm tắt.
Tóm tắt
Nam :
Nữ :
35 HS
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng lớp, sau đó cho điểm HS.
Bài 3 :
- GV hướng HS giải bài toán theo cách rút đơn vị.
- Gọi HS tóm tắt bài toán và giải.
Tóm tắt
100km : 12 l
75km : ... l ?
- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét.
Bài 4 :
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm.
Giỏi 
25%
Trung bình
15%
Khá
? %
- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét và chấm điểm một số vở.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- GV tổng kết tiết học. 
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, HS khác tóm tắt vào nháp.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Theo sơ đồ, diện tích hình tam giác BEC là :
13,6 : (3 - 2) 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED là :
27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD là :
40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
Đáp số : 68cm2.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1 HS đọc bài toán và nêu : Dạng toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó”.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, HS khác tóm tắt vào nháp.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Theo sơ đồ, số HS nam trong lớp là :
35 : (4 + 3) 3 = 15 (HS)
Số học sinh nữ trong lớp là :
35 - 15 = 20 (HS)
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là :
20 - 15 = 5 (HS)
Đáp số : 5 học sinh.
- HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra lại bài của mình.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Ô tô đi 75km thì tiêu thụ số lít xăng : 
12 : 100 75 = 9 (l)
Đáp số : 9 lít xăng.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
- 1HS đọc to, cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng quay.
Bài giải
Tỉ số phần trăm HS khá là :
100% - 25% - 15% = 60%
Mà 60% HS khá là 120 học sinh.
Số học sinh khối 5 của trường là :
120 : 60 100 = 200 (học sinh)
Số học sinh giỏi là :
200 : 100 25 = 50 (học sinh)
Số học sinh trung bình là :
200 : 100 15 = 30 (học sinh)
Đáp số : 50 HS giỏi ;
 30 HS trung bình.
- HS nhận xét và trao đổi vở nhau để kiểm tra.
10

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 tuan 33 ngan de sua.doc