Giáo án Toán khối 5 - Tuần học 27, 28

Giáo án Toán khối 5 - Tuần học 27, 28

 Tuần :28 - Tiết:136 LUYỆN TẬP CHUNG

Ngày dạy: 30/3/2009

I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:

-Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

-Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian. H yếu làm được các bài giải 1- 2.

II.Đồ dùng dạy học: 4 Bảng phụ ghi 4 BT/144.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1.Khởi động: Ổn định tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ: Các em đã được luyện tập về đo thời gian. Cô mời 3 em lên bảng giải bài tập.

HS1:Bài 2/143 (Gọi HS yếu giải) Giải:

v = 12 cm/phút Thời gian ốc sên bò được

s = 1,08 m = 108 cm 108 : 12 = 9 (phút)

t = .phút ? Đáp số: 9 phút

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán khối 5 - Tuần học 27, 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán Bài dạy: 
 Tuần :28 - Tiết:136 LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy: 30/3/2009
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
-Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian. H yếu làm được các bài giải 1- 2. 
II.Đồ dùng dạy học: 4 Bảng phụ ghi 4 BT/144.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Các em đã được luyện tập về đo thời gian. Cô mời 3 em lên bảng giải bài tập.
HS1:Bài 2/143 (Gọi HS yếu giải)	Giải:
v = 12 cm/phút	Thời gian ốc sên bò được
s = 1,08 m = 108 cm	 108 : 12 = 9 (phút)
t = ...phút ?	 Đáp số: 9 phút
HS2:Bài 3/143	Giải:
v = 96 km/giờ	Thời gian đại bàng bay
s =72 km	 	72 : 96 = (giờ)
t = ... ?	 	giờ = 45 phút
	 Đáp số: 45 phút
HS3:Bài 4/143	Giải:
v = 420 m/phút	Thời gian cá rái bơi
s =10,5 km = 10500 m	10500 : 420 = 25 (phút)
t = ... phút ?	Đáp số: 25 phút
Nhận xét, ghi điểm.
* Hỏi HS dưới lớp:
Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm sao? Nêu công thức tính.	
Muốn tính quãng đường của một chuyển động ta làm sao? Nêu công thức tính.	
Muốn tính thời gian của một chuyển động ta làm sao? Nêu công thức tính.
=> Nhận xét bài cũ.
3.Dạy học bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Ở các tiết học toán trước, các em đã được học cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Tiết học toán hôm nay, các em sẽ được rèn luyện các kĩ năng này qua bài: Luyện tập chung.=> ghi bảng.
-Cho HS mở SGK/ 144.
3.2.Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1: Bài 1, 2 & 3.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng tính vận tốc của một chuyển động dưới các yêu cầu hỏi khác nhau.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
* Chúng ta cùng làm Bài tập 1: ( GV ghi và đính BT1)
-Gọi 2 HS đọc đề .
-Gọi HS phân tích đề.
-Gọi HS lên bảng tóm tắt
Gợi ý HS TB - yếu: 
-Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy là bao nhiêu km ta làm như thế nào?
-Quãng đường ô tô ( cũng như xe máy) đi trong một giờ biết chưa?
-Muốn tìm quãng đường ô tô đi trong một giờ ta làm sao?
-Muốn tìm quãng đườngxe máy đi trong một giờ ta làm sao?
-Em có nhận xét gì về đơn vị đo thời gian của xe máy?
-Gọi HS lên bảng làm BT- Cả lớp làm vào vở.
-GV Theo dõi HS yếu làm bài => chấm 4-5 vở.
- Gọi HS nhận xét.
-Nhận xét và ghi điểm.Hỏi dưới lớp ai làm đúng.
-Hỏi thêm:Quãng đường ô tô đi trong 1 giờ và quãng đường xe máy đi trong một giờ gọi là gì của ô tô và xe máy?
-Em nào có thể trình bày cách giải khác?
*Nhận xét: Trên cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Cụ thể: Vận tốc ô tô gấp vận tốc xe máy là 45 : 30 = 1,5 lần ; thì thời gian xe máy gấp thời gian ô tô là 4,5 : 3 = 1,5 lần.
* Chúng ta tiếp tục luyện tập tính vận tốc qua Bài tập2: ( GV đính Bài tập2)
 -Yêu cầu HS đọc đề , phân tích đề.
-Gọi HS lên bảng tóm tắt.
-Bài toán thuộc dạng nào?
-Ta dùng công thức nào?
-Đơn vị vận tốc cần tìm là gì?
-Đơn vị của quãng đường và thời gian trong đề bài phù hợp chưa?
-Vì thế, quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?
*Lưu ý: Thường thì đơn vị của quãng đường và thời gian phụ thuộc vào đơn vị của vận tốc.
-Gọi HS lên bảng giải- cả lớp làm vào vở. -Theo dõi HS yếu làm bài - Gv chấm 4-5 vở.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
-Nhận xét và ghi điểm. 
-Vận tốc của xe máy là 37,5km/giờ cho ta biết điều gì? 
* Em nào có cách giải khác?
*Chúng ta sẽ được thực hành tương tự qua
 Bài tập 3.( GV đính Bài tập 3)
-Yêu cầu HS đọc đề - phân tích đề.
-Tương tự bài tập 2, em nào nêu công thức tính vận tốc? Gọi HS TB-Y nêu.
-Vận tốc được tính theo đơn vị nào?
-Vì thế, em phải đổi đơn vị đo quãng đường và thời gian rồi giải.
-Cô mời đại diện 2 đội A-B lên tóm tắt và giải. Cả lớp làm nháp. Các em ở nhóm Hoa xanh làm bài theo nhóm. -Theo dõi HS yếu làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn. Gv nhận xét .
* Qua 3 bài tập giúp các em ôn lại kiến thức gì?
-Tính quãng đường trong 1 giờ chính là cách hỏi khác của tính vận tốc. 
=> Ghi bảng Bài 1,2,3: Tính vận tốc.
Hoạt động của học sinh 
- 2 HS đọc đề.
-HS phân tích: Nêu câu hỏi mời bạn trả lời.
* s = 135km
 t ô tô = 3 giờ
 t xe máy = 4 giờ 30 phút
Hỏi mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu km? 
-Ta lấy quãng đường ô tô đi trong một giờ trừ cho quãng đường xe máy đi trong một giờ.
-Chưa biết.
-Ta lấy toàn bộ quãng đường chia cho thời gian ô tô đi trên quãng đường đó.
-Ta lấy toàn bộ quãng đường chia cho thời gian xe máy đi trên quãng đường đó.
-Chưa cùng đơn vị đo, phải đổi 4 giờ 30 phút ra thành 4,5 giờ.
-HS TB lên bảng, lớp làm VBT.
Quãng đường ô tô đi trong một giờ:
135 :3 = 45 (km)
Quãng đường xe máy đi trong một giờ:
135 : 4,5 = 30 (km)
Trong một giờ, ô tô đi nhiều hơn xe máy là:
45 - 30 = 15 (km)
Đáp số: 15 km
-Nhận xét.
- ...gọi là vận tốc.
*HS trình bày cách khác 
Vận tốc của ô tô:
135 :3 = 45 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy :
135 : 4,5 = 30 (km/giờ)
Trong một giờ, ô tô đi nhiều hơn xe máy là:
45 - 30 = 15 (km/giờ)
Đáp số: 15 km/giờ.
-Đọc đề, phân tích đề.
-Tóm tắt: s = 1250 m
 t = 2 phút
 v = ...km/giờ ?
-Tính vận tốc.
-v = s : t
-km/giờ.
-Chưa.
-Quãng đường tính theo km, thời gian tính theo giờ.
-HS lên bảng, lớp làm VBT.
Giải: 1250m = 1,25 km
 2 phút = giờ
Vận tốc của xe máy là:
1,25 : = 37,5 (km/giờ)
Đáp số: 37,5 km/giờ
-Nhận xét, lớp theo dõi, bổ sung.
-Trong 1 giờ xe máy đi được 37,5 km.
-HS nêu miệng ( Tính vận tốc theo m/phút: 1250 : 2 = 650 (m/phút ); đổi 1 giờ= 60 phút; Tìm quãng đường xe máy đi trong 1 giờ: 
625 x 60 = 37500 (m) ; đổi 37500m = 37,5 km . Vậy vận tốc của xe máy là : 37,5km/ giờ.
-Đọc đềà - phân tích đề.
-v = s : t
-m/phút.
-2 HS lên bảng, lớp làm nháp. HS TB – Y làm theo nhóm . (2 HS giải theo hai cách)
Tóm tắt:s = 15,75 km
 t = 1 giờ 45 phút
 v = ... m/phút?
*C1:Giải:15,75 km = 15750 m
 1 giờ 45 phút = 105 phút
Vận tốc của xe ngựa là:
15750 : 105 = 150 (m/phút)
Đáp số: 150 m/phút.
*C2:Giải: 1 giờ 45 phút =1,75 giờ
Vận tốc xe ngựa tính theo đơn vị km/giờ là:
15,75 : 1,75 = 9 (km/giờ)
9 km = 9000 m
1 giờ = 60 phút
Vận tốc của xe ngựa tính theo đơn vị m/phút là: 9000 : 60 = 150 (m/phút)
Đáp số: 150 m/phút.
-Nhận xét. 
- Tính quãng đường trong 1 giờ, tính vận tốc.
Hoạt động 2: Bài 4.
*Mục tiêu: rèn HS kĩ năng tính thời gian của một chuyển động.
*Cách tiến hành:
* Các em sẽ luyện tập về cách tính thời gian qua bài tập 4. -GV đính bảng BT 4.
-Yêu cầu HS đọc đề -GV giới thiệu :Các em nhìn tranh SGK.Đây là tranh chụp cá heo, một loài cá bơi rất nhanh và rất thông minh.
-Gọi HS Phân tích đề .
-Gọi HS lên bảng tóm tắt
Gợi ý:
+Bài toán thuộc dạng nào?
+Ta tính thời gian bơi của cá heo theo đơn vị nào?
*Bài toán cho vận tốc cá heo tính theo đơn vị km/giờ nhưng lại cho quãng đường tính theo đơn vị m. Trước khi tính thời gian em cần đổi vận tốc về đơn vị m/giờ hoặc đổi đơn vị quãng đường từ m thành km.
-Gọi HS K-G lên bảng giải-lớp làm vở.
-Gọi HS nhận xét bài bạn. Nhận xét .Hỏi HS đúng sai.
-Em nào có cách giải khác?
*Qua BT 4, các em được ôn lại kiến thức gì?
-> Ghi bảng: Bài 4: Tính thời gian.
-Đọc đề 
-Phân tích đề.
Tóm tắt : v = 72 km/giờ
 s = 2400 m
 t = ...phút
-Tính thời gian.
- Phút
-HS K – G lên bảng, lớp làmvở.
Giải:2400 m = 2,4 km
Thời gian bơi của cá heo là:
2,4 : 72 = (giờ)
 giờ = 2 phút
Đáp số: 2 phút.
-Nhận xét. Có thể HS TB – Y làm không kịp (làm vào buổi thứ hai).
-HS nêu miệng.
-Cách tính thời gian.
4.Củng cố, dặn dò:
Bài Luyện tập chung hôm nay giúp các em ôn lại những kiến thức nào? (Cách tính vận tốc, thời gian của chuyển động).
-Nêu cách tính vận tốc của một chuyển động? Công thức?
-Nêu cách tính thời gian của một chuyển động? Công thức?
Dặn HS về nhà làm bài tập lại và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung- Làm quen với 2 chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một quãng đường.
 NX-Tuyên dương.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy
 Môn : Toán Bài dạy: 
 Tuần :28 - Tiết:137 LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày dạy: 31/3/2009
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
-Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
-Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một đơn vị thời gian. -H yếu làm được các bài 1 - 2 -3 . 
II.Đồ dùng dạy học:
Giấy ru ki ghi đề các bài tập.
 Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ bài 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: 
-2 HS làm BT 3,4/144
-Hỏi dưới lớp:Nêu lại cách tính và công thức tính quãng đường/ vận tốc/ thời gian của một chuyển động. Nhận xét.
=> Nhận xét bài cũ.
3.Dạy học bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay, các em tiếp tục luyện tập tính vận tốc, quãng đường, thời gian của một chuyển động. Bước đầu, các em được làm quen với bài toán về 2 chuyển động ngược chiều nhau trong cùng một thời gian. Qua bài: Luyện tập chung -> Ghi bảng
3.2.Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1: Bài 1.
*Mục tiêu: Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một đơn vị thời gian.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
*Đối với bài toán về 2 chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian, chúng ta làm như thế nào? Các em cùng nhìn lên bảng.
-GV đính Bài 1a.
-Yêu cầu HS đọc đề -cả lớp đọc thầm.
-Gọi HS Phân tích đề
-Ga ... áp.
-Yêu cầu HS nhận xét.
-Nhận xét.
-Có thể tính bằng cách: 2 giờ 30 phút = 5/2 giờ.
Hoạt động của học sinh 
-Đọc đề.
-Làm bài. H khá – giỏi lên bảng 
-Nhận xét.
-Vì vận tốc ô tô cho biết TB cứ 1 giờ ô tô đi được 42,5km mà ô tô đã đi 4 giờ.
-Lấy vận tốc nhân với thời gian.
-Ghi vở.
-TB – Y Nhắc lại.
-Đọc.
-Làm bài. H khá – giỏi lên bảng 
3.3.Hoạt động 2: Thực hành – luyện tâp.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng tính qđ trong một đơn vị thời gian.
*Cách tiến hành:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài.-Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
 Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề .Gợi ý HS TB - yếu: 
-Có nhận xét gì về số đo thời gian và vận tốc trong BT.
-Vậy trước hết ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài. -Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
-Có thể nêu cách khác:
Đổ 12,6km/giờ = 0,21km/phút.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
-Đọc đề.
-HS Y – TB lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Đọc đề.
-Số đo thời gian được tính bằng phút và vận tốc tính bằng km/giờ.
-Đổi 15 phút ra giờ hoặc là đổi vận tốc ra đơn vị km/phút.
-HS K – G lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Đọc đề.
-HS lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
 Có thể HS TB – Y làm không kịp (làm vào buổi thứ hai). 
4.Củng cố, dặn dò:Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập lại và chuẩn bị bài sau.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Môn : Toán Bài dạy: 
 Tuần :27 - Tiết:133 
LUYỆN TẬP
Ngày dạy: 19/3/2008
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
-Củng cố kĩ năng tính quãng đường.
-Rèn kĩ năng tính toán.-H yếu làm được các bài 1 - 2. 
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT 1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính quãng đường trong một đơn vị thời gian.
3.Dạy học bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học. 
3.2. Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1: Bài 1.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng tính quãng đường theo dạng bảng biểu.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài. -Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách giải thích của mình.
-Nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động của học sinh 
-Đọc đề.
-HS TB lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Lần lượt nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
 -2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra. 
Hoạt động 2: Bài 2, 3 & 4.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng giải toán có văn về tính quãng đường.
*Cách tiến hành:
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề, tóm tắt. Khuyến khích HS TB – Y. 
-Yêu cầu HS tự làm bài.-Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3: Khuyến khích HS TB – Y. 
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Bài toán thuộc dạng nào đã biết?
-Có nhận xét gì về đơn vị thời gian trong số đo thời gian và trong số đo vận tốc?
-Cần phải làm gì trước?
-Có mấy cách? Cách nào tiện hơn?
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
 Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
-Tại sao lại đổi 1 phút 15 giây ra đơn vị giây?
-Liên hệ.
-Đọc đề, tóm tắt.
-HS K – G lên bảng, lớp làm VBT. HS TB – Y làm theo nhóm 
-Nhận xét.
-Đọc đề.
-Dạng: Tìm quãng đường, biết vận tốc, và thời gian.
-Đơn vị thời gian trong số đo thời gian là phút; còn đơn vị thời gian trong số đo vận tốc là giờ.
-Cần phải đưa về cùng đơn vị thời gian.
-2 cách. 
Cách 1: Đổ 15 phút = ¼ giờ.
Cách 2: Đổi 8km/giờ = 8000/60 = 400/3 m/phút.
-HS lên bảng, lớp làm VBT. Có thể HS TB – Y làm không kịp (làm vào buổi thứ hai). 
-Nhận xét.
-Đọc đề.
-HS K – G lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
 -Vì vận tốc có đơn vị là m/giây nên đổi 1 phút 15 giây ra giây là tiện hơn.
4.Củng cố, dặn dò: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập lại và chuẩn bị bài sau.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Môn : Toán Bài dạy: 
 Tuần :27 - Tiết: 134 
THỜI GIAN
Ngày dạy: 20/3/2008
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
-Hình thành các tính thời gian của một chuyển động.
-Thực hành tính thời gian của một chuyển động. -H yếu làm được các bài 1 – 2. 
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính và viếu công thức tính vận tốc và quãng đường. Nhận xét.
3.Dạy học bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học. 
3.2.Hoạt động 1: Hình thành cách tính thời gian.
*Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính thời gian.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
-Gọi 1 HS đọc đề.
-Đề bài hỏi gì?
-Vận tốc 42,5km/giờ cho biết điều gì?
-Vậy để biết ô tô đi quãng đường 170km trong mấy giờ ta làm thế nào?
-Yêu cầu HS viết bài giải lên bảng, lớp làm nháp.
-Như vậy, để tính thời gian đi của ô tô, ta làm gì?
-Ghi: 170 : 42,5 = 4 (giờ)
 s : v = t
-Dựa vào cách tính trên, hãy nêu cách tính thời gian của chuyển động.
-Ghi bảng: t = s : v.
-Gọi HS nhắc lại.
b) Bài toán 2:
-Nêu bài toán.
-Yêu cầu dựa vào công thức tìm được, giải bài toán.
-Gọi HS nhận xét.
-Chú ý: số đo thời gian viét dưới dạng hỗn số, nếu viết dưới dạng STP chỉ là kết quả gần đúng.
-Từ công thức tính vận tốc, ta có thể suy ra các công thức còn lại không? Tại sao?
Viết sơ đồ sau:
v = s : t
 s = v ´ t t = s : v 
Như vậy, khi biết 1 trong 3 đại lượng v, s, t ta có thể tính được đại lượng thứ ba nhờ các công thức trên.
Hoạt động của học sinh 
-Đọc đề.
-Thời gian ô tô đi quãng đường dó.
-1 giờ ô tô đi quãng đường là 42,5km.
-Lấy 170 : 42,5 = 4 (giờ)
-Giải. H khá – giỏi lên bảng 
-Lấy quãng đường chia cho vận tốc ô tô.
-Nêu. H khá – giỏi .
-Ghi vở.
-TB – Y Nhắc lại.
-1 HS K – G lên bảng, lớp làm bài vào nháp.
-Nhận xét.
-v = s : t ® s = v ´ t (vì muốn tìm số bị chia ta lấy số chia nhân vùi thương) ;® t = s : v (vì muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương).
-TB – Y Nhắc lại.
3.3.Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng tính thời gian.
*Cách tiến hành:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài. -Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách làm của mình.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
-Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa 3 đại lượng: v, s. t và nêu quy tắc tính.
-Đọc đề.
-HS TB – Y lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Lần lượt nêu, lớp theo dõi, bổ sung.
-Đọc đề.
-HS lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét. Có thể HS TB – Y làm không kịp (làm câu b vào buổi thứ hai). 
-Đọc đề.
-HS K – G lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Nêu.
4.Củng cố, dặn dò: Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập lại và chuẩn bị bài sau.
IV.Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Môn : Toán Bài dạy: 
 Tuần :27 - Tiết:135 
LUYỆN TẬP
Ngày dạy: 21/3/2008
I.Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS có khả năng:
-Củng cố kĩ năng tính thời gian chuyển động.
-Củng cố mối quan hệ giữa thời gian với vận tốc và quãng đường. -H yếu làm được các bài 1 – 2.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi BT1.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Khởi động: Ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu công thức tính thời gian của một chuyển động.
-Trính bày cách rút ra công thức tính quãng đường, vận tốc từ công thức tính thời gian và giải thích. Nhận xét.
3.Dạy học bài mới:
3.1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học. 
3.2.Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt động 1: Bài 1.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng tính thời gian của một chuyển động.
*Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên 
-Yêu cầu HS đọc đề .
-Yêu cầu HS tự làm bài. -Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách giải thích của mình.
-Nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động của học sinh 
-Đọc đề.
-HS Y – TB làm bảng phụ, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Lần lượt nêu, lớp theo dõi, bổ sung 
Hoạt động 2: Bài 2, 3 & 4.
*Mục tiêu: rèn kĩ năng giải toán tính thời gian của một chuyển động dạng toán có văn.
*Cách tiến hành:
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề. Yêu cầu HS tự làm bài. -Theo dõi HS yếu làm bài.
 -Gọi HS nhận xét bài bạn.
-Nhận xét và ghi điểm.
-Tại sai phải đổi 1,08m ra 108cm?
 Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề.Yêu cầu HS tự làm bài.Nhận xét và ghi điểm.
Dựa vào đâu để xác định đơn vị thời gian?
Bài 4:
-Yêu cầu HS đọc đề . Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài bạn. Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách giải thích của mình. Nhận xét và ghi điểm.
-Đọc đề. HS lên bảng, lớp làm VBT. HS TB – Y làm theo nhóm 
-Nhận xét.
-Vì đơn vị vận tốc là cm/phút.
-Đọc đề. HS lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét.
-Dựa vào đơn vị thời gian khi tính vận tốc.Có thể HS TB – Y làm không kịp (làm vào buổi thứ hai). 
-Đọc đề. HS K – G lên bảng, lớp làm VBT.
-Nhận xét. Lần lượt nêu, lớp theo dõi, bổ sung. Có thể HS TB – Y làm không kịp (làm vào buổi thứ hai). 
4.Củng cố, dặn dò:Tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập lại và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 5 Tiet 136 LTC Hoi giang.doc