I. MỤC TIÊU :
Giúp HS :
- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Chuẩn bị bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 126 Nhân số đo thời gian với một số Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian đã học ở tiết trước. - HS khác nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số Ví dụ 1 : GV nêu bài toán như SGK. - Yêu cầu HS nêu phép tính. - GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính. Ví dụ 2 : GV cho HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS nêu phép tính. - GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính. - GV gợi ý HS cần đổi 75 phút ra giờ và phút. - GV hỏi : Khi nhân một số đo thời gian với một số ta làm như thế nào ? - GV kết luận. 3. Hướng dẫn thực hành Bài 1 : - Cho HS tự làm rồi chữa. - Gọi HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - HS nêu : 1 giờ 10 phút 3 = ? - HS đặt tính vào nháp, 1 em lên bảng thực hiện. Vậy : 1 giờ 10 phút 3 = 3 giờ 30 phút. - HS nêu : 3 giờ 15 phút 5 = ? - HS đặt tính vào nháp, 1 em lên bảng thực hiện. - HS thực hiện : 75 phút = 1 giờ 15 phút. Vậy : 3 giờ 15 phút 5 = 16 giờ 15 phút. - Vài HS trình bày, HS khác nhận xét. - HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó 6 em lên bảng làm. - Cả lớp thống nhất kết quả đúng. b) Bài 2 : - Gọi HS đọc đề toán. - Cho HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm ở bảng phụ. - GV nhận xét, chấm điểm một số vở. - 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm SGK. - HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ. - Cả lớp nhận xét, trao đổi vở nhau kiểm tra. Bài giải Thời gian bạn Lan ngồi trên đu quay : 1 phút 25 giây 3 = 4 phút 15 giây Đáp số : 4 phút 15 giây. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số. - GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau. - 2 HS nhắc lại cách nhân số đo thời gian với một số. - HS chú ý lắng nghe thực hiện. TIẾT 127 Chia số đo thời gian cho một số Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Biết thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số. - Vận dụng vào giải các bài toán thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi HS nêu cách nhân số đo thời gian với một số. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS nêu cách nhân số đo thời gian với một số. - HS khác nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số Ví dụ 1 : GV nêu bài toán như SGK. - Yêu cầu HS nêu phép tính. - GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như sau : 42 phút 30 giây 3 12 14 phút 10 giây 0 30 giây 00 Vậy : 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây Ví dụ 2 : GV cho HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS nêu phép tính. - GV cho HS nêu cách đặt tính rồi tính. - Em có nhận xét gì về phần dư của phép chia này ? - Hãy nêu cách chia số đo thời gian cho một số. 3. Hướng dẫn thực hành Bài 1 : - Cho HS tự làm rồi chữa. - Gọi HS lên bảng làm. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - HS nêu : 42 phút : 3 = ? - HS theo dõi GV hướng dẫn. - HS nêu : 7 giờ 40 phút : 4 = ? - HS đặt tính vào nháp, 1 em lên bảng thực hiện. 7 giờ 40 phút 4 3 giờ 1 giờ - Cần phải đổi 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút và chia tiếp : 7 giờ 40 phút 4 3 giờ = 180 phút 220 phút 1 giờ 55 phút 20 phút 0 Vậy : 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút. - Một số HS phát biểu. - HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó 4 em lên bảng làm. - Cả lớp thống nhất kết quả đúng. a) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây. b) 35 giờ 40 phút : 5 = 7 giờ 4 giây. c) 10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 11 phút. d) 18,6 phút : 6 = 3,1 phút. Bài 2 : - Gọi HS đọc đề toán. - Cho HS tự làm vào vở, gọi 1 em làm ở bảng phụ. - GV nhận xét, chấm điểm một số vở. - 1 HS đọc đề toán, cả lớp đọc thầm SGK. - HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ. - Cả lớp nhận xét, trao đổi vở nhau kiểm tra. Bài giải Thời gian người thợ đó làm 3 dụng cụ là 12 giờ - 7 giờ 30 phút = 5 giờ 30 phút Trung bình người đó làm 1 dụng cụ mất thời gian là : 5 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 46 phút. Đáp số : 1 giờ 46 phút . - HS trao đổi vở nhau để kiểm tra. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số. - GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau. - 2 HS nhắc lại cách chia số đo thời gian cho một số. - HS chú ý lắng nghe thực hiện. TIẾT 128 Luyện tập Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Rèn luyện kĩ năng nhân, chia số đo thời gian. - Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi HS nêu cách chia số đo thời gian cho một số. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS nêu cách chia số đo thời gian cho một số. - HS khác nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm rồi chữa. - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính. - GV đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm rồi chữa. - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính. - GV đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài 3 : - Cho HS đọc đề toán và tự làm. - GV cho HS tự chọn cách giải cho mình. - GV nhận xét, sửa chữa. Bài 4 : - Cho HS xác định yêu cầu bài tập và tự làm bài. - Cho HS nêu kết quả và trình bày cách làm. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. - HS làm việc cá nhân vào vở. - 4 HS lên bảng đặt tính và tính. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. a) 3 giờ 14 phút 3 = 9 giờ 42 phút ; b) 36 phút 12 giây : 3 = 12 phút 4 giây ; c) 7 phút 26 giây 2 = 14 phút 52 giây ; d) 14 giờ 28 phút : 7 = 2 giờ 4 phút. - HS làm việc cá nhân vào vở. - 4 HS lên bảng đặt tính và tính. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. - HS đọc đề và làm vào vở, 1 em làm ở bảng phụ. Bài giải Số sản phẩm được làm trong cả 2 lần : 7 + 8 = 15 (sản phẩm) Thời gian làm 15 sản phẩm là : 1 giờ 8 phút 15 = 17 giờ. - Cả lớp trao đổi vở nhau để kiểm tra. - HS làm bài cá nhân vào vở. - 3 HS nêu kết quả, trình bày cách làm. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng. 4,5 giờ > 4 giờ 5 phút ; 8 giờ 16 phút - 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút 3 ; 26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi HS nêu lại cách nhân, chia số đo thời gian cho một số. - GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau. - 2 HS nêu lại cách nhân, chia số đo thời gian cho một số. - HS lắng nghe thực hiện. TIẾT 129 Luyện tập chung Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Rèn kĩ năng cộng trừ, nhân chia số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán thực tiễn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi HS nêu cách cộng trừ, nhân chia số đo thời gian. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS nêu cách cộng trừ, nhân chia số đo thời gian. - HS khác nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : - Yêu cầu HS tự làm rồi chữa. - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính. - GV đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài 2 : - Yêu cầu HS tự làm rồi chữa. - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính. - GV đánh giá kết quả bài làm của HS. Bài 3 : - Cho HS tự giải, sau đó trao đổi về cách giải và đáp số. - GV đánh giá bài làm của HS. Bài 4 : - Cho HS đọc đề toán và tự làm. - GV cho HS tự chọn cách giải cho mình. - GV nhận xét, sửa chữa. - HS làm việc cá nhân vào vở. - 4 HS lên bảng đặt tính và tính. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. a) 17 giờ 53 phút + 4 giờ 15 phút = 22 giờ 8 phút ; b) 45 ngày 23 giờ - 24 ngày 17 giờ = 21 ngày 6 giờ; c) 6 giờ 15 phút 6 = 37 giờ 30 phút ; d) 21 phút 15 giây : 5 = 4 phút 15 giây. - HS làm việc cá nhân vào vở. - 4 HS lên bảng đặt tính và tính. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. - HS làm bài cá nhân vào vở, sau đó nêu đáp án và nêu cách giải. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả. Đáp án : + Hương đến chỗ hẹn sớm hơn thời gian hẹn là : 10 giờ 40 phút - 10 giờ 20 phút = 20 phút. + Thời gian mà Hương phải chờ Hồng do Hồng đến muộn hết 15 phút. + Số thời gian mà Hương phải chờ để gặp được Hồng là : 20 phút + 15 phút = 35 phút. Vậy khoanh vào B. - HS đọc đề và làm vào vở, 1 em làm ở bảng phụ. Bài giải Thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng : 8 giờ 10 phút - 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Quán Triều : 17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Đồng Đăng : 11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút Thời gian đi từ Hà Nội đến Lào Cai là : (24 giờ - 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ - Cả lớp trao đổi vở nhau để kiểm tra. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : - Gọi HS nêu lại cách cộng trừ và nhân chia số đo thời gian cho một số. - GV tổng kết tiết học. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau. - 2 HS nêu lại cách cộng trừ và nhân chia số đo thời gian cho một số. - HS lắng nghe thực hiện. TIẾT 130 Vận tốc Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : Giúp HS : - Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Chuẩn bị bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - GV gọi HS nêu cách cộng trừ, nhân chia số đo thời gian. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS nêu cách cộng trừ, nhân chia số đo thời gian. - HS khác nhận xét. B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Giới thiệu khái niệm vận tốc a) Bài toán 1 - GV nêu bài toán như SGK và tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng trên bảng. ? km 170km - GV cho HS suy nghĩ tìm cách làm. - GV nói : mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ. - GV ghi lên bảng : Vận tốc của ô tô là : 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) - GV gọi HS nêu cách tính vận tốc. - GV nói : Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là : v = s : t - Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc và công thức tính vận tốc. b) Bài toán 2 - GV nêu bài toán như SGK trang 139. - GV nhấn mạnh đơn vị đo của vận tốc ở đây là m/giây. - Gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc. 3. Hướng dẫn thực hành Bài 1 : - Gọi HS đọc đề toán. - Bài toán yêu cầu làm gì ? - Nêu cách tính vận tốc. - Cho cả lớp giải vào vở, gọi 1 em giải trên bảng phụ. Bài 2 : - Cho HS đọc đề toán và tự làm rồi chữa. - GV cùng cả lớp nhận xét. Bài 3 : - GV hướng dẫn : Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây. - Cho HS tự làm rồi chữa. - HS suy nghĩ và trình bày cách làm. 170 : 4 = 42,5 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là 42,5km. - Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian. - Một số HS nhắc lại cách tính vận tốc và công thức tính vận tốc. - HS suy nghĩ và nêu cách tính. Vận tốc chạy của người đó là : 60 : 10 = 6 (m/giây) - 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm SGK. - Tính vận tốc của người đi xe máy. - 1 HS nêu cách tính vận tốc. - Cả lớp giải vào vở, gọi 1 em giải trên bảng phụ. Bài giải Vận tốc của xe máy là : 105 : 3 = 35 (km/giờ) Đáp số : 35km/giờ. - Cả lớp giải vào vở, gọi 1 em giải trên bảng phụ. Bài giải Vận tốc của máy bay là : 1800 : 2,5 = 720 (km/giờ) Đáp số : 720km/giờ. - HS nhận xét, trao đổi vở nhau kiểm tra. - Cả lớp giải vào vở, gọi 1 em giải trên bảng phụ. Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây. Vận tốc chạy của người đó là : 400 : 80 = 5 (m/giây) Đáp số : 5 m/giây. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ : Gọi HS nhắc lại cách tính vận tốc. Dặn HS chuẩn bị trước bài học sau.
Tài liệu đính kèm: