Giáo án Toán lớp 3 - Tuần 01 đến tuần 9

Giáo án Toán lớp 3 - Tuần 01 đến tuần 9

 Môn: TOÁN

Tiết 1 Bài: Đọc, viết so sánh các số có ba chữ số

 Sách giáo khoa trang 4.

Thời gian dự kiến: 35 phút

I/Mục tiêu:

- Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.

- Làm được các bài tập sách giáo khoa.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv: Bảng phụ

- Hs: VBT, bảng con

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động1: Luyện tập, thực hành:

Bài 1: Viết ( Theo mẫu )

Học sinh tự ghi chữ và viết số thích hợp vào chỗ trống.

Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.

Học sinh tự điền số thích hợp vào ô trống, ta sẽ được dãy số:

310 311 312 313 314 315 316 317 318 319

400 401 402 403 404 405 406 407 408 409

Bài 3: Điền dấu >; <;>

Học sinh làm vào vở bài tập.

Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất.

Yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất ( 735 ), số bé nhất ( 142 )

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3 - Tuần 01 đến tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Môn: TOÁN
Tiết 1	 Bài: Đọc, viết so sánh các số có ba chữ số
 Sách giáo khoa trang 4. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Làm được các bài tập sách giáo khoa.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ 
- Hs: VBT, bảng con
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động1: Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Viết ( Theo mẫu )
Học sinh tự ghi chữ và viết số thích hợp vào chỗ trống.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
Học sinh tự điền số thích hợp vào ô trống, ta sẽ được dãy số:
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
400
401
402
403
404
405
406
407
408
409
Bài 3: Điền dấu >; <; =
Học sinh làm vào vở bài tập.
Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất.
Yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất ( 735 ), số bé nhất ( 142 )
Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, dặn dò:
Cho học sinh đọc, viết lại các số có ba chữ số.
Về làm bài tập 5, chuẩn bị bài sau.
Nhận xét tiết học.
IV/Bổ sung: 
TOÁN
 Tiết 2	: Cộng, trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ).
 Sách giáo khoa trang 4. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Củng cố giải bài toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 3 HS làm 1+2+4 SGK/ 4
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm.
Yêu cầu học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Yêu cầu học sinh tự đặt tính, rồi tính kết quả:
352	732	418	395
 +	 -	 +	 -
416	511	201	 44
768	221	619	351
	Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 3: Bài toán
Yêu cầu học sinh ôn lại cách giải bài toán về “ ít hơn”
Bài giải:
Số học sinh khối lớp 2 là:
245 0- 32 = 213 ( học sinh )
Đáp số: 213 học sinh
Bài 4: Bài toán
Yêu cầu học sinh ôn lại cách giải bài toán về “ Nhiều hơn”
Bài giải:
Giá tiền một tem thư là:
200 + 600 = 800 ( đồng )
Đáp số: 800 đồng
Bài 5: Yêu cầu học sinh lập được các phép tính:
315 + 40 = 355	355 – 40 = 315
40 + 315 = 355 	355 – 315 = 40
Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, dặn dò:
Ôn lại cách đặt tính cộng, trừ.
 Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 3	:Luyện tập
Sách giáo khoa trang 4. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ ( không nhớ )các số có ba chữ số.
Củng cố ôn tập bài toán về “ Tìm x”, giải bài toán có lời văn và xếp ghép hình.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 4 HS làm 1+2+3+4 SGK/ 4
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính-Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính
a/	 432	 716	 25
+	+	+
 405	 128	 721
 729	 889	 746
b/	 645	 666	 485
	-	-	-
	 302	 333	 72
	 343	 333	 413
Bài 2: Tìm x
Yêu cầu học sinh nêu được cách tìm số bị trừ hoặc cách tìm số hạng trong một tổng rồi tìm x:
a/ x – 125 = 344	b/ x + 125 = 226
	x = 344 + 125	 	x = 226 – 125
	x = 469	x = 141
Bài 3: Bài toán, giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn:
Bài giải:
Số học sinh khối lớp hai là:
468 – 260 = 208 ( học sinh )
Đáp số: 208 học sinh
Bài 4: Xếp ghép hình
Học sinh xếp, ghép được hình con cá như sau:
Hoạt động2: Củng cố, nhận xét, dặn dò:
Học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ; tìm số hạng.
Nhận xét tiết học
IV/ Bổ sung:	
TOÁN
Tiết 4 : Cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần )
Sách giáo khoa trang 5. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm )
- Củng cố, ôn lại cách tính độ dài đường gấp khúc, đơn vị tiền Việt Nam ( đồng )
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bộ đồ dung dạy toán
Hs: VBT, bảng con
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 3 HS làm 1+2+4 SGK/ 4
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng có nhớ:
a/Giới thiệu phép cộng : 435 + 127
Giáo viên nêu phép tính 435 + 127 = ?
Cho 1 học sinh lên đặt phép tính theo cột dọc và hướng dẫn tính: 
	 435	5 + 7 = 12 qua 10 , viết 2 nhớ 1 
+ 3 + 2 = 5 thêm 1 là 6, viết 6
 127 	4 + 1 = 5, viết 5
b/ Giới thiệu phép cộng: 256 + 162
	Thực hiện tương tự như phép tính trên. Cần lưu ý: Ở hàng đơn vị không nhớ, ở hàng chục có: 5 + 6 = 11, viết 1 nhớ 1. Ở hàng trăm có: 2 + 1 = 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính
Học sinh tự làm tính vào vở bài tập. Sau đó giáo viên hỏi thêm về các trường hợp có nhớ.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Giáo viên cho học sinh tự đặt tính rồi thực hiện phép tính.
Bài 3: Tính độ dài đường gấp khúc
Độ dài đường gấp khúc NPD là:
215 + 205 = 420 ( cm )
Đáp số: 420 cm
Bài 4: Điền số vào chỗ chấm
Học sinh tự nhẩm và điền số đúng vào chỗ chấm.
Bài 5: Đ, S ?
Học sinh kiểm tra kết quả phép tính rồi điền Đ hoặc S vào phép tính.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò
Nhắc lại cách thực hiện phép cộng có nhớ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
TOÁN
 Tiết 5: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 6. 
Thời gian dự kiến:35 phút
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT, bảng con
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 3 HS làm 1+2+4 SGK/ 5
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Tính
Học sinh tự tính kết quả các phép tính.
	 645	 726	 58	 85
	+	+	+	-
	 302	 140	 91	 36
	 947	 866	 149	 49
Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh tự tính kết quả các phép tính.
	 637	 372	 85
	+	+	+
	 215	 184	 96
	 852	 556	 181
Bài 3: Giải toán
Giải:
Số lít xăng cả hai buổi bán được là:
315 + 458 = 773 ( lít )
Đáp số: 773 lít
Bài 4: Tính nhẩm
 	Giáo viên cho học sinh tính nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, dặn dò
Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép cộng có nhớ.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
TOÁN
Tiết 6	: Trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần )
Sách giáo khoa trang 7. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Biết cách tính trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm ).
Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ
Hs: VBT, bảng con
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ: 3 HS làm 1+2+3 SGK/ 6
Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ 432 – 215
Giáo viên nêu phép tính 432 – 215 = ? , cho học sinh đặt tính dọc rồi hưóng dẫn để học sinh tự thực hiện.
Một học sinh đọc to lại cách tính phép trừ trên, cả lớp theo dõi.
Lưu ý: Phép trừ này có nhớ ở hàng chục.
Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 627 – 143
Thực hiện tương tự như trên. Lưu ý: Ở hàng đơn vị: 7 trừ 3 bằng 4 ( không nhớ ) nhưng ở hàng chục: 2 không trừ được cho 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8 ( có nhớ 1 ở hàng trăm ).
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính
Yêu cầu học sinh tính đúng rồi ghi kết quả vào chỗ chấm.
Giáo viên cho học sinh đổi vở để chữa bài. ( Lưu ý phép trừ có nhớ ở hàng chục ).
Bài 2: Bài toán
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải bài toán.
Giải:
Đoạn dây còn lại là:
650 – 245 = 405 ( cm )
Đáp số: 405 cm
Bài 3: Bài toán Học sinh tự giải toán vào vở bài tập.
Giải:
Bạn Bình có số tem là:
348 – 160 = 188 ( tem )
Đáp số: 188 tem
Hoạt động 4: Củng cố, nhận xét, dặn dò
Học sinh nhắc lại cách thực hiện phép trừ có nhớ.
Làm bài tập 4 trang 7 SGK.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
TOÁN
Tiết 7	: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 6. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Rèn kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần hoặc không có nhớ ).
Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 3 học sinh lên bảng giải bài tập 4.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính
Học sinh tự tính kết quả các phép tính vào vở bài tập.
Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh tự tính kết quả các phép tính.
	 675	 409	 782	 146	 100
	-	-	-	-	-
	 241	 127	 45	 139	 36
	 434	 282	 737	 007	 064
	Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3: Điền số vào ô trống.
Cho học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài 
Bài 4: Giải toán
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải toán.
Giải:
Khối lớp 3 có số học sinh là:
215 – 40 = 175 ( học sinh )
Đáp số: 175 học sinh
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò
Học sinh nhắc lại cách tìm số trừ, số bị trừ.
Bài tập về nhà: bài 4 trang 8 SGK
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
TOÁN
Tiết 8	: Ôn tập các bảng nhân
Sách giáo khoa trang 9. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Củng cố các bảng nhân đã học ( bảng nhân 2, 3, 4, 5 )
Biết nhân nhẩm với số tròn trăm.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 4.
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
Học sinh đọc lại các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Giới thiệu nhân nhẩm với số tròn trăm. Ví dụ: 200 x 3 = ?. Nhẩm: 2 trăm x 3 = 6 trăm; viết 200 x 3 = 600.
Thực hiện nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở bài tập.
Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức
3 x 5 + 15 = 15 + 15	4 x 7 – 28 = 28 – 28 
 	 = 30	 = 0
 	Cho học sinh đổi chéo vở để chữa bài.
Bài 3: Giải toán
	Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải toán.
Giải:
Số người ngồi họp là:
8 x 5 = 40 ( người )
Đáp số: 40 người
Bài 4: Giải toán
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải toán. A 200 cm B
Giải:
Chu vi hình chữ nhật là:
200 x 4 = 800 ( cm ) 200 cm 200 cm
Đáp số: 800 cm
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 D	 200 cm C
Học sinh nhắc lại các bảng nhân 2, 3, 4, 5.
Bài tập về nhà: bài 4 trang 9 SGK
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
TOÁN
Tiết 9	: Ôn tập các bảng chia
Sách giáo khoa trang 10. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Ôn tập các bảng chia đã học ( chia cho 2, 3, 4, 5 )
Biết nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4( phép chia hết ).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 4.
Học sinh đọc lại ...  2 = 6 + 6 và nêu kết quả phép cộng 6 + 6. Hỏi học sinh: Vậy 6 nhân 2 bằng bao nhiêu? ( 6 nhân 2 bằng 12 ). Học sinh nêu lại: 6 nhân 1 bằng 6; 6 nhân 2 bằng 2.
Tương tự với 6 x 3.
b/ Hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng nhân 6.
-Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 lập các công thức: 6 x 4; 6 x 5;6 x 6; nhóm 2 lập các công thức: 6 x 7; 6 x 8; nhóm 3 lập các công thức: 6 x 9; 6 x 10.
Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng nhân 6.
Học thuộc bảng nhân 6.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc phép tính.
Bài 2: Bài toán: Học sinh đọc bài toán, rồi tự giải.
Giải:
Số ki-lô-gam của 3 túi là:
6 x 3 = 18 ( kg )
Đáp số: 18 kg
Bài 3: Đếm và viết thêm 6: Học sinh tự nêu yêu cầu của bài tập rồi làm bài và chữa bài.
Hoạt động : Củng cố, dặn dò: Học sinh đọc lại bảng nhân 6. Thi đọc thuộc bảng nhân 6.
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 19: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 20. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 6.
Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức và giải toán.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 1+4
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
a/ Cho học sinh nêu kết quả tính nhẩm để ghi nhớ bảng nhân 6.
b/ Học sinh làm vào vở bài tập.
Hướng dẫn học sinh nhận xét đặc điểm của từng cột phép tính để thấy, chẳng hạn: 
6 x 5 = 30	6 x 4 = 24
5 x 6 = 30	4 x 6 = 24
Bài 2: Tính
Học sinh tự làm vào vở bài tập.
Chú ý thực hiện phép tính nhân trước, phép tính cộng ( trừ ) sau.
	Chấm, sửa bài.
Bài 3: Bài toán
Học sinh tự đọc bài toán rồi làm bài vào vở bài tập.
Chấm, sửa bài.
Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Hướng dẫn học sinh làm rồi chữa bài. Cho học sinh thấy được đặc điểm của từng dãy số.
a/ 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60
b/ 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Củng cố lại bảng nhân 6.	
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 20: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ )
Sách giáo khoa trang 21. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ).
Củng cố ý nghĩa của phép nhân.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 2+3
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân
Giáo viên nêu phép tính: 12 x 3 = ?, Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính.
Học sinh nêu cách tìm tích: 12 + 12 + 12 = 26
 Vậy : 12 x 3 = 36
Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính như sau:
* 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
 	 x 3	 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 	36
3 Học sinh nêu lại cách nhân
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc phép tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Giáo viên cho học sinh làm và chữa 1 phép nhân, sau đó học sinh tự làm rồi sửa bài.
Bài 3: Bài toán
	Học sinh đọc đề toán, nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
Giải:
Cả 4 tá khăn có số khăn mặt là:
12 x 4 = 48 ( chiếc )
Đáp số: 48 chiếc
Hoạt động : Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đặt tính, cách tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ ).
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 21: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
Sách giáo khoa trang 22.
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Học sinh biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 2+3
Hoạt động 2: Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
Giáo viên nêu phép tính: 26 x 3 = ?, Yêu cầu học sinh tìm kết quả của phép tính.
Học sinh lên bảng đặt tính: 	26
	 	x 3
Lưu ý học sinh viết 3 thẳng cột với 6, hướng dẫn học sinh tính ( nhân từ phải sang trái ): 
* 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 ( thẳng cột với 6 và 3 ) nhớ 1
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7 ( bên trái 8 ).
Vậy: 26 x 3 = 78
- Làm tương tự với phép nhân 54 x 6 = ?
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh nêu lại cách tính.
Bài 2: Bài toán
	Học sinh đọc đề toán, nêu phép tính giải bài toán rồi viết bài giải.
Giải:
Trong 5 phút Hoa đi được số mét:
54 x 5 = 270 ( m )
Đáp số: 270 m
Bài 3: Tìm x
Học sinh tự làm vào vở bài tập.
Khi sửa bài học sinh nêu lại cách tìm số bị chia chưa biết.
Hoạt động : Củng cố, dặn dò	 
Học sinh nêu lại cách đặt tính, cách tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 22: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 23. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
Ôn tập về thời gian ( xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày ).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 2+3
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính 
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài.
Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách nhân.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
Học sinh nêu yêu cầu của bài ( đặt tính rồi tính ) tự làm vào vở bài tập.
	Chấm, sửa bài.
Bài 3: Bài toán
Học sinh tự đọc bài toán rồi làm bài vào vở bài tập.
Giải:
Số ki-lô-mét xe máy chạy trong 2 giờ:
37 x 2 = 74 ( km )
 Đáp số: 74 km
Chấm, sửa bài.
Bài 4: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
Học sinh tự nêu nhiệm vụ phải làm rồi làm vào vở bài tập và chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Về nhà làm bài tập 5 trang 23 SGK.	
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 23: Bảng chia 6
Sách giáo khoa trang 24. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu: - Dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6 và học thuộc bảng chia 6.
Thực hành chia trong phạm vi 6 và giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học:- Gv và học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 2+3
Hoạt động 2: Lập bảng chia 6: Hướng dẫn học sinh tự lập bảng chia 6:
a/ Hướng dẫn học sinh lập các công thức 6 : 6 = 1; 6 : 12 = 2; 18 : 6 = 3.
- Giáo viên cho học sinh lấy một tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi học sinh: 6 lấy 1 lần bằng mấy ? ( 6 lấy 1 lần bằng 6 ), Viết lên bảng: 6 x 1 = 6, Giáo viên chỉ tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: lấy 6 ( chấm tròn ) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 ( chấm tròn ) thì được mấy nhóm? ( 1 nhóm; 6 chia 6 được 1 ), viết lên bảng: 6 : 6 = 1; Đọc: 6 chia 6 bằng 1.
- Cho học sinh lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Giáo viên nêu: 6 được lấy 2 lần bằng mấy? ( 6 lấy 2 lần bằng 12 ), Viết lên bảng: 6 x 2 = 12. Giáo viên chỉ vào 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: Lấy 12 ( chấm tròn ) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 6 ( chấm tròn ) thì được mấy nhóm? ( 2 nhóm, 12 chia 6 được 2 ), viết lên bảng: 12 : 6 = 2. Đọc: 12 chia 6 được 2.
-Tương tự với 18 : 3.
b/ Hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng chia 6.
Phân lớp thành 3 nhóm để lập các công thức còn lại.
Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng chia 6.
Học thuộc bảng chia 6.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm: Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Học sinh đọc phép tính.
Bài 2: Tính nhẩm: Học sinh làm bài vào vở bài tập, rồi chữa bài.
Bài 3: Bài toán: Học sinh đọc bài toán, rồi tự giải.
Giải:
Số ki-lô-gam của mỗi túi là:
30 : 6 = 5 ( kg )
Đáp số: 5 kg
Bài 4: Bài toán: Học sinh đọc bài toán, rồi tự giải.
Giải:
Số túi có tất cả là:
30 : 6 = 5 ( túi )
Đáp số: 5 túi
	Lưu ý tên đơn vị giữa bài tập 3 và bài tập 4.
Hoạt động : Củng cố, dặn dò: Học sinh đọc lại bảng chia 6. Thi đọc thuộc bảng chia 6. Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 24: Luyện tập
Sách giáo khoa trang 25. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Củng cố việc cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6.
Nhận biết của một hình trong một số trường hợp đơn giản.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Bảng phụ 
Hs: VBT
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 2+3
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
Cho học sinh nêu từng phép tính trong mỗi cột rồi nêu kết quả tính nhẩm.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
	Giáo viên hướng dẫn học sinh từng bước thực hiện bài tập đầu tiên.
Các bài tập còn lại học sinh tự làm vào vở bài tập.
	Chấm, sửa bài.
Bài 3: Bài toán
Học sinh tự đọc bài toán rồi làm bài vào vở bài tập.
Giải:
Số lít dầu lạc mỗi can có:
30 : 6 = 5 ( lít )
Đáp số: 5 lít
Chấm, sửa bài.
Bài 4: Tô màu vào mỗi hình sau:
Học sinh tự tô màu vào hình theo yêu cầu của đề toán.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Củng cố lại bảng chia 6.	
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:
 TOÁN
Tiết 25: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Sách giáo khoa trang 26. 
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/ Mục tiêu:
Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: 12 cái kẹo
Hs: VBT, Bảng con
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài tập 2+3
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số
Giáo viên nêu bài toán ( SGK trang 26 ) rồi cho học sinh đọc lại.
Hỏi: 
+ Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo? ( Lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm ).
Cho học sinh tự nêu bài giải của bài toán.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm ( theo mẫu )
Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Học sinh làm bài vào vở bài tập, rồi chấm, chữa bài.
Bài 2: Bài toán
Học sinh tự đọc bài toán rồi làm bài vào vở bài tập.
Giải:
Số ki-lô-gam táo cửa hàng đã bán là:
42 : 6 = 7 ( kg)
Đáp số: 7 kg
Chấm, sửa bài.
Bài 3: Khoanh vào chữ đặt dưới hình đã được chia thành các phần bằng nhau. Tô màu vào một trong các phần bằng nhau đó 
Học sinh xác định và khoanh vào hình được chia thành các phần bằng nhau.
Học sinh tự tô màu vào hình theo yêu cầu của đề toán.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Củng cố lại cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.	
Nhận xét tiết học.
IV/ Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTOÁN, tuần 1- 9.doc