Giáo án Toán lớp 3 tuần 25

Giáo án Toán lớp 3 tuần 25

Toán.

Tiết 121: Luyện tập.

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

- Biết cách tính giátrị biểu thức.

b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc 40 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1466Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán lớp 3 tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2005
Toán.
Tiết 121: Luyện tập. 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết cách tính giátrị biểu thức.
b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Ba Hs đọc bảng chia 2.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho hs thảo luận nhóm câu hỏi:
+ Có bao nhiêu viên gạch ?
+ Dược xếp vào mấy lò nung?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu Hs tự làm.
- Gv yêu cầu Hs nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Số viên gạch ở mỗi lò là:
 9345 : 3 = 3115 (viên)
 Đápsố: 3115 viên.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tóm tắt bài toán và tự làm.
- Gv mời 2 Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Số gói mì ở mỗi thùng là:
 1020 : 5 = 204 (gói)
 Số gói mì ở mỗi 8 thùng là:
 204 x 8 = 1632 (gói)
 Đáp số : 1632 gói.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em dựa vào tóm tắt để giải bài toán. Củng cố lại cách tính giá trị biểu thức.
Bài 3:
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv mời vài Hs dựa vào tóm tắt để đọc thành bài toán.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
 Số viên gạch một xe được là:
 5640 : 3 = 1880 (viên)
 Số viên gạch 2 xe chở được là:
 1880 x 2 = 3760 (viên)
 Đáp số : 3760 viên gạch.
Bài 4:
- Gv mời Hs đọc đề bài.
- Gv hỏi: Khi tính giá trị biểu thức có các phép tính nhân, chia. Ta làm cách nào?
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét chốt lại:
a) 3620 : 4 x 3 b) 2070 : 6 x 8 
 = 805 x 3 = 345 x 8
 = 2415 = 2760
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận câu hỏi:
Có 9345 viên gạch.
Xếp vào 3 lò nung.
Mỗi lò có bao nhiêu viên gạch.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng sửa bài.
Hs nhận xét bài của bạn.
Hs chữa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs: Có 5640 viên gạch được chở trong ba xe. Hỏi 2 xe chở được bao nhiêu viên gạch?
Một Hs lên bảng sửa bài.
Hs sửa bài đúng vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs trả lời.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Hai em Hs lên bảng sửa bài.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài2, 3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thứ , ngày tháng năm 2005
Toán.
Tiết 121: Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo).
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Tiếp tục củng cố về biểu tượng thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
- Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã.
- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của Hs
b) Kỹ năng: Rèn Hs xem chính xác đồng hồ.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Đồng hồ điện tử hoặc mô hình. Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Thực hành xem đồng hồ.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho yêu cầu Hs quan sát lần lượt từng tranh, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra hoạt động đó, rồi trả lời câu hỏi.
- Gv hướng dẫn Hs làm phần a.
- Gv yêu cầu Hs tự làm các phần còn lại.
- Gv mời 5 học sinh đứng lên đọc kết quả
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Bình tập thể dục lúc 6 giờ 5 phút.
 Bình ăn sáng lúc 7 giờ kém 15 phút.
 Bình tan học lúc 11giờ.
 Bình tưới cây lúc 5 giờ 16 phút.
 Lúc 8 giờ 25 phút tối Bình tập đàn.
 Lúc 10 giờ kém 5 phút đêm, Bình đang ngủ.
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs xem đồng hồ có kim giờ, kim phút và đồng hồ điện tử để thấy được đồng hồ có cùng thời gian.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
- Gv mời đại diện các nhóm lên trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại:
+ Đồng hồ thứ 1: tương ứng với 17 : 03.
+ Đồng hồ thứ 2: tương ứng với 12 : 25.
+ Đồng hồ thứ 3: tương ứng với 8 : 16.
+ Đồng hồ thứ 4: tương ứng với 19 : 40.
+ Đồng hồ thứ 5: tương ứng với 22 : 05.
+ Đồng hồ thứ 6: tương ứng với 2 : 53.
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết xác định khoảng thời gian đã diễn ra sự việc.
Bài 3: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs quan sát đồng hồ ở bức tranh thứ nhất.
+ Lúc bắt đầu thì kim giờ chỉ số mấy? Kim phút chỉ số mấy?
+ Lúc kết thúc thì kim giờ chỉ số mấy? Kim phút chỉ số mấy?
- Như vậy , tính từ vị trí kim phút khi bắt đầu đến vị trí kim phút khi kết thúc (theo chiều quay của kim đồng hồ ) được 30 phút.
- Gv yêu cầu cả lớp bài vào vở.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
Chương trình “ Vườn cồ tích” kéo dài trong 30 phút.
* Hoạt động 3: Làm bài 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết vẽ kim phút còn thiếu vào đồng hồ để có thời gian tương ứng 25 phút.
Bài 4:
- Gv mời 1 Hs yêu cầu đề bài.
- Gv chia Hs thành 4 nhóm cho các em chơi trò chơi.
- Yêu cầu: Trong vòng 5 phút nhóm vẽ kim phút vào đồng hồ B đúng, đẹp, chính xác sẽ chiến thắng.
- Gv nhận xét , tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Vẽ kim phút vaò số 5 trong đồng hồ B.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs quan sát các bức tranh.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
5 Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Đại diện các nhóm lên làm bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 12.
Kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 6.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs đứng lên đọc kết quả.
Hs nhận xét.
Hs sửa bài đúng vào VBT.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Các nhóm chơi trò chơi.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
- Về tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ngày tháng năm 2005
Toán.
Tiết 122: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Thực hành xem đồng hồ (tiếp theo).
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs biết giải bài toán đơn và bài toán có hai phép tính.
- Mục tiêu: Giúp nhận biết được các cách giải toán.
a) Hướng dẫn giải bài toán 1 (bài toán đơn.) .
- Gv ghi bài toán trên bảng.
- Gv hỏi:
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta là cách nào?
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào vở.
 Số lít mật ong trong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 (l)
 Đáp số : 5l.
b) Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân).
- Gv gh ... lên bảng.
- Gv yêu cầu Hs đếm số hàng, số cột trong bảng.
- Gv yêu cầu Hs đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng.
- Gv : Đây là thương của hai số.
- Gv yêu cầu Hs đọc cột đầu tiên của bảng và giới thiệu đây là các số chia. 
- Các ô con lại của bảng chính là số bị chia của phép chia.
- Gv mời Hs đọc hàng thứ 3 trong bảng.
- Gv hỏi: Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng chia nào đã học?
- Gv yêu cầu Hs đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép chia trong bảng mấy?
b) Hướng dẫn Hs sử dụng bảng nhân.
- Gv hướng dẫn Hs tìm kết quả của phép nhân 12 : 4.
+ Tìm số 4 ở cột đầu tiên , theo chiều mũi tên sang phải đến số 12.
+ Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng trên cùng để gặp số 3.
+ Ta có 12 : 3 = 4.
- Gv yêu cầu Hs tìm thương của một số phép tính trong bảng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp cho Hs biết áp dụng bảng chia để điền số thích hợp theo ô trống.
Bài 1.
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào VBT.
- Gv mời 4 nêu lại cách tìm thương của 4 phép tính trong bài.
- Gv nhận xét, chốt lại.
Bài 2:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs sử dụng bảng chia để tìm số chia hoặc số bị chia.
- Ví dụ 1: Tìm số bị chia của phép chia có số chia là 7, thương là 3: Từ số 7 ở cột đầu tiên dóng sang ngang theo chiều mũi tên. Từ số 3 ở hàng đầu tiên dóng thẳng cột xuống dưới, gặp hàng có số 21, vậy số bị chia cần tìm là 21.
- Ví dụ 2: Tìm số chia trong phép chia có số bị chia là 24, thương là 6.
- Gv dán băng giấy lên bảng cho các em chơi trò tiếp sức.
- Gv chia lớp thành các nhóm cho các em chơi trò chơi tiếp sức.
- Gv nhận xét, chốt lại. Tuyên dương nhóm chiến thắng.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
- Mục tiêu: Củng cố về tìm thành phần chưa biết trong phép chia để giải toán có lời văn.
Bài 3:
- GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
 + Quyển truyện dày bao nhiêu trang?
+ Minh đã đọc bao nhiêu phần quyển truyện?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Làm thế nào để tính đựơc số trang Minh còn phải đọc?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng sửa bài.
 - Gv nhận xét, chốt lại:
 Số trang bạn Minh đã đọc là :
 132 : 4 = 33 (trang)
 Số trang bạn Minh còn phải đọc nữa là:
 132 – 33 = 99 (trang)
 Đáp số : 99 trang.
* Hoạt động 4 : Làm bài 4.
- Mục tiêu: Củng cố cho Hs cách xếp hình.
- Gv chia Hs thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm 6 Hs.
- Gv tổ chức cho Hs thi xếp hình.
- Yêu cầu trong thời gian 5 phút nhóm nào xếp đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát.
Bảng có 11 hàng và 11 cột, ở góc của bảng có dấu chia.
Hs đọc : 1, 2 , 3  10.
Hs đọc: 2, 4, 6 , 8 , 10 . 20.
Đó là kết quả của các phép tính trong bảng chia 2.
Các số hàng thứ 4 là kết quả của các phép nhân trong bảng chia 3.
Hs thực hành tìm thương 12 : 4.
Hs thực hành tìm thương của một số phép tính trong bảng.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs cả lớp làm bài vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét bài của bạn.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs lắng nghe.
Hs lên bảng tìm.
Hs chơi trò tiếp sức. Các nhóm lần lượt lên điền số vào ô trống.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Quyển truyện dày 132 trang.
Minh đã đọc được một phần tư quyển truyện.
Tìm số trang Minh phải đọc.
Lấy tổng số trang của quyển truyện trừ đi số trang Minh đã đọc.
Hs làm bài vào VBT. Một Hs lên sửa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs các nhóm thi xếp hình.
Hs cả lớp nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4. 
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2004
Toán.
Tiết 75: Luyện tập.
/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố về:
- Kĩ năng thực hiện tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Giải toán về gấp một số lên một số lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
b) Kỹ năng: Rèn Hs tính các phép tính chia chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu .
	* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Giới thiệu bảng chia.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Một Hs sửa bài 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 * Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
 -Mục tiêu Giúp Hs làm đúng các phép tính nhân, chia số có ba chữ số với số có một chữ số.
Cho học sinh mở vở bài tập: 
Bài 1: 
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài
- Yêu cầu Hs nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 4 Hs lên bảng làm và lần lượt nêu rõ từng bước tính của mình.
- Gv nhận xét, chốt lại. 
Bài 2:
- Mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Ba Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại:
369 : 3 = 123. 
630 : 7 = 90.
457 : 4 = 116 dư 1.
724 : 6 = 120 dư 4. 
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Củng cố cách giải bài toán về gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị, giải bài toán bằng hai phép tính.
Bài 3:
- Gv yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv vẽ sơ đồ bài toán trên bảng.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Quãng đường AC có mối quan hệ như thế nào với quãng đường AB và BC?
+ Quãng đường AB dài bao nhiêu mét?
+ Quãng đường BC như thế nào?
+ Tính quãng đường BC như thế nào?
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
 Quãng đường BC dài là:
 172 x 4 = 688 (m)
 Quãng đường AC dài là:
 172 + 688 = 860 (m)
 Đáp số : 860m.
Bài 4:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài:
+ Bài toán yêu cầu ta tìm gì?
+ Muốn biết tổ còn phải dệt bao nhiêu áo len nữa ta phải biết được gì?
+ Bài toán cho biết gì về số áo đã dệt?
+ Vậy làm thế nào để tìm được số áo đã dệt?
- Gv yêu cầu Hs làm bài vào VBT.
 Số áo len tổ đã dệt được là:
 450 : 5 = 90 (chiếc áo)
 Số áo len tổ đó còn phải dệt là:
 450 – 90 = 360 (chiếc áo)
* Hoạt động 3: Làm bài 5.
- Mục tiêu: Giúp Hs biết tính độ dài đường gấp khúc.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv hỏi: Muốn tính độ dài của một đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Gv mời 2 Hs lên thi đua làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét bài làm, tuyên dương bạn làm nhanh, đúng.
 Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:
 3 + 4 + 3 + 4 = 14 (cm)
 Độ dài đường gấp khúc KMNPQ là:
 3+ 3 + 3 + 3 = 12 (cm)
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài..
Hs : Đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Tính nhân từ phải sang trái.
Hs cả lớp làm vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nêu.
Hai Hs lên bảng làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Bài toán yêu cầu tìm quãng đường AC.
Quãng đường AC chính là tổng của quãng đường AB và BC.
AB dài 172m.
Chưa biết, phải đi tìm/
Lấy độ dài quãng đường AB nhân 4.
Hs cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
Hs chữa bài vào VBT.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Tìm số áo len mà tổ đó còn phải dệt.
Ta phải biết tổ đã dệt được bao nhiêu chiếc áo len trong 450 chiếc áo.
Số áo len đã dệt bằng một phần năm tổng số áo.
Lấy 450 chia cho 5.
Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs: Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó.
Hai Hs thi đua làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 3, 4.
Chuẩn bị bài: Luyện tập chung. 
Nhận xét tiết học.
	Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT- tuan 25.doc