Giáo án Toán lớp 4 - Bài 56: Nhân một số với một tổng

Giáo án Toán lớp 4 - Bài 56: Nhân một số với một tổng

I. Mục tiêu

 Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, một tổng với một số

 Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh

II. Đồ dùng dạy học

 Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1

III. Hoạt động dạy học

 

docx 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 3511Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 4 - Bài 56: Nhân một số với một tổng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án toán lớp 4
Bài 56: Nhân một số với một tổng
Mục tiêu
Giúp học sinh biết cách thực hiện phép nhân một số với một tổng, một tổng với một số
Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh
Đồ dùng dạy học
Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1
Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
Giáo viên gọi 3 học sinh lên bảng yêu cầu là các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của bài 55. Kiểm tra vở bài tập về nhà của một số học sinh khác
Giáo viên chữa bài, nhận xét và ghi điểm
3 học sinh lên bảng làm bài, các học sinh khác làm. Sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng
2.Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài
Bài học hôm nay sẽ giúp cho chúng ta biết cách thực hiện một số nhân với một tổng theo nhiều cách khác nhau
Học sinh lắng nghe
 b. Tính và so sánh giá trị của biểu thức
Viết lên bảng 2 biểu thức:
 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức trên
Vậy hai giá trị của biểu thức trên như thế nào so với nhau?
Vậy ta có:
 4 x ( 3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
c. Quy tắc một số nhân với một tổng
Giáo viên chỉ vào biểu thức 4 x ( 3 + 5) và nêu. 4 là một số, ( 3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5) có dạng tích của một số nhân với một tổng
Yêu cầu học sinh đọc biểu thức bên phải dầu bằng: 4 x 3 + 4 x 5
Giáo viên nêu: Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x ( 3 + 5) nhân với một số hạng của tổng ( 3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x ( 3 + 5) nhân với số hạng còn lại của tổng ( 3 + 5)
Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x ( 3 + 5)
Với các số hạng của tổng ( 3 + 5)
Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta làm thế nào?
Gọi số đó là a, tổng là ( b + c) hãy viết biểu thức a nhân với tổng(b + c)
Biểu thức a x ( b + c) có dạng là một số nhân với một tổng, khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này còn có cách nào khác?
Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
Vậy ta có: 
 a x (b + c) = a x b + a x c
Yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng
1 học sinh lên bảng làm, các học sinh khác làm vào giấy nháp
 4 x ( 3 + 5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
Chúng ta có thể lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau
Học sinh viết: a x ( b + c)
Học sinh viết: a x b + a x c
Học sinh viết và đọc lại công thức bên
Học sinh nêu như phần bài học trong sách giáo khoa
3. Luyện tập, thực hành
Bài tập 1
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu học sinh đọc các cột trong bảng
Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức nào?
Yêu cầu học sinh tự làm bài
Giáo viên chữa bài
Giáo viên hỏi để củng cố lại quy tắc nhân một số với một tổng:
Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức vào viết vào ô trống theo mẫu
Học sinh đọc thầm
Biểu thức a x ( b + c) và biểu thức a xb + a x c
1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập
Bài tập 2
Bài tập ở phần a yêu cầu chúng ta làm gì?
Giáo viên hướng dẫn: Để tính giá trị của biểu thức theo hai cách các em hãy áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng
Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
Trong hai cách tính trên em thấy cách nào thuật lợi hơn
Giáo viên viết lên bảng biểu thức : 38 x 6 + 38 x 4
Giáo viên yêu cầu học sinh tính theo hai cách
Giáo viên giảng cho học sinh cách làm thứ 2: Biểu thức 38 x 6 + 38 x 4 có dạng tổng của 2 tích. Hai tích này có chung thừa số là 38 vì thế ta đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng
Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp tục làm các phần còn lại
Giáo viên nhận xét và ghi điểm
Tính giá trị của biểu thức theo hai cách
Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn
1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập
1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào giấy nháp
38 x 6 + 38 x 4 = 228 + 152 = 380
38 x 6 + 38 x 4 = 38 x ( 6 + 4) 
 = 38 x 10 
 = 380
2 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập
Bài tập 3
Yêu cầu học sinh tính giá trị của 2 biểu thức trong bài
Giá trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau?
Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào?
Biểu thức thứ 2 có dạng như thế nào?
Có nhận xét gì về các thừ số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thứ thứ nhất
Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể làm như thế nào?
Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ quy tắc nhân một số với một tổng 
1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập
 ( 3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
Giá trị của hai biểu thức bằng nhau
Có dạng là một tổng nhân với một số
Là tổng của hai tích
Các tích trong biểu thức thứ hai chính là tích của từng số hạng trong tổng ( 3 + 5) của biểu thức thứ nhất với biểu thức này.
Khi nhân một tổng với một số ta có thể lấy từng số hạng cả tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả với nhau 
Bài tập 4
Yêu cầu học sinh nêu đề toán
Giáo viên viết lên bảng: 36 x 11 và yêu cầu học sinh đọc bài mẫu và suy nghĩ về cách tính nhanh
Vì sao có thể viết: 36 x ( 10 + 1)
Để tính nhanh 36 x 11 chúng ta tiến hành tách số 11 thành tổng của 10 và 1, trong đó 10 là một số tròn chục. Khi tách như vậy, ở bước thực hiện tính nhân chúng ta có thể nhân nhẩm 36 với 10, đơn giản hơn việc thực hiện 36 với 11
Học sinh về nhà làm tiếp các phần còn lại
Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh
Học sinh thực hiện yêu cầu của bài và làm bài
 36 x 11 = 36 x ( 10 + 1 )
 = 36 x 10 + 36
 = 360 + 36
 = 396
vì 11 = 10 + 1
1 học sinh lên bảng làm, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập
4. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu học sinh nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số
Về nhà học bài và làm tiếp các bài tập. Chuẩn bị bài sau
2 học sinh nêu trước lớp và cả lớp theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docxnhan mot so voi mot tong.docx