TOÁN : BÀI 104
HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH LẬP PHƯƠNG
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
*Giúp học sinh :
- Hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập liên quan .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Một số hộp bằng bìa có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương có thể khai triển được .
- Hình vẽ các hình khai triển ( như sách giáo khoa ) được phóng to ra tờ bìa khổ Ao hoặc bảng phụ .
- Bộ đồ dùng Toán 5 .
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TOÁN : BÀI 104 HÌNH HỘP CHỮ NHẬT VÀ HÌNH LẬP PHƯƠNG & A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : *Giúp học sinh : Hình thành biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương . Nhận biết được các đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương, phân biệt được hình hộp chữ nhật và hình lập phương . Chỉ ra được các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, vận dụng để giải các bài tập liên quan . B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương . Một số hộp bằng bìa có dạng hình hộp chữ nhật và hình lập phương có thể khai triển được . Hình vẽ các hình khai triển ( như sách giáo khoa ) được phóng to ra tờ bìa khổ Ao hoặc bảng phụ . Bộ đồ dùng Toán 5 . C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập . - Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng II . Bài mới : 1. Giới thiệu hình hộp chữ nhật và một số đặc điểm của nó . - Giáo viên giới thiệu các mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật ( bao diêm , viên gạch, mô hình vẽ hình hộp chữ nhật trong bộ đồ dùng Toán 5 ) để học sinh quan sát . Giáo viên thông qua đó giới thiệu bài, vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật . - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 6 ( hoặc 8 ) để tìm hiểu các đặc điểm của các yếu tố hình hộp chữ nhật : - Mỗi nhóm được phát một hộp bìa có dạng hình hộp chữ nhật có thể khai triển được . - Giáo viên nêu yêu cầu tìm hiểu về hình hộp chữ nhật : + Đếm số mặt của bao diêm, viên gạch, hộp bánh . + Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt ? - Giáo viên nêu Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 2 mặt đáy và 4 mặt xung quanh . - Giáo viên dưa hình hộp chữ nhật triển khai được yêu cầu học sinh chỉ rõ các mặt của hình hộp chữ nhật này . - Giáo viên yêu cầu HS quan sát lại bao diêm, hộp bánh, viên gạch, hình hộp chữ nhật triển khai và hỏi: các mặt của hình hộp chữ nhật có đặc điểm gì chung ? - Giáo viên vẽ hình hộp chữ nhật lên bảng vừa vẽ vừa giải thích : Đặt hình hộp chữ nhật ở 1 vị trí, quan sát ở 1 vị trí cố định, ta không nhìn thấy một mặt dáy ( phía dưới ) nên khi vẽ cô dùng nét đứt để thể hiện các cạnh của nó phân biệt với cách cạnh nhìn thấy được . - Giáo viên cho học sinh đếm số đỉnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh. - Giáo viên hỏi : hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ? - Giáo viên chỉ hình hộp chữ nhật được vẽ trên bảng : Cô đặt tên cho các đỉnh của hình hộp chữ nhật là : A, B, C, D, M, N, P, Q. - Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh đếm số cạnh của bao diêm, viên gạch, hộp bánh . - Giáo viên hỏi : Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh ? - Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ tên các cạnh của hình hộp chữ nhật . -Giáo viên giới thiệu 3 kích thước của hình hộp chữ nhật : + Chiều dài ( chính là chiều dài của mặt đáy ). + Chiều rộng (chính là chiều rộng của mặt đáy ). + Chiều cao ( độ dài của các cạnh bên). - Giáo viên vừa chỉ trên bảng vừa tổng hợp lại các yéu tố của hình hộp chữ nhật : Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, các mặt đều là hình chữ nhật , có 8 đỉnh, 12 cạnh , và 3 kích thước đó là chiều dài, chiều rộng và chiều cao . - Giáo viên : Hãy kể tên những vật có dạng hình hộp chữ nhật mà em biết . -Giáo viên tổng kết, khen ngợi những học sinh tìm được hình nhanh . - Học sinh quan sát vật thật . - Học sinh quan nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi : + HS đếm và nêu : Bao diêm có 6 mặt, hộp bánh có 6 mặt, viên gạch có 6 mặt . + Hình hộp chữ nhật có 6 mặt . - Học sinh lên bảng chỉ rõ đâu là 2 mặt đáy và các mặt bên của hình hộp chữ nhật triển khai . - Học sinh quan sát và nêu : Các mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật . - Học sinh theo dõi . - Mỗi học sinh đếm đỉnh của 1 vật,sau đó lần lượt nêu : + Bao diêm có 8 đỉnh . + Viên gạch có 8 đỉnh. + Hộp bánh có 8 đỉnh . - Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh . - Học sinh quan sát và nêu lại tên các đỉnh của hình hộp chữ nhật . - Học sinh đếm và nêu : + Bao diêm có 12 cạnh + Viên gạch có 12 cạnh + Hộp bánh có 12 cạnh. - Hình hộp chữ nhật có 12 cạnh . - Học sinh lên bảng vừa chỉ hình vẽ vừa nêu : AB, BC, DC, AD, MN, NP, QP, MQ, AM, BN, CP, DQ. - Học sinh nối tiếp nhau nêu trước lớp. 2. Giới thiệu về hình lập phương và 1 số đặc điểm của nó. - Giáo viên sử dụng con xúc sắc và hộp lập phương có thể triẻn khai được để giới thiệu cho học sinh về hình lập phương tương tự hình hộp chữ nhật . nhưng có thể cho học sinh đo độ dài cách cạnh để nêu đặc điểm của các mặt hình lập phương . - Học sinh quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên và rút ra kết luận vè đặc điểm của hình này : + Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông . 3. Thực hành . Bài 1 : - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK . - Hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài tập như thế nào ? - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng . - Giáo viên nhận xét kết luận : Hình hộp chữ nhật có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh. Hình lập phương cũng thế . Bài 2 : Giáo viên vẽ hình như bài tập 2 sách giáo khoa lên bảng . a. Học sinh làm bài vào bảng con . Kết quả là : + Chiều dài ( tương ứng với các cạnh AB = MN = QP = DC ) là 6cm. + Chiều rộng ( tương ứng với các cạnh AD = MQ = BC = NP ) là 3cm . + Chiều cao ( tương ứng với các cạnh AM = DQ = CP = BN ) là 4cm . - Giáo viên mời học sinh nhận xét làm bài của bạn trên bảng . - Giáo viên nhận xét và sửa chữa bài cho học sinh Bài 3 : - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và quan sát hình . - Hỏi : Trong các hình A, B , C hình nào là hhcm, hình nào là hình lập phương ? Vì sao em biết ? - Đọc thầm đề bài trong SGK . - Bài tập yêu cầu chúng ta viết số mặt, số đỉnh, số cạnh của hình hộp chữ nhật và hình lập phương vào ô thích hợp . - 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập . - Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) . b . Giáo viên ( hoặc gọi 1 học sinh ) ghi kích thước ( chiều dài, chiều rộng, chiều cao ) của hình hộp chữ nhật đã cho lên hình vẽ trên bảng để học sinh dễ dàng nhận biết được hướng giải . Diện tích của mặt đáy MNPQ là : 6 3 = 18 ( cm2 ) Diện tích của bên ABNM là : 6 4 = 24 ( cm2 ) Diện tích của mặt bên BCNP là : 4 3 = 12 ( cm2 ) - Học sinh làm bài vào vở , một học sinh làm bài trên bảng để tiện sửa chữa . - Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) . - Học sinh đọc thầm đề bài và quan sát hình trong SGK - Học sinh thảo luận nhóm đôi, quan sát , nhận xét và chỉ ra hình hộp chữ nhật , hình lập phương trong các hình đã cho : + Hình A là hình hộp chữ nhật vì hình này có 6 mặt đều là hình chữ nhật , có 3 kích thước là chiều dài, chiều rộng, chiều cao . + Hình B không phải là hình hộp chữ nhật, cùng không phải là hình lập phương vì hình này có 8 mặt và 4 kích thước khác nhau . + Hình C là hình lập phương vì hình có 6 mặt là hình vuông . Tuỳ theo đối tượng học sinh có thể : Giáo viên có giới thiệu một cách trực tiếp đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương trên hình vẽ khai triển như sách giáo khoa . III. Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm lại bài tập 2
Tài liệu đính kèm: