LUYỆN TẬP CHUNG
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp học sinh :
- Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Vận dụng các quy tắc tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần để giải một số bài tập có yêu cầu liên quan đến các hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ kẻ sẵn bảng như bài tập 2 .
- Các tấm thẻ ghi các chữ a,b,c,d.
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước .
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng
TOÁN : BÀI 109 LUYỆN TẬP CHUNG & A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp học sinh : Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương .. Vận dụng các quy tắc tính diện tích xung quanh ,diện tích toàn phần để giải một số bài tập có yêu cầu liên quan đến các hình hộp chữ nhật và hình lập phương . B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ kẻ sẵn bảng như bài tập 2 . Các tấm thẻ ghi các chữ a,b,c,d. C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ : - Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . - Nhận xét và cho điểm học sinh - 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập . - Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng II . Bài mới : 1. Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình lập phương và hình hộp chữ nhật . 2. Thực hành . Bài 1: - Gọi học sinh đọc đề bài . - Yêu cầu học sinh làm bài . - Gọi 2 học sinh đọc bài làm trước lớp . - Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh - Học sinh làm việc cặp đôi , nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vài học sinh nêu để giáo viên kiểm tra - 1 học sinh đọc đề bài trước lớp - Học sinh làm bài vào vở, đổi vở kết quả và nhận xét bài của nhau . - 2 học sinh đọc bài của mình , học sinh khác nhận xét và giáo viên kết luận. Bài giải a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là : (2,5 + 1,2 ) 20,5 = 3,6 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là : 3,6 + 2,5 1,12 = 9,1 (m2) b) 15dm = 1,5m Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là : (3 + 1,5 ) 20,9 = 8,1 (m2) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là : 8,1 + 3 1,52 = 17,1 (m2) Bài 2: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài - Hỏi : Em hiểu yêu cầu của đề bài như thế nào ? - Giáo viên treo bảng phụ kẻ sẵn bảng như bài tập 2 và hướng dẫn học sinh các làm bài . - Giáo viên gợi mở để học sinh nhận ra được hình hộp chữ nhật thứ 3 là hình lập phương và nêu được nhận xét về hình lập phương ( như sách giáo khoa ) - Yêu cầu học sinh làm bài . - Khi giáo viên chữa bài nên cho học sinh nêu cách tính . - HS đọc thầm bảng số liệu trong SGK . - Học sinh : Bài tập cho số liệu thống kê các kích thước của hình hộp chữ nhật , chúng ta phải tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần rồi điền vào chỗ trống cho phù hợp . Riêng hình hộp chữ nhật thứ 2 chưa cho biết chiều rộng nhưng cho biết chu vi dáy, từ đó ta có thể tìm được chiều rộng. - Học sinh cả lớp làm bài vào vở , một học sinh làm bài vào bảng phụ Hình hộp chữ nhật (1) (2) (3) Chiều dài 4m cm 0,4dm Chiều rộng 3m cm 0,4dm Chiều cao 5m cm 0,4dm Chu vi đáy 14m 2 cm 1,6dm S xung quanh 70m2 cm2 0,64dm2 S toàn phần 100m2 cm2 0,96dm2 - Giáo viên cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng . - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . - Hỏi : Em có nhận xét gì về các kích thước của hình hộp chữ nhật thứ 3 ? - Vậy hình hộp chữ nhật này còn gọi là hình gì ? - Giáo viên mời học sinh đọc phần nhận xét cuối bài tập 2 . - Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) . - Hình hộp chữ nhật thứ 3 có 3 kích thước bằng nhau . - Là hình lập phương . - 1 học sinh đọc cho cả lớp nghe : Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau . Bài 3: - Giáo viên mời học sinh đọc đề bài trong SGK . - Tổ chức cho học sinh thi “ chạy toán” : + Học sinh làm bài theo cặp . + Giáo viên chỉ thu bài của 5 cặp học sinh xong dầu tiên . + 5 cặp xong đầu tiên nhanh chóng chạy lên đưa bài cho giáo viên,đúng sẽ được thưởng . - Giáo viên chấm bài của 5 cặp đầu tiên, chọn cặp có bài giải hay nhất yêu cầu trình bày trước lớp . - Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh dựa vào công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để tìm và giải thích kết quả tìm được . - Giáo viên tuyên dương và trao phần thưởng cho các cặp học sinh đoạt giải trong cuộc thi “ chạy toán ” - 1 học sinh đọcđề bài trước lớp . - Học sinh làm bài theo cặp, viết kết quả vào một mảnh giấy, xong sớm thì được chạy lên đưa cho giáo viên . - Cặp học sinh được chọn trình bày . Ví dụ : Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì cả diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương đều tăng lên 9 lần, vì khi đó diện tích của 1 mặt hình lập phương tăng lên 9 lần . III. Củng cố dặn dò Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm các Bài tâp hướng dẫn luyện thêm . IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm Diện tích toàn phần của hình lập phương thứ nhất là 1,5m2, diện tích toàn phần của hình lập phương thứ hai là 37,5m2. Hỏi cạnh của hình lập phương thứ hai dài gấp mấy lần cạnh của hình lập phương thứ nhất ?
Tài liệu đính kèm: