Giáo án Toán lớp 5 - Bài 110: Thể tích của một hình

Giáo án Toán lớp 5 - Bài 110: Thể tích của một hình

TOÁN : BÀI 110

THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH



A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Hình thành biểu tượng về thể tích một hình .

- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản .

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Bộ đồ dùng học tập .

- Các hình minh họa trong SGK

C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước .

- Nhận xét và cho điểm học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .

- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Bài 110: Thể tích của một hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 110
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH 
š&›
A MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Hình thành biểu tượng về thể tích một hình .
 Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Bộ đồ dùng học tập .
Các hình minh họa trong SGK 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Hình thành biểu tượng về thể tích một hình .
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát trên các mô hình trực quan :
a)Ví dụ 1 : 
- Giáo viên đưa một hộp hình lập phương nằm trong một hình hộp chữ nhật ( bằng nhựa trong ), sau đó thả hình lập phương (1cm 1cm 1cm ).
- Giáo viên nêu : Trong hình bên, hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật . Ta nói : Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật 
b)Ví dụ 2 : 
- Giáo viên dùng các hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) xếp thành hình C và hình D ( như sách giáo khoa ) .
- Giáo viên hỏi : 
+ Hình C gồm mấy hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) ghép lại ?
+ Hình D gồm máy hình lập phương như thế ghép lại ?
- Giáo viên nêu : Hình C gồm 4 hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) ghép lại , hình D cùng gồm 4 hình lập phương như thế ghép lại , ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D .
c)Ví dụ 3 : 
- Giáo viên tiếp tục dùng các hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) xếp các hình lập phương thành hình P, hình M và hình N ( như sách giáo khoa ) .
- Hỏi : hình lập phương P gồm mấy hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) ghép lại .
- Giáo viên nêu tiếp : Ta tách hình P thành 2 hình M và N .
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và hỏi :
+ Hình M gồm mấy hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) ghép lại ?
+ Hình N gồm mấy hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) ghép lại ?
+ Có nhận xét gì về số hình lập phương tọa thành hình P và số hình lập phương tạo thành của hình M và hình N ?
- Giáo viên nêu : Ta nói thể tích của hình P người tổng thể tích của các hình M và N .
- Học sinh quan sát hình .
- Nghe và nhắc lại kết luận của giáo viên .
- Học sinh quan sát mô hình hoặc hình vẽ .
- Học sinh :
+ Hình C gồm 4 hình lập phương (1cm 1cm 1cm ) ghép lại .
+ Hình D gồm 4 hình lập phương như thế ghép lại .
- Học sinh nghe và nhắc lại kết luận vr giáo viên .
- Học sinh quan sát mô hình .
- Hình P gồm 6 hình lập phương 
 (1cm 1cm 1cm ) ghép lại .
- Học sinh quan sát mô hình và nêu :
+ Hình M gồm 4 hình lập phương 
 (1cm 1cm 1cm ) ghép lại .
+ Hình N gồm 2 hình lập phương 
 (1cm 1cm 1cm ) ghép lại .
+ Ta có 6 = 4 + 2 
2. Thực hành .
Bài 1 : 
- Giáo viên mời 1 học sinh đọc đề bài 
- Yêu cầu : Học sinh quan sát nhận xét các hình trong sách giáo khoa .
- Giáo viên gọi một số học sinh trả lời , yêu cầu học sinh khác nhận xét và giáo viên đánh giá bài làm của học sinh .
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh .
- 1 học sinh đọc đề bài trước lớp .
- Học sinh tự làm bài .
- 1 học sinh nêu ý kiến , các học sinh khác nghe và nhận xét bài làm của bạn :
+ Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ .
+ Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ .
+ Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A .
Bài 2 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tương tự bài 1 . Lưu ý với học sinh cách tìm số hình lập phương ở mỗi hình sao cho nhanh .
- Học sinh quan sát hình và trả lời các câu hỏi của bài :
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ .
+ Hình B gồm 27hình lập phương nhỏ .
+ Hình A có thể tích lớn hơn hình B .
Bài 3 : Tổ chức trò chơi thi xếp hình nhanh .
- Giáo viên mời 1 học sinh đọc đề bài .
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thi xếp hình nhanh và nhiều , nhóm nào xếp được nhanh nhất, nhiều hình nhất là nhóm thắng cuộc :
+ Chuẩn bị : Đủ số hình lập phương cạnh 1cm .
+ Cách chơi : Chia lớp thành một số nhóm, giáo viên yêu cầu ( như sách giáo khoa ), học sinh làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả . Giáo viên đánh giá và công bố kết quả cuộc chơi .
- Học sinh dùng các khối lập phương cạnh 1cm để xếp hình .
III. Củng cố dặn dò .
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm lại các bài tập trong bài 

Tài liệu đính kèm:

  • doc110. Thể t■ch của 1 hình.doc