Giáo án Toán lớp 5 - Bài 111: Xăng - Ti - mét khối, đề - xi - mét khối

Giáo án Toán lớp 5 - Bài 111: Xăng - Ti - mét khối, đề - xi - mét khối

TOÁN : BÀI 111

XĂNG-TI-MÉT KHỐI . ĐỀ-XI-MÉT KHỐI



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo.

- Nhận được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .

- Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Hình phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa ( không ghi các đơn vị đo).

- Bộ đồ dùng Toán 5.

- Bảng phụ kẻ sẵn bảng như bài tập 1- sách giáo khoa

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 505Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Bài 111: Xăng - Ti - mét khối, đề - xi - mét khối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 111
XĂNG-TI-MÉT KHỐI . ĐỀ-XI-MÉT KHỐI
š&›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo.
Nhận được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .
Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Hình phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa ( không ghi các đơn vị đo).
Bộ đồ dùng Toán 5.
Bảng phụ kẻ sẵn bảng như bài tập 1- sách giáo khoa 
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập 1,2 của tiết trước . 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .
- Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1cm ( trong bộ đồ dùng) để học sinh quan sát , nhận xét . Từ đó giáo viên giới thiệu về xăng-ti-mét khối :
Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh là 1cm . Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3 
- Giáo viên treo hình vẽ đã chuẩn bị lên bảng , giới thiệu hình lập phương có cạnh 1dm và tương tự như trên học sinh tự nêu được về đề-xi-mét khối : Đề-xi- -mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh là 1dm . Đề-xi-mét khối khối viết tắt là dm3 
- Giáo viên nên yêu cầu, học sinh quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm đôi để rút ra mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối :
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào “ đầy kín” hình lập phương có thể tích 1dm3 . Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này có bao nhiêu hình lập phương 1cm3
 + Xếp được bao nhiêu lớp như thế sẽ 
đầy kín hình lập phương 1 dm3 ?
+ Như vậy hình lập phương thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 ?
- Giáo viên nêu : hình lập phương cạnh 1dm gồm 10 10 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm . 
 Ta có : 1dm3 = 1000cm3.
- Giáo viên kết luận về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối ; cách đọc và viết như mối liên quan giữa 2 đơn vị này . 
- Học sinh quan sát hình theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh nghe và nhắc lại .
Đọc kí hiệu cm3 
- Học sinh nghe và nhắc lại . 
Đọc kí hiệu dm3 
- Học sinh quan sát mô hình .
- Lớp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình , vậy có 10 10 = 100 hình .
+ Xếp được 10 lớp như thế 
( vì 1dm = 10 cm ).
+ Hình lập phương thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- Học sinh nhắc lại : 1dm3 = 1000cm3.
2. Thực hành .
Bài 1 : Rèn kĩ năng đọc và viết đúng các số đo.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK .
- Đề bài yêu cầu gì ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài mẫu và tự làm bài .
- Học sinh làm bài vào vở , đổi vở để kiểm tra và nhận xét bài của nhau .
- Một học sinh làm bài vào bảng phụ có hình vẽ như bài tập 1 để tiện chữa bài .
- Học sinh đọc thầm đề bài .
- Bài cho cách viết hoặc cách đọc các số đo thể tích là xăng-ti-mét khối hoặc đề-xi-mét khối, chúng ta phải đọc hoặc viết các số đo đó cho đúng .
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập 
- 1 học sinh đọc bài chữa trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét sau đo kiểm tra chéo lẫn nhau 
Bài 2 : Củng cố mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK 
- Giáo viên viết lên bảng các trường hợp sau :
 5,8dm3 = . cm3 
 154000cm3 = . dm3
- Yêu cầu học sinh làm 2 trường hợp trên 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài đúng nêu cách làm bài của mình .Khi chữa bài, giáo viên nên cho học sinh nêu cách tính .
- Gáo viên nhận xét giải thích lại cách làm của học sinh .
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm tiếp những phần còn lại của bài .
- Giáo viên chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh .
- Học sinh đọc đề bài .
- 1 học sinh lên bảng làm bài . học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
- Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) .
- Học sinh trình bày :
 5,8dm3 = . cm3 
Ta có 1 dm3 = 1000 cm3 
Mà 5,8 1000 = 58000. 
Nên 5,8dm3 = 5800cm3
 154000cm3 = . dm3
Ta có 1000cm3 = 1dm3 
Mà 154000: 1000 = 154
Nên 154000cm3 = 154dm3
- 2 học sinh lên bảng làm bài .
III . Củng cố dặn dò 
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối .
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm các Bài tâp hướng dẫn luyện thêm .
IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm 
 Viết số thich hợp vào chỗ trống :
12 dm3 = cm3 12000cm3 = ..dm3
13,5dm3 = cm3 14500cm3 = ..dm3
2,76dm3 = cm3 1230cm3 = ..dm3

Tài liệu đính kèm:

  • doc111. Xăng ti m←t khối - Đề xi m←t khối.doc