Giáo án Toán lớp 5 - Bài 91: Diện tích hình thang

Giáo án Toán lớp 5 - Bài 91: Diện tích hình thang

 BÀI 91

DIỆN TÍCH HÌNH THANG



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 * Giúp học sinh :

- Hình thành công thức tính diện tích hình thang .

- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán liên quan .

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong sách giáo khoa ( bằng bìa , cỡ to , có thể đính lên bảng ), kéo .

- Học sinh chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong sách giáo khoa ( bằng giấy , cỡ nhỏ, có thể đính lên bảng ) , kéo để cắt hình .

C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Bài 91: Diện tích hình thang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN 
 BÀI 91
DIỆN TÍCH HÌNH THANG
š&›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 * Giúp học sinh :
Hình thành công thức tính diện tích hình thang .
Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài toán liên quan .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong sách giáo khoa ( bằng bìa , cỡ to , có thể đính lên bảng ), kéo .
Học sinh chuẩn bị hình thang như hình vẽ trong sách giáo khoa ( bằng giấy , cỡ nhỏ, có thể đính lên bảng ) , kéo để cắt hình .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 I . Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .
- Giáo viên chữa bài, nhận xét và cho điểm học sinh.
II . Bài mới :
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác và cắt ghép hình để xây dựng công thức tính diện tích hình thang .
1. Hình thành công thức tính diện tích hình thang .
a) Căt ghép hình 
- Giáo viên vẽ hình vẽ như sách giáo khoa lên bảng, gọi học sinh nêu cạnh đáy và chiếu cao của hình thang ABCD
- Hướng dẫn học sinh xác định trung điểm M của cạnh BC. Giáo viên hướng dẫn thao tác cho học sinh . ( Giáo viên gắn kết quả của mình lên bảng ).
b) So sánh các yếu tố hình học giữa hình thàng ABCD và hình tam giác ADK
- Giáo viên phát vấn giúp học sinh quan sát hình và tự nêu :
+ Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.
DK=DC+CK=DC+AB
 ( CK chính là cạnh đáy của hình thang 
ABCD )
c) Rút ra công thức và quy tắc tính diện tích hình thang :
- Giáo viên vẽ 1 hình thang lên bảng kẻ đường cao của hình đó . Giới thiệu các kí hiệu : S là diện tích ; a,b là độ dài của các cạnh đáy . h là chiếu cao .
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang .
 2. Thực hành :
Bài 1:
- Học sinh làm từng phần vào bảng con. Khi chữa giáo viên nêu cho học sinh rõ cách tính .
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài , sau đó tự làm bài vào vở bài tập .
- Gọi 2 học sinh nêu bài giải trước lớp .
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước .
- Học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn đúng / sai , nếu sai thì sửa lại cho đúng .
- Học sinh lắng nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học .
- Học sinh chuẩn bị hình như yêu cầu .
- Học sinh cắt rời hình tam giác ABM ,sau đó ghép lại như hướng dẫn trong sách giáo khoa để được hình tam giác ADK .
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để đưa ra nhận xét :
+ Diện tích hình tam giác ADK là:
+ Diện tích hình thang ABCD là:
- Học sinh dựa vào kết quả trên , phát triển thành quy tắc tính diện tích hình thang ( như sách giáo khoa ).
- Học sinh nêu công thức tính diện tích hình thang :
- Một vài học sinh nhắc lại quy tắc và
 công thức tính diện tích hình thang 
- Học sinh vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang để làm bài tập .
a) .
b) .
- Mỗi học sinh nêu bài giải của một phần . Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét .
* Bài 2: 
- Cho học sinh nhắc lại khái niệm hình thang vuông để thấy được cách tính diện tích hình thang vuông 
- Phần b cho học sinh chỉ rõ số đo của các cạnh đáy và chiều cao của hình thang đó .
- Yêu cầu học sinh làm bài .
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở .
a) Diện tích hình thang là :
( 4 + 9 ) 5 : 2 = 32,5 ( cm2)
b) Diện tích hình thang là :
( 3 + 7 ) 4 : 2 = 20 ( cm2)
* Bài 3 : 
- Yêu cầu : Học sinh đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài toán . 
-Yêu cầu : Học sinh tự nêu ( hoặc giáo viên gợi ý để học sinh nêu ) hướng giải bài toán : Trước hết phải tìm chiều cao của hình thang.
- Học sinh làm bài vào vở, một học sinh làm trên bảng lớp để tiện chữa bài .
Bài giải
Chiều cao của hình thang là :
( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1( m ).
Diện tích của hình thang là :
(110 + 90,2 ) x 102,1 : 2 = 10.020,01 ( m2 ).
Đáp số : 10.020,01 m2 .
III. Củng cố dặn dò :
Goị học sinh nhắc lại cách tính diện tích của hình thang .
Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài thơ về tính diện tích của hình thang :
 Muốn tính diện tích hình thang 
Đáy lớn đáy nhỏ ta đem cộng vào 
 Rồi đem nhân với chiếc cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra .
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà học thuộc quy tắc và công thức tính diện tích hình thang, làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm .
IV. Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
 Điền số thích hợp vào bảng sau :
Hình thang
Đáy lớn ( cm )
Đáy nhỏ ( cm )
Chiều cao ( cm )
Diện tích ( cm2)
15
12
10
15,8
10,2
13
21,7
18,9
15,8
19
13
240
17,5
14,9
139,32

Tài liệu đính kèm:

  • doc91.Diện t■ch hình thang.doc