Giáo án Toán lớp 5 - Kì I - Bài 49: Luyện tập

Giáo án Toán lớp 5 - Kì I - Bài 49: Luyện tập

LUYỆN TẬP



A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

 Củng cố kĩ năng cộng các số thập phân .

 Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.

 Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học ; tìm số trung bình cộng.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

I. Kiểm tra bài cũ .

 Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .

 Giáo viên chữa bài , nhận xét và cho điểm học sinh .

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Kì I - Bài 49: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN Bài 49 
LUYỆN TẬP
š&›
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Củng cố kĩ năng cộng các số thập phân .
Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
Củng cố về giải bài toán có nội dung hình học ; tìm số trung bình cộng.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
I. Kiểm tra bài cũ .
Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .
Giáo viên chữa bài , nhận xét và cho điểm học sinh .
II . Bài mới :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài .
- Giáo viên : Trong tiết học toán này chúng ta cùng luyện tập về phép cộng các số thập phân , nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân , giải các bài toán có nội dung hình học và bài toán liên quan đến số trung bình cộng 
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài .
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài .
- Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . 
- Học sinh đọc thầm đề bài trong SGK .
- 1 HS nêu yêu cầu : Bài cho các cặp số a, b ,yêu cầu chúng ta tính giá trị của hai biểu thức a+b và b+a , sau đó so sánh giá trị của hai biểu thức này .
- 1 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36 
3,09
a + b
5,7 + 6,24 = 19,4 
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62 
b + a
6,24 + 5,6 = 19,4
4,36 + 14,9 = 19,26
3,09 + 0,53 = 3,62 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
- Giáo viên hỏi : 
+ Em có nhận xét gì về giá trị, vị trí các số hạng của hai tổng a + b và b + a khi
 a = 5,7 và b = 6,24 ?
+ Giáo viên hỏi tương tự với 2 trong hợp còn lại .
- Giáo viên hỏi tổng quát : Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b và b + a ?
+ Khi đổi chỗ các số hạng của a + b thì được tổng nào ? Tổng này có giá trị như thế nào so với tổng a + b ?
- Giáo viên khẳng định : Đó chính là tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân . Khi đỏi chỗ hai số hạng trong cùng một tổng thì tổng không thay đổi .
- Giáo viên hỏi : Em hãy so sánh tính chất giao hoán của phép cộng các số tự nhiên với tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân ?
Bài 2 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài toán .
- Em hiểu yêu cầu của bài toán “ dùng tính chất giao hoán để thử lại ” như thế nào ? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài .
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng .
- Giáo viên nhận xét , cho điểm học sinh .
Bài 3 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán .
- Yêu cầu học sinh tự làm bài .
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
Bài 4 
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu gì ? 
- Giáo viên yêu cầu học sinh khá tự làm bài và đi hướng dẫn học sinh yếu với các câu hỏi hướng dẫn :
+ Em hãy nêu cách tính số trung bình cộng .
+ Để tính được trung bình mỗi ngày bán được bao nhiêu mét vải em hiểu biết được những gì ?
+ Tổng số mét vải đã bán được là bao nhiêu ?
+ Tổng số ngày bán hàng là bao nhiêu ngày ?
- Giáo viên chữa bài ,sau đó nhận xét và cho điểm học sinh 
- Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) .
- Học sinh trả lời :
+ Hai tổng này có giá trị bằng nhau .
+ Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng của 5,6 + 6,24 thì ta được tổng 6,24 + 5,7 
- Học sinh nêu : a + b = b + a 
+ Khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng a + b ta có được tổng b +a có giá trị bằng tổng ban đầu .
- Học sinh nhắc lại kết luận về tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân .
- Học sinh nhở và nêu : Dù là phép cộng số tự nhiên hay phép cộng số thập phân thì khi đổi chỗ các số hạng tổng vẫn không thay đổi .
- Học sinh đọc thầm đề bài trong SGK .
- Học sinh nêu : Thực hiện phép cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp . Nếu hai phép cộng có kết quả người nhau tức là tính đúng , nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tức là phép tính sai .
- 3 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
 a) 9,46 3,8 
 + 3,8 thử lại + 9,46
 13,26 13,26
 b) 45,08 24,97
 + 24,97 thử lại + 45,08
 70,05 70,05
 c) 0,07 0,09
 + 0,09 thử lại + 0,07
 0,16 0,16
- Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) .
- 1 học sinh đọc đề bài toán trước l .
- 1 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
 Bài giải 
Chiều dài của hình chữ nhật là :
 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) 
Chu vi của hình chữ nhật là :
 ( 16,34 + 24,66 0 2 = 82 (m) 
 Đáp số : 82 m 
- 1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp , cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK . 
- Học sinh : Bài toán cho biết : 
+ Tuần đầu bán được 314,78 m vải .
Tuần sau bán được 525,22 mét vải 
Bán tất cả các ngày trong tuần .
- Tính trung bình số mét vải bán trong 1 ngày .
 Bài giải 
Số mét vải cửa hàng bán trong 2 tuần lễ là :
 314,78 + 525,22 = 840 ( m ).
Tổng số ngày trong 2 tuần lễ :
 7 2 = 14 ( ngày ).
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là :
 840 : 14 = 60 ( m ) .
 Đáp số: 60 m .
 III. Củng cố dặn dò 
 Giáo viên nhận xét tiết học , dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm .
IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm 
Điền dấu > , < = thích hợp vào chỗ chấm :
a) 12,34 + 12,66  12,66 + 12,34 
b) 56,07 + 0,09  52,39 + 4,09 
c) 15,82 + 34,57  21,78 + 23,98 .

Tài liệu đính kèm:

  • doc49.To£n luyện tập t5 t10.doc