TOÁN
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN
VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp học sinh :
Nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên .
Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên .
B . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Kiểm tra bài cũ .
Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .
Giáo viên chữa bài , nhận xét và cho điểm học sinh .
TOÁN NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN c=d A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp học sinh : Nắm được quy tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên . Bước đầu hiểu ý nghĩa của phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên . B . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC I. Kiểm tra bài cũ . Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét . Giáo viên chữa bài , nhận xét và cho điểm học sinh . II . Bài mới : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Giới thiệu bài . - Giáo viên : Trong tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu các phép tính với số thập phân . 2. Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với 1 tự nhiên a) Ví dụ * Hình thành phép nhân - Giáo viên vẽ hình tam giác ABC có ba cạnh dài người nhau , mỗi cạnh dài 1,2m . Tính chu vi hình tam giác đó . - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi hình tam giác ABC . - Giáo viên : 3 cạnh của tam giác có gì đặc biệt ? - Vậy để tính tổng của 3 cạnh , ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2m + 1,2m ta còn có cách nào khác ? - Giáo viên nêu : hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m . Để tính chu vi hình tam giác này chúng ta thực hiện s nhân 1,2 3 . Đây là phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên . * Đi tìm kết quả - Giáo viên yêu cầu học sinh cả lớp trao đổi , suy nghĩ để tìm kết quả của 1,2m 3 ( Gợi ý : Tìm các chuyển 1,2m thành số đo với dưới dạng số tự nhiên rồi tính ) - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tính . - Giáo viên nghe học sinh trình bày và viết cách làm trên bảng như phần bài học trong SGK . - Giáo viên hỏi : Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét ? * Giới thiệu kĩ thuật tính - Giáo viên nêu : Trong bài toán trên để tính được 1,2m 3 các em phải đổi 1,2m người 12dm để thực hiện phép tính với số tự nhiên , sau đó đổi 3,6dm = 3,6m . Làm như thế không thuận tiện và trấ mất thời gian nên người ta đã nghĩ ra cách đặt tính và thực hiện phép tính như sau : - Học sinh nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học . . - Học sinh nghe và nêu lại bài toán ví dụ . - Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh : 1,2m + 1,2m + 1,2m ( học sinh có thể nêu luôn là 1,2 3 ) - 3 cạnh của tam giác bằng nhau và bằng 1,2m . - Ta còn có thể thực hiện phép nhân : 1,2m 3 - Học sinh thảo luận theo cặp . - 1 học sinh nêu trước lớp , học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét . 1,2m = 12dm 12 3 36(dm). 36dm = 3,6 ( m) Vậy 1,2m 3 = 3,6 (m ) . - Học sinh theo dõi . 1,2 3 3,6m * Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân số tự nhiên : 3 nhân với 2 bằng 6 , viết 6 3 nhân với 1 bằng 3 , viết 3 . * Đếm thấy phần thập phân của số 1,2 có một chữ số , ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số kể từ phải sang trái . - Giáo viên : Em hãy so sánh tích 1,2m 3 ở cả hai cách tính - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện lai phép tính 1,2 3 theo cách đặt tính . - Giáo viên yêu cầu so sánh hai phép nhân 12 1,2 3 3 36 3,6 Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 phép nhân này . - Giáo viên : Trong phép tính 1,2 3 chúng ta đã tách phần thập phân ở tích như thế nào ? - Giáo viên : Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân và của tích ? - Giáo viên : Dựa vào cách thực hiện 1,2 3 em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên . b) Ví dụ 2 - Giáo viên nêu ví dụ 2 : Đặt tính và tính 0,46 12 . - Giáo viên gọi học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng . - Giáo viên yêu cầu học sinh tính đúng nêu cách tính của mình . - Học sinh : Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3 = 3,6 (m) - Học sinh cả lớp cùng thực hiện . - Học sinh so sánh , sau đó 1 học sinh nêu trước lớp , học sinh cả lớp theo dõi nhận xét : + Giống nhau về cách đặt tính , thực hiện phép tính . + Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có dấu phẩy . - Học sinh : Đếm thấy 1,2 có một chữ số ở phần thập phân , ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số từ phải sang trái . - Học sinh nêu : Thừa số có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân thì tích có bấy nhiêu chữ số ở phần thập phân . - 1 học sinh nêu như trong SGK , học sinh cả lớp nghe và bổ sung ý kiến . - 2 học sinh lên bảng thực hiện phép nhân , học sinh cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp . - Học sinh nhận xét đúng / sai ( nếu sai thì sửa lại cho đúng ) . - 1 học sinh nêu cách thực hiện của mình . lớp theo dõi và nhận xét . 0,46 12 92 46 5,52 * Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân số tự nhiên : + 2 nhân với 6 bằng 12 , viết 2 nhớ 1 2 nhân với 4 bằng 8 , 8 nhớ 1 là 9 , viết 9 . + 1 nhân với 6 bằng 6 , viết 6 . 1 nhân 4 bằng 4 , viết 4 . + 2 hạ 2 9 cộng thêm 6 bằng 15 viết 5 nhớ 1 . 4 thêm 1 bằng 5 , viết 5 * Đếm thấy phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số , ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số kể từ phải sang trái . * Vậy 0,46 12 = 5,52 - Giáo viên nhận xét cách tính của học sinh . 2. Ghi nhớ - Giáo viên hỏi : Qua hai ví dụ , bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên ? - Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học sinh học thuộc lòng luôn tại lớp . 3. Luyện tập – thực hành . Bài 1 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏ : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài . - Một số học sinh nêu trước lớp , cả lớp theo dõi và nhận xét . - Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính . - 4 học sinh lên bảng làm bài , mỗi học sinh làm 1 phép tính , học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập . a) b) c) d) 2,5 4,18 0,256 6,8 7 5 8 15 17,5 20,90 2,048 340 68 102,0 - Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng . - Giáo viên yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình . - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh Bài 2 - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta tính gì ? - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài . - 1 học sinh nhận xét , cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến . - 4 học sinh lần lượt nêu trước lớp , học sinh cả lớp học sinh nêu tương tự như cách nêu ở ví dụ 2 . - 2 học sinh ngồ cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lần nhau . - Học sinh : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích . - Học sinh tự làm bài vào vở bài tập - Giáo viên gọi học sinh đọc kết quả tính của mình .- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh . Bài 3 - Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài toán . - Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài . - Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh - 1 học sinh đọc trước lớp , học sinh cả lớp theo dõi và nước . - 1 học sinh đọc thành tiếng đề bài trước lớp , cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK . - 1 học sinh lên bảng làm bài , học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập . Bài giải Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là : 42,6 4 = 170,4 ( km) Đáp số : 170,4 km III. Củng cố dặn dò Muốn nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên ta làm như thế nào ? Chọn đúng , sai : a . 15,37 5 = 768,5 b . 15,37 5 = 7,685 c . 15,37 5 = 76,85 Yêu cầu học sinh nêu lí do tại sao đúng hoặc sai . Nhận xét chọn câu đúng . Giáo viên nhận xét tiết học ,dặn dò học sinh về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm . IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm Tính : a) 2,3 7 b) 12,34 5 c) 34,089 9 4,6 15 56,03 14 1.234 18 .
Tài liệu đính kèm: