TOÁN : BÀI 122
BẢNG ĐO ĐƠN VỊ THỜI GIAN
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Giúp học sinh :
- Ôn tập các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng : Quan hệ giữa thế kỉ và năm. Giữa năm và tháng , giữa tháng và ngày , giữa ngày và giờ , giữa giờ và phút , giữa phút và giây .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng đơn vị đo thời gian phóng to .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I . KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Giáo viên nhận xét về kết quả kiểm tra giữa kì của học sinh .
II . BÀI MỚI :
1. Ôn tập đơn vị đo thời gian .
a , Các đơn vị đo thời gian :
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học
- Giáo viên cho học sinh nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian :
+ Ngày và giờ : 1 ngày = 24 giờ .
+ Giờ và phút : 1 giờ = 60 phút .
+ Phút và giây : 1 phút = 60 giây .
+ Tuần và ngày : 1 tuần = 7 ngày .
+ Thế kỉ và năm : 1 thế kỉ = 100 năm .
+ Năm và tháng : 1 năm = 12 tháng .
+ ( GV phát vấn để học sinh nhớ lại tên tháng , và số ngày trong từng tháng . Giáo viên có thể giới thiệu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào một hay 2 nắm tay . Đầu xương nhô là chỉ tháng có 31 ngày , còn chỗ lõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28,29 ngày .)
TOÁN : BÀI 122 BẢNG ĐO ĐƠN VỊ THỜI GIAN A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : Giúp học sinh : Ôn tập các đơn vị thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng : Quan hệ giữa thế kỉ và năm. Giữa năm và tháng , giữa tháng và ngày , giữa ngày và giờ , giữa giờ và phút , giữa phút và giây . B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng đơn vị đo thời gian phóng to . C . HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC I . KIỂM TRA BÀI CŨ : Giáo viên nhận xét về kết quả kiểm tra giữa kì của học sinh . II . BÀI MỚI : 1. Ôn tập đơn vị đo thời gian . a , Các đơn vị đo thời gian : Giáo viên cho học sinh nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học Giáo viên cho học sinh nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian : Ngày và giờ : 1 ngày = 24 giờ . Giờ và phút : 1 giờ = 60 phút . Phút và giây : 1 phút = 60 giây . Tuần và ngày : 1 tuần = 7 ngày . Thế kỉ và năm : 1 thế kỉ = 100 năm . Năm và tháng : 1 năm = 12 tháng . ( GV phát vấn để học sinh nhớ lại tên tháng , và số ngày trong từng tháng . Giáo viên có thể giới thiệu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào một hay 2 nắm tay . Đầu xương nhô là chỉ tháng có 31 ngày , còn chỗ lõm vào chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28,29 ngày .) Năm và ngày : 1 năm = 365 ngày . ( Giáo viên phát vấn để học sinh nhớ lại kiến thức cũ và giải thích : Năm không nhuận có 365 ngày , năm nhuận có 366 ngày. Cứ 3 năm liền không nhuận lại đến 1 năm nhuận . Giáo viên lấy ví dụ để học sinh dễ dàng tìm được năm nào là năm nhuận , chẳng hạn : năm 2000 là năm nhuận thì năm 2004 là năm nhuận . Học sinh tìm các năm nhuận tiếp theo . Giáo viên cho học sinh nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận : số chỉ năm nhuận chia hết cho 4 . Giáo viên treo bảng đơn vị đo thời gian như sau lên bảng và gọi học sinh hoàn thành : 1 thế kỉ = Năm 1 năm = tháng 1 năm = ngày 1 năm nhuận = ngày Cứ . Năm lại có 1 năm nhuận 1 tuần = ngày . 1 ngày = ..giờ . 1 giờ = ..phút . 1 phút = . giây . b . Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian : Giáo viên nêu vấn đề ( như các ví dụ trong sách giáo khoa ) . Giáo viên hướng dẫn để học sinh làm mầu trường hợp 1 . Gọi 3 học sinh lên bảng thực hiện tiếp 3 trường hợp còn lại . Học sinh khác nhận xét , Giáo viên kết luận . 2. Thực hành : Bài 1 : Ôn tập về thế kỉ , nhắc lại các sự kiện lịch sử . Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán . Học sinh làm việc theo nhóm đôi . một học sinh đọc tên , năm công bố các phát minh , một học sinh cho biết phát minh đó công bố vào thế kỉ nào ? Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài , nhắc học sinh dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ . Giáo viên gọi đại diện một số nhóm lên báo cáo kết quả . Mỗi học sinh nêu 1 sự kiện , kèm theo nêu số năm và thế kỉ xảy ra sự kiện đó Các nhóm khác nhận xét , giáo viên kết luận . Đáp án : Sự kiện Năm Thế kỉ Kính viễn vọng ( phát minh của Niu-tơn ) 1671 XVII Bút chì ( do Ni-cô-la Giắc Công-tê người Pháp chế tạo ) 1784 XVIII Đầu máy xe lửa ( phát minh của Ri-sớt người Anh ) 1804 XIX Xe đạp ( lúc mới phát minh có bánh bằng gỗ, bánh trước to hơn , bàn đạp gắn với bánh trước . Do công ty Me-yer et Cie chế tạo theo thiết kế của người thợ đồng hồ Ghin-mét ) 1869 XIX Ô tô 1886 XIX Máy bay ( phát minh của 2 anh em người Mĩ là O-vin Rai và Vin-bơ Rai ) 1903 XX Máy tính điện tử ( Máy tính điện tử đầu tiên do Giôn Prét -xpơ và Giôn Uy-li-ơm Mót -sli chế tạo và đưa vào sử dụng ở Đại học Pen -nsyl-va-nia ) 1946 XX Vệ tinh nhân tạo ( của Liên Xô ) 1957 XX Bài 2 : Học sinh làm bài và chữa miệng . Khi chữa , giáo viên cho học sinh nêu cách tính . Lưu ý với học sinh các trường hợp : 3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng 3,5 = 42 tháng . 3 ngày rưỡi = 3,5 ngày = 24 3,5 = 84 giờ . Bài 3 : Học sinh làm bài từng phần vào bảng con . Khi chữa bài , giáo viên cho học sinh giải thích kết quả tìm được . Giáo viên có thể giới thiệu thêm cho học sinh : Câu chuyện vui về nguyên nhân vì sao tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày : Theo truyền thuyết La Mã thời cổ đại , người La mã chia 1 năm thành 12 tháng , các tháng lấy tên khác nhau . Đến thời 1 vị vua trị vì tên là July , ông ta lấy tên mình đặt cho tháng 7 , ông ta quy định tháng này phải có 31 ngày . Sang triều đại khác ( Auguts ) cũng lấy cũng lấy tên mình đặt cho tháng kế theo ( tháng 8 ) và ông cũng đòi tháng này phải có 31 ngày để không kém vị vua trước . Vì thế 2 tháng 7 và 8 đều có 31 ngày . III. CỦNG CỐ DẶN DÒ Giáo viên nhận xét tiết học về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm . IV. BÀI TẬP HƯỚNG DẪN LUYỆN THÊM Điền số thích hợp vào chỗ trống : giờ = phút phút = giây ngày = . phút phút = giây 0,75 ngày = phút 1,5 giờ = phút 300 giây = giờ 2 giờ 15 phút = giờ
Tài liệu đính kèm: