Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
A . MỤC TIÊU :
Giúp học sinh :
- Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau .
- Tiếp tục rèn kĩ năng tính quãng đường , vận tốc , thời gian .
B . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- Bảng phụ vẽ sơ đồ bài 1 ( phần a ) .
- Bảng phụ cho hoạt động nhóm bài 1 ( phần b ).
C. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
I . Kiểm tra bài cũ :
Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét .
Giáo viên chữa bài , nhận xét và cho điểm học sinh .
II . Bài mới :
1. Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều đuổi nhau .
Bài 1 :
- Phần a :
- Học sinh nêu bài toán .
- Bằng hệ thống câu hỏi ,giáo viên dẫn dắt để học sinh phát hiện được trong bài toán có 2 chuyển động đồng thời và cùng chiều nhau .
- Giáo viên treo bảng phụ vẽ sơ đồ ( như SGK ) .
Bài 138 Toán LUYỆN TẬP CHUNG & A . MỤC TIÊU : Giúp học sinh : Làm quen với bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau . Tiếp tục rèn kĩ năng tính quãng đường , vận tốc , thời gian . B . ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Bảng phụ vẽ sơ đồ bài 1 ( phần a ) . Bảng phụ cho hoạt động nhóm bài 1 ( phần b ). C. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : I . Kiểm tra bài cũ : Giáo viên mời 2 học sinh lên bảng làm bài tập luyện thêm của tiết học trước . Học sinh cả lớp theo dõi để nhận xét . Giáo viên chữa bài , nhận xét và cho điểm học sinh . II . Bài mới : 1. Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều đuổi nhau . Bài 1 : Phần a : Học sinh nêu bài toán . Bằng hệ thống câu hỏi ,giáo viên dẫn dắt để học sinh phát hiện được trong bài toán có 2 chuyển động đồng thời và cùng chiều nhau . Giáo viên treo bảng phụ vẽ sơ đồ ( như SGK ) . Giáo viên phân tích và mô tả trên sơ đồ : + Lúc xuất phát , xe máy cách xe đạp là 48 km , khi gặp nhau khoảng cách của xe đạp và xe máy sẽ là 0 km . Giáo viên dẫn dắt , hướng dẫn học sinh nghiên cứu cách giải bài toán ( như trong SGK ) : Người đi xe đạp bắt đầu đi từ đâu đến đâu ? ( Đi từ B đến C ) , với vận tốc là bao nhiêu ? ( 12 km / giờ ) . Người đi xe máy bắt đầu đi từ đâu đến đâu ? ( Đi từ A đến C ) , với vận tốc là bao nhiêu ? ( 36 km / giờ ) . Vận tốc của xe máy lớn hơn vận tốc của xe đạp , do đó mặc dù xe đạp xuất phát từ B thì đến 1 lúc nào đó , xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp Khoảng cách ban đầu của 2 xe là bao nhiêu ki-lô-mét ? ( 48 km ). Khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì khoảng cách giữa chúng là 0km . Như vậy thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp chnhs là thời gian để khoảng cách 2 xe rút ngắn từ 48 km xuống thành 0km . Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu ki-lô-mét ? Là : 36 -12 = 24 ( km ) . Lúc đầu xe máy cách xe đạp 48 km sau mỗi giờ xe máy lại gần xe đạp 24 km , hãy t,thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp ? Là 48 : 24 = 2 ( giờ ) Vậy để tính được thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp chúng ta phải làm qua mấy bước ? 2 bước : Bước 1 : Tính xem sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu . ( bằng hiêu vận tốc của 2 xe ). Bước 2 : Tính thời gian xe máy duổi kịp xe đạp ( bằng cách lấy quãng đường chia cho hiệu vận tốc hai xe – kết quả của bước 1 ) Yêu cầu học sinh trình bày lời giải bài toán . Một học sinh đọc bài giải . Học sinh cả lớp trình bày vào vở . Bài giải Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là : 36 -12 = 24 ( km ) Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là : 48 : 24 = 2 ( giờ ) Đáp số : 2 giờ . Giáo viên phân tích làm rõ ý nghĩa các phép tính trong bài giải . Giáo viên kết luận và giúp học sinh khái quát cách giải bài toán chuyển động cùng chiều đuổi nhau . Bước 1 : Tính hiệu vận tốc của 2 chuyển động ( cùng đơn vị đo ). Bước 2 : Tính thời gian của 2 chuyển động đuổi kịp nhau . Phần b: Học sinh đọc đề bài . Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm cách giải bài toán : Xe đạp đi như thế nào ? Đi từ A đến B với vận tốc 12 km/ giờ . Xe máy đi như thế nào ? Đi từ A đến B , khởi hành sau xe đạp 3 giờ với vận tốc 36 km / giờ . Bài toán hỏi gì ? Kể từ lúc bắt đầu đi , sau bao nhiêu lâu xe máy đuỏi kịp xe đạp ? Lúc xe máy bắt đầu đi thì xe đạp đã đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Là : 12 3 = 36 ( km ) . Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp được bao nhiêu ? Là : 36-12=24 ( km ) . Tính thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp ? Là 36 : 24 = 1,5 giờ . Đại diện một nhóm viết bài làm trên bảng phụ . Giáo viên nhận xét ,chữa bài : Bài giải Khi xuất phát ,xe máy cách xe đạp số km là : 12 3 = 36 ( km ). Sau mỗi giờ , xe máy đi đến gần xe đạp số kilômét là : 36-12 = 24 ( km ). Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là : 36 : 24 = 1,5( giờ ). 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút Đáp số : 1,5 giờ hay 1 giờ 30 phút Bài 3 : Học sinh đọc đề bài . Giáo viên dẫn dắt để học sinh nhận dạng bài toán : chuyển động cùng chiều đuổi nhau . Bằng hệ thống câu hỏi ,giáo viên gợi ý học sinh các bước giải bài toán dựa trên sơ đồ và giải thích về 2 chuyển động cho học sinh hiểu : Lúc 1 giờ 7 phút ô tô đi từ A và xe máy đi từ B, ô tô đuổi theo xe máy . + Tính quãng đường xe máy đi trước ô tô ( AB). + Tính khoảng cách ô tô sau mỗi giờ đến gần xe máy . + Tính khoảng thời gian ô tô đuổi kịp xe máy . Học sinh làm bài vào vở .Một học sinh lên bảng ghi lại các phép tính để giải bài toán . Bài giải Thời gian xe máy đi trước ô to là : 1 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ . Đến khi ô tô khỏi hành xe máy đã đi được quãng đường là : 36 2,5 = 90 ( km ) . Sau mỗi giờ ô tô gần được xe máy là : 54 -36 = 18 ( km ) Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là : 90 : 18 = 5 ( giờ ) . Ô tô đuổi kịp xe máy lúc : 1 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút ( hay 4 giờ 7 phút chiều ) Kết quả : 16 giờ 7 phút 2. Rèn kĩ năng tính quãng đường , vận tốc thời gian . Bài 2 : Học sinh đọc đề bài . Cả lớp làm bài vào vở , một học sinh làm bài trên bảng . Giáo viên nhận xét ,chữa bài : Quãng đường báo gấm chạy trong giờ là : . Đáp số : 4,8 km III . Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét tiết học , dặn học sinh về nhà làm các Bài tâp hướng dẫn luyện thêm . IV . Bài tâp hướng dẫn luyện thêm . Lúc 8 giờ 30 phút một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15 km/ giờ ,cùng lúc đó một người đi bộ từ C đến B với vận tốc 4,5 km / giờ . Biết khoảng cách giữa A và C là 27,3 km . Hỏi sau mấy giờ thì 2 người gặp nhau ? .
Tài liệu đính kèm: