Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trương Định - Tiết 115: Thể tích hình lập phương

Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trương Định - Tiết 115: Thể tích hình lập phương

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.

- Biết vận dụng công thức thể tích hình lập phương để làm một số bài tập liên quan.

- Rèn cho HS tính nhanh, giáo dục cho HS yêu thích học môn toán.

 

doc 6 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trương Định - Tiết 115: Thể tích hình lập phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 115	 Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2017
TOÁN
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết công thức tính thể tích hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức thể tích hình lập phương để làm một số bài tập liên quan.
- Rèn cho HS tính nhanh, giáo dục cho HS yêu thích học môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mô hình lập phương và một số hình lập phương có cạnh 1cm , bảng phụ có ghi ví dụ đầu bài, quy tắc và các bài tập trong SGK.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
- HS hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: “Tiết toán trước chúng ta đã học bài gì?”
- HS trả lời:
- GV gọi 1 HS nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- 1 HS nhắc lại quy tắc. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV yêu cầu HS viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật vào bảng con.
- 2 HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm và chiều cao 2cm.
- HS làm vào bảng con và 2 HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV nói: “Các em đã biết được cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Để biết được cách tính thể tích của hình lập phương như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay đó là bài Thể tích hình lập phương”.
- GV ghi tên bài lên bảng và gọi 2 – 3 HS nhắc lại tên bài.
* Hoạt động 1: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV cho HS xem mô hình hình lập phương có cạnh 3cm và một vài hình lập phương có cạnh 1cm.
- GV nói: “Đây là 1cm3”.
- GV hỏi: “Vậy 1cm3 là thể tích của hình lập phương có cạnh là bao nhiêu xăng-ti-mét?”
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- GV cho HS quan sát mô hình hình lập phương có cạnh là 3cm.
- GV hỏi: “Hình lập phương có mấy mặt? Mỗi mặt là hình gì và các mặt như thế nào với nhau?”
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
-GV nói: “Đây là hình lập phương có cạnh là 3cm. Để tính thể tích hình lập phương có cạnh 3cm, ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hình lập phương cạnh 3cm”.
- GV hỏi: “Mỗi lớp chúng ta phải xếp bao nhiêu hình lập phương 1cm3?”
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- GV hỏi: “Như vậy chúng ta cần phải xếp mấy lớp?”
- HS trả lớp.
-GV hỏi: “Vậy 3 lớp như thế có bao nhiêu hình lập phương 1cm3?”
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- GV hỏi: “Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt khi độ dài của chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật như thế nào với nhau?”
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS vận dụng trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật tính thể tích của hình lập phương cạnh 3cm.
- HS làm vào bảng con.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
V = 3 3 3 = 27 (cm3)
- GV hỏi: “V được gọi là gì của hình lập phương?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “3 là gì của hình lập phương?”
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS rút ra quy tắc tính thể tích hình lập phương.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- GV đính bảng phụ có ghi quy tắc lên bảng và gọi 2 – 3 HS đọc quy tắc.
- GV đính bảng phụ có vẽ hình lập phương cạnh là a lên bảng và yêu cầu HS viết công thức tính thể tích hình lập phương.
- HS viết công thức vào bảng con.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
V = a a a 	(V: thể tích hình lập phương; a: độ dài cạnh hình lập phương).
- GV đính bảng phụ có ghi công thức lên bảng và gọi 2 – 3 HS đọc công thức.
- GV treo bảng phụ có ghi VD: Tính thể tích hình lập phương có cạnh là 4cm.
- HS làm bài vào bảng con.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập.
Bài tập 1: SGK/122
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập 1 lên bảng và gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc yêu cầu cài tập.
- GV hỏi: “Bài tập yêu cầu ta làm gì?”
- HS trả lời
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích một mặt của hình lập phương và quy tắc tính diện tích toàn phần và tính thể tích của hình lập phương.
- 3 HS lần lượt nhắc lại từng quy tắc. Lớp nhận xét.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 4 phút.
- 4 HS đại diện 4 nhóm lần lượt lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa, tuyên dương nhóm làm đúng.
HH
 Hình lập phương
(1)
(2)
(3)
(4)
 Độ dài cạnh
1,5m
 dm
6cm
10dm
 Diện tích một mặt
2,25m2
dm2
36cm2
100dm2
 Diện tích toàn phần
13,5m2
dm2
216cm2
600dm2
 Thể tích
3,375m3
dm3
216cm3
1000dm3
	Bài tập 2: SGK/122 (Luyện tập nếu còn thời gian)
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập 2 lên bảng và gọi 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: “Bài tập cho ta biết những gì?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Bài tập yêu cầu ta tính gì?”
- HS trả lời.
- GV nói: “Muốn tìm được khối lượng của khối kim loại thì ta phải tìm xem thể tích của khối kim loại này là bao nhiêu đề-xi-mét khối. Sau đó nhân với khối lượng của 1dm3 kim loại thì sẽ ra”.
- GV hướng dẫn HS đổi đơn vị từ mét qua đề-xi-mét rồi tính.
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
	Giải
	 0,75m = 7,5dm
	Thể tích của khối kim loại:
	7,5 7,5 7,5 = 421,875 (dm3)
	Khối lượng của khối kim loại:
	421,875 15 = 6 328,125 (kg)
	Đáp số: 6 328,125 kg
Bài tập 3: SGK/123
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập lên bảng và gọi 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập.
- GV hỏi: “Bài toán cho ta biết những gì?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Bài toán yêu cầu chúng ta tính những gì?”
- HS trả lời.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV hỏi: “Để tính thể tích hình hộp chữ nhật thì ta lấy chiều dài nhân chiều rộng rồi nhân với chiều cao. Vậy ta đã biết độ dài của các cạnh đó chưa?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Vậy ta có thể tính được thể tích hình hộp chữ nhật không?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Đơn vị là gì?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Để tính thể tích hình lập phương thì ta lấy cạnh nhân cạnh rồi nhân với cạnh. Vậy ta đã biết độ dài cạnh của hình lập phương chưa?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Vậy ta phải tìm bằng cách nào?”
- HS trả lời
- GV hỏi: “Vì sao ta làm như vậy?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Vậy có được độ dài cạnh của hình lập phương thì ta tính được thể tích của hình lập phương không?”
- HS trả lời.
- GV hỏi: “Đơn vị là gì?”
- HS trả lời.
- GV cho học sinh làm bài vào vở.
- GV thu một số tập kiểm tra.
- 2 HS lên bảng trình bày.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa, tuyên dương HS làm đúng.
	Giải
a. Thể tích của hình hộp chữ nhật:
	8 7 9 = 504 (cm3)
b. Cạnh của hình lập phương:
	(8 + 7 + 9) : 3 = 8 (cm)
 Thể tích của hình lập phương:
	8 8 8 = 512 (cm3)
	Đáp số: a. 504 cm3
	 b. 512 cm3
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội cử ra 1 người lên bảng thi đua.
- GV cho một bài tập: Tính thể tích hình lập phương có cạnh là 8dm.
- 3 HS thực hiện trong vòng 2 phút, ai xong trước sẽ chiến thắng.
- GV ra hiệu bắt đầu.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa, tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- 1 – 2 HS đứng lên nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_nam_hoc_2016_2017_truong_tieu_hoc_truong.doc