Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trương Định - Tiết 123: Trừ số đo thời gian

Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trương Định - Tiết 123: Trừ số đo thời gian

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.

- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.

- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.

- Giáo dục HS yêu thích học môn Toán.

 

doc 6 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Trương Định - Tiết 123: Trừ số đo thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 123	 Thứ tư ngày 8 tháng 3 năm 2017
TOÁN
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm bài.
- Giáo dục HS yêu thích học môn Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ có ghi các bài tập.
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: “Tiết toán trước chúng ta học bài gì?” – HS trả lời.
- GV gọi 1 HS nêu cách cộng hai số đo thời gian.
- 1 HS nêu lại cách tính. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV đính bảng phụ có ghi bài tâp: Tính: 2 giờ 45 phút + 1 giờ 30 phút.
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con.
- 2 HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- GV nói: “Tiết học trước chúng ta đã học cách cộng hai số đo thời gian. Vậy để biết trừ hai số đo thời gian như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Đó là bài Trừ số đo thời gian”.
- GV ghi tên bài lên bảng và gọi 2 – 3 HS nhắc lại tên bài.
* Hoạt động 1: Thực hiện trừ số đo thời gian.
Ví dụ 1:
- GV đính bảng phụ có ghi ví dụ 1 trong SGK lên bảng và gọi 1 HS đọc nội dung ví dụ.
- 1 HS đọc nội dung của ví dụ.
- GV hỏi: “Bài toán cho ta biết những gì?” – HS trả lời.
- GV hỏi: “Bài toán yêu cầu ta tính gì?” – HS trả lời.
- GV hỏi: “Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng ta thực hiện như thế nào?” – HS trả lời.
- GV nói: “Vậy phép tính 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút là một phép trừ hai số đo thời gian. Bây giờ các em hãy dựa vào cách cộng hai số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ”.
- HS thực hiện vào bảng con.
- 1 HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
– 
	15 giờ 55 phút
	13 giờ 10 phút
	 2 giờ 45 phút
Vậy 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút.
- GV hỏi: “Qua ví dụ trên, các em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện như thế nào?” – HS trả lời.
- GV nhận xét, sửa chửa
- GV chốt ý: Khi trừ trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị.
Ví dụ 2:
- GV đính bảng phụ có ghí ví dụ 2 lên bảng và gọi 1nhs đọc nội dung ví dụ.
- 1 HS đọc nội dung ví dụ.
- GV hỏi: “Bài toán cho ta biết những gì?” – HS trả lời.
- GV hỏi: “Bài toán yêu cầu ta tính gì?” – HS trả lời.
- GV hỏi: “Để biết Bình chạy ít hơn Hòa bao nhiêu giây thì ta phải thực hiện phép tính gì?” – HS trả lời.
- GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính.
- 1 HS lên bảng đặt tính. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
 –
	3 phút 20 giây
	2 phút 45 giây
- GV hỏi: “Các em có thể thực hiện bài toán này ngay được không?” – HS trả lời.
- GV nói: “Vì 20 giây không trừ được cho 45 giây nên ta phải lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây. Vậy phép tính 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây bây giờ sẽ trở thành 2 phút 80 giây – 2 phút 46 giây”.
 –
–
–
	3 phút 20 giây	2 phút 80 giây
	2 phút 45 giây	2 phút 45 giây
- GV hỏi: “Vậy bây giờ chúng ta có thể tính bài này được chưa?” – HS trả lời.
- GV yêu cầu HS làm vào bảng con.
- 1 HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
– 
	2 phút 80 giây
	2 phút 45 giây
	0 phút 35 giây
Vậy 3 phút 20 giây – 2 phút 45 giây = 35 giây
- GV hỏi: “Qua bài toán trên các em có nhận xét gì về cách trừ hai số đo thời gian?” – HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV chốt ý: “Khi trừ số đo thời gian, cần trừ theo từng loại đơn vị. Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ ta cần chuyển đổi một đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ như bình thường”.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ.
- GV đính bảng phụ có ghi quy tắc lên bảng và gọi 2 – 3 HS nhắc lại.
- 2 – 3 HS nhắc lại quy tắc.
- GV đính bảng phụ có ghi Ví dụ: Đặt tính rồi tính: 9 giờ 35 phút – 7 giờ 10 phút.
- HS làm bài vào bảng con.
- 1 HS lên bảng thực hiện. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
* Hoạt động 3: Thực hành – luyện tập.
	Bài tập 1 SGK/133
- GV đính bảng phụ có ghi bài a lên bảng: a) 23 phút 25 giây – 15 phút 12 giây.
- Gọi 1 HS đọc đề.
- HS đọc đề.
- GV hỏi: “Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?”
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào bảng con và 1 HS lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
– 
	23 phút 25 giây
	15 phút 12 giây
	 8 phút 13 giây
- Vậy 23 phút 25 giây – 15 phút 12 giây = 8 phút 13 giây.
- GV đính bảng phụ có ghi bài b lên bảng: b) 54 phút 21 giây – 21 phút 34 giây.
- HS làm bài vào vở và 1 HS lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
– 
– 
	54 phút 21 giây	 	53 phút 81 giây
	21 phút 34 giây	21 phút 34 giây
	32 phút 47 giây
- Vậy 54 phút 21 giây – 21 phút 34 giây = 32 phút 47 giây.
- GV đính bảng phụ có ghi bài c lên bảng: c) 22 giờ 15 phút – 12 giờ 35 phút.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 1 phút.
- GV chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau.
- Mỗi đội cử 1 HS lên bảng thi đua.
- GV cho 2 HS bắt đầu thi đua.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng.
– 
– 
	22 giờ 15 phút	 	21 giờ 75 phút
	 2 giờ 35 phút 	12 giờ 35 phút 
	 9 giờ 40 phút
- Vậy 22 giờ 15 phút – 2 giờ 35 phút = 9 giờ 40 phút.
	Bài tập 2 SGK/133
- GV đính bảng phụ có ghi bài a lên bảng: a) 23 ngày 12 giờ – 3 ngày 8 giờ.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- HS làm bài vào vở và 1 HS lên bảng trình bày.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét,sửa chữa.
– 
	23 ngày 12 giờ
	 3 ngày 8 giờ 
	20 ngày 4 giờ
- Vậy 23 ngày 12 giờ + 3 ngày 8 giờ = 20 ngày 4 giờ.
- GV đính bảng phụ có ghi bài b, c lên bảng.
- HS thảo luận nhóm đôi trong vòng 2 phút.
- GV chia lớp thành 2 đội thi đua với nhau.
- Mỗi đội cử 2 HS lên bảng thi đua.
- GV ra hiệu bắt đầu.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng.
– 
– 
b) 	14 ngày 15 giờ	 	13 ngày 39 giờ
	 3 ngày 17 giờ	 3 ngày 17 giờ
	10 ngày 22 giờ
- Vậy 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ = 10 ngày 22 giờ.
– 
– 
c) 	13 năm 2 tháng	 	12 năm 14 tháng
	 8 năm 6 tháng	 8 năm 6 tháng
	 4 năm 8 tháng
- Vậy 13 năm 2 tháng – 8 năm 6 tháng = 4 năm 8 tháng.
	Bài tập 3 SGK/133 (Luyện tập nếu còn thời gian)
- GV đính bảng phụ có ghi bài tập 3 lên bảng và gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 3.
- GV hỏi: “Bài toán cho ta biết những gì?” – HS trả lời.
- GV hỏi: “Bài toán yêu cầu ta tính gì?” – HS trả lời.
- GV hỏi: “Để giải được bài này thì ta phải làm như thế nào?” – HS trả lời.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- GV chốt ý: “Vậy để biết thời gian người đó đi hết quãng đường AB thì ta lấy thời gian người đó đến nơi trừ thời gian lúc người đó xuất phát rồi trừ đi thời gian mà người đó nghỉ ngơi giữa đường”.
- HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét vở của HS.
- 1 HS lên bảng trình bày. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Giải
Thời gian người đó đi hết quãng đường AB:
8 giờ 30 phút – 6 giờ 45 phút – 15 phút = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
4. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV cho 1 bài tập lên bảng: 6 ngày 5 giờ - 3 ngày 20 giờ.
- Chia lớp thành 2 đội thi với nhau, mỗi đội cử 1 bạn lên thi đua.
- GV ra hiệu bắt đầu.
- 2 HS thi với nhau. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương đội thắng.
- GV hỏi: “Qua bài học hôm nay chúng ta học được gì?” – HS trả lời.
- GV gọi 2 – 3 HS nhắc lại cách trừ hai số đo thời gian.
- 2 – 3 HS nhắc lại.
- GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_5_nam_hoc_2016_2017_truong_tieu_hoc_truong.doc