- Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
- HS làm bài 1.
- Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
Trường: Lớp: Người soạn: Ngày soạn: 08/3/2023 Ngày dạy: 10/3/2023 Môn: Toán Bài soạn: : Bài 126 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. - HS làm bài 1. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm - Học sinh: Vở, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Lớp trưởng điều hành cho cả lớp hát bài hát: Bài ca đi học. - HS thực hiện các phép tính: a) 1,6 giờ = phút b) 2 giờ 15 phút = phút c) 2 năm 5 tháng + 13 năm 6 tháng = năm tháng d) 13 giờ 23 phút - 5 giờ 45 phút = giờ phút. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng: Ở các bài học trước cô và các em đã cùng tìm hiểu về cách cộng, trừ số đo thời gian. Vậy khi nhân số đo thời gian với một số ta làm như thế nào? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Nhân số đo thời gian với một số. - GV ghi bảng - Cả lớp hát - HS nghe - HS thực hiện - HS lắng nghe - HS nối tiếp đọc tên bài – Cả lớp ghi tên bài vào vở. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: *Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. *Cách tiến hành: * Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số tự nhiên *Ví dụ 1: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Vậy để tính xem người đó làm 3 sản phẩm hết bao nhiêu thời gian ta cần thực hiện phép tính gì? - GV ghi bảng: Thực hiện phép nhân 1giờ 10 phút x 3 = - Em có nhận xét gì về phép tính này? - GV nhận xét – kết luận: Đây là phép tính nhân số đo thời gian với một số. Vậy để thực hiện phép tính nhân 1 giờ 10 phút x 3 như thế nào ta cùng thực hiện cách tính như sau: + Đặt tính: .Viết thừa số thứ nhất: 1 giờ 10 phút .Viết thừa số thứ hai: số 3 thẳng hàng với số 0 ở hàng đơn vị phút. Dấu nhân đặt ở giữa hai thừa số, gạch dưới phép tính thay cho dấu bằng. - Như vậy cô đã thực hiện xong bước đặt tính. Để tính được phép tính này các em cần áp dụng kiến thức đã học về nhân số tự nhiên. Bằng cách nhân từng loại đơn vị từ phải sang trái. - Yêu cầu 1 HS thực hiện phép tính - Qua ví dụ 1 để nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào? - Khi tính ta cần thực hiện như thế nào? - GV nhận xét – kết luận. *Ví dụ 2 : + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Một tuần lễ Hạnh học 5 buổi vậy muốn biết sau một tuần lễ Hạnh học hết bao nhiêu thời gian em sẽ làm phép tính gì? - GV ghi bảng: Thực hiện phép nhân 3 giờ 15 phút x 5 = - Để thực hiện phép tính này các em vận dụng theo hướng dẫn ở ví dụ 1. Thảo luận nhóm 2 và thực hiện phép tính vào vở nháp. - GV nhận xét. - Qua 2 ví dụ em hãy cho biết muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm như thế nào? - Khi tính ta cần lưu ý điều gì? - GV nhận xét - KL: Để nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện theo hai bước: Đặt tính rồi tính. Khi tính các em nhân như nhân số tự nhiên, nhân lần lượt từ phải sang trái lần lượt từng loại đơn vị đo. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền trước. - 1 HS đọc ví dụ - Cả lớp đọc thầm. - Trung bình một người thợ làm xong một sản phẩm hết 1 giờ 10 phút - Người đó làm 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu thời gian? - Ta cần thực hiện phép tính nhân. giờ 10 phút x 3 - Đây là phép tính nhân số đo thời gian với một số tự nhiên - Cả lớp nhận xét - HS lắng nghe - 1 HS nêu cách tính - Cả lớp lắng nghe nhận xét Ví dụ 1: 1 giờ 10 phút 3 giờ 30 phút Vậy 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút - Qua 2 bước: Bước 1: Đặt tính. Bước 2: Tính - Nhân lần lượt từng đơn vị đo từ phải sang trái như khi nhân số tự nhiên. - 1 HS đọc ví dụ - Cả lớp đọc thầm. - Mỗi buổi sáng Hạnh học ở trường trung bình 3 giờ 15 phút. Mỗi tuần lễ Hạnh học ở trường 5 buổi. - Mỗi tuần lễ Hạnh học ở trường bao nhiêu thời gian? - Thực hiện phép tính nhân. giờ 15 phút x 5 - 1 HS lên bảng thực hiện phép tính - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện nhiệm vụ. - Các nhóm thảo luận, đưa ra lời nhận xét. Ví dụ 2: 3 giờ 15 phút 5 15 giờ 75 phút Vì 75 phút = 1giờ 15 phút Vậy: 3 giờ 15 phút 5 = 16 giờ 15 phút - HS nối tiếp nêu lại cách tính. - Ta làm theo 2 bước: Bước 1: Đặt tính. Bước 2: Tính - Nếu kết quả có đơn vị đo lớn hơn 60 ta sẽ đổi thành một đơn vị lớn hơn liền trước. - HS lắng nghe 3. HĐ luyện tập, thực hành: *Mục tiêu: - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. - HS làm bài 1. *Cách tiến hành: Bài 1: - Yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính với tất cả các phép tính. - Cho HS làm vào vở, 3 em lên bảng thực hiện. - Nhận xét, sửa sai. - Thảo luận nhóm đôi làm phiếu BT. Đại diện 3 nhóm lên trình bày kết quả. - Em có nhận xét gì về các phép tính trong bài tập 1? - Khi nhân số do thời gian là số tự nhiên hay số thập phân thì ta vẫn áp dụng cách tính nhân số tự nhiên với một số hay nhân số thập phân với một số mà các em đã được học ở các bài trước sau đó các em ghi đơn vị đo thời gian kèm theo. - Như vậy bài tập 1 đã củng cố cho các em kiến thức gì? - Muốn nhân số đo thời gian với một số ta làm như thế nào? - GVNX Bài tập chờ Bài 2: - Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, kết luận . - HS đọc yêu cầu bài tập 1 a, 3 giờ 12 phút 3 9 giờ 36 phút 4 giờ 23 phút 4 16 giờ 92 phút (92 phút = 1 giờ 32 phút) Vậy: 4 giờ 23 phút 4 = 17 giờ 32 phút 12 phút 25 giây 5 60 phút125 giây (125giây = 2phút 5giây) Vậy : 12phút 25giây5 = 62phút 5giây b, 4,1 giờ 6 = 24,6 giờ 3,4 phút 4 = 13,6 phút 9,5 giây 3 = 28,5 giây - HS nhận xét, nêu cách thực hiện phép tính. (1 phép tính). - Các phép tính ở câu a là phép nhân số đo thời gian là các số tự nhiên còn ở câu b là phép nhân số đo thời gian là số thập phân. - Nhân số đo thời gian với một số. - Ta làm theo 2 bước: Bước 1: Đặt tính. Bước 2: Tính (Nhân từng loại đơn vị) Đổi sang đơn vị lớn hơn liền kề (nếu có) Tóm tắt 1 vòng: 1 phút 25 giây 3 vòng :.. thời gian? Giải: Thời gian bé Lan ngồi trên đu là: 1 phút 25 giây 3 = 4 phút 15 giây Đáp số : 4 phút15 giây 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Cho HS vận dụng làm bài toán sau: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô c Thừa số 1 giờ 11 phút 2 giờ 30 phút 4 giờ 32 phút Thừa số 3 2 2 Tích 3 giờ 33 phút 4 giờ 60 phút = 5 giờ 8 giờ 64 phút = 1 giờ 4 phút c c c - HS nghe và thực hiện - Về nhà xem lại cách nhân số đo thời gian - Làm bài: - Giả sử trong một tuần, thời gian học ở trường là như nhau. Em hãy suy nghĩ tìm cách tính thời gian học ở trường trong một tuần. - Xem trước bài: Chia số đo thời gian. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: