Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 4

Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 4

1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :

- KTBC : Gọi 1 em lên làm BT

- Nhận xét, cho điểm.

- GTB : Trực tiếp.

2. Các hoạt động chính :

a. Hoạt động 1 : Luyện tập các bài toán về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ của chúng. ( 18 phút )

* Mục tiêu : HS làm được bài tập 1; 2.

* Cách tiến hành :

Bài 1 :

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 1 .

- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ và giải bài toán.

- Nêu cách vẽ sơ đồ bài toán?

 

docx 12 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán tuần 4 tiết 1
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Làm quen với bài toán quan hệ tỉ lệ.
	2. Kỹ năng : Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ.
	2. Học sinh : SGK, vở  đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KT bài cũ.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ ( 15 phút )
* Mục tiêu : HS nắm được dạng toán về quan hệ tỉ lệ thuận.
* Cách tiến hành : 
a/ Ví dụ :
- GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi : 1 giờ, người đó đi được mấy km?
- 2 giờ, người đó đi được mấy km?
- 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
- 8 km gấp mấy lần 4 km?
- Như vậy, khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lân mấy lần?
- 3 giờ người đó đi được mấy km?
- 3 giờ so với 1 giờ thì gấp mấy lần?
- 12 km so với 4 km thì gấp mấy lần?
- Như vậy, khi thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lân mấy lần?
- Qua ví dụ trên, bạn nào có thể nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được?
- GV nhận xét ý kiến HS, sau đó nêu kết luận : Khi thời gian đi gấp lên mấy lần thì quãng đường đi được cũng sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- GV nêu : Chúng ta cũng sẽ dựa vào mối quan hệ này để giải toán.
b/ Bài toán : 
Phân tích tương tự như trên.
- GV nêu : Bước tìm số km ô tô đi trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước rút về đơn vị.
+ Giải bằng cách tìm tỉ số :
- Gv hỏi : So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
- Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp mấy lần quãng đường đi trong 2 giờ?
- Vậy 4 giờ đi được mấy km?
- Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm quãng đường đi trong 4 giờ?
- Bước tìm xem 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ gọi là bước “ Tìm tỉ số ”.
b. Hoạt động 2 : Luyện tập (15 phút )
* Mục tiêu : HS làm được các bài tập.
* Cách tiến hành : 
Bài 1 : GV gọi HS đọc đề toán.
- Hướng dẫn HS phân tích :
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Theo em, nếu giá không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ tăng hay giảm ?
+ Nếu giá không đổi, số tiền mua vải giảm xuống thì số vải mua được sẽ tăng hay giảm ?
- Yêu cầu HS dựa vào VD để làm.
- Giúp đỡ HS yếu.
- Nhận xét, chốt Đ / S.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau .
- 1 em lên sửa BT.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
- 4 km
- 8 km
- gấp 2 lần
- gấp 2 lần
- gấp 2 lần
- 12 km
- gấp 3 lần
- gấp 3 lần
- gấp 3 lần
- HS trao đổi và phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe và nêu lại kết luận.
- Gấp 2 lần.
- Gấp 2 lần
- 90 x 2 = 180 ( km )
- Chúng ta đã :
+ Tìm xem 4 giờ thì gấp mấy lần 2 giờ.
+ Lấy 90 nhân với số lần vừa tìm được.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Mua 5 m vải hết 80000 đồng
+ Số tiền mua 7 m vải?
+ Tăng
+ Giảm
- HS làm theo kiểu rút về đơn vị.
- 1 em làm trên bảng, còn lại làm trong tập.
- So sánh bài làm của bạn với mình.
- HS làm theo cách 1 hay 2 tùy ý.
- 2 em lên sửa.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 4 tiết 2
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
	2. Kỹ năng : Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 3 ; Bài 4.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ.
	2. Học sinh : SGK, vở  đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên bảng làm BT
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp. 
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
b. Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập cần làm.
* Cách thực hiện :
Bài 1 : 
- GV gọi HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho em biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Biết giá tiền của một quyển vở không đổi, nếu gấp số tiền mua vở lên một số lần thì số vở mua được sẽ như thế nào?
- Gv yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải.
- GV gọi HS sửa bài trên bảng lớp.
- Trong hai bước tính trên, bước tính nào gọi là bước rút về đơn vị?
Bài 3 : 
- GV gọi HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho em biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
 - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số HS và số xe ô tô.
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 4 : 
- GV gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tự phân tích đề toán rồi giải.
- GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận được biết mức trả công 1 ngày là không đổi.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 em lên làm.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Mua 12 q. vở hết 24000 đ
+ Mua 30 q.vở hết bao nhiêu tiền?
+ Cũng sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm, còn lại làm trong tập.
Tóm tắt :
12 quyển : 24.000 đồng
30 quyển : ... đồng ?
Bài giải :
Giá tiền 1 quyển vở là :
24.000 : 12 = 2000(đồng)
số tiền mua 21 quyển vở là :
2000 x 30 = 60.000 (đồng)
Đáp số : 60.000 đồng
- HS nhận xét bài của bạn.
- Bước tính giá tiền của một quyển vở gọi là bước rút về đơn vị.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Chở 120 HS cần 3 xe ô tô.
+ Có 160 HS cần mấy xe?
- Khi gấp (giảm) số HS bao nhiêu lần thì số xe cũng gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm, còn lại làm trong tập.
- HS nhận xét bài của bạn.
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
 - 1 HS lên bảng làm, còn lại làm trong tập.
- HS nhận xét bài của bạn.
- Nếu mức trả công không đổi thì khi gấp (giảm) ngày làm việc bao nhiêu lần thì số tiền công cũng gấp (giảm) tương ứng.
- HS nhắc lại : Ôn tập về giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ thuận.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 4 tiết 3
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN ( tiếp theo )
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Làm quen với các dạng toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
	2. Kỹ năng : Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng giảm đi bấy nhiêu lần). Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ, KHDH, 
	2. Học sinh : Vở  đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 1 phút ) :
- Kiểm tra bài cũ : Gọi HS thực hiện sửa bài tập tiết trước.
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận biết bài toán liên quan đến tỉ lệ.
* Cách thực hiện :
- GV treo bảng phụ có viết sẳn nội dung ví dụ, yêu cầu HS đọc
Số kg gạo mỗi bao	5 kg	10 kg	20 kg
Số bao gạo	 20 bao	10 bao	5 bao
- Yêu cầu HS nhận xét về số gạo trong mỗi bao và số gạo để đựng hết gạo tương ứng đó.
- GV nhận xét và chốt lại: Một bao gạo đựng 5 kg số bao gạo là 20 bao, mỗi bao đựng 20 kg (số gạo mỗi bao gấp lên 2 lần) thì số bao gạo là10 bao (số bao gạo giảm 2 lần); số gạo trong mỗi bao là 20 kg (số gạo mỗi bao gấp lên 4 lần) thì số bao gạo là là 5 bao (số bao đựng gạo giảm xuống 4 lần)
- HS: Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa số gạo trong mỗi bao và sô bao để đựng hết số gạo đó?
- GV chốt lại: Khi khối lượng gạo trong mỗi bao tăng lên bao nhiêu lần thì số bao đựng hết số gạo đó giảm đi bấy nhiêu lần.
- GV nêu bài toán ở sgk/20 – Yêu cầu HS đọc đề toán , tìm hiểu cái đã cho và cái phải tìm.
- Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt, lớp tóm tắt vào giấy nháp – GV chốt lại như tóm tắt ở sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm ra cách giải quyết và trình bày cách giải. 
- GV nhận xét và chốt lại:
b. Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập cần làm.
* Cách thực hiện :
Bài 1 : 
- GV cho HS nêu nhận xét: Biết mức làm của mỗi người như nhau, khi gấp hay giảm số ngày làm việc sẽ thay đỗi như thế nào?
- Yêu cầu 1 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở.
- GV nhận xét và chốt lại
Tóm tắt: 7 ngày: 10 người
 5 ngày : người?
Bài giải:
Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số nguời là:
10 x 7 = 70 (người)
Để làm xong công việc trong 1 ngày thì cần số người là:
70 : 5 = 14 (người)
Đáp số: 14 người
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS đọc.
- HS nhận xét
- HS nêu
- Lắng nghe
- 1 em lên bảng tóm tắt, lớp làm nháp.
HS suy nghĩ tìm ra cách giải quyết và trình bày cách giải.
- HS nhận xét.
- 1 em lên bảng tóm tắt và giải, lớp giải vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 4 tiết 4
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
	2. Kỹ năng : Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ.
	2. Học sinh : SGK, vở  đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi HS lên bảng làm BT
- Nhận xét, cho điểm.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1 phút)
b. Hoạt động 2: Luyện tập (27 phút)
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập cần làm.
* Cách thực hiện :
Bài 1 : 
- GV gọi HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho em biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Biết số tiền mua vở không đổi, nếu giá tiền mua vở giảm đi một số lần thì số vở mua được sẽ như thế nào?
- Gv yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi giải.
- GV gọi HS sửa bài trên bảng lớp.
Bài 2 : 
- GV gọi HS đọc đề toán.
+ Bài toán cho em biết điều gì?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Tổng thu nhập của gia đình không đổi, khi tăng số con thì thu nhập bình quân của mỗi người sẽ thay đổi như thế nào?
+ Trước hết, chúng ta cần tính được gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV sửa bài và nhận xét, cho điểm.
3. Hoạt động nối tiếp : 5 phút
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung ôn tập
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 em lên làm
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Có 1 số tiền mua được 25 quyển vở giá 3000 đ / quyển.
+ Cùng số tiền đó, nếu mua mỗi quyển giá 1500 đ thì được bao nhiêu quyển?
+ Sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- 1 HS lên bảng làm, còn lại làm trong tập.
Tóm tắt :
3000 đồng / 1 quyển : 25 quyển
1500đồng / 1 quyển : . Quyển ?
Bài giải :
	3000 đồng so với 1500 đồng thì gấp :
	3000 : 1500 = 2 ( lần )
như vậy với giá 1500 đồng /1 quyển thì mua được số quyển vở là :
 25 x 2 = 50 ( quyển )
 Đáp số : 50 ( quyển )
- 1 em đọc to, lớp đọc thầm.
+ Gia đình có 3 người thì thu nhập hằng tháng là 800000 đ mỗi người.
+ Nếu gia đình có thêm 1 con và tổng thu nhập không đổi thì thu nhập hằng tháng của mỗi người giảm bao nhiêu?
+ Sẽ giảm.
+ Khi có 4 người thì thu nhập hằng tháng của mỗi người là bao nhiêu.
- 1 HS lên bảng làm, còn lại làm trong tập.
Giải
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là :
800 000 x 3 = 2 400 000 ( đồng )
Với gia đình có 4 người ( thêm 1 con) mà tổng thu nhập không đổi thì bình quân mỗi tháng thu nhập của mỗi người sẽ là :
2 400 000 : 4 = 600 000 ( đồng )
Như vậy thu nhập bình quân mỗi người một tháng bị giảm đi :
800 000 – 600 000 = 200 000 ( đồng )
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS nhắc lại : Ôn tập về giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Ngày dạy : Thứ ......, ngày ...... tháng ...... năm 201...
Toán tuần 4 tiết 5
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU :
	1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ của chúng, các mối quan hệ tỉ lệ đã học.
	2. Kỹ năng : Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2 ; Bài 3.
	3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
	1. Giáo viên : Bảng phụ.
	2. Học sinh : SGK, vở  đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động ( 5 phút ) :
- KTBC : Gọi 1 em lên làm BT
- Nhận xét, cho điểm.
- GTB : Trực tiếp.
2. Các hoạt động chính :
a. Hoạt động 1 : Luyện tập các bài toán về tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ của chúng. ( 18 phút )
* Mục tiêu : HS làm được bài tập 1; 2.
* Cách tiến hành :
Bài 1 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 1 .
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ và giải bài toán.
- Nêu cách vẽ sơ đồ bài toán?
- Hãy nêu các bước tìm hai số khi biết tổng và tỉ của chúng?
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán 1 .
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ và giải bài toán.
- Nêu cách vẽ sơ đồ bài toán?
- Hãy nêu các bước tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của chúng?
b. Hoạt động 2 : Giải các bài toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ. ( 9 phút )
* Mục tiêu : HS biết làm các bài tập 3.
* Cách tiến hành :
Bài 3 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán .
+ Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ thay đổi như thế nào?
- Gv yêu cầu HS rút ra dạng toán quan hệ gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét và chốt Đ / S.
3. Hoạt động nối tiếp : 3 phút
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 1 em xung phong lên giải.
- 1 HS đọc to đề toán, lớp đọc thầm.
- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của chúng.
- HS thực hiện vào tập. 1 em lên bảng làm.
- HS nêu : Dựa vào tỉ số của chúng , nếu số bạn nam là 2 phần bằng nhau thì số bạn nữ sẽ gồm 5 phần như thế.
- HS nêu các bước thực hiện :
+ Vẽ sơ đồ minh họa bài toán
+ Tìm tổng SPBN.
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn
Giải
Theo sơ đồ số học sinh nam là :
 28 : ( 2+5 ) x 2 = 8 ( học sinh )
Số học sinh nữ là :
 28 – 8 = 20 (học sinh )
ĐÁP SỐ : 8 học sinh nam 20 học sinh nữ 
- 1 HS đọc to đề toán, lớp đọc thầm.
- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của chúng.
- HS thực hiện vào tập. 1 em lên bảng làm.
- HS nêu : Dựa vào tỉ số của chúng , nếu chiều rộng là 1 phần thì chiều dài sẽ gồm 2 phần bằng nhau như thế.
- HS nêu các bước thực hiện :
+ Vẽ sơ đồ minh họa bài toán
+ Tìm hiệu SPBN.
+ Tìm số bé.
+ Tìm số lớn
- 1 HS đọc to đề toán, lớp đọc thầm.
+ Cũng giảm đi bấy nhiêu lần.
- Quan hệ cùng tặng, cùng giảm.
- HS thực hiện vào tập. 1 em lên bảng làm.
Giải
100 km gấp 50km số lần :
 100 : 50 = 2 ( lần )
ô tô đi 50 km thì tiêu thụ số lít xăng là :
12 : 2 = 6 ( lít )
 Đáp số : 6 lít
- Nhận xét, trao đổi bài để đối chiếu, kiểm tra.
RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG :
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_nam_hoc_2022_2023_tuan_4.docx