I. Mục tiêu:
Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thầy : Bảng phụ
- Trò : Vở viết, vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số
- Hát
GIÁO ÁN THAO GIẢNG Ngày soạn: 13/10/2012. Ngày giảng: 15/10/2012. Người giảng: Ngân Văn Bính Dạy lớp: 5A3. Tiết 1: Toán. SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU I. Mục tiêu: Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy : Bảng phụ - Trò : Vở viết, vở BT III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng làm bài tập, 1 học sinh khác nêu lại cách đọc, viết số thập phân. = 3,4 ; = 0,09 - Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: Ghi bảng b) Nội dung bài dạy: Yêu cầu học sinh thực hiện phép tính. - 9 dm bằng bao nhiêu xăng ti mét? - Hãy viết số đo 9 dm, 90 cm dưới dạng số đo bằng mét? - Hãy so sánh kết quả đó? - Hãy so sánh 0,9 với 0,90? - Nếu thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần phập phân của số thập phân ta được giá trị như thế nào? Lấy ví dụ? - Nếu ta bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải phần thập phân của số thập phân ta được giá trị như thế nào? Lấy ví dụ? * Luyện tập: - Gọi một em đọc đề bài - Bài yêu cầu làm gì? - Học sinh nêu cách làm? - Học sinh lên bảng giải - Dưới lớp làm vào giấy nháp. - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét cho điểm - Bài yêu cầu làm gì? - Học sinh nêu cách làm? - Chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm làm vào phiếu. - Dưới lớp làm vào giấy nháp. - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét cho điểm 1 - Ví dụ : 9 dm = 90 cm mà 9 dm = 0,9 m ; 90 cm = 0,90 m Nên 0,9 m = 0,90 m hoặc 0,90 = 0,9 Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9 * Kết luận 1: Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó. Ví dụ: 0,9 = 0,90 = 0,900 = 0,9000 8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000 12 = 12,0 = 12,00 = 12,000 * Kết luận 2: Nếu một số thập phân có chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân, thì khi bỏ số 0 đó đi , ta sẽ được một số thập phân bằng nó. Ví dụ: 0,9000 = 0,900 = 0,90 = 0,9 8,75000 = 8,7500 = 8,750 = 8,75 12,000 = 12,00 = 12,0 = 12 * Bài 1(40): Bỏ các chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân để có các số thập phân ở dạng gọn hơn:a) a)7,800 64,9000 3,0400 b) 2001,300 35,020 100,0100 Lời giải: a)7,800 = 7,8; 64,9000 = 64,9 3,0400 = 3,04 b) 2001,300 = 2001,3; 35,020 = 35,02; 100,0100 = 100,01 * Bài 2(40): Viết thêm các chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của các số thập phân sau đây để các phần thập phân của chúng có số chữ số bằng nhau (đều có ba chữ số): a) 5,612 b) 24,5 17,2 80,01 480,59 14,678 Lời giải: a) 5,612 = 5,612 ; 17,2 =17,200 b) 24,5 = 24,500 ; 80,01 = 80,010 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về học và chuẩn bị cho tiết sau. GIÁO ÁN THAO GIẢNG Ngày soạn: 13/10/2012. Ngày giảng: 15/10/2012. Người soạn: Ngân Văn Bính Dạy lớp: 5A3. Tiết 2: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: THIÊN NHIÊN I. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ thiên nhiên ( BT1); nắm được một số từ ngữchỉ sự vật , hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được một số từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với 1từ ngữ tìm được . II. Đồ dùng học tập: Thầy: Phiếu học tập, bảng phụ Trò : Vở bài tập tiếng Việt 5. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. - Hát 2. Kiểm tra bài cũ - Gọi một học sinh lên bảng làm bài tập, học sinh khác nêu khái niệm. Câu 1: Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ ăn trong 2 câu văn sau ? a. Tàu vào cảng ăn than. Câu a: nghĩa gốc b. Bé đang ăn cơm câu b: Nghĩa chuyển Câu 2: Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Lấy ví dụ? 3. Bài mới: 3.1) Giới thiệu bài: Ghi bảng 3.2) Nội dung bài: - Gọi học sinh đọc bài tập 1 - Nêu yêu cầu của bài?. - HS lên bảng làm. - Dưới lớp làm vào phiếu. - Nhận xét và chữa - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài theo cặp đôi. - yêu cầu 2 em làm vào giấy khổ to, làm xong dán lên bảng và trình bày. - Nhận xét và chữa. - Đọc yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở. - 1em làm vào phiếu khổ to - HS làm xong dán lên bảng và trình bày. - Nhận xét và chữa. - Học sinh đọc bài tập. - Nêu yêu cầu của bài?. - HS lên bảng làm. - Dưới lớp làm vào vở bài tập. - Nhận xét và chữa Bài 1: dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ thiên nhiên: - Ý b: Tất cả những gì không do con người tạo ra. * Bài 2: Tìm trong các thành ngữ tục ngữ sau những từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên: Lên thác xuống ghềnh Góp gió thành bão Nước chảy đá mòn Khoai đất lạ mạ đất quen * Bài 3: Đặt câu - Tả chiều rộng: bao la, mênh mông. - Tả chiều dài(xa): dằng dặc, tít tắp... - Tả chiều cao: vời vợi, chót vót... - Tả chiều sâu: hun hút, thăm thằm... * Đặt câu: Biển rộng mênh mông. - Chúng tôi đi mỏi cả chân, nhìn phía trước, con đường vẫn dài dằng dặc. - Bầu trời cao vời vợi. - Cái hang này sâu hun hút. * Bài 4: Tìm từ ngữ miêu tả sóng nước. - Tả tiếng sóng: ầm ầm, ì ầm... -Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh... - Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn... * Đặt câu: - Tiếng sóng vỗ vào bờ ầm ầm - Những gợn sóng lăn tăn trên mặt nước - Những đợt sóng xô vào bờ, cuốn trôi tất cả mọi thứ trên bãi biển(hung dữ) 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về đọc bài và chuẩn bị cho tiết sau. GIÁO ÁN THAO GIẢNG Ngày soạn: 13/10/2012. Ngày giảng: 15/10/2012. Người giảng: Bùi Thị Nương Dạy lớp: 5A4 Tiết 1. Tập đọc: TRƯỚC CỔNG TRỜI I. Mục tiêu: - Biết đọc diễm cảm bài thơ thể hiện cảm súc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung :Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - Thuộc lòng một số câu thơ. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy : Tranh minh họa - Trò : Đồ dùng học tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số. - Hát 2. Kiểm tra bài cũ: Gọi một em lê bảng đọc bài :'' Kì diệu rừng xanh ''. - Hãy nói cảm nghĩ của em về bài '' Kì diệu rừng xanh ''. - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: a)Giới thiệu bài: Ghi bảng b) Nội dung bài dạy: *Luyện đọc: - Đọc toàn bài. - Bài có mấy khổ thơ? - Học sinh đọc nối tiếp lần1và đọc từ khó,đọc ngắt nhịp câu dài. - Đọc nối tiếp lần 2,giải nghĩa từ,đọc chú giải. - Giáo viên đọc mẫu *Tìm hiểu bài: - Đọc khổ thơ 1. - Vì sao địa điểm tả trong bài thơ lại được gọi là '' cổng trời ''. - Đọc khổ 2, 3. - Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? - Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích cảnh vật nào? Vì sao? - Điều gì đã khiến cho cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên? - Bức tranh trong bài thơ nếu vắng hình ảnh con người sẽ thế nào? - Qua bài ta thấy tác giả cho em biết điều gì? - HS đọc nội dung bài. * Đọc diễn cảm. -Đọc toàn bài - Yêu cầu học sinh chọn khổ thơ đọc diễn cảm - Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu trước lớp - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp - Yêu cầu nhóm học sinh thi đọc. - Nhận xét, cho điểm - Thi đọc thuộc lòng. - Nhận xét cho điểm . -1 học sinh đọc - có 3 khổ thơ - Giữa hai vách đá, một khoảng trời lộ ra có mây có gió. - Màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian mênh mông, cánh rừng bát ngát. - Em thích nhất hình hình ảnh đứng ở cổng trời.... - Bởi đó có hình ảnh con người, ai nấy đều tất bật... * Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - 1 em đọc toàn bài, cả lớp theo dõi - Chọn khổ thơ 2 luyện đọc - 3 HS đọc nối tiếp. - cac nhóm thi đọc diễn cảm - một vài em đọc thuộc lòng 4. Củng cố - Dặn dò: - Nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét tiết học. - Về học bài và chuẩn bị cho tiết sau. GIÁO ÁN THAO GIẢNG Ngày soạn: 13/10/2012. Ngày giảng: 15/10/2012. Người giảng: Bùi Thị Nương. Dạy lớp: 5A4 Tiết 2: Toán. SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu: Biết: - So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại). II. Đồ dùng dạy học: - Thầy : Bảng phụ - Trò : Vở viết, vở BT III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính. Cả lớp làm vào giấy nháp. a) Bỏ chữ số 0 bên phải phần thập phân? 9,3000 = 9,300 = 9,30 = 9,3 48,6200 = 48,620 = 48,62 - Gọi học sinh nhận xét - Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài : Ghi bảng b) Nội dung bài dạy: - Vận dụng kiến thức đã học tìm ra cách so sánh? - Thảo luận cặp đôi . - Các nhóm báo cáo kết quả. - Ta làm thế nào để so sánh được như thế? - Nêu cách làm. - Trong hai số có phần nguyên khác nhau thì ta so sánh như thế nào? - Hai số thập phân này có phần nguyên như thế nào? - Ta so sánh như thế nào? - Làm tương tự như ví dụ 1. - Nếu phần nguyên bằng nhâu thì ta so sánh như thế nào? - Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào? - HS lấy ví dụ? * Luyện tập . - Gọi một em đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - Học sinh nêu cách làm? - Học sinh lên bảng giải. - Dưới lớp làm vào nháp - Nhận xét, cho điểm. - Gọi một em đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu học sinh làm theo nhóm - Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét, cho điểm. 1 - Ví dụ : So sánh 8,1 m và 7,9 m Ta có thể viết 8,1 m = 81 dm 7,9 m = 79 dm Ta có 81 dm > 79 dm (81 > 79 vì ở hàng chục có 8 > 7) Tức là 8,1 m > 7,9 m Vậy 8,1 > 7,9 ( phần nguyên có 8 >7) * Kết luận: Trong 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn. 2- Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 35,698m - Phần thập phân của 35,7 m là m = 7 dm = 700 mm - Phần thập phân của 35,698 m là: m = 698 mm; 700 mm > 698 mm (700 > 698 vì 7>6) nên m -Do đó: 35,7 m > 35,698 m - Vậy 35,7 > 35,698 vì 7 > 6 * Kết luận 2: Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn. * Quy tắc: Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau: - so sánh các phần nguyên cảu hai số đó như 2 số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn. - Nếu phân nguyên của hai số đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,.. đến sùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chứ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn. - Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thi hai số đó bằng nhau. *Ví dụ: 2001,2 > 1999,7 vì 2001>1999 78,469 < 78,5 ( hàng phần mười có 4 < 5) * Bài 1: So sánh hai số thập phân. a) 48,97 và 51,01; b) 96,4 và 96,38; c) 0,7 và 0,65 Lời giải: a) 48,97 < 51,02 (vì 48 < 51) b) 96,4 > 96,38 (vì hàng phần mười có 4 > 3). c) 0,7 > 0,65 * Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn. 6,375; 9,01; 8,72; 6,375; 7,19 Lời giải: 6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01 4. Củng cố - Dặn dò: - Củng cố kiến thức - Nhận xét tiết học - Về học và chuẩn bị cho tiết sau
Tài liệu đính kèm: