Giáo án Toán - Tiếng Việt - Tuần 22

Giáo án Toán - Tiếng Việt - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với nhân vật.

- Hiểu được nội dung bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển .( trả lời được các câu hỏi 1,2 3)

GDBVMT:Thấy được lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta

II. ĐDDH: GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.

HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm về làng chài, nghề chài( nếu có )

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán - Tiếng Việt - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày dạy: 13/02/2012 Tập đọc: Lập làng giữ biển
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với nhân vật.
- Hiểu được nội dung bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển .( trả lời được các câu hỏi 1,2 3)
GDBVMT:Thấy được lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta
II. ĐDDH: GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm về làng chài, nghề chài( nếu có )
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’): “ Tiếng rao đêm” – 2 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi sau:
Nghe tiếng rao đêm, tác giả có cảm giác như thế nào?- Chi tiết nào trong bài văn miêu tả đám cháy?
Con người và hành động của anh bán bánh giò có gì đặc biệt? - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (15’) Luyện đọc.
GV hoặc HS khá - giỏi đọc mẫu toàn bài.
GV chia bài thành các đoạn để học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ khó.
GVhướng dẫn HS luyện đọc từ khó, chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác như: vàng lưới, dân chài, đáy lưới...
GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
-HS khá, giỏi đọc.
1 - HS lần lượt đọc bài, tìm
hiểu phần chú giải.Cả lớp lắng nghe.
- HS yếu đọc đúng các tiếng trong bài.đ
- HS luyện đọc theo nhóm.
Hoạt động 2: (15’) Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giàng giải.
Yêu cầu HS đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SGK. Ý số 1 : Bố và ông Nhụ bàn bạc đưa dân ra đảo
Ý số 2: Quyết định của bố và ông của Nhụ
* Lưu ý: những thuận lợi khi lập làng mới ở ngoài đảo và những suy nghĩ của ông Nhụ với kế hoạch lập làng mới cảu bố Nhụ.
HS đọc thầm cả bài , thảo luận nhóm đôi trả
Đai diện nhóm trình bày kết quả, HS yếu nhắc lại câu trả lời.
Hoạt động 3: (10’) Đọc diễn cảm.
GV treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn cần luyện đoc lên bảng, hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài văn.
- GV hướng dẫn HS nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm.
Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
* Lưu ý: Khuyến khích HS chọn đoạn văn em thích nhất để thi đọc diễn cảm.
HS nêu câu trả lời.
HS luyện đọc đoạn văn.
HS thi đua đọc diễn cảm bài văn.
3. Củng cố dặn dò: (3’) Yêu cầu HS tìm nội dung bài văn. - GV nhận xét.Chuẩn bị: “Cao Bằng”.
Rút kinh nghiệm:
TOÁN: Luyện tập (t106)
I. MỤC TIÊU:..
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một hình hộp chữ nhật .
- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản .
- Thực hiện được bài tập 1 và 2 * HS khá , giỏi thực hiện hết các bài tập 
II. ĐDDH:
GV: Bảng phụ kẻ sẵn hình vẽ bài tập 3 hoặc hình lập phương đơn vị.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) - HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hôp chữ nhật.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (5’)
- Hướng dẫn HS ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật .
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
- 1 vài HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. HS khác nhận xét.
Hoạt động 2: (27’) Luyện tập
Bài 1: hướng dẫn HS vận dụng trực tiếp công thức để làm bài tập.* Lưu ý: các phép tính với số thập phân, phân số.
Bài 2: HS làm vào vở. 
- GV hướng dẫn HS phân tích đề bài, tóm tắt dề và tìm cách giải.Lưu y: thùng không nắp ( chỉ có 5 mặt ).
Bài 3: GV treo bảng phụ có vẽ sẵn hình và hướng dẫn HS thi phát hiện nhanh kết quảnhư hướng dẫn SGV/188.
- HS làm bảng con, 2 HS lên làm trên bảng lớp.
- HS đọc đề bài, tóm tắt đề và giải vào vở bài tập.
- HS yếu không cần tóm tắt đề bài vào vở.
- HS thi đau theo nhóm 5.
3. Củng cố dặn dò: (3’)- HS nhắc lại cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.- Bài sau: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ( học thuộc các công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần cảu HLP, đọc và tìm cách giải các bài toán có lời văn – HS yếu soạn bài 1 ).
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Ngày dạy: 14/02/2012 LTVC: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ 
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện- kết quả; giã thuyết- kết quả 
- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép .(BT1); Tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép(BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3) .
II. ĐDDH: GV: Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài. Các tờ phiểu khổ to nội dung bài tập 1, 3, 4.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Nội dung kiểm tra: GV gọi HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ của tiết học trước.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (15’) Phần nhận xét.
Phương pháp: Đàm thoại, động não.
Yêu cầu HS đọc nội dung ghi nhớ.
GV phân tích thêm cho HS hiểu: giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
Nhiều HS đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo.- HS yếu nhắc lại.
- Rút ra ghi nhớ
Hoạt động 2: (12’) Luyện tập.
 Bài 1:GV dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 1 gọi 3 – 4 HS lên bảng làm bài.GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 3:Yêu cầu HS đọc đề bài và điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
	Bài 4:
Cách thực hiện tương tự như bài tập 3.
GV nhận xét, kết luận nhóm có nhiều câu điền vế câu hay và thích hợp.
1 HS đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc.Đại diện từng cặp phát biểu n.Cả lớp nhận xét.
 HS đọc đề bài
3 – 4 HS lên bảng thi đua làm nhanh.
Cả lớp nhận xét.
HS điền thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống.
3. Củng cố dặn dò: (3’) Ôn bài.Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.- Nhận xét tiết học
 Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: Diện tích xung quanh – Diện tích toàn phần hình lập phương (t107)
I. MỤC TIÊU: HS biết : 
	- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt .
	- Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương .
	_ HS khá giỏi làm hết các BT
II. ĐDDH:
GV: SGK
HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) 
- HS lần lượt sửa bài 1, 2/ 16
- GV nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (10’) Quan sát mô hình hình lập phương.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Các mặt là hình gì?
Các mặt như thế nào?
Mấy cạnh – mấy đỉnh?
Các cạnh như thế nào?
Có? Kích thước, các kích thước của hình?
Nêu công thức Sxq và Stp
Học sinh trả lời.
Lần lượt học sinh quan sát và hình thành Sxq _ Stp
	Sxq = S1 đáy ´ 4
	Stp = S1 đáy ´ 6
Hoạt động 2: (15’) Thực hành.
Phương pháp: Thực hành.
	Bài 1
Giáo viên chốt công thức vận dụng vào bài 1.
	Bài 2
Giáo viên chốt công thức Stp – diện tích 1 mặt.
Tìm cạnh biết diện tích.
	Bài 3
Giáo viên chốt công thức áp dụng vào bài.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.-HS yếu đọc bài làm.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Học sinh làm bài.
Tính Sxq _ Stp hình lập phương.
Sửa bài.
3. Củng cố dặn dò: (3’) Hỏi về công thức Sxq _ Stp hình lập phương.
Làm bài 1, 2, 3/ 18.Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tập làm văn :	 Ôn tập văn kể chuyện	 
I. Mục tiêu chung:
- Nắm được kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong chuyện và ý nghĩa câu chuyện .
II. ĐDDH:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết bài tập 1, câu hỏi trắc nghiệm bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) Kiểm tra lại việc sửa bài ở nhà của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (12’) Củng cố hiểu biết về văn kể chuyện.
Phương pháp: Thảo luận.
 Bài 1:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
GV phát các tờ phiếu khổ to viết sẵn bảng tổng kết cho các nhóm thảo luận làm bài.
GV nhắc nhở HS lưu ý: sau mỗi câu trả lời cần nêu văn tắt tên những ví dụ minh hoạ cho từng ý.
GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Hoạt động nhóm, lớp.
1 HS đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
HS các nhóm làm việc, nhóm nào làm xong dán nhanh phiếu lên bảng lớp và đại diện nhóm trình bày kết quả.
Cả lờp nhận xét.
Hoạt động 2: (18’) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành.
 Bài 2:
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Giáo viên dán 3 - 4 tờ phiếu khổ to đã viết sẵn nội dung bài lên bảng, hướng dẫn HS đọc nội dung truyện kể “ Ai giỏi nhất” và đánh dấu chéo vào ý đúng nhất.Gọi 3 - 4 HS làm trên bảng nhóm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tính điểm thi đua.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp đọc thầm toàn văn và làm bài theo hướng dẫn của GV.
- Cả lớp nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: (3’) Yêu cầu học sinh về nhà làm vào vở bài tập 1.
- Bài sau: Chuẩn bị viết bài văn kể  ...  để giải một số bài toán có yếu tố tổng hợp, liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật .
- Thực hiện được bài tập 1 và 3 .
- HS khá giỏi thực hiện hết các BT
II. ĐDDH:
GV: Phấn màu. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) - HS sửa bài 1, 3/ 18, 19 (SGK).
- GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (15’) Hệ thống và củng cố lại các quy tắc về tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Phương pháp: Thảo luận nhóm đôi, bút đàm, đàm thoại.
GV yêu cầu HS lần lượt nhắc lại các quy tắc, công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương (theo nhóm).
 Bài 1:
Giáo viên chốt lại: củng cố cách tính số thập phân, phân số.
 Bài 2:
GV chốt:
Lưu ý HS tên đơn vị.
Tính phân số.
Công thức mở rộng: R = P : 2 – D ; a = P : 2 – b
- Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh lần lượt nhắc lại.
Học sinh đọc đề.
Nêu tóm tắt.
Học sinh giải.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc từng cột.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài, nêu công thức áp dụng cho từng cột.
Hoạt động 2: (15’) Phân biệt hình thang với một số hình đã học.
Phướng pháp: Bút đàm, đàm thoại, thực hành, quan sát.
	Bài 3:
GV lưu ý HS khi cạnh tăng 4 lần.
GV chốt lại cách tìm: (tìm diện tích xung quanh lúc chưa tăng a. So sánh số lần).
- Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh tóm tắt.
Giải – 1 học sinh lên bảng.
- HS sửa bài – Đại diện từng nhóm nêu kết quả và giải thích.
3. Củng cố dặn dò: (3’) Nêu lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Làm bài tập: 1, 3/ 20.Chuẩn bị: “Thể tích một hình”.
Nhận xét tiết học 
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
LTVC: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)
I. Mục tiêu: 
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản ( ND ghi nhớ )
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1-mục III) ; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngũ-vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong câu chuyện (BT3)
II. ĐDDH:
GV: Bảng phụ viết một câu ghép trong đoạn văn ở BT1. Các tờ phiếu khổ to photo nội dung BT1, 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt).
-1 HS nêu phần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép bằng QHT chỉ điều kiện (giả thiết, kết quả ).
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (15’) Phần nhận xét.
Mục tiêu: HS hiểu và tạo được câu ghép thể hiện QH tương phản.
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
 Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
GV treo bảng phụ đã viết sẵn câu văn.
GV gọi 1 HS khá giỏi lên phân tích cấu tạo của câu ghép.
GV giới thiệu với học sinh: cặp quan hệ từ “Tuy  nhưng ” chỉ quan hệ tương phản giữa 2 vế câu.
 Bài 2:
GV nêu yêu cầu đề bài, lưu ý học sinh có thể thay đổi, thêm bớt hoặc đổi từ ngữ khi đảo vị trí của hai vế câu.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
Nêu các cặp QHTcó thể nối các vế câu có QHT tương phản .
- Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
1 học sinh đọc đề bài.
Cả lớp nhận xét
- HS nêu nhận xét
HS đọc ghi nhớ.- HS yếu nhắc lại.
Hoạt động 2: (20’)
	Bài 1:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.GV nhận xét
 Bài 2:
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
GV chốt lại lời giải đúng.
 Bài 3:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
GV dán 3 – 4 phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập, mời 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.GV chốt lại lời giải đúng.
 Bài 4:
GV mời 3 – 4 HS làm vào phiếu HT.
GV nhận xét.
Học sinh đọc yêu câu đề.
Cả lớp đọc thầm-trình bày 
1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Học sinh trao đổi nhóm đôi
Cả lớp nhận xét.
Cả lớp nhận xét và bổ sung 
Học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc thầm lại.
Lớp sửa bài.
3. Củng cố dặn dò: (3’) Kể cặp quan hệ từ tương phản. - Đặt câu. - GV nhận xét + tuyên dương.
Học bài. - Chuẩn bị: MRVT: “Trật tự, an ninh” Nhận xét tiết học. 
* Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy: 17/02/2012 Tập làm văn: Kể chuyện (kiểm tra viết)
I. Mục tiêu: 
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý của SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên .
II. ĐDDH:
GV: Đề kiểm tra
HS:Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) Ôn tập về văn kể chuyện.
GV kiểm tra 2 – 3 HS những yêu cầu cần có về văn kể chuyện:
	  Kể chuyện là gì?
	  Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (5’) Học sinh làm bài kiểm tra.
Yêu cầu học sinh đọc các đề bài kiểm tra.
Giáo viên lưu ý học sinh: Đề 3 yêu cầu các em kể chuyện theo cách nhập vai một nhân vật trong truyện (người em, người anh hoặc chim thần).
Khi nhập vai cần kể nhất quán từ đầu đến cuối chuyện vai nhân vật em chọn, hoá thân lẫn trong cách kể.
Cần chú ý đưa cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật vào truyện.
Giáo viên giải đáp thắc mắc cho học sinh (nếu có).
1 học sinh đọc các đề bài.
Cả lớp đọc thầm các đề bài trong SGK và lựa chọn đề bài cho mình.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau nói lên đề bài em chọn.
Hoạt động 2: (30’) 
Học sinh làm bài kiểm tra.
Học sinh làm kiểm tra
3. Củng cố dặn dò: (3’) Yêu cầu HS chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần sau.
Nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán: Thể tích một hình (t110)
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huấn đơn giản .
Thực hiện được bài tập 1 và 2 .
+ HS khá giỏi thực hiện thêm bài tập 3.
II. ĐDDH:
GV: Bìa có vẽ sẵn ví dụ 1, 2, 3. 
HS: 2 tờ giấy thủ công, kéo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) Luyện tập chung.
HS lần lượt sửa bài 1, 3/ 20. GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS biết tự hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét thể tích – Hỏi:
+ Hình A chứa? Hình lập phương?
+ Hình B chứa? Hình lập phương?
+ Nhận xét thể tích hình A và hình B.
Tổ chức nhóm, thực hiện quan sát và nhận xét ví dụ: 2, 3.
+ Hình C chứa? Hình lập phương?
+ Hình D chứa? Hình lập phương?
+ Nhận xét thể tích hình C và hình D.
- Hoạt động nhóm đôi.
Lần lượt đại diện nhóm trình bày và so sánh thể tích từng hình.
Các nhóm nhận xét.
Hoạt động 2: (20’) Hướng dẫn HS biết so sánh thể tích hai hình trong một số trường hợp đơn giản.
Phương pháp: Bút đàm, đàm thoại, thực hành, quan sát. 
 Bài 1:
Giáo viên chữa bài – kết luận.
Giáo viên nhận xét sửa bài.
 Bài 2:
Giáo viên nhận xét.
 Bài 3:
Hướng dẫn học sinh nhận xét cạnh hình lập phương có 35 khối gỗ ® tính thể tích của hình lập phương đó so với thể tích của 2 hình 27 và 8 thì lớn hơn ® không thể ghép lại thành hình lập phương.
- Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Tổ chức nhóm.
Học sinh giải thích 
3. Củng cố dặn dò: (3’) Thể tích của một hình là tính trên mấy kích thước?
Làm bài nhà 1, 2/ 21.
Chuẩn bị: “Xentimet khối – Đềximet khối”.- GV nhận xét tiết học.
* Rút kinh nghiệm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 
Chính tả: Nghe viết – Hà Nội 
I. Mục tiêu:
- HS nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ ba khổ thơ .
- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lýViệt Nam(BT2); Viết được 3 đến 5 tên người , tên địa lý theo yêu cầu của bài tập 3 .
GDBVMT( khai thác gián tiếp):Liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của thủ đô 
II. ĐDDH:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ: (3’) HS viết những tiếng có âm đầu là r, d, gi.
2. Bài mới: Giới thiệu – ghi đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS nghe- viết chính tả.
- GV hướng dẫn HS nghe – viết chính tả như hướng dẫn sách GV/ 60.
* Lưu ý: Các danh từ riêng trong đoạn viết.
Hoạt động 2: (10’) Luyện tập
Bài 2: HS làm miệng.
Bài 3: GV treo bảng phụ có ghi sẵn yêu cầu bài tập và hướng dẫn HS làm như hướng dẫn SGV/ 61.
* Lưu ý: Phân biệt rõ danh từ riêng chỉ tên người và tên địa danh.
3. Củng cố dặn dò: (3’) - Nhắc HS về nhà viết lại những lỗi chính tả đã viết sai và chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 Tuan 22 Soan CKTKNSBVMT.doc