I. MỤC TIÊU:
- Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết công thức và qui tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật.
- Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước.
- Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số hình hộp chữ nhật rỗng, trong suốt, có nắp.
- Hình vẽ minh hoạ cắt từ bài tập 2, 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Thứ năm ngày 23 tháng 02 năm 2012 Toán Tiết 114 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU: - Hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết công thức và qui tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước. - Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số hình hộp chữ nhật rỗng, trong suốt, có nắp. - Hình vẽ minh hoạ cắt từ bài tập 2, 3. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt là những mặt nào? - Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước là những kích thước nào? - Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh. - Nhận xét cho điểm HS. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Chúng ta đã làm quen với hình hộp chữ nhật, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu công thức và qui tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Hình thành công thức và qui tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật. - Yêu cầu HS đọc ví dụ ở SGK. - GV lấy hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm, chiều rộng 16cm, chiều cao 10 cm. - Để tính thể tích hình hộp chữ nhật này bằng xăng ti met khối, ta cần tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp đầy trong hộp. - Yêu cầu HS quan sát hình hộp chữ nhật đã xếp các hình lập phương 1 cm3 vào đủ một lớp trong hộp ( như mô hình). - Gọi 1 HS lên đếm xem xếp 1 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1 cm3 - GV ghi kết quả đếm của HS. - Mỗi lớp có 20 16 = 320 (hình lập phương 1 cm3). + Muốn xếp đầy hộp phải xếp mấy lớp? + Vậy cần bao nhiêu hình để xếp đầy hộp - GV ghi theo kết quả trả lời: cần 320 10 = 3200 (hình lập phương). - Vậy thể tích hình hộp chữ nhật đã cho là: 20 16 10 = 3200 (cm3) - Yêu cầu HS nhắc lại. * Quy tắc: - GV ghi lên bảng: 20 x 16 x 10 = 3200 c.dài x c.rộng x c.cao = thể tích - Giải thích: 20 là chiều dài, 16 là chiều rộng, 10 là chiều cao, 3200 là thể tích của hình. - Yêu cầu HS nhìn vào cách làm trên, nêu cách tính thể tích của hình hộp chữ nhật khi đã biết các số đo 3 kích thước. - GV chính xác hoá. - Yêu cầu HS đọc lại qui tắc trong SGK/121. - GV ghi bảng: Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật ta có: V = a b c (a, b, c là 3 kích thước (cùng đơn vị đo) của hình hộp chữ nhật. 2. Luyện tập – thực hành Bài 1/121: - Gọi HS đọc đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét chữa bài. 3. Củng cố-Dặn dò: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm sao? Bài sau: thể tích hình lập phương - HS nối tiếp nhau trả lời. - HS theo dõi. - HS* đọc. - HS theo dõi. - HS quan sát chú ý để nhận thức nhiệm vụ. - HS quan sát mẫu mô hình. - HS đếm và trả lời. + HS trả lời. - HS nhắc lại kết quả. - HS theo dõi. - HS trả lời. -. HS*TB đọc - Theo dõi và ghi vào vở. - HS đọc đề bài. - 2 HS*TB lên bảng giải, HS cả lớp làm vào vở. - HS nhận xét. Hs nêu Rút kinh nghiệm: ------------*****-------------
Tài liệu đính kèm: