Giáo án Toán - Tiết 58: Nhân một số thập phân với một số thập phân

Giáo án Toán - Tiết 58: Nhân một số thập phân với một số thập phân

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Biết và vận dụng đúng qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.

 - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung phần bài học.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán - Tiết 58: Nhân một số thập phân với một số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 15 tháng 11 năm 2011
TOÁN:
Tiết 58:	NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Biết và vận dụng đúng qui tắc nhân một số thập phân với một số thập phân.
	- Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung phần bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:Luyện tập
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 3/58 của tiết trước.
- Nhận xét cho điểm học sinh. 
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học toán hôm nay chúng ta cùng học cách nhân một số thập phân với một số thập phân.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Nhân một số thập phân với một số thập phân
a) Ví dụ 1: 
* Hình thành phép nhân một số thập phân với một số thập phân
- GV nêu ví dụ: Một mảnh vường hình chữ nhật có chiều dài 6,4m chiều rộng 4,8m. Tính diện tích mảnh vườn đó.
+ Muốn tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật ta làm như thế nào?
+ Đọc phép tính tính diện tích của mảnh vườn hình chữ nhật.
- GV chỉ vào phép tính và nói: đây là phép nhân một số thập phân với một số thập phân.
* Đi tìm kết quả
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của 6,4 4,8 (GV gợi ý: tìm cách đưa các số đo chiều rộng và chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật về dạng số tự nhiên rồi tính)
 - Gọi HS trình bày kết quả tính của mình trước lớp.
- Vậy 6,4 m nhân 4,8m bằng bao nhiêu mét vuông?
* Giới thiệu kĩ thuật tính
- Em có nhận xét gì về số các chữ số ở phần thập phân của thừa số và của tích.
- Dựa vào cách thực hiện 6,4 4,8 = 30,72 em hãy nêu cách thực hiện nhân một số thập phân với một số thập phân.
b) Ví dụ 2:
- GV nêu ví dụ: Đặt tính rồi tính 14,57 1,3
- GV hướng dẫn HS tương tự ví dụ 1.
2. Ghi nhớ
- Qua hai ví dụ, em nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với một số thập phân.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu HS học thuộc tại lớp.
3. Luyện tập – thực hành
Bài 1/ 59:
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét.
Bài 2/59:
- GV yêu cầu HS tư làmï phần a.
- Hướng dẫn HS nhận xét để nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân.
- Hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân các số thập phân.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần b.
Bài 3/59:(dành cho HSKG)
Y,c HS đọc đề, Tìm hiểu đề;
+Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
+Muốn tính chu vi, diện tích ta làm sao?
 -Y/C HS Thực hiện
C.CỦNG CỐ -DẶN DỊ:
-Muốn nhân số thập phân ta làm sao?
- Bài sau: luyện tập
- HSG lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp.
- HS nghe. 
- HS theo dõi và nêu lại ví dụ.
+ HSK nêu Dài x rộng
+HS* 6,4 x4,8
- HS theo dõi.
- HS trao đổi với nhau và thực hiện.
 -1 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
-Ở tích và cả hai thừa số đều có 2 chữ số ở phần thập phân
- HS nêu.
+HSG lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con
- HS* đọc.
- 4 HS lên bảng đặt tính rồi tính, 
- HS cả lớp làm vào bảng con( HS*TB làm câu a,c)
- HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.
Dãy A hàng 1;
 Dãy B làm hàng 2
- 1 HSK :a x b = b x a
+HSTB nêu
- 4 em lên bảng viết, các em khác làm vào vở
- HS nhận xét.
- Lần lượt 4 HS nêu cách thực hiện phép tính của mình.
-HS* đọc
-HS nêu
- 1HSG lên bảng làm bài, các em khác làm vào vở.
 Chu vi vườn cây:
 (15,62 + 8,4) x 2= 48,04( m)
 Diện tích vườn cây;
 15,62 x 8,4 = 131,208 m2
 Đáp số: 48,04( m)
 131,208 m2
- HS nhận xét.
-HS nêu
RÚT KINH NGHIỆM:
....
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 58 - nhan so thap phan voi so thap phan.doc