Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 3 - Phan Thị Thuận

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 3 - Phan Thị Thuận

Tiết 4 Môn Tập đọc

Bài: Hai bàn tay em

Sách giáo khoa trang 7

Thời gian: 40 phút

I.Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ,, giữa các dòng thơ.

- Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài). Học sinh khá, giỏi thuộc cả bài thơ.

II/ Chuẩn bị:

- Gv:

 Tranh minh hoạ bài đọc.

 Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1/ Bài cũ:

3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.

2/ Bài mới:

 - Giới thiệu bài.

 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

 - Luyện đọc câu:

 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).

+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).

- Luyện đọc đoạn:

 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ trong bài trong bài ( 1 lần ).

+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 1 đến tuần 3 - Phan Thị Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngaøy
Moân
Baøi daïy
Thứ hai
16/08/2010
Tập đọc
TĐ: Hai bàn tay em
Toán
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số (tr3)
TD
Giới thiệu nội dung chương trình môn học.- Tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, dàn hàng dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép ra vào lớp.- Trò chơi "Nhanh lên bạn ơi" và "Kết bạn".
Thứ ba
17/08/2010
Nghỉ dạy
Thứ tư
18/08/2010
TN&XH
Nên thở như thế nào?
Toán
Luyện tập (tr4)
Chính tả
Câu bé thông minh (tập chép)
Đạo Đức
Kính yêu Bác Hồ
Buổi chiều
Mỹ thuật
Thường thức mĩ thuật. Xem tranh thiếu nhi (Đề tài Môi trường)
Thứ năm
19/08/2010
(nghỉ )
Tập viết
TV: Ôn chữ hoa A
Chính tả 
CT Nghe - viết: Chơi chuyền
Toán
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần) (tr5)
Thủ công
Gấp tàu thuỷ hai ống khói
Thứ sáu
20/08/2010
Làm văn 
TLV: Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
LT&C
LT&C: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh 
Toán
Luyện tập (tr6)
SHTT
Thứ hai, ngày 16/08/2010
Tiết 4 Môn Tập đọc
Bài: Hai bàn tay em 
Sách giáo khoa trang 7
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ,, giữa các dòng thơ.
- Hiểu nội dung: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 - 3 khổ thơ trong bài). Học sinh khá, giỏi thuộc cả bài thơ.
II/ Chuẩn bị:
Gv: 
Tranh minh hoạ bài đọc.
 Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
Học sinh: Sách giáo khoa.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
3 học sinh nối tiếp nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện Cậu bé thông minh và trả lời các câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
2/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài.
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
 - Luyện đọc câu:
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
+ Giải nghĩa từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ trong bài trong bài ( 1 lần ).
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
Giải nghĩa từ mới: siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ..
Đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.
Đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
+ Học sinh đọc thầm , trả lời câu hỏi:
* Hai bàn tay của em bé được so sánh với gì
So sánh với nụ hoa hồng.
* Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào?
Lúc bé ngủ, hai tay ngủ cùng bé, lúc bé đánh răng rửa mặt tay cũng theo cùng, khi bé buồn thì tay thủ thì cùng bé.
* Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao
Học sinh trình bày theo ý của mình
- Học thuộc lòng bài thơ
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ.
+ Học sinh thi học thuộc bài thơ.
3/ Củng cố, dặn dò:
Trong câu chuyện này em thích ai ( nhân vật nào )? Vì sao?
Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Nhận xét tiết học.
Tiết 1 Môn Toán
Bài: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số (tr3)
Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu:
Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4
II. HĐDH: 
Hoạt động1: Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Viết ( Theo mẫu )
Học sinh tự ghi chữ và viết số thích hợp vào chỗ trống.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
Học sinh tự điền số thích hợp vào ô trống, ta sẽ được dãy số:
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
400
401
402
403
404
405
406
407
408
409
Bài 3: Điền dấu >; <; =
Học sinh làm vào vở bài tập.
Bài 4: Tìm số lớn nhất, số bé nhất.
Yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất ( 735 ), số bé nhất ( 142 )
Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, dặn dò:
Cho học sinh đọc, viết lại các số có ba chữ số.
Nhận xét tiết học.
Thứ ba, nghỉ dạy theo tiêu chuẩn
Thứ tư, ngày 18/08/2010
Tiết: 1 Môn hính tả
Bài: Cậu bé thông minh
Sách giáo khoa trang 6 Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu
- Chép chính xác và trình bày đúng qui định bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng BT(2) a/b, hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3).
 II/ Chuẩn bị:
Gv: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép; Nội dung bài tập 2, 3.
Học sinh: bảng con, bút chì.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Mở đầu:
Giáo viên nhắc lại một số yêu cầu của giờ học chính tả nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập chép.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh tập chép.
-Giáo viên đọc đoạn chép trên bảng. Hai học sinh nhìn bảng đọc lại đoạn chép.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét:
+ Đoạn này được chép từ bài nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào?
+ Đoạn chép có mấy câu?
+ Cuối mỗi câu có dấu gì?
+ Chữ đầu câu viết như thế nào?
Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ khó: xẻ thịt, nhỏ, bảo, cỗ, sẻ.
Học sinh chép bài vào vở. Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài viết.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 1: Học sinh làm vào bảng con.
Bài tập 2: Học sinh làm vào vở bài tập.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: nhắc nhở học sinh khắc phục những thiếu sót trong việc chuẩn bị đồ dùng học tập; nhắc nhở cách giữ vở sạch, đẹp,..
Nhận xét tiết học.
Tiết2 Môn: TN&XH
Bài: Nên thở như thế nào?
 Sách giáo khoa trang 6 – 7 Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
-* Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ. Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi đê đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bô-níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi. hít thở không khí trong lành có lợi gì? Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hs: Gương soi.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không thở bằng miệng.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Dùng gương quan sát phía trong của lỗ mũi.
Học sinh dùng gương soi quan sát bên trong lỗ mũi và trả lời các câu hỏi:
+ Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi?
+ Hàng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì?
+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
* Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
Hoạt động 2: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí nhiều khói, bụi đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
Các cặp quan sát hình 3,4,5 sách giáo khoa trang 7, hỏi và trả lời theo cặp.
 * Bước 2: Làm việc cả lớp
Một số cặp lên hỏi - đáp trước lớp.
Cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
+ Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì?
* Giáo viên kết luận:
Không khí trong lành là không khí chứa nhiều khí khí ô – xi, ít khí các – bô – níc và khói, bụi,... Khí ô – xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không khí chứa nhiều khí các – bô – níc, khói, bụi là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Hệ thống lại bài
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.
Tiết 4 Môn Toán
Bài: luyện tập (tr5)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết giải bài toán về "Tìm x", giải toán có lời văn (có một phép trừ). Bài 1, bài 2, bài 3
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Yêu cầu học sinh tự đặt tính rồi tính
a/	 432	 716	 25
+	+	+
 405	 128	 721
 729	 889	 746
b/	 645	 666	 485
	-	-	-
	 302	 333	 72
	 343	 333	 413
Bài 2: Tìm x
Yêu cầu học sinh nêu được cách tìm số bị trừ hoặc cách tìm số hạng trong một tổng rồi tìm x:
a/ x – 125 = 344	b/ x + 125 = 226
	x = 344 + 125	 	x = 226 – 125
	x = 469	x = 141
Bài 3: Bài toán, giúp học sinh củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn:
Bài giải:
Số học sinh khối lớp hai là:
468 – 260 = 208 ( học sinh )
Đáp số: 208 học sinh
Bài 4: Xếp ghép hình ( làm thêm nếu có thời gian)
Học sinh xếp, ghép được hình con cá như sau:
Hoạt động2: Củng cố, nhận xét, dặn dò:
Học sinh nhắc lại cách tìm số bị trừ; tìm số hạng.
Nhận xét tiết học
Tiết 1 Môn Đạo đức
Bài: Kính yêu Bác Hồ
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Các bài thơ, bài hát , tranh ảnh, ... về Bác Hồ, tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi.
III/Các hoạt động dạy học:
1/ Khởi động: Học sinh hát bài: “ Ai yêu Bác Hồ”.
2/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: Quan sát tranh ở VBT
Mục tiêu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm quan sát các ảnh, tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện mỗi nhóm lên giới thiệu về một ảnh. Cả lớp trao đổi.
*Kết luận: Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm, yêu quý các cháu.
2/Hoạt động 2: Kể chuyện: “ Các cháu vào đây với Bác”.
- Giáo viên kể chuyện. Học sinh lắng nghe. 
- Thảo luận.
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào?
+ Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ.
* Kết luận: Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm tới các cháu thiếu nhi.
3/Hoạt động 3: Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
- Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
4/Củng cố, dặn dò:
Ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
Sưu tầm các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ. Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh, truyện về Bác Hồ và Bác Hồ với thiếu nhi.
Thứ năm, ngày 19/08/2010
Tiết : 1 Môn Tập viết
Bài: Ôn chữ hoa A
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
Viết đúng chữ hoa A (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng: Anh em ... III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
Một học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
Viết bảng con: Âu Lạc, Ăn quả.
 Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2/ Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài: B, H, T.
Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết từng chữ ( B, H, T ) trên bảng con.
b/ Học sinh viết từ ứng dụng
Học sinh đọc từ ứng dụng: tên riêng Bố Hạ.
Giáo viên giới thiệu: Bố Hạ là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, nơi có giống cam ngon nổi tiếng.
Học sinh tập viết trên bảng con.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
Học sinh đọc câu ứng dụng: Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ: Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn. Khuyên bầu và bí là khuyên người trong một nước yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Bầu, Tuy.
3/ Luyện viết vào vở tập viết.
Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
4/ Chấm, chữa bài: 
Chấm từ 5 – 7 bài.
Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: nhắc nhở học sinh luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 6 Môn chính tả
Bài: Chiếc áo len
SGK: Trg 22 Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT(2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ viết nội dung bài tập 2, bài tập 3.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng đọc từng tiếng cho 3 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ ngữ: gắn bó, nặng nhọc, khăn tay. khăng khít.
 Hoạt động 2: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
Giáo viên đọc một lần đoạn văn. Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn:
+ Vì sao Lan ân hận?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+ Lời Lan muốn nói với mẹ được đặt trong dấu câu gì?
Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai: ấm áp, xin lỗi, xấu hổ, vờ ngủ.
Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 5 – 7 bài, nhận xét bài viết.
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 2: Làm bài 2a./b
Bài tập 3: Giáo viên khuyến khích học sinh đọc thuộc ngay tại lớp thứ tự 9 chữ và tên chữ mới học.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Học thuộc theo đúng thứ tự tên của 19 chữ đã học.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 14 Môn toán
Bài: Xem động hồ TT (tr14)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
Biết xem đồng khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12 và đọc được theo hai cách. Chẳng hạn, 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút.Bài 1, bài 2, bài 4
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Mặt đồng hồ bằng bìa; Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 học sinh lên bảng đọc các giờ trên đồng hồ mô hình do giáo viên quay kim..
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách xem đồng hồ và nêu thời điểm theo hai cách
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất trong SGK để học sinh nêu giờ. Sau đó giáo viên hướng dẫn cách đọc giờ, phút nữa, chẳng hạn: Các kim đồng hồ đang chỉ 8 giờ 35 phút, em thử nghĩ xem còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ? Học sinh nhẩm số phút " Vậy có thể nói: 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Viết vào chỗ chấm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một ý đầu, phần còn lại học sinh tự làm.
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng
Học sinh tự vẽ vào các hình đồng hồ trong vở bài tập.
Bài 3: Nối ( Theo mẫu ) –( Làm thêm)
Học sinh quan sát hình vẽ và tự nối .
Bài 4: Xem tranh rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm
Hướng dẫn học sinh quan sát hình a rồi nêu thời điểm tương ứng. Sau đó tự làm các câu còn lại.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Về nhà ôn lại cách xem giờ.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 3 Môn kĩ thuật
Bài: Gấp con ếch
Thời gian: 35 phút
I. Mục tiêu
- Biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng gấiy. Nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. Với HS khéo tay:Gấp được con ếch bằng giấy. Nếp gấp phẳng, thẳng. Con ếch cân đối.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV:
+ Mẫu con ếch được gấp bằng giấy có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát.
+ Tranh quy trình gấp con ếch bằng giấy
HS:
+ Giấy nháp, giấy thủ công
+ Bút màu, kéo thủ công.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Giáo viên giới thiệu mẫu con ếch được gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét về đặc điểm, hình dáng của con ếch mẫu gồm ba phần: phần đầu, phần thân và phần chân.
Giáo viên liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch.
Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng mở dần con ếch cho đến khi trở lại tờ giấy hình vuông ban đầu.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
+ Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại cách làm và gọi học sinh lên bảng làm.
Bước 2: Gấp tạo hai chân trước con ếch.
Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch..
+ Giáo viên làm mẫu theo quy trình.
+ Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch . Trong quá trình thao tác, giáo viên và học sinh quan sát, giáo viên sữa chữa, uốn nắn những thao tác học sinh thực hiện chưa đúng.
+ Học sinh tập gấp con ếch bằng giấy theo các bước đã hướng dẫn.
Hoạt động 3: Nhận xét, củng cố, dặn dò
Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau: giấy, kéo.
Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 03/09/2010
Tiết : 3 Môn TLV
Bài: Kể về gia đình. Điền vào giấy tờ in sẵn
SGK: trang 26
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
- Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv: Mẫu đơn xin nghỉ học.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, cho đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Hoạt động 2: Dạy bài mới.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
a/ Bài tập 1: ( miệng )
1 học sinh đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài: Kể về gia đình mình cho một người bạn mới. Các em chỉ cần nói 5 đến 7 câu giới thiệu về gia đình của em.
Kể về gia đình theo nhóm nhỏ.
Đại diện của nhóm thi kể. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài tập 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Một học sinh đọc mẫu đơn. Sau đó nói về trình tự của lá đơn:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn.
+ Tên của người nhận đơn.
+ Họ, tên người viết đơn.
+ Người viết là học sinh lớp nào.
+ Lí do viết đơn.
+ Lí do nghỉ học.
+ Lời hứa của người viết đơn.
+ Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh.
+ Chữ kí của học sinh.
Hai học sinh làm miệng bài tập.
Học sinh điền nội dung vào đơn.
Kiểm tra, chấm sửa bài tập.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Dặn dò: Yêu cầu học sinh ghi nhớ mẫu đơn, để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 3 Môn LT&C:
Bài: So sánh, dấu chấm
SGK: trg 24-25 Thời gian: 40 phút
I.Mục tiêu
- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn (BT1).
- Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh (BT2).
- Đặt đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn và viết hoa đúng chữ đầu câu (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Bảng phụ viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1, bài tập 2.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: 
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a/ Bài tập 1: 
Học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo.
4 học sinh lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Các em cầm bút gạch đưới những hình ảnh so sánh trong từng câu thơ, câu văn.
Sửa bài tập.
b/ Bài tập 2:
Một học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp viết ra nháp những từ chỉ sự so sánh. 4 học sinh lên bảng gạch dưới những từ chỉ sự so sánh trong các câu thơ, văn.
Làm vào vở bài tập.
Giáo viên chốt lại lời giải đúng:
c/ Bài tập 3:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
Giáo viên nhắc cả lớp đọc kĩ đoạn văn để chấm câu cho đúng. Nhớ viết hoa những chữ cái đầu câu.
Hoạt động 3: Củng cố, nhận xét, dặn dò.
Hệ thống lại bài
Dặn dò: về nhà xem lại các bài tập đã làm.
Nhận xét tiết học.
Tiết : 15 Môn toán
Bài: Luyện tập (tr17)
Thời gian: 40 phút
I. Mục tiêu
- Biết xem giờ (chính xác đến 5 phút).
- Biết xác định 1/2, 1/3 của một nhóm đồ vật. Bài 1, bài 2, bài 3
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Viết vào chỗ chấm.
Học sinh xem đồng hồ rồi nêu giờ đúng ở đồng hồ tương ứng.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt
Dựa vào tóm tắt học sinh tự nêu lại bài toán, tìm cách giải, làm vào vở bài tập.
Giải:
Số người có tất cả là:
5 x 4 = 20 ( người )
Đáp số: 20 người
	Chấm, sửa bài.
Bài 3: Khoanh vào số quả cam.
Yêu cầu học sinh khoanh vào 1/3 số quả cam ở câu a và 1/5 số quả cam ở câu b.
Bài 4: Điền dấu ( >, <, = ) nếu còn thời gian
Yêu cầu học sinh tính kết quả rồi mới điền dấu ( > , <, = ) vào chỗ chấm.
Hoạt động 2: Củng cố, nhận xét, dặn dò	 
Củng cố lại cách xem giờ.
Nhận xét tiết học.
Tiết : sinh hoạt lớp tuần 3
1/ GVCN nhận xét chung các hoạt động trong tuần:
Lớp đã ổn đinh , việc xếp hàng TD còn lộn xộn
Nhắc nhở HS chưa chăm học.
Phân công trang trí lớp
2/ Phương hướng :
Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
Nhắc các em đi lại phải đảm bảo an toàn giao thông.
Xếp hàng thể dục nghiêm túc, tập đúng động tác
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
Để xe đúng nơi quy định
Thực hiện tốt việc giữ trật tự trong lớp học 
Không được chơi các trò chơi nguy hiểm
Kiểm tra vệ sinh cá nhân vào đầu buổi học
3/ Bầu HS đạt điểm 10 
 hát chuẩn bị đêm rước đèn trung thu, căn dặn về đêm rước đèn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan1-3.doc