Tiết 1 : Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(Tiết 2)
I. Mục tiêu
Học sinh biết:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ
- Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày
-Thực hiện hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày
-Những ngày mà tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ .
- GDHS có ý thức quan tâm, chăm sóc giúp đỡ phụ nữ .
- Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ
- Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày
TUẦN 15 Ngày soạn: 11/12/2009 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 14/12/2009 Tiết 1 : Đạo đức TÔN TRỌNG PHỤ NỮ(Tiết 2) I. Mục tiêu Học sinh biết: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày -Thực hiện hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày -Những ngày mà tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ . - GDHS có ý thức quan tâm, chăm sóc giúp đỡ phụ nữ . - Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ - Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày II. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ VN III. Các hoạt động dạy học TIẾT 2 Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: sử lí tình huống ở bài tập 3 + Mục tiêu: Xử lí tình huống + Cách tiến hành: - Đưa 2 tình huống trong SGK bài tập 3 lên bảng - Yêu cầu các nhóm thảo luận , nêu cách sử lí mỗi tình huống và giải thích vì sao lại chọn cách giải quyết đó H: cách sử lí của các nhóm đã thể hiện được sự tôn trọng và quyền bình đẳng của phụ nữ chưa? GV nhận xét * Hoạt động 2: Làm bài tập 4 + Mục tiêu: HS biết những ngày và tổ chức dành riêng cho phụ nữ; dó là biểu hiện của sự tôn trọng phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội + Cách tiến hành - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài 4 và thảo luận hoặc GV giao phiếu bài tập cho các nhóm đẻ HS điền vào phiếu - Yêu cầu các nhóm lên dán kết quả lên bảng - các nhóm nhận xét bổ sung kết quả cho nhau - GV nhận xét KL + ngày 8-3 là ngày quốc tế phụ nữ + Ngày 20-10 là ngày phụ nữ VN * Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ VN + Mục tiêu: HS củng cố bài học + Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi đua giữa các nhóm . 3. Củng cố dặn dò - HS nhắc lại ghi nhớ - Nhận xét giờ học - HS đọc 2 tình huống - HS thảo luận theo nhóm - HS trả lời - Các nhóm đọc phiếu bài tập sau đó thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm mình -HS thảo luận - HS trình bày sản phẩm. - HS lần lượt thi kể hoặc hát hoặc đọc thơ về những người phụ nữ ......................................................................... Tiết 2 : Toán LUYỆN TẬP I.Mục tiêu Biết : - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân . - Giáo dục học sinh thực hành chia nhanh, chính xác, khoa học. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài : 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài cho HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu 4 HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV hỏi : Để tìm số dư của 218 : 3,7 chúng ta phải làm gì ? - Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào ? - GV yêu cầu HS đặt tính và tính. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 4 HS lần lượt nêu trước lớp như phần ví dụ của tiết 70, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. Kết quả tính đúng là : - 1 HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm . - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 1,8 = 72 = 72 : 18 = 40 b) 0,34 = 1,19 1,02 0,34 = 1,2138 = 1,2138 : 0,34 = 3,57 c) 1,36 = 4,76 4,08 = 19,4208 : 1,36 = 14,28 - HS nhận xét bài làm của bạn cả cách làm và các kết quả tính. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, sau đó 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - Chúng ta phải thực hiện phép chia 218 : 3,7 - HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1 HS lên bảng làm bài. ...................................................................... Tiết 3 Tập đọc BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. Mục tiêu - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ; biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). - Giáo dục học sinh biết yêu quí thầy - cô giáo. 1. Đọc thành tiếng II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 114 SGK - Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta. H: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? H: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? H: Bài thơ cho em hiểu điều gì? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 4 đoạn - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS - HS nêu tiếng khó đọc - GV ghi bảng từ khó - Gọi HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Luyện đọc theo cặp - 4 HS đọc nối tiếp - GV đọc mẫu và chú ý cách đọc với giọng kể chuyện b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi H: Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì? H: Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào? H: Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý " cái chữ"? H: Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào? H: tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo , với cái chữ nói lên điều gì? c) Đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc hay - Tổ chức HS đọc diễn cảm + treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố- dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi - HS nghe - 1 HS đọc toàn bài Đoạn 1: căn nhà sàn.... dành cho khách quý Đoạn 2: Y hoa .... chém nhát dao Đoạn 3: Gì Rok đến..... xem cái chữ nào Đoạn 4: còn lại - 4 HS đọc nối tiếp - HS nêu tiếng khó - HS đọc - 4 HS đọc - 2 HS đọc cho nhau nghe - HS đọc - Lớp đọc thầm đoạn và câu hỏi, 1 bạn đọc to câu hỏi + cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học + người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình. họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn. + mọi ng ười ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy; - người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết - Người Tây Nguyên rất quý người yêu cái chữ - HS đọc - 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc ................................................................................................................................................... Ngày soạn:11/12/2009 Ngày day: Thứ ba, ngày 15/12/2009 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu Biết : - Thực hiện các phép tính với số thập phân - So sánh các số thập phân - Vận dụng để tìm x - Rèn học sinh thực hành phép chia nhanh, chính xác, khoa học. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động day Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy - học bài mới 2.1.Giới thiệu bài : 2.2.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV viết phần c) của bài toán lên bảng 100 + 7 + và hỏi : Để viết kết quả của phép cộng trên dưới dạng số thập phân trước hết chúng ta phải làm gì ? - Em hãy viết dưới dạng số thập phân. - GV yêu cầu HS thực hiện phép cộng. - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2 - GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV viết lên bảng một phép so sánh, chẳng hạn 4...4,35 và hỏi : Để thực hiện được phép so sánh này trước hết chúng ta phải làm gì ? - GV yêu cầu HS thực hiện chuyển hỗn số 4 thành số thập phân rồi so sánh. - GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại, sau đó nhận xét và chữa bài. Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài toán như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 4 - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - HS nêu : Trước hết chúng ta phải chuyển phân số thành số thập phân. - HS nêu : = 0,08. - HS thực hiện và nêu : 100 + 7 + 0,08 = 107,08 - 2 HS lên bảng làm bài, HS 1 làm phần a) và b) HS 2 làm phần d) HS cả lớp làm vào vở bài tập. - Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số. - HS nêu : Trước hết chúng ta phải chuyển hỗn số 4 thành số thập phân. - HS thực hiện chuyển và nêu : 4 = = 23 : 5 = 4,6 4,6 > 4,35 Vậy 4 > 4,35 - 3 HS lên bảng làm các phần còn lại , HS cả lớp làm vào vở bài tập. - HS đọc thầm đề bài toán. - HS nêu : Để giải quyết yêu cầu của bài toán ta cần : * Thực hiện phép chia đến khi lấy được hai chữ ... ) Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 - GV nêu bài toán ví dụ : - GV yêu cầu HS thực hiện : + Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. + Hãy tìm thương 315 : 600 + Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100. + Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm. - GV nêu : Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%. - Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau : 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - GV hỏi : Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. b) Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm. - GV nêu bài toán : Trong 80kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - GV giải thích : Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. 2.3.Luyện tập - thực hành Bài 1 - GV yêu cầu HS đọc đề bài mẫu và tự làm bài. - GV gọi HS đọc các tỉ số phần trăm vừa biết được. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2 - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV hỏi : Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp chúng ta phải làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét và cho điểm HS. 3. Củng cố - dặn dò - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS làm và nêu kết quả của từng bước. + Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600 + 315 : 600 = 0,525 + 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100 + 52,5%. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau : + Tìm thương của 315 và 600. + Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải. - HS nghe và tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là : 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5% Đáp số : 3,5 % - HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. 0,57 = 57% 0,3 = 30% 0,234 = 23,4% 1,35 = 135% - HS nêu : Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số. - 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS : Chúng ra phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 1 HS nhận xét bài bạn làm. ...................................................................... Tiết 2 Luyện từ và câu TỔNG KẾT VỐN TỪ I. Mục tiêu - Nêu được một số từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn theo yêu cầu của BT1, BT2. Tìm được 1 số từ ngữ tả hình dáng của người theo yêu câu của BT3 ( chọn 3 trong 5 ý a, b, c, d, e). - Viết được đoạn văn tả hình dáng người thân khoảng 5 câu theo yêu cầu của BT4. - Giáo dục học sinh yêu Tiếng Việt, hình thành ở các em tình cảm đẹp về gia đình, thầy cô, bạn bè qua các thành ngữ, tục ngữ. II. Đồ dùng dạy học - Giáo án, bảng lớp viết sẵn bài tập III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Học sinh lần lượt đọc lại các bài 1, 2, 3 đã hoàn chỉnh trong vở. Giáo viên nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: “Tổng kết vốn từ”. Bài 1: · Giáo viên chốt: treo bảng từ ngữ đã liệt kê. Bài 2: · Giáo viên chốt lại treo bảng từ ngữ, bổ sung những từ ngữ của học sinh vừa tìm. + học thầy không tày học bạn + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ + Một cây làm chẳng nên non.. Bài 3: · Giáo viên nhấn mạnh lại yêu cầu bài tập bằng 3 câu tả hình dáng. + Ông đã già, mái tóc bạc phơ. + Khuôn mặt vuông vức của ông có nhiều nếp nhăn nhưng đôi mắt ông vẫn tinh nhanh. + Khi ông cầm bút say sưa vẽ, nét mặt ông sáng lên như trẻ lại. Bài 4: GV chấm và chữa bài. 4. Củng cố. Thi đua đối đáp 2 dãy tìm thành ngữ, tục ngữ ca dao về thầy cô, gia đình, bạn bè. 5. Dặn dò: - Làm bài 2 vào vở. Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ”. Nhận xét tiết học. Hát Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm. Học sinh liệt kê ra nháp các từ ngữ tìm được. Học sinh lần lượt nêu – Cả lớp nhận xét. Học sinh sửa bài – Đọc hoàn chỉnh bảng từ. Cả lớp nhận xét. Học sinh đọc kỹ yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày. Cả lớp nhận xét – Kết luận nhóm thắng. Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Học sinh tự làm ra nháp. Học sinh nối tiếp nhau diễn đạt các câu văn. Cả lớp nhận xét. VD: Miêu tả mái tóc : đen nhánh, đen mượt, hoa râm, ,uối tiêu, óng ả, như rễ tre Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ.. Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh... Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng, Học sinh đọc yêu cầu bài 4. - HS viết đoạn văn vào vở - HS thi đua. ........................................................... Tiết 3 Mĩ thuật VẼ TRANH: ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI I. Mục tiêu - Hs tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài. -HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài quân đội theo cảm nhận riêng. - Hs yêu quý và kính trọng các cô các chú bộ đội II. Chuẩn bị. -1 số tranh ảnh về quân đội - HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành III. Các hoạt động dạy -học . Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài - Cho HS hát tập thể 1 bài có nội dung về đề tài Quân đội - GV giới thiệu 1 vài bức tranh , ảnh đã chuẩn bị Hoạt động 1: Tìm , chọn nội dung đề tài GV : giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài quân đội Tranh vẽ về đề tài Quân đội có các cô các chú là hình ảnh chính + Trang phục( mũ, quần, áo) + Đề tài về Quân đội rất phong phú Hoạt động 2: cách vẽ tranh GV hướng dẫn hs cách vẽ như sau: + Cho hs quan sát hình tham khảo ở SGK và gợi ý cho HS cách vẽ theo các bước: + Sắp xếp và vẽ các hình ảnh vẽ rõ nội dung +Vẽ hình ảnh chính trước hình ảnh phụ sau + Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết cho tranh sinh động. + Vẽ màu theo ý thích. + Màu sắc cần có độ đậm nhạt thích hợp với tranh và đẹp mắt. Hoạt động 3: Thực hành GV yêu cầu hs làm bài trên giấy vẽ hoặc bài thực hành GV : đến từng bàn quan sát hs vẽ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá -GV nhận xét chung tiết học - Chuẩn bị tiết sau Hs quan sát Hs quan sát HS lắng nghe và thực hiện ..................................................................... Tiết 4 Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả hoạt động) I. Mục tiêu: - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). - Giáo dục học sinh lòng yêu mến người xung quanh và say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: Giấy khổ to – Sưu tầm tranh ảnh về một số em bé ở độ tuổi này. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Học sinh lần lượt đọc kết quả quan sát bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói. Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói – Dàn ý với ý riêng. Bài 1: Lưu ý: dàn ý có thể nêu vài ý tả hình dáng của em bé. + Tả hoạt động là yêu cầu trọng tâm. · Giáo viên nhận xét: đúng độ tuổi đang tập đi tập nói: Tránh chạy tới sà vào lòng mẹ. · Khen những em có ý và từ hay. I. Mở bài: Giới thiệu em bé đang ở tuổi tập đi và tập nói. II. Thân bài: 1/ Hình dáng: + Hai má – mái tóc – cái miệng. 2/ Hành động: Biết đùa nghịch – biết khóc – hờn dỗi – vòi ăn. Vận động luôn tay chân – cười – nũng nịu – ê a – đi lẫm chẫm – Tiếng nói thánh thót – lững chững – thích nói. III. Kết bài: Em yêu bé. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn (tự nhiên, chân thực) tả hoạt động của em bé. Bài 2: Nêu yêu cầu của bài tập. - GV nhận xét, ghi điểm những đoạn văn HS viết tốt. 4. Củng cố. Giáo viên tổng kết lại bài. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị: “Kiểm tra viết tả người”. Nhận xét tiết học. Hát Cả lớp nhận xét. Lập dàn ý cho bài văn tả một em bé đang ở độ tuổi tập đi và tập nói. Học sinh đọc rõ yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh quan sát tranh, hình ảnh sưu tầm. Lần lượt học sinh nêu những hoạt động của em bé độ tuổi tập đi và tập nói. Cả lớp nhận xét. Học sinh chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết. Học sinh hình thành 3 phần: I. Mở bài: giới thiệu em ở độ tuổi rất ngộ nghĩnh, đáng yêu (đang tuổi tập đi và tập nói). II. Thân bài: 1/ Hình dáng: (bụ bẫm ) – Hai má (bầu bĩnh, hồng hào) – Mái tóc (thưa mềm như tơ, buộc thành cái túm nhỏ trên đầu) – Cái miệng (nhỏ xinh, hay cười). 2/ Hành động: Như một cô bé búp bê to, xinh đẹp biết đùa nghịch, khóc, cười, hờn dỗi, vòi ăn. + Bé luôn vận động tay chân – lê la dười sân gạch với đống đồ chơi – Lúc ôm mèo – xoa đầu cười khanh khách – Bé nũng nịu đòi mẹ – kêu a, a khi mẹ về. Vịn vào thành giường lẫm chẫm từng bước. Ôm mẹ đòi úp vào ngực mẹ – cầm bình sữa – miệng chép chép. III. Kết bài: Em yêu bé – Chăm sóc. Học sinh đọc yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm. Học sinh chọn một đoạn trong thân bài viết thành đoạn văn. Đọc đoạn văn tiêu biểu. Phân tích ý hay. Tiết 5 Hoạt động ngoài giờ SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua. - Phương hướng tuần tới. - Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy. II. Chuẩn bị. - Nội dung. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. ổn định 2. Tiến hành a. Nhận xét các hoạt động tuần qua. - Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua. - Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm. - Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích. 3. Phương hướng tuần tới. - Học chương trình tuần 16 - Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu - Lao động vệ sinh trường lớp. - Trang hoàng lớp học. - Thi đua lập thành tích chào mừng Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12. - Nghe - Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình - Lớp trưởng đánh giá .
Tài liệu đính kèm: