Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 3

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 3

Tập đọc LÒNG DÂN

I/ Mục đích yêu cầu:

+ Hiểu các từ khó trong bài : Cai, hổng, thiệt, quẹo vô, lẹ,láng.Hiểu nội dung phần một vở kịch: ca ngợi dì Năm mưu trí, dũng cảm lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.

+ Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó: Chõng tre, nầy là, rục rịch, xẵng giọng, nói lẹ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng phân biệt được lời nhân vật và lời nhân vật, đọc đúng các ngữ điệu câu hỏi, câu kể. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.

+ Giáo dục các em tinh thần yêu nước,niềm tự hào dân tộc.

II/ Chuẩn bị: Tranh trang 25. 6 HS tập đóng vai.

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2007
Tập đọc LÒNG DÂN
I/ Mục đích yêu cầu:
+ Hiểu các từ khó trong bài : Cai, hổng, thiệt, quẹo vô, lẹ,láng...Hiểu nội dung phần một vở kịch: ca ngợi dì Năm mưu trí, dũng cảm lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.
+ Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó: Chõng tre, nầy là, rục rịch, xẵng giọng, nói lẹ. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng phân biệt được lời nhân vật và lời nhân vật, đọc đúng các ngữ điệu câu hỏi, câu kể. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
+ Giáo dục các em tinh thần yêu nước,niềm tự hào dân tộc.
II/ Chuẩn bị: Tranh trang 25. 6 HS tập đóng vai. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp :Hát
1.Kiểm tra bài cũ: 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Lòng dân 
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu, cảnh trí, thời gian.
+ GV chia đoạn
+ Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn của bài.
+ GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+ Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1cặp đọc.
+ GV đọc mẫu định hướng cho HS cách đọc, tên nhân vật với lời nói của nhân vật
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+ Cho HS đọc thầm trả lời câu hỏiở sách giáo khoa. 
 +Nêu nội dung chính của đoạn kịch?
+ GV kết luận:
 w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+ Gọi 5 HS nối tiếp đọc đoạn kịch theo vai.
+ GV hỏi HS giọng đọc phù hợp cho bài?
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm theo vai của từng nhân vật .
- GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu HS tìm các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần nghỉ hơi.
- GV nhắc lại các từ cần nhấn giọng.
+ Cho HS luyện đọc diễn cảm (nhóm 3 em )
+ Cho 3 nhóm thi đọc diễn cảm .
- GV nhận xét, kết luận.
+ HS lắng nghe 
+ 1 HS đọc toàn bài. 
+1 HS đọc bài. 
+ 2 nhóm HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ HS luyện đọc nhóm 2 
+1cặp HS đọc 
+ Lớp lắng nghe.
+ HS đọc thầm ,trao đổi cặp va øtrả lời 
+ HS nối tiếp nhau và trả lời
+ HS lắng nghe
+ 5 HS đóng vai đọc.
- HS nêu.
+ HS theo dõi cách đọc.
- HS dùng bút chì gạch chân các từ cần nhấn giọng.
+ 3 HS cùng nhóm ngồi luyện đọc theo vai.
+ 3 nhóm thi đọc trước lớp,lớp theo dõi nhận xét.
4-Củng cố: Giáo viên,củng cố nội dung tiết học.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà học chuẩn bị phần hai của vở kịch.
 ----------------------------------------------------
 Toán LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố chuyển hỗn số thành phân số, tính toán, so sánh các hỗn số.
+ Các em có kĩ năng thực hành chuyển hỗn số thành phân số, tính toán, so sánh hỗn số một cách thành thạo.
+ Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ, tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: các bài tập. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1- Ổn định lớp: hát
2- Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài1, 2.
- GV nhận xét ghi điểm.
3- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD củng cố chuyển hỗn số thành phân số.
w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài và thực hành làm bài
- Gọi 2 em nhận xét bài của bạn trên bảng.
+ Bài 2 : GV cho HS nêu yêu cầu của bài.Yêu cầu HS làm bài, GV đi giúp đỡ một số HS kém .
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+ Bài 3: GV cho HS đọc yêu cầu của bài và thực hành làm bài.
- Giáo viên đánh giá nhận xét và cho điểm .
+ HS lắng nghe.
+ HS nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
- 1 HS đọc đề bài.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta chuyển hỗn số thành phân số.
+ HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập
+ HS trao đổi cách so sánh hai hỗn số
+ 4HS lên bảng làm. lớp làm vào vở(chuyển cả hai hỗn số thành phân số rồi so sánh)
(HS có thể làm cách khác so sánh phần nguyên trước rồi đến phần phân số )
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- HS đọc yêu cầu của bài 
+ chúng ta chuyển hỗn số thành phân số rồi tính 
- 4 HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét đúng/sai
4- Củng cố: Gọi HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số, cách cộng trừ hai phân số cùng và khác mẫu số
5-Dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm bàivào vở bài tập và chuẩn bị bài: LT chung. 
Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu, chọn được câu chuyện có nội dung kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Biết sắp xếp và kể lại được toàn bộ câu chuyện theo trình tự hợp lí.
+ Kỹ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên, sinh động, hấp dẫn sáng tạo.
+ Giáo dục các em lòng yêu cái tốt, làm việc tốt.
II/ Chuẩn bị: Chuẩn bị trước câu chuyện
 Ghi sẵn đề bài, phần vắn tắt gợi ý. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp :Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: 
- GV đánh giá nhận xét,
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD kể chuyện:
+ Giáo viên gọi HS đọc đề bài.
+ GV gạch dưới từ ngữ chính của đề bài
+ GV hỏi HD HS phân tích đề.
- Yêu cầu kể về việc làm gì?
- Theo em thế nào là một việc làm tốt?
- Nhân vật chính trong câu chuyện định kể là ai?
+Gọi HS đọc gợi ý 3 trong SGK , đọc gợi ý trên bảng phụ.
-Em xây dựng cốt truyện của mình như thế nào? Theo hướng nào hãy giới thiệu cho bạn.
_GV chốt lại.
w HĐ2: kể trong nhóm:
+ GV chia HS thành từng nhóm kể và thảo luận nội dung câu chuyện.
 w HĐ4: kể chuyện trước lớp:
+ GV tổ chức cho HS thi kể lại chuyện trước lớp và hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện
+ Giáo viên ghi nhanh: tên HS, nhân vật chính của truyện, việc làm, hành động của nhân vật, ý nghĩa của hành động đó.
+ GV đánh giá nhận xét và tuyên dương học sinh.
+Gọi HS nhận xét theo các tiêu chí đã nêu
- Bạn kể chuyện hay nhất.
- Bạn có lời kể hấp dẫn,lôi cuốn.
- GV nhận xét chung.
1 HS lên kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe về danh nhân.
+ HS lắng nghe.
+ HS đọc to đề bài trước lớp
- HS theo dõi.
+ HS tiếp nối trả lời,nêu ý kiến
+ 2HS đọc trươc lớp, cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nối tiếp nhau trình bày chuyện của mình.
+ HS từng nhóm thảo luận ,lần lượt từng em kể trong nhóm,em khác nghe và bổ sung cho bạn.
+ 5 đến 7 HS thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và trả lới câu hỏi của bạn:
+ Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
4- Củng cố: Giáo viên, củng cố nội dung tiết học.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
-----------------------------------------------------------
Khoa học CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ
I/ Mục tiêu:
+ Kể những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm 
ảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
+ Nêu những điều mà người chồng và các thành viên trong gia đình phải làm, để chăm sóc phụ nữ có thai.
+ Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II/ Chuẩn bị:
 Hình minh hoạ trang 12, 13 SGK. Giấy khổ to, bút dạ.
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp : Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ:
_ Gọi HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài trước.
+ Nhận xét và cho điểm từng HS .
3- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khoẻ .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:
-Chia HS làm nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 4 HS. Yêu cầu HS thảo luận theo hướng dẫn 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc những việc mà nhóm mình tìm được.
-GV ghi nhanh các ý kiến đó lên bảng để tạo thành phiếu hoàn chỉnh.
Các em khác nhận xét bổ sung.
 - HS lắng nghe .
+ HS thảo luận nhóm 4
-Các em cùng quan sát hình minh hoạ trang 12 SGK và dựa các hiểu biết thực tế của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm.
+ Các nhóm khác bổ sung.
+ 2 HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh
_ GV tuyên dương các nhóm làm việc tích cực.
_ Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 12 SGK . 
*HĐ2: Trách nhiệm của thành viên trong gia đình với người có thai.
- Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm chăm sóc giúp đỡ người có thai
+ GV kết luận và đánh giá.
* HĐ3: Trò chơi đóng vai
+GV chia nhóm nêu tình huống và thảo luận tìm cách giải quyết.
-Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
+ HS thảo luận nhóm 2
+ Quan sát hình 5,6,7 SGK để trả lời.
+ HS các nhóm bổ sung.
+ HS trong nhóm thảo luận tìm vai và thể hiện.
+ 4 nhóm lên trình diện các tình huống của nhóm mình
+ Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4-Củng cố: Giáo viên đánh giá nhận xét tình huống đóng vai của HS. Củng cố nội dung bài
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học. Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Từ lúc mới sinh đến tuổi DT.
 -------------------------------------------------- 
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2007
 Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
+ Nhận biết được phân số thập phân biết cách chuyển một số phân số thành phân số thập phân 
+ Các em có kĩ năng nhận biết và thực hành chuyển một số phân số thành phân số thập phân chuyển hỗn số thành phân số và chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành một tên đơn vị một cách thành thạo, đúng , nhanh.
+ Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: Các bài tập. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp :Hát
2-Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài 2,3 ở nhà .GV đánh giá nhận xét.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD ôn về phân so ... ả lời.
- Lớp nhận xét.
+ Nhóm 4 em.
+ Nhận nhiệm vụ, thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung nhận xét hoàn thiện nội dung trả lời.
+ Một số HS trình bày kết quả thảo luận theo yêu cầu vừa chỉ trên lưôc đồ vừa nêu đặc điểm của từng miền khí hậu. HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung
+HS thảo luận trong nhóm 6 .
+2 nhóm trình bày nội dung chính.
4-Củng cố: Gọi HS nêu nội dung chính của bài theo sơ đồ 1.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HSvề nhà trình bày khí hậu nước ta trên lược đồ và chuẩn bị bài sau:Sông ngòi.
 --------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật ĐÍNH KHUY BẤM 
I/ Mục tiêu:
+ Biết cách đính khuy bấm.
+Các em có kĩ năng đính được khuy bấm đúng quy trình đúng kĩ thuật.
+Giáo dục các em rèn luyện tính cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: Mẫu đính khuy bấm ,một số khuy hai lỗ làm bằng các vật liệu khác nhau. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp :Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HSvề vật liệu,dụng cụ.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Đính khuy bấm.
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:.HD quan sát nhận xét mẫu.
+GV cho HS quan sát mẫu đính khuy bấm, quan sát hình 1a,b của SGK và đặt câu hỏi cho học sinh.
+GV kết luận.
w HĐ2: HD thao tác kĩ thuật.
+ GV hướng dẫn HS đọc các nội dung mục1,2 (SGK), đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
-Cách vạch dấu các điểm đính khuy bấm ?
-Cách chuẩn bị đính khuy ?
+Cho HS đọc mục 2a và quan sát hình 4 SGK.
+GV dùng khuy to HD HS cách đính phần mặt lõm của khuy bấm.
+Cho HS đọc mục 2b, quan sát hình 5 SGK.
-Nêu cách đính phần mặt lối của khuy bấm ?
+GV hướng dẫn nhanh các bước đính khuy lần thứ hai.
+Cho 2 HS nêu các bước đính hai phần của khuy bấm.
+Cho HS thực hành.
+ HS lắng nghe
+ HS quan sát trả lời
+HS đọc kĩ nội dung để nêu các bước trong quy trình đính khuy:
+HS quan sát hình 4 SGK và thao tác của giáo viên .
+2HS nêu cách thực hành đính phần mặt lõm
+HS quan sát hình 5 và trả lời.
-Luồn chỉ vào giữa nẹp để dấu nút chỉ,cách luồn kim  kết thúc đường khâu.
+2HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính phần mặt lồi của khuy.
+HS thực hành vạch dấu các điểm đính khuy
4- Củng cố: Gọi HS nêu :Các bước đính hai phần của khuy bấm.
5-Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà xem lại các thao tác ở SGK và chuẩn bị bài sau:Thêu chữ V.
 Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007
Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ Mục tiêu:
+ Hoàn chỉnh các đoạn văn trong bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa cho phù hợp với nội dung chính của mỗi đoạn,Viết được đoạn văn trong bài tả cơn mưa một cách chân thực.
 +Thực hành viết được một đoạn văn trong bài tả cơn mưa một cách tự nhiên theo DB đã lập.
 +Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị: Giấy khổ to, bút dạ. 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh . 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp :hát
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi5 HS lên bảng chấm dàn ý bài văn miêu tả đã làm ở nhà
-GV nhận xét,ghi điểm.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập tả cảnh .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD HSlàm bài tâpï:
+Giáo viên gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập 1.
-Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
+Yêu cầu HS thảo luận:Đọc kĩ bài,trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:
-Xác định nội dung chính của mỗi đoạn?
+Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
+Gọi 2 nhóm 4 em đọc toàn bài trước lớp các nhóm khác bổ sung.
+GV nhận xét,kết luận.
+Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
+Yêu cầu HS đọc bản ghi chép về cơn mưa mà em đã quan sát.
-Em chọn đoạn văn nào để viết?
+Yêu cầu HS tự làm.
+GV gọi 2 em dán phiếu lên trình bày.
+ GV nhận xét và tuyên dương ghi điểm
+5 HS đọc bài của mình, lớp nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+1 HS đọc nội dung. 
-Tả quang cảnh sau cơn mưa.
+HS thảo luận nhóm 2 và viết câu trả lời ra giấy .(nối tiếp nhau phát biểu)
Đoạn1: giới thiệu cơn mưa rào ào ạt tới rồi tạnh ngay.
Đoạn2: ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
Đoạn3: Cây cối sau cơn mưa.
Đoạn4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
+Viết thêm:
+4 HS làm bài vào giấy lớn và dán ở bảng.
+8 HS nối tiếp đọc đoạn văn
+HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
-Tả quang cảnh trước khi cơn mưa đến
- Tả cơn mưa.
-Tả hoạt động của con người sau cơn mưa
+2HS dán phiếu lên bảng trình bày,các bạn khác bổ sung ý kiến và thống nhất.
+2-3 HS đọc đoạn văn mình viết.
4-Củng cố: Giáo viên,củng cố nội dung tiết học.
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa.
 ----------------------------------------------------
 Toán ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố kiến thức giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng(hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
+Các em có kĩ năng thực hành nhân,chia ,giải toán có lời văn tìm hai số khi biết tổng,hiệu và tỉ số của hai số một cách thành thạo.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ,tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp : Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài ở nhà .GV đánh giá nhận xét
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Ôn tập về giải toán .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD ôn tập giải toán ;
+Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
-Cho HS đọc đề bài trên bảng.Bài toán thuộc dạng toán gì? Hãy vẽ sơ đồ và giải bài toán ?
-Hãy nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số:
+Bài toán về tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
-Yêu cầu HS đọc đề toán 2. Bài toán thuộc dạng toán gì ? giải bài toán trên ?
-Cho HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số?
-Cách giảihaibàitoán trên có gì khác nhau?
-GV nhận xét bổ sung .
 w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài .
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
-GV nhận xét ghi điểm. 
+Bài 2:GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu bài yêu cầu chúng ta làm gì? Sau đó tự làm 
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 3:GV cho HS đọc đề toánvà nêu câu hỏi phân tích bài toán .
-Giáo viên yêu cầu HS làm bài .
-Giáo viên đọc chữa bài trước lớp và nhận xét bài làm của HS ghi điểm ,
-Học sinh nhận xét bài bạn.
+ HS lắng nghe. 
+HS nêu :Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó: 
-HS nhận xét đúng/sai
- HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số:
-HS đọc đề toán 2. 
+Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số
-1HS lên bảng làm. lớp làm vào vở
-Học sinh nêu :
-HS đọc bài.
+ 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
-HS đọc đề bài và nêu bài yêu cầu.
+1 HS lên bảng làm –Lớp làm nháp .
-HSđọc đề toán và tìm hiểu bài .
+ HS trao đổi và làm bài,1em làm ở bảng
-Trao đổi bài của bạn để kiểm tra lẫn nhau
4- Củng cố: Gọi HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng,(hiệu) và tỉ số của hai số
5 -Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà làm bài tập .Chuẩn bị bài sau Ôn tập.
-------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu nghĩa chung của một số thành ngữ,tục ngữ nói về tình cảm của người Việt Nam đối với quê hương, đất nước.Viết được câu văn,đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
+Các em có kĩ năng thực hành sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.
+Giáo dục các em tình yêu quê hương, đất nước,sử dụng từ đồng nghĩa chính xác khi nói,viết.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,các thẻ chữ. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp :Hát
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đặt câu bắt đầu có tiếng đồng.
+GV đánh giá ,nhận xét.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa 
 b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD làm bài tập.
+Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 -Yêu cầu HS làm theo nhóm 2.
 -Gọi 1 nhóm trình bày .
-GV cho HSnhận xét bài của bạn. 
-GV nhận xét.
Các từ này cùng có nghĩa chung là gì?
+Bài 2;Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV cho HS làm việc đặt câu theo nhóm:
Đọc kĩ từng câu tục ngữ,xác định nghĩa của từng câu,xác định nghĩa chung của các câu tục ngữ,đặt câu hoặc nêu hoàn cảnh sử dụng với từng câu tục ngữ đó?
-GV nhận xét ,kết luận.
+Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu HSHTL bài:Sắc màu em yêu.
- Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả.Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào ?
+Gọi 2HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng.
+GV nhận xét,đáng giá ghi điểm cho HS
+ HS lắng nghe 
- HS đọc yêu cầu của bài.
+HS ngồi cùng trao đổi nhóm 2 và làm bài.
+1 HS làm đọc đoạn văn hoàn chỉnh,1HS nhìn tranh nói về hành động của bạn.
-Cùng có nghĩa chung là:mang một vật nào đó đến nơi khác.
-HS đọc đề bài
+HS thảo luận nhóm 4.
+HS nốitiếp nhau trình bày trước lớp.
VD:Bà em rất thích về quê chơi.Có lần em hỏi vì sao bà thích như vậy,bà em bảo:”Lá rụng về cuội “cháu ạ.
+HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
-HS đọc yêu cầu của bài tập .
+2 HS nối tiếp nhau trình bày bài của mình trước lớp.1HS khác đọc các từ đồng nghĩa mà bạn đã sử dụng
4- Củng cố: GV củng cố nội dung tiết học.
5-Dặn dò: Nhận xét giờ học . Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau Từ trái nghĩa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc