Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 4

Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 4

Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I/ Mục tiêu:

+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. Hiểu nội dung bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống hòa bình của trẻ em toàn thế giới.

+ Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó : Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-côXa-xa-ki, quanh phòng. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột, từng dòng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc trầm , buồn.

+ Giáo dục các em tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh.

II/ Chuẩn bị:

 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học khối 5 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 
Thứ hai ngày 25 tháng 9 năm 2006
Tập đọc 
Toán 
Kể chuyện
Khoa học 
HĐTT
1
2
3
4
5
Những con sếu bằng giấy
Ôn tập và bổ sung về giải toán
Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già
Biển báo hiệu giao thông đường bộ .
Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết. Hiểu nội dung bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
+ Đọc đúng các từ ngữ, tiếng khó : Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki, Xa-da-côXa-xa-ki, quanh phòng. Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng theo từng cột, từng dòng, nhấn giọng ở từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân. Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc trầm , buồn.
+ Giáo dục các em tinh thần yêu hoà bình, chống chiến tranh.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp: hát
2-Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 4 học sinh lên bảng đọc phân vai vở kịch : Lòng dân.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Những con sếu bằng giấy .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: HD luyện đọc:
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ GV chia đoạn
+ Gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn của bài.
+ GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm,ngắt giọng cho học sinh
+ Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ ở phần chú giải
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Gọi 1cặp đọc.
+ GV đọc mẫu định hướng cho HS cách đọc 
w HĐ2: HD tìm hiểu bài.
+Cho HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
-Vì sao Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ?
-Em hiểu thế nào là bom nguyên tử? phóng xạ?
+Đoạn 1, 2 ý nói gì ? (GV giảng thêm)
+Cho học sinh đọc thầm lướt đoạn còn lại.
- Sau bao lâu cô bé mới mắc bệnh ? cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để thể hiện tình đoàn kết với Xa-da-cô?
+Đoạn 2 nói ý gì?
+Bài văn nói lên điều gì?
 w HĐ3: HD luyện đọc diễn cảm .
+Gọi 4HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
+GV hỏi học sinh giọng đọc phù hợp cho bài 
+GV hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn .
- GV đọc mẫu 1 lần và yêu cầu HS tìm các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần nghỉ hơi.
+Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp .
+Cho 3HS thi đọc diễn cảm đoạn 3
-GV nhận xét , kết luận.
+ Như, Lâm, Phong,Tài đọc phân vai vở kịch và trả lời câu hỏi.
+ Học sinh lắng nghe..
+ 1 HS đọc toàn bài. 
+ 2 nhóm HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+1HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ HS luyện đọc nhóm 2 
+1 cặp HS đọc 
+Lớp lắng nghe.
+HS đọc thầm đoạn 1, 2, thảo luận nhóm 4 và trả lời.
-Cô bé bị nhiễm phóng xạ vì Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
-Phóng xạ là chất sinh ra khi nổ bom nguyên tử rất có hại cho con người và môi trường.
Bom nguyên tử có sức sát thương và công phá gấp nhiều lần so với bom thường.
-Đoạn 1, 2 ý nói gì :Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật và hậu quả của hai quả bom gây ra.
+ HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời
- Sau khi nhiễm phóng xạ 10 năm cô bé mới mắc bệnh, Cô hi vọng bằng cách ngày ngày gấp các con sếu bằng giấy đủ 1000 con theo truyền thuyết.
- Các bạn nhỏ thành phố Hi-rô-si-ma góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại và ước vọng của các em :Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình.
Đoạn 2 : Khát vọng sống và ước vọng hòa bình của các em ở thành phố Hi-rô-si-ma.
+ Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
+4 HS đọc nối tiếp toàn bài
+HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn.
Đoạn1: đọc to,rõ ràng
Đoạn2: đọc với giọng trầm buồn.
Đoạn3:đọc với giọng thương cảm,chậm rãi
Đoạn4:đọc giọng trầm.
+HS theo dõi cách đọc.
+2HS cùng bàn ngồi luyện đọc theo cặp.
+3 em thi đọc trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
4-Củng cố: Ở Việt Nam ta hậu quả chiến tranh là gì . 
 5Dặn dò: GV nhận xét Dặn học sinh về nhà học chuẩn bị bài : Bài ca về trái đất.
 -------------------------------------------------------
 Toán ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố và làm quen với bài toán về quan hệ tỉ lệ, biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
+ Các em có kĩ năng làm quen và thực hành giải toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ một cách thành thạo , đúng, nhanh.
+ Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ, tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: Bảng số trong ví dụ 1 viết sẵn vào bảng phụ 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài 2, 3 ở nhà .GV đánh giá nhận xét
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài:Ôn tập và bổ sung giải toán .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ
+ GV treo ví dụ và yêu cầu HS đọc.
- Một giờ người đó đi được bao nhiêu km ? 2giờ đi được bao nhiêu km ? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ? 8km gấp mấy lần 4?
- Như vậy thời gian đi được gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- 3giờù người đó đi được bao nhiêu km ? 3 giờ so với 1 thì gấp mấy lần ? 12km so với 4 km thì gấp mấy lần ?
- Như vậy thời gian đi được gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- Qua ví dụ trên bạn nào có thể phát biểu mối quan hệ của thời gian đi và quãng đường đi được ?
+ GV cho HS đọc đề toán .
-Bài toán hỏi gì ? Bài toán cho biết những gì?
-Hãy suy nghĩ và tìm cách giải bài toán này.
+GV xem xét và khẳng định lại các bước giải cho HS và yêu cầu các em nhắc lại:giải bằng cách “rút về đơn vị”hoặc”tìm tỉ số”.
w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề toán.
- GV hướng dẫn HS làm toán.
 - Yêu cầu HS giải bài toán.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng,giáo viên nhận xét ghi điểm. 
+Bài 2:GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu bài yêu cầu chúng ta làm gì ? sau đó tự làm 
- GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 3:GV cho HSđọc đề toán.
-GV yêu cầu HS làm bài
-GV đọc chữa bài trước lớp và nhận xét bài làm của HS ghi điểm .
-Thắng,Tâm 
+ Học sinh lắng nghe .
+ Học sinh đọc ví dụ ở bảng và trả lời
- 1giờ người đó đi được 4km, 2giờ người đó đi được 8km, 2giờ gấp 1 giờ 2 lần, 8km gấp 2 lần 4km.
- Như vậy thời gian đi được gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên 2lần .
+ 3 giờ người đó đi được 12km, 3giờ so với 1 giờ thì gấp 3 lần, 12km so với 4km thì gấp 3 lần.
- Như vậy thời gian đi được gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên 3 lần.
+ HS nêu :Khi thời gian đi được gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
+HS đọc đề toán .
+HS trao đổi và tìm cách giải bài toán và trình bày trước lớp.
+Giải cách “rút về đơn vị”
 Giải
Một giờ ô tô đi được : 90 : 2 = 45 (km)
Trong 4 giờ ô tô đi được: 45 x 4 =180 (km)
 Đáp số :180 km
(Tìm số km trong 1 giờ.lấy số km trong 1 giờ gấp lên 4 lần).
+ Giải cách “tìm tỉ số”.
 Giải
4giờ so với 2 giờ thì gấp: 4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ đi được: 90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số :180 km
- HS đọc đề toán.
Tóm tắt:5m : 80000đồng
 7m :.đồng
 Giải
 Mua 1 mét vải hết số tiền là
 80000 : 5 = 16000 (đồng)
 Mua 7 mét vải hết số tiền là
 16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đáp số: 112000 đồng
- HS nhận xét đúng/sai
+ HS đọc đề toán,tìm cách trả lời và giải bài toán này.
- 2HS lên bảng làm(mỗi em môt cách).lớp làm vào vở. 
 Giải :
 12 ngày gấp 3 ngày số lần
 12 : 3 = 4 (lần)
 Trong 12 ngày trồng được số cây
 1200 x 4 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây 
-HS nhận xét bài của bạn.
+ 2 HS lên bảng làm bài,lớp làm vào vở
 (mỗi em làm một cách)
-Trao đổi bài của bạn để kiểm tra lẫn nhau
4- Củng cố: Gọi HS nêu cách giải bài toán quan hệ về tỉ lệ.
5. Dặn dò: GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà làm bài tập. Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Kể chuyện TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu được ý nghĩa nội dung câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mỹ có lương tâm ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ . Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
+ Kĩ năng nhớ và thể hiện lời kể tự nhiên,biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. Nhận xét,đánh giá lời kể của bạn.
+ Giáo dục các em lòng yêu con người , yêu cái thiện.
II/ Chuẩn bị:
 Tranh minh họa trong SGK trang 40. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp Tư thế ngồi học.
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS kể lại câu chuyện về việc làm tốt xây dựng quê hương, đất nước.
-GV đánh giá nhận xét.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai .
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: GV kể chuyện:
+Giáo viên kể lần 1 :giọng thong thả,nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt.
Đoạn1 :(ảnh 1) giọng chậm rãi, lắng
Đoạn2 :(ảnh 2) giọng căm hờn, nhanh hơn, nhấn.
.
- Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào ? truyện phim có những nhân vật nào?
+ GV chỉ tranh minh họa kể lại lần 2.
+Yêu cầu HS giải thích lời từng hình.
+GV hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại nội dung.
-Sau 30 năm Mai-cơ đến Việt Nam làm gì? quân đội Mĩ đã tàn sát mảnh đất Sơn Mỹ như thế nào?
-Những hành động chứng tỏ một số lính Mĩ vẫn còn lương tâm?
 - Tiếng đàn của Mai-cơ nói lên điều gì?
w HĐ2: HD kể chuyện và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
+Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và tìm hiểu nội dung:
- Chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
Bạn có suy nghĩ gì về chiến tranh?
- ...  Vị trí một số sông lớn?
-Các đặc điểm vừa tìm được
+Cho HS thảo luận hoàn thành bảng thống kê trong SGK
w HĐ2:Vai trò của sông ngòi.
- Yêu cầu đọc SGK và thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi nước ta .
- Nhận xét, hoàn thiện phần trình bày của HS.
+GV kết luận 
-Sương 
-Học sinh nhận xét bài bạn.
+ Học sinh lắng nghe.
+HS quan sát lược đồ mạng lưới sông ngòi nước ta .
+HS nêu theo hiểu biết
- HS thảo luận nhóm 4 và lần lượt trả lời.
-Lượng nứơc sông của ta thay đổi theo mùa làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất,giao thông của nhân dân.
+ 1 Nhóm 4 em lên thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi nước ta
- Lớp nhận xét.
+HS nhắc lại két luận
4- Củng cố: Gọi HS nêu nội dung chính của sông ngòi nước ta- nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm các bài tập của tiết học và chuẩn bị bài sau:Vùng biển nước ta.
 ---------------------------------------------------------
Kỹ thuật THÊU CHỮ V (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
+ Biết cách thêu chữ “V “và ứng dụng của thêu chữ”V".
+Các em có kĩ năng thêu được các mũi thêu chữ V đúng quy trình đúng kĩ thuật.
+Giáo dục các em rèn luyện tính cẩn thận, đôi tay khéo léo.
II/ Chuẩn bị:
 Mẫu thêu chữ V. Một số sản phẩm thêu trang trí chữ V. Mảng vải trắng hoặc màu. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp
2-Bài cũ: Kiểm tra vật liệu, đồ dùng,của HS
3- Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Thêu chữ V (Tiết 1)
b) Dạy bài mới:
 * HĐ1: Quan sát,nhận xét mẫu:
 GV cho HS quan sát mấu thêu chữ V & hỏi: Mũi thêu chữ V có thể ứng dụng vào trang trí những đồ dùng nào?
* HĐ2: HD thao tác kỹ thuật:
 +GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục II(SGK) để nêu các buớc thêu chữ V.
 +GV hướng dẫn thao tác vạch dấu, thao tác bắt đầu thêu, cách thực hiện thông qua thao tác mẫu của GV trên lớp .
+GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu chữ V.
+Yêu cầu HSnhắc lại cách thêu chữ V. Nhận xét.
+Tổ chức cho HSthêu tập trên giấy ô li hoặc vải.
-HS để lên bàn các đồ dùng đã chuẩn bị
-HS lắng nghe
-HS quan sát & nhận biết đường thêu.
 Vắt sổ, trang trí
 HS quan sát ghi nhớ
- Dùng để trang trí đường diềm, thêu hoa lá, viền gấu quần áo 
+ HS đọc mục I, quan sát hình 2 để nêu từng bước vạch dấu và các thao tác cách bắt đầu thêu và tiến hành các bước thêu dựa trên quan sát mẫu của GV.
-Thêu theo chiều từ trái sang phải.
-Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường dấu song song
-Xuống kim đúng vào vạch dấu,mũi kim hướng về phía trái đường dấu để lên kim cách vị trí xuống kim 2mm.
-Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ,chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
+2-3 HS nhắc lại các thao tác thêu chữ V.
+HS tập thêu trên giấy ô li hoặc vải.
4-Củng cố:Cho HS nêu lại nội dung các thao tác thêu chữ V.
5. Dặn dò: Dặn HS đọc lại nội dung các bước trong SGK và chuẩn bị bài sau thực hành
Thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2006
Hát nhạc
TLVăn
Toán 
LTVC
HĐTT
1
2
3
4
5
Bài 4
Tả cảnh (Kiểm tra viết)
Luyện tập chung
Luyện tập về từ trái nghĩa
Tập làm văn TẢ CẢNH (kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
+ Từ kết quả quan sát được cảnh trường học của mình, thực hành viết được bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
+ Kĩ năng thực hành viết một bài văn miêu tả cảnh từ dàn ý đã lập.
+ Giáo dục các em thái độ học tập chăm chỉ, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng lớp viết sẵn đề bài,cấu tạo bài văn tả cảnh. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh.
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Tả cảnh (Kiểm tra )
b) Dạy bài mới:
w HĐ1:HD học sinh làm bài.
+Giáo viên gọi học sinh đọc nội dung các đề bài trên bảng.
+Nêu câu hỏi để học sinh xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý làm bài văn
-Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì ?
-Thời gian em quan sát là lúc nào ?
-Em tả những phần nào của cảnh ?
 -Tình cảm của em với cảnh ?
+Yêu cầu học sinh tự lập dàn y và làm bài viết văn tả cảnh.
+GV theo dõi học sinh làm bài.
+GV thu chấm một số bài, nhận xét, kết luận, lưu ý HS. 
+ GV nhận xét và tuyên dương những em có cách quan sát tinh tế.
+ Học sinh lắng nghe 
+1 HS đọc nội dung. 
+Học sinh thảo luận và trả lời .
+HS đọc phần ghi nhớ của văn tả cảnh, các bạn theo dõi.
+HS thực hành làm bài viết vào vở .
4-Củng cố: Giáo viên nhận xét tiết học.
5-Dặn dò: Dặn học sinh về nhà đọc trước các bài chuẩn bị bài sau Luyện tập..
 --------------------------------------------------------------
 Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu:
+ Củng cố kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng(hiệu)và tỉ số của hai số , quan hệ tỉ lệ, biết cách giải bài toán liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệ đã học .
+Các em có kĩ năng thực hành giải toán có liên quan đến các mối quan hệ tỉ lệvà bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu)và tỉ số của hai số một cách thành thạo ,đúng ,nhanh.
+Giáo dục các em tinh thần, thái độ học tập chăm chỉ, tính toán cẩn thận.
II/ Chuẩn bị: 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: GV gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2 ở nhà .GV đánh giá nhận xét
3-Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Nêu cách giải toán có quan hệ về tỉ lệ đã học, về tìm hai số khi biết tổng(hiệu)và tỉ số của hai số.
w HĐ2: Luyện tập-thực hành
+ Bài 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề toán. Nêu dạng của đề toán, các bước giải toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số?.
-Yêu cầu học sinh giải bài toán.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng,giáo viên nhận xét ghi điểm. 
+Bài 3:GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và nêu bài yêu cầu chúng ta làm gì ? sau đó tự làm .
-GV nhận xét đánh giá ghi điểm.
+Bài 4:GV cho học sinh đọc đề toán.
-Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán rồi giải.
-Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh ghi điểm ,
-Duy,Hoà 
+ Học sinh lắng nghe .
+Học sinh nêu .
+1em đọc đề toán, nêu yêu cầu của bài toán.
-Bài toán thuộc dạng tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
-1học sinh giải,lớp làm vào vở .
 Giải 
 Tổng số phần bằng nhau 
 2+5=7(phần)
 Số học sinh nam là: 28:7x2=8(em)
 Số học sinh nữ là: 28-8= 20 (em)
 Đáp số : 20 em
-Học sinh nhận xét đúng/sai
-Học sinh đọc đề bài và nêu bài yêu cầu. 
-1HS lên bảng làm.lớp làm vào vở.
Tóm tắt: 100 km : 12lít
 50 km ;lít?
 Giải
100 km gấp 50 km số lần
 100:50=2(lần)
Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng
 12:2=6(lít)
 Đáp số : 6 lít 
-Học sinh nhận xét bài của bạn.
-Học sinh đọc đề toán.
+ 2 học sinh lên bảng làm bài(mỗi em làm 1 cách), lớp làm vào vở
Tóm tắt: Mỗi ngày 12bộ :30 ngày
 Mỗi ngày 18 bộ:..ngày?
 Giải 
Số bộ bàn ghế phải đóng theo kế hoạch là:
 12x30=360(bộ)
Nếu mỗi ngày đóng được 18 bộ thì hoàn thành kế hoạch trong số ngày.
 360:18=20(ngày)
 Đáp số : 20 ngày 
-Trao đổi bài của bạn để kiểm tra lẫn nhau
4-Củng cố: Gọi HS nêu cách giải bài toán quan hệ về tỉ lệ,tìm hai số khi biết tổng(hiệu).
5. Dặn dò: Dặn học sinh về nhà làm bài tập 2 ở nhà.Chuẩn bị bài sau Ôn tập ..
 ------------------------------------------------------
Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I/ Mục tiêu:
+ Hiểu và thực hành luyện tập vè từ trái nghĩa,tìm các từ trái nghĩa theo yêu cầu,đặt câu với từ .
+Các em có kĩ năng nhận biết,phân biệt,tìm từ và đặt câu với từ trái nghĩa.
+Giáo dục các em thái độ học tập chăm chỉ,sử dụng từ trái nghĩa chính xác khi nói,viết.
II/ Chuẩn bị:
 Bảng phụ viết sẵn bài tập 1,2, 3 .Giấy khổ to. 
III/ Hoạt động dạy – học:
1-Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng yêu cầu đặt câu có từ trái nghĩa.
-GV nhận xét,đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Luyện tập về từ trái nghĩa 
b) Dạy bài mới:
w HĐ1: Củng cố bài :
-Thế nào là từ trái nghĩa? 
-Tác dụng của từ trái nghĩa?
+Giáo viên kết luận .
w HĐ2: HD luyện tập.
+Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu của bài
 -Yêu cầu HS thi làm theo nhóm
 -Gọi 1 nhóm trình bày
-GV cho học sinh nhận xét bài của bạn
+Bài 2;Yêu cầu học sinh đọc đề bài
-GV cho HS làm việc đặt câu theo nhóm tiếp sức.
-GV nhận xét ,kết luận.
+Bài 3:Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Yêu cầu học sinh tự làm bài theo nhóm:Đọc kĩ đoạn văn,xác định nghĩa của từng từ trong ngoặc, xác định sắc thái của câu với từng từ trong ngoặc để tìm từ thích hợp ?
+Cho học sinh đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh
+Đạt ,Lan lên bảng đặt câu về từ trái nghĩa,tác dụng của từ trái nghĩa?
+ Học sinh lắng nghe .
+Học sinh suy nghĩ trả lời . 
+HS ngồi cùng trao đổi nhóm 4 và làm bài.
-Chỉ màu xanh
-Chỉ màu đỏ
-Chỉ màu trắng
-Chỉ màu vàng
-Học sinh đọc đề bài 
+1Học sinh làm ở bảng, lớp làm vào vở.
-Từng HS trình bày tiếp sức đặt câu với bạn trước lớp.
 +Buổi chiều da trời xanh đậm,nước biển xanh lơ.
 +Cánh đồng xanh mướt ngô khoai.
 +Bạn Lành có nước da trắng hồng.
-Học sinh nhận xét đúng/ sai,bổ sung.
+Học sinh thảo luận nhóm 4.
+HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp.
-Từ “điên cuồng”trong câu:Suốt đêm thác reo điên cuồng.
-Từ:”Sáng rực” trong câu:Dòng thác sáng rực.
+HS đọc lại đoạn văn hoàn chỉnh.
4-Củng cố: Gọi HS nêu :Tại sao chúng ta phải cân nhắc khi sử dụng từ trái nghĩa.
5- Dặn dò: Dặn học sinh về nhà viết lại đoạn văn:Cá hồi vượt thác, và chuẩn bị bài sau:MRVT:Hoà bình.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc