Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 13

 TẬP ĐỌC NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HONI- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. 2. Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

- Rèn KNS: Ứng phó với căng thẳng/ KN đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

 II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC1) Hoạt động 1 ( 5 phút )- Kiểm tra bài cũHai, ba HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.- Giới thiệu bàiTruyện Người gác rừng tí hon kể về một bạn nhỏ – con trai một người gác rừng, đã khám phá được một vụ ăn trộm gỗ, giúp các chú công an bắt được bọn người xấu. Cậu bé lập được chiến công như thế nào, đọc truyện các em sẽ rõ.

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010 
 Tập đọc
 Người gác rừng tí hon
I- Mục Đích yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng.
 2. Hiểu ý nghĩa truyện: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- Rèn KNS: ứng phó với căng thẳng/ KN đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

 II - đồ dùng dạy – học : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1 ( 5 phút )
- Kiểm tra bài cũ
Hai, ba HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Giới thiệu bài
Truyện Người gác rừng tí hon kể về một bạn nhỏ – con trai một người gác rừng, đã khám phá được một vụ ăn trộm gỗ, giúp các chú công an bắt được bọn người xấu. Cậu bé lập được chiến công như thế nào, đọc truyện các em sẽ rõ.
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Hai HS khá, giỏi tiếp nối nhau đọc toàn truyện.
- Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 phần của bài văn (phần 1 gồm các đoạn 1, 2: từ đầu đến dặn lão Saú Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa?; phần 2 gồm đoạn 3 : từ Qua khe lá. đến bắt bọn trộm thu lại gỗ;phần 3 gồm 2 đoạn còn lại). GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài (rô bốt, ngoan cố, còng tay)
- HS luyện đọc theo cặp
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn: giọng kể chậm rãi; nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng; chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với lời nhân vật (lời cậu bé thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?”; câu hỏi gian giảo của một tên trộm về lão Sáu Bơ; câu trả lời rắn rỏi của chú công an bên kia đầu máy; lời chú công an ngợi khen cậu bé).
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc lướt bài và cho biết:
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện ra được điều gì? 
+Thoạt tiên phát hiện thấy những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất, bạn nhỏ thắc mắc thế nào?
(“Hai ngày nay đâu có khách tham quan nào”)
+Lần theo dấu chân, bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì, nghe thấy những gì?
(Hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối)
- Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm.? 
+ Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng- Lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc – Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại cho công an.
+Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ.
Trao đổi bạn cùng lớp để làm rõ những ý sau: Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ ? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? 
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ? Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị phá./ vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ./ Vì bạn có ý thức của một người công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung.
+Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì? Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung./ Bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ./ Phán đoán nhanh, phản ứng nhanh,/ Dũng cảm. táo bạo./
- HS nêu ND ,ý nghĩa câu truyện.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Ba HS tiếp nối nhau đọc lại truyện. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn, đúng lời các nhân vật: Câu giới thiệu về cậu bé và tình yêu rừng của cậu- đọc chậm rãi; đoạn kể về hành động dũng cảm bắt trộm của cậu nhanh, hồi hộp, gấp gáp. Chú ý những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật:
+Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào? - tự hỏi, giọng băn khoăn.
+Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? – hạ giọng thì thào, bí mật.
+A lô, công an huyện đây! – giọng rắn rỏi, nghiêm trang.
+ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm! – vui vẻ, ngợi khen.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn3.
 3. Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
-GV mời 1 HS nói ý nghĩa của truyện (Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi).
-GV nhận xét tiết học 
 ---------------------------------------------------
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS: - Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Bước đầu nắm được quy tắc nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân
II. Các hoạt động dạy- học :
1) Hoạt động 1: Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
Bài 1: - GV yêu cầu tất cả HS lần lượt thực hiện các phép tính kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
a) 375,86 + 29,05 b) 80,475 - 26,827 c) 48,16 3,4
2) Hoạt động 2: Củng cố quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ... và nhân nhẩm với 0,1; 0,01; 0,001...
Bài 2: HS tự làm sau đó đổi vở chữa chéo cho nhau. Gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, học sinh khác nhận xét, GV kết luận. Cho HS đọc các số thập phân tìm được ở kết quả
a) 78,29 10 = 782,9; b) 265,307 100 = 26530,7; c) 0,68 10 =6,8 
3) Hoạt động 3: Củng cố về cách giải toán liên quan đến số thập phân.
 Hướng dẫn HS tóm tắt đề 
7 kg đường : 38500 đồng
3,5 kg đường  :............ đồng?
- HS tự làm bài , gọi 1 HS lên bảng chữa bài
 Bài giải
 Mua 1ki -lô -gam đường phải trả số tiền là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng)
 Mua 3,5 ki - lô -gam đường phải trả số tiền là:
 77 00 3,5 = 26950( đồng) 
 Mua 3,5 ki-lô-gam đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường là:
 38500- 26950 = 11550( đồng)
 Đáp số: 11550( đồng) 
Bài 4 : GV cho HS tự làm rồi chữa bài,chẳng hạn:
 (2,4+ 3,8) 1,2 =2,4 1,2 + 3,8 1,2
 = 2,88 + 4,56
 = 7,44
4) .Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học. 
 -----------------------------------------------------------------
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ
Tiết 2:
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II. Tài liệu và phương tiện: Truyền thống kính già , yêu trẻ của dân tộc ta
III. Các hoạt động dạy- học :
1) Hoạt động 1 : Xử lý tình huống
1. GV chia HS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
2. Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
3. Ba nhóm đại diện lên thể hiện.
4. Các nhóm khác thảo luận, nhận xét.
5. GV kết luận:
Tình huống (a): Em nên dừng lại, dỗ em bé, hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
Tình huống (b): Hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
Tình huống (c): Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết, em trả lời cụ một cách lễ phép.
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 3-4, SGK.
1. GV gia nhiệm vụ cho các nhóm HS làm bài tập 3 - 4.
2. HS làm việc theo nhóm.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày.
4. GV kết luận:
- Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm.
- Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
- Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
- Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng.
3) Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta.
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
2. Từng nhóm thảo luận.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận:
a. Về các phong tục, tập quán kính già, yêu trẻ của địa phương.
b. Về các phong tục tập quán kính gì, yêu trẻ của dân tộc.
- Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
- Con cháu luôn quan tâm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
Trẻ em thường được mừng tuổi, được tặng quà mỗi dịp lễ, Tết.
4) Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 Thứ ba ngày 16 tháng11 năm 2010 
 Tập đọc
 Trồng rừng ngập mặn
I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát toàn bài, giọng thông báo rõ ràng, rành mạch phù hợp với nộidung một văn bản khoa học. 
2. Hiểu các ý chính của bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II - đồ dùng dạy – học :ảnh rừng ngập mặn trong SGK.
III - các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 HS đọc các đoạn cảu bài vườn chim, trả lời các câu hỏi ngắn với nội dung mỗi đoạn (2, 3, 4)
- Giới thiệu bài
 ở những vùng ven biển thường có gió to, bão lớn. Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió to, bão lớn, đồng bào sống ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn - đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng của trồng rừng ngập mặn lớn như thế nào, đọc bài văn các em sẽ hiểu rõ.
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Một (hoặc 2 HS tiếp nói nhau) đọc bài văn.
- HS quan sát ảnh minh hoạ trong SGK. GV giới thiệu thêm tranh, ảnh về rừng ngập mặn 
- Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài
- Đọc 2-3 lượt (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Khi HS đọc, GV kết hợp hướng dẫn các em tìm hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài (rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi). HS đặt câu với từ phục hồi để hiểu hơn nghĩa của từ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn – giọng thông báo rõ ràng, rành mạch. Nhấn giọng các từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn.
VD: không còn bị xói lở, lượng cua con, phát triển, hàng nghìn đầm cua, hàng trăm, lượng hải sản, tăng nhiều phong phú, phấn khởi, tưng thêm vững chắc
b) Tìm hiểu bài
-HS đọc lướt bài văn và cho biết:
- Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.?
(Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm.làm mất đi một phần rừng ngập mặn
Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng l ...  GV treo bảng phụ viết đoạn văn lên bảng lớp; mời 1 HS làm bài – các em gạch 2 gạch dưới quan hệ từ tìm được, gạch 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó.
Lời giải:
 Quan hệ từ trong các câu văn
-A Cháng đeo cày. Cái cày của người H’mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
Bài tập 2
- HS đọc nội dung BT2, trao đổi cùng bạn bên cạnh, trả lời (miệng) lần lượt từng câu hỏi
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải :
+nhưng : biểu thị quan hệ tương phản
+mà : biểu thị quan hệ tương phản
+nếuthì :biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Bài tập 3
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập.
- HS điền quan hệ từ vào ô trống thích hợp trong VBT hoặc viết quan hệ từ thích hợp kèm theo kí hiệu của câu (a, b, c, d).
- GV dán 4 tờ phiếu (mỗi phiếu viết 1 câu văn hoặc đoạn văn); mời 4 HS lên bảng làm bài. GV chốt lại lời giải đúng:
câu a-và ; câu b- và, ở, của; câu c- thì, thì; câu d- và, nhưng.
Bài tập 4 HS thi đặt câu với các quan hệ từ (mà, thì, bằng) theo nhóm. 
 Cả lớp và GV bình chọn bạn giỏi nhất - đặt được nhiều câu đúng và hay.
VD: Em dỗ mãi mà bé vẫn không nín khóc. / Học sinh lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém. / Câu chuyện của Mơ rất hấp dẫn vì Mơ kể bằng tất cả tâm hồn của mình.
 3) Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học(nêu ưu điểm, hạn chế của lớp qua tiết luyện tập). Dặn HS về nhà xem lại BT3,4
 ------------------------------------------------------------
Địa lý
Công nghiệp
(Tiếp theo)
I - Mục tiêu 
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ởnhững nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâmcông nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
+Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp
+Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
II- Đồ dùng dạy- học: 
- Bản đồ kinh tế Việt Nam
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III. Các hoạt động dạy - học 
3. Phân bố các ngành công nghiệp.
1)Hoạt động 1: (làm việc cá nhân hoặc theo cặp) 
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp.
GV cho HS gắn các bức ảnh lên bản đồ hoặc tìm trên bản đồ các địa điểm tưng ứng với các bức ảnh thể hiện một số ngành công nghiệp.
Kết luận:
- Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh, a-pa-tit ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta.
+ Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa-Vũng Tàu thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-ly, Trị An
2Hoạt động 2: (làm việc theo cặp) 
Bước 1: HS dựa vào SGK và hình 3, sắp xếp các ý ở cột A với cột B sao cho đúng.
A- Ngành công nghiệp
B - Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thuỷ điện)
3. Khai thác khoáng sản.
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
a) ở nơi có khoáng sản.
b) ở gần nơi có than, dầu khí
c) ở nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng.
d) ở nơi có nhiều thác ghềnh
4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta.
3) Hoạt động 3: (làm việc theo nhóm)
Bước 1: HS làm các bài tập của mục 4 trong SGK.
Bước 2 : HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.
Kết luận:
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa - Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một.
- Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (như hình 4 trong SGK)
GV nói thêm:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa học - kỹ thuật lớn bậc nhất của nước ta. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi có kỹ thuật cao như cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin..
+ Vị trí thuận lợi trong việc giao thông: Đây là một trong những đầu mối giao thông lớn nhất cả nước, là điều kiện thuận lợi trong việc chuyên chở nguyên liệu từ các vùng xung quanh tới và chuyên chở sản phẩm tới các vùng tiêu thụ. Thành phố Hồ Chí Minh còn là cửa ngõ xuất, nhập khẩu lớn nhất cả nước.
+ Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố có số dân đông nhất cả nước, là thị trường tiêu thụ rộng lớn (nhiều người mua hàng) đó là yếu tố kích thích sản xuất phát triển.
+ Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tômđó là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư và là nguồn nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm (xay xát gạo, chế biến thịt, cá, tôm.)
+ Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài.
4) Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học 
 ------------------------------------------------------ 
 Thứ sáu ngày 19 tháng11 năm 2010
Toán
Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
Hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị sẵn bảng quy tắc trong SGK 
III. Các hoạt động dạy học .
1) Hoạt động 1:Hình thành cách chia 1 số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
Bài 1: GV nêu phép chia ở ví dụ 1. Viết lên bảng cho HS làm bài. Gợi ý cho HS nhận xét như SGK.
Cho HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10.
- GV nêu phép chia ở ví dụ 2, hướng dẫn HS thực hiện tương tự như ví dụ 1, để từ đó có quy tắc chia một số thập phân cho 100.
- GV hướng dẫn để HS tự nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000 ...
- GV treo bảng quy tắc lên bảng.
- GV nêu ý nghĩa của bảng quy tắc này là không cần thực hiện phép chia cũng tìm được kết quả phép tính, bằng cách dịch chuyển dấu phẩy thích hợp.
2) Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV nêu từng phép chia lên bảng. Cho HS thi đua tính nhẩm nhanh rồi rút ra nhận xét so sánh.
a) 	 43,2 : 10 = 4,32 ; 	 0,65 : 10 	 = 0,065.
432,9 : 100 = 4,329 ; 	13,96 : 1000 = 0,01396.
 23,7 : 10 = 2,37 ;	 2,07 : 10 	 = 0,207.
2,23 : 100 = 0,0223	999,8 : 1000 = 0,9998.
Bài 2 SGK: GV nêu yêu cầu, HS đọc đề bài và tự làm bài.
2 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm vào vở.
a)	12,9 : 10 = 12,9 0,1.
	 1,29 = 1,29
b)	123,4 : 100 = 123,4 0,01
 1,234 = 1,234
Câu c, d HS tự làm.
Bài 3: GV gọi một HS đọc đề toán. HS làm bài vào vở và GV chữa bài. 
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn).
Số tấn gạo còn lại trong kho là :
537,25 - 53,725 = 483,525 (tấn).
 Đáp số : 483,525 tấn.
3) Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------------
Tập làm văn
 Luyện tập tả người
 (Tả ngoại hình)


I- Mục đích yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
II - các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
HS trình bày dàn ý bài văn tả một người mà em thường gặp (đã sửa); GV chấm điểm.
- Giới thiệu bài 
 Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người mà em thường gặp. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập chuyển phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý thành một đoạn văn.
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 33 phút )
- 2 hoặc 4 HS tiếp nói nhau đọc yêu cầu của đề bài và 4 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 à 2 HS giỏi đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ được chuyển thành đoạn văn:
+ Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+ Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình cuả người em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+ Cách sắp xếp các câu trong đoạn hơp lí.
- GV nhắc HS: Có thể viết một đoạn văn tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật. Cũng có thể viết một đoạn văn tả riêng một nét ngoại hình tiêu biểu (VD: tả đôi mắt hay tả mái tóc, dáng người)
- HS xem lại phần tả ngoại hình nhân vật trong dàn ý, kết quả quan sát; viết đoạn văn; tự kiểm tra đoạn văn đã viết (theo gợi ý 4).
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn đã viết. Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những đoạn viết có ý riêng, ý mới. GV chấm điểm những đoạn viết hay.
3) Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV Luyện tập làm biên bản cuộc họp – xem lại thể thức trình bày một lá đơn (sách Tiếng Việt 5, tập một tr.60) để thấy những điểm giống và khác nhau giữa một biên bản với một lá đơn.
 -----------------------------------------------------------
Kể chuyện
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục đích yêu cầu: 
1. Rèn kĩ năng nói:
- Kể được một việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm của bản thân hoặc những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Qua câu chuyện, thể hiện được ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm.
- Biết KC một cách tự nhiên, chân thực.
2. Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II - đồ dùng dạy – học
 Bảng lớp viết đề bài trong SGK.
III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1:	Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
Một hai HS kể lại một câu chuyện (hoặc một đoạn của câu chuyện) đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường.
Giới thiệu bài
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện ( 5 phút )
-Một HS đọc 2 đề bài của tiết học.
- GV nhắc HS: Câu chuyện các em kể phải là chuyện về một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của em hoặc những xung quanh.
- HS đọc thầm các gợi ý 1-2 trong SGK.
- GV mời một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em chọn kể.
- HS chuẩn bị KC: tự viết nhanh dàn ý của câu chuyện.
3) Hoạt động 3. Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện ( 28 phút )
- KC trong nhóm: Từngcặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV giúp đỡ các nhóm.
- KC trước lớp: Đại diện các nhóm thi kể. Có thể cho HS bắt thăm để chọn đại diện, tránh chỉ chọn HS khá, giỏi.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bìnhchọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
4. Củng cố, dặn dò: ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện vừa kể ở lớp cho người thân; chuẩn bị cho tiết KC Pa- xtơ, và em bé (tuần 14) băngcách xem trước tranh minh hoạ câu chuyên, phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13 b1-huyen dsr.doc