Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 14

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 14

TẬP ĐỌC CHUỖI NGỌC LAM

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Đọc diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật

 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1) Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Giới thiệu bài

- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người. GV giới thiệu : Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, vì hạnh phúc của con người.

- Giới thiệu Chuỗi ngọc lam- một câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau.

2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )

a) GV cùng 1 HS giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn – giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời của nhân vật:

Lời cô bé: Ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm,

Lời Pi-e : Điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.

Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà.

Câu kết thúc bài đọc chậm rãi, đầycảm xúc.

 

doc 24 trang Người đăng hang30 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010 
 Tập đọc
 Chuỗi ngọc lam
I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc diễn cảm toàn bài. Biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật
 2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm Vì hạnh phúc con người. GV giới thiệu : Các bài đọc trong chủ điểm sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ, vì hạnh phúc của con người.
- Giới thiệu Chuỗi ngọc lam- một câu chuyện cảm động về tình cảm thương yêu giữa những nhân vật có số phận rất khác nhau.
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) GV cùng 1 HS giỏi tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn – giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng; đọc phân biệt lời của nhân vật:
Lời cô bé: Ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm,
Lời Pi-e : Điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
Lời chị cô bé: lịch sự, thật thà.
Câu kết thúc bài đọc chậm rãi, đầycảm xúc.
Bài chia làm 2 đoạn: Đoạn 1 (Từ đầu đến đã cướp mất người anh yêu quý- cuộc đối thoại giữa Pi-e và cô bé): Đoạn 2 (còn lại – cuộc đối thoại giữa Pi –e và chị cô bé)
- GV hỏi: truyện có mấy nhân vật ? (chú Pi - e, cô bé, chị cô bé)
- GV giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc: cô bé Gioan say mê ngắm chuỗi ngọc lam bày sau tủ kính, Pi-e đang nhìn cô bé từ sau quầy hàng.
b) GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện đọc, tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài.
- Đoạn 1: (cuộc đối thoại giữa Pi –e và cô bé)
+ Từng tốp (mỗi tốp 3 HS ) tiếp nối nhau đọc 2-3 lượt. Đoạn này chia thành 3 đoạn nhỏ hơn để HS luyện đọc:
Đoạn1: Từ đầu đến chỗ cô bé nói: “Xin chú gọi lại cho cháu!”.
Đoạn2: Tiếp theo đến Pi –e đưa cho cô bé chuỗi ngọc và dặn “Đừmg đánh rơi nhé!”
Đoạn 3: Còn lại.
GV lưu ý HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ : lễ Nô - en.
+ Từng HS luyện đọc đoạn 1.
+ HS đọc lướt lại đoạn 1, trao đổi, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi 1. GV khen ngợi những HS có câu trả lời đúng.
Câu 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
(Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị nhân ngày lễ Nô - en. Đó là người chi đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.)
Câu 2: Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
(Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc)
Câu hỏi bổ sung: Chi tiết nào cho biết điều đó?
(Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn tay một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. Chú Pi –e trầm ngâm nhìn cô, lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền)
+ Ba HS phân vai (người dẫn chuyện, Pi – e, cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 1. GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp HS (mỗi tốp 3 em) thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.
Đoạn 2 (cuộc đối thoại giữa Pi - e và chị cô bé)
+ Từng tốp - mỗi tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn 2.Đoạn này thành 3 đoạn nhỏ hơn (Đoạn a từ Ngày lễ Nô en tới đến câu trả lời của Pi - e Phải. Đoạn b đến bằng toàn bộ số tiền em có. Đoạn c còn lại). GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm; nghỉ hơi đúng sau dấu ba chấm trong câu “ThưaCó phải ngọc thật không?”(thể hiện thái độ tế nhị nhưng thẳng thắn của nhân vật – ngần ngại khi nêu câu hỏi, nhưng vẫn hỏi); kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ giáo đường, 
+ Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2.
+ HS đọc đồng thời các câu hỏi 1, 2 ,3 ; sau đó từng nhóm đọc lướt đoạn 2, trao đổi; đại diện các nhóm thi trả lời lần lượt từng câu hỏi. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn đại diện trả lời câu hỏi đúng nhất.
Gợi ý các câu trả lời:
Câu 3: Chị của cô bé tìm gặp Pi - e làm gì? 
(Để hỏi có đúng cô bé mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi – e không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi –e bán chuỗi ngọc cho cô bé với giá tiền bao nhiêu?)
Câu 4: Vì sao Pi – e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
(Vì em đã mua chuỗi ngọc băng tất cả số tiền mà em dành dụm được. Vì em bé đã lấy tất cả số tiền mà em đập con lợn đất để mua món quà tặng chị.)
Câu hỏi bổ sung: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
(Các nhân vật trong câu chuyện này đều là những người tốt. Ba nhân vật trong câu chuyện đều là những người nhân hậu, biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.)
GV: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng: Người chị thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị, dốc hết tiền tiết kiệm để mua tặng chị món quà nhân ngày lễ Nô - en. Chú Pi- e tốt bụng muốn mang lại niềm vui cho hai chị em đã gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc. Người chị đã đi tìm chủ tiệm để hỏi muốn trả lại món hàng. Những con người trung hậu ấy đã đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau.
- Ba HS phân các vai (người dẫn chuyện, Pi-e, chị cô bé) luyện đọc diễn cảm đoạn 2. GV hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm, thể hiện đúng lời các nhân vật. Sau đó mời 2 tốp HS (mỗi tốp 3 em) thi đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai.
- HS phân vai đọc diễn cảm bài văn.
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn (Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc, niềm vui cho người khác).
3) Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, nhắc nhở HS hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn ( 2 phút ).
------------------------------------------------------------------------
Toán
Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên
 thương tìm được là một số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng quy tắc như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1) Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia
GV nêu bài toán ở ví dụ1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải toán và hướng dẫn HS thực hiện các phép chia theo 4 bước như SGK.
 GV có thể đặt tính 4 lần ứng với 4 bước thực hiện phép chia. Nhấn mạnh các câu trong ngoặc ở SGK.
Tương tự ở VD 2
 Cho HS tự nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
GV nêu miệng những nội dung cơ bản trong quy tắc để HS ghi nhớ.
GV treo bảng quy tắc và giải thích kĩ các bước thực hành chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên, thương tìm được là một số thập phân.
2) Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc vừa học, tự đặt tính và tính
12
5
23
4
882
36
 20
2,4
30
5,75
162
24,5
0
20
180
0
0
Bài 2: Gọi một HS đọc đề toán. GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp làm vào vở. Gọi một HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
Tóm tắt
25 bộ : 70 m
6 bộ : m ?
Giải
Số mét vải dùng để may 1 bộ quần áo :
 70 : 25 = 2,8 (m)
May 6 bộ quần áo cần số mét vải là :
2,8 6 = 16,8 (m)
Đáp số : 16,8 (m)
Bài 3 
* Viết các phân số sau dưới dạng phân số :
HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra.
= 2 : 5 = 0,4 ; 	= 3 : 4 = 0,75 ; 	 = 18 : 5 = 3,6.
Hoặc = = 0,4 ;	= = 0,75	 = = 3,6.
3) Củng có dặn dò: GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Tôn trọng phụ nữ
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
II. Tài liệu và phương tiện - Thẻ các màu để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1) Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 22, SGK)
1. GV chia thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
2. Các nhóm chuẩn bị.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
5. GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao kinh tế.
6. HS thảo luận theo các gợi ý sau:
- Em hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
- Tại sao những người phụ nữ là những đáng được kính trọng?
7. GV mời một số HS lên trình bày ý kiến. Cả lớp có thể bổ sung.
8. GV mời 1 - 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. 
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
1. GV giao nhiệm vụ cho HS.
2. HS làm việc cá nhân.
3. GV mời một số HS lên trình bày ý kiến.
4. GV kết luận: - Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là (a), (b).
- Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là (c), (d)
3) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK)
1. GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu.
2. GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thái độ theo quy ước.
3. GV mời một số HS giải thích lý do, cả lớp lắng nghe và bổ sung (nếu cần).
4. GV kết luận:
- Tán thành với các ý kiến (a), (d)
- Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (đ) vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
4)Hoạt động tiếp nối: 
1. Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến (có thể là bà, mẹ, chị gái, cô giáo hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội).
2. Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
 ------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Hạt gạo làng ta
I- Mục đích yêu cầu:
1. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2. Hiểu ý nghĩa bài thơ: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh(Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc lòng được2-3 khổ thơ).
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: 	( 5 phút ) - Kiểm tra bài cũ
HS bài Chuỗi ngọc lam, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
Giới thiệu bài:
Hôm nay, chúng ta sẽ học bài thơ  ... Các hoạt động dạy - học 
1. Các loại hình giao thông vận tải
1) Hoạt động 1 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp) 
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời 
Kết luận:
- Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
- GV cho HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng:
+ Đường ô tô: Phương tiện là các loại ô tô, xe máy.
+ Đường sắt: Tàu hoả
+ Đường sông: Tàu thuỷ, ca nô, tàu cánh ngầm, thuyền, bè.
+ Đường biển: Tàu biển
+ Đường hàng không: Máy bay.
- GV hỏi: Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? (đối với HS giỏi)
(Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau, đi trên các loại đường có chất lượng khác nhau, khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường ô tô lớn nhất trong các loại hình vận tải (năm 2003: 175 856 nghìn tấn); còn phương tiện giao thông đường thuỷ chỉ đi được ở những đoạn sông nhất định, tàu hoả chỉ đi được trên những đường đã có đường ray)
- GV giải thích thêm: Tuy nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao, ý thức tham gia giao thông của một số người chưa tốt (phóng nhanh, vượt ẩu) nên hay xảy ra tai nạn. Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều để chất lượng đường và phương tiện giao thông ngày càng tốt hơn. Đồng thời, mỗi người phải có ý thức bảo vệ các tuyến giao thông và chấp hành luật lệ giao thông để hạn chế tai nạn.
2. Phân bố một số loại hình giao thông.
2) Hoạt động 2 (làm việc cá nhân) 
Bước 1: HS làm bài tập ở mục 2 trong sách GK.
GV gợi ý: Khi nhận xét sự phân bố, các em chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố toả khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi. Các tuyến đường chính chạy theo chiều Bắc - Nam hay theo chiều Đông - Tây?
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
Kết luận:
- Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước.
- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc - Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc - Nam.
- Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
- Các sân bay quốc tế là : Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
- GV hỏi thêm: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng núi phía tây của đất nước? (Đường Hồ Chí Minh)
- GV cho HS biết thêm: Đó là con đường huyền thoại, đã đi vào lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nay đã và đang góp phần phát triển kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh miền núi.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán
 Chia một số thập phân cho một số thập phân
I. Mục tiêu:
- Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
Vận dụng để giải bài toán lời văn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân như trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1) Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
a. Ví dụ 1: GV nêu bài toán ở ví dụ 1. Hướng dẫn HS nêu tóm tắt bài toán bằng phép chia: 23,56 : 6,2
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên (như SGK) rồi thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 (như SGK).
- GV động viên để nhiều HS phát biểu các thao tác để thực hiện phép chia 23,56 : 6,2.
- GV ghi tóm tắt bước làm lên góc bảng.
b. Ví dụ 2: GV nêu phép chia ở ví dụ 2, cho HS vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia. Lưu ý: GV cần nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước 
Từ đó phát biểu quy tắc chia số thập phân cho só thập phân
GV treo bảng quy tắc lên bảng, giải thích cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi một số HS đọc quy tắc.
2) Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: GV ghi phép chia lên bảng 17,4 : 1,45, GV hướng dẫn để HS thảo luận tình huống, khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có hai chữ số.
- Gọi một HS lên bảng làm bài:
17,40
1,45
290
12
00
GV hướng dẫn để HS thực hiện các phép chia còn lại.
: 
Bài 2: Gọi một HS đọc đề bài. GV tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp ghi lời giải vào vở.
Tóm tắt
 Bài giải
4,5l: 3,42kg.
1 lít dầu hoả nặng là:
 8 l:  kg?
 3,42 :4, 5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặnglà:
 0,76 8 = 6,08( kg ) 
 Đáp số: 6,08 (kg).
Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài toán, cả lớp đọc thầm.
GV yêu cầu HS tự làm, 1HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở 
 Bài giải
 Ta có 429,5 : 2,8 = 153,3928( dư1,1) 
 Vậy may được nhiều nhất 153 bộ quầnáovà còn thừa 1,1 mét vải.
 Đáp số: 1,1m
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
 Luyện tập làm biên bản cuộc họp

I- Mục đích yêu cầu
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp, thể thức nội dung của biên bản(ND ghi nhớ)
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản(BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1(BT2).
II - đồ dùng dạy – học
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp.
III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: ( 3 phút )
- Kiểm tra bài cũ
HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
- Giới thiệu bài:GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập ( 35 phút )
- Một HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2 ,3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập: mời nhiều HS nói trước lớp: Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội) ? Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- GV nhắc HS chú ý trình bầy biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (mẫu là Biên bản đại hội chi đội)
1 HS đọc lại gợi ý 3.
- HS làm bài theo nhóm (4 HS ) – nên tập hợp những HS cùng muốn viết biên bản cho 1 cuộc họp cụ thể nào đó.
- Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin viết nhanh)
 3) . Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
 GV nhận xét tiết học
- Dặn HS sửa lại biên bản vừa lập ở lớp; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 15- Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
 -------------------------------------------------------------------------
Kể chuyện
Pa-xtơ và em bé
I- Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1 : - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
 HS kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em dã làm hoặc đã chứng kiến.
- Giới thiệu bài
Câu chuyện Pa-xtơ và em bé giúp các em biết tấm gương lao động quên mình vì hạnh phúc con người của nhà khoa học Lu-i Pa-xtơ. Ông đã có công tìm ra loại vắc xin cứu loài người thoát khỏi một căn bệnh nguy hiểm mà từ rất lâu con người bất lực không tìm ra được cách chữa trị - đó là bệnh dại.
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm yêu cầu của bài KC trong SGK trước khi nghe thầy (cô) KC.
2) Hoạt động 2. GV kể lại câu chuyện (2 hoặc 3 lần) ( 10 phút )
– Giọng kể hồi hộp, nhấn giọng những từ ngữ nóivề cái chết thê thảm đang đến gần với cậu bé Giô- dép, nỗi xúc động của Lu-i Pa-xtơ khi nghĩ đến cái chết của cậu; tâm trạng lo lắng, day dứt, hồi hộp của Pa-xtơ khi quyết định tiêm những giọt vắc –xin đầu tiên thử nghiệm trên cơ thể ntgười đểcứu sống cậu bé.
- GV kể lần 1, HS nghe. Kể xong, viết lên bảng các tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ: bác sĩ Lu-i Pa-xtơ, cậu bé Giô-dép, thuốc vắc – xin, 6-7-1885 (ngày Giô-dép được đưa đến gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7-7-1885 (ngày những giọt vắc –xin chống bệnh dại đầu tiên được tiêm thử nghiệm trên cơ thể con người). GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822-1895).
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh hoạ (ứng với 6 đoạn trong SGK) hoặc yêu cầu HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
- GV kể 3 lần (nếu cần).
3) Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện (23 phút )
- HS đọc lần lượt theo yêu cầu của từng bài tập.
- GV nhắc HS kết hợp với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) KC theo nhóm: HS kể lại từng câu chuyện đoạn câu chuyện theo nhóm 2 em hoặc 3 em (mỗi em kẻ 2 tranh hoặc 3 tranh). Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b) Thi KC trước lớp
- Một vài tốp HS (mỗi tốp 2 hoặc 3 em) tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Hai HS đại diện 2 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện – mỗi em kể cả câu chuyện hoặc tiếp nối nhau – mỗi em kể 1/2 câu chuyện.
Mỗi HS hoặc nhóm HS kể xong, trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc –xin cho Giô-dép?
(Vì vắc – xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào được thí nghiệm trên cơ thể con con người Pa-xtơ muốn em bé khỏi nhưng không dám lấy làm vật thí nghiệm. Ông sợ có tai biến)
+ Câu chuyện muốn nói điều gì?
(Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. Tài năng và tấm lòng nhân hậu đã giúp ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao).
GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn, Pa-xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc. Ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị. Cuối cùng Pa-xtơ đã chiến thắng, khoa học đã chiến thắng. Loài người có thêm một thứ thuốc chữa bệnh mới. Một căn bệnh bị đẩy lùi. Nhiều người mắc bệnh sẽ được cứu sống.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn KC hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất.
4) Củng cố, dặn dò : ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học.
- yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần 15: Nhớ lại một câu chuyện đã nghe, tìm được một câu chuyện nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14- b1 huyen da sua.doc