Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 15

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 15

 TẬP ĐỌC

 BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn văn

2. Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em được học hành.

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1) Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )

HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài.

Giới thiệu bài:

GV giúp HS hiểu rõ: Bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu. Qua bài này, ta sẽ thấy được nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
 tuần 15
 Tập đọc 
 Buôn chư lênh đón cô giáo
I- Mục đích yêu cầu:
1. Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn văn
2. Hiểu nội dung bài: Người Tây Nguyên yêu quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em được học hành.
II - đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1 - Kiểm tra bài cũ 	( 5 phút )
HS đọc thuộc lòng những khổ thơ yêu thích trong bài thơ Hạt gạo làng ta , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Giới thiệu bài:
GV giúp HS hiểu rõ: Bài đọc Buôn Chư Lênh đón cô giáo phản ánh một khía cạnh quan trọng của cuộc đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu. Qua bài này, ta sẽ thấy được nguyện vọng tha thiết của già làng và người dân buôn Chư Lênh đối với việc học tập như thế nào.
2) Hoạt động 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc:
- Một hoặc hai HS khá giỏi (nối tiếp nhau) đọc toàn bài.
- Bốn HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn:
Đoạn 1: từ đầu đến dành cho khách quý.
Đoạn 2: từ Y Hoa đến bên đến sau khi chém nhát dao.
Đoạn 3: Từ Già Rok đến xem cái chữ nào!
Đoạn 4: phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp
- Một HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý mục I.1)
b) Tìm hiểu bài
- GV đọc lướt bài văn và cho biết :
- Cô giáoY Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
(Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học)
Người dân chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
(Mọi người đến rất đông khiếncăn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn)
Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
(Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phắng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.)
Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
(VD: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết./ Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay./ Người Tây Nguyên hiểu: chữ viết mang lại sự hiểu biết, mang lại hạnh phúc, ấm no)
GV chốt lại: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với “cái chữ” thể hiện nguyện vọng thiết tha của người Tây Nguyên cho con em mình được học hành, thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn.
c). Đọc diễn cảm
- HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với từng đoạn (theo gợi ý ở mục I.1)
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn trong bài. Có thể chọn đoạn 3 (GV treo bảng, lưu ý HS đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong đoạn văn.)
 3. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
- Một HS nhắc lại ý nghĩa của bài.
-GV nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------------------------
 Toán
 Luyện tập 
I. Mục tiêu: Biết:
Chia một số thập phân cho một số thập phân.
Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1) Hoạt động 1: Rèn kỹ năng chia số thập phân cho số thập phân.
Bài 1: GV viết 2 phép tính lên bảng và gọi 2 HS thực hiện phép chia. 
- GV quan sát cả lớp làm các phép tính còn lại. GV nhận xét và chữa bài trên bảng, chẳng hạn. 
a) 17,15 : 3,9 = 4,5	b) 0,603 : 0,09 = 6,7
c) 0,3068 : 0,26 = 1,18 d) 98,156 : 4,36 = 21,2
2) Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Bài 2: Tìm x :
a) x 1,8 = 72	b) x 0,34 = 1,19 1,02	c) x 1,36 = 4,76 0,48
 x = 72 : 1,8 	 x 0,34 = 1,2138	 x 1,36 = 19,4208
 x = 40 	 x = 3,57 x = 14,28
3) Hoạt động 3 : Ôn giải toán
Bài 3 : HS đọc đề , cả lớp đọc thầm.
 HS tự làm bài :
 Bài giải
 1lít dầu hỏa nặnglà :
 3,952 ; 5,2 = 0,76 (kg) 
 Số lít dầu hỏa có là : 
 5,32 : 0,76 = 7 (lít) 
 Đáp số : 7 lít.
Bài 4 :GV gọi HS đọc đề bài toán . GV hướng dẫn để HS đặt tính để tìm số dư.
Nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218 : 3,7 = 58,91( dư 0,033)
GV nhận xét và cho điểm HS.
4) Củng cố , dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------
 Đạo đức 
 Tôn trọng phụ nữ
 (Tiết2)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ.
- Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
- Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nững ngày.
- Rèn KNS: KN tư duy phê phán/ KN ra quyết định/ KN giao tiếp, ứng xử với bà, mẹ, chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Tranh, ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy-học .
1) Hoạt động 1: Xử lý tình huống (bài tập 3, SGK)
1. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập 3.
2. Các nhóm thảo luận.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4. GV kết luận:
- Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lý do bạn là con trai.
- Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
2) Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK 
1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
2. HS làm việc theo nhóm.
3. Đại diện các nhóm lên trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận:
- Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
- Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
- Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
3) Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (bài tập 5, SGK)
GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn
4) Củng cố, dặn dò: Gv nhận xét tiết học.
 ----------------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Tập đọc
Về ngôi nhà đang xây
I- Mục đích yêu cầu:
1. Biết đọc diễn cảm bài thơ ngắt nhịp hợp lý theo thể thơ tự do.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
II- Các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động1: - Kiểm tra bài cũ	( 5 phút )
- HS đọc lại bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- Giới thiệu bài : GV khai thác tranh minh hoạ để giới thiệu bài thơ.
2) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài ( 33 phút )
a) Luyện đọc:
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc từng khổ tơ (2-3 lượt). GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả: xây dở, nhú lên, huơ, huơ, tựa vào, thở ra, nồng hăng Chú ý cách nghỉ hơi ở một số dòng thơ: Chiều/ đi học về
Ngôi nhà / như trẻ nhỏ
Lớn lên / với trời xanh.
b) Tìm hiểu bài : - HS đọc lướt bài thơ và cho biết:
- Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
(Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc. Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.)
- Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.?
(Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch. Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.)
- Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi?.
- (Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Làn gío mang hương ủ đầy những rãnh tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.)
- Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
(VD: cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương./ Đất nước là một công trường xây dựng lớn./ Bộ mặt đát nước đang hằng ngày hằng giờ thay đổi.)
- HS nêu ND , ý nghĩa bài thơ.
c) Đọc diễn cảm - GV hướng dẫn HS đọc toàn bài ; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc 1-2 khổ thơ;
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm các khổ thơ đó.
3) Củng cố, dặn dò: GV củng cố nhận xét tiết học. (2 phút )
 --------------------------------------------------------------------
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Giúp HS thực hiện các phép tính với số thập phân qua đó củng cố quy tắc chia số thập phân.
II. Các hoạt động dạy - học:
1) Hoạt động 1: Ôn cách cộng số thập phân. So sánh số thập phân, thực hiện phép chia để tìm số dư.
Bài 1: Tính:
GV hướng dẫn HS thực hiện 100 + 7 + và hỏi: Để viết kết quả phép cộng trên dưới dạng phân số thập phân trước hết chúng ta phải làm gì?
Trước hết viết = 0,08 sau đó thực hiện phép cộng:
100 + 7 + 0,08 = 107,08.
Bài 2: HS nêu yêu cầu đề bài.
GV viết lên bảng 1 phép so sánh, chẳng hạn: .
Yêu cầu HS thực hiện = = 23 : 5 = 4,6.
Ta có: 4,6 > 4,35. Vậy > 4,35.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các phần còn lại.
Bài 3: HS đọc thầm bài toán, yêu cầu HS tự xác định số dư của phép chia.
3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở, sau đó nêu kết quả:
6,251 : 7 	= 0,89 (dư 0,021).
33,14 : 58 	= 0,57 (dư 0,08).
375,23 : 69	= 5,43 (dư 0,56).
2) Hoạt động 2: Ôn cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính. 
Bài 4: Tìm x
HS phân tích thành phần chưa biết 
Nêu cách tìm sau đó tự làm
Gọi HS lên bảng làm.
a) 0,8 x = 1,2 10.
 0,8 x = 12.
 x = 12 : 0,8.
 x = 15
b) 210 : x = 14,92 - 6,52.
 10 : x = 8,4.
 x = 210 : 8,4.
 x = 25
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------------
 Khoa học
 thủy tinh
I- Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết: - Phát hiện ra một só tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao
II- Hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Làm việc theo cặp
HS quan sát các hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một  ... kê các từ ngữ chỉ nghề nghiệp vừa có ý nghĩa khái quát (như công nhân) , có ý nghĩa cụ thể (như thợ xây, thợ điện, thợ nước), tương tự như vậy với nông dân (nghề nghiệp khái quát), thợ cấy, thợ cày, thợ gặt (nghề nghiệp cụ thể)
Bài tập 2:
- HS đọc YCBT.
- HS trao đổi nhóm viết ra giấy nháp những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao tìm được. (Để tiết kiệm thời gian. HS chỉ viết mấy chữ đầu của thành ngữ, tục ngữ, ca dao đó. GV chia nhỏ việc cho mỗi nhóm : nhóm tìm những câu nói về quan hệ gia đình; nhóm tìm những câu nói về quan hệ thầy trò; nhóm khác – những câu nói về quan hệ bạn bè.)
- HS viết VBT mỗi nhóm thành ngữ, tục ngữ ít nhất 2 câu.
Bài tập 3:
Cách tổ chức thực hiện tương tự BT2.
Những từ ngữ tả hình dáng của người:
a) Miêu tả mái tóc
Đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, bạc phơ, mượt mà, óng ả, óng mượt, lơ thơ, xơ xác, dày dặn, cứng như rễ tre...
b) Miêu tả đôi mắt
Một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy, đen nhánh, nâu đen, xanh lơ, linh lợi, linh hoạt, sinh động, tinh anh, tinh ranh, gian giảo, soi mói, láu lỉnh, sáng long lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, trầm tư, trầm tĩnh, trầm buồn, trầm lặng, hiền hậu, mơ màng
c) Miêu tả khuôn mặt
Trái xoan vuông vức,thanh tú, nhẹ nhõm, vuông chữ điền, đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt ngựa, mặt lưỡi cày,
d) Miêu tả làn da
Trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc, đen sì, ngăm đen, ngăm ngăm, bánh mật, mịn màng, mát rượu, mịn như nhung, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn nheo, sần sùi, xù xì, thô nháp,..
e) Miêu tả vóc người
 Vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, 
Bài tập 4:
- HS viết đoạn văn nhiều hơn 5 câu, không nhất thiết câu nào cũng cần có từ ngữ miêu tả hình dáng.
3) Củng cố, dặn dò : GV củng cố nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------
Địa lý
Thương mại và du lịch
I - Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết: 
- Biết sơ lược về các khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống sản xuất.
- Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ Hành chính Việt Nam 
- Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch)
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Hoạt động thương mại
1) Hoạt động 1 (làm việc cá nhân)
Bước 1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:
- Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
- Nêu vai trò của ngành thương mại.
- Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước.
Kết luận:
- Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm:
+ Nội thương: buôn bán ở trong nước.
+ Ngoại thương: buôn bán với nước ngoài.
- Hoạt động thương mại phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
- Xuất khẩu: khoáng sản (than đá, dầu mỏ), hàng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (giày dép, quần áo, bánh kẹo), hàng thủ công nghiệp (đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, mây tre đan, tranh thêu..), nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả), thuỷ sản (cá tôm đông lạnh, cá hộp)
2. Ngành du lịch
2) Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) 
Bước 1: HS dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết để:
- Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
- Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
- Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí các trung tâm du lịch lớn.
Kết luận:
- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch
- Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng.
- Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu
Nếu có điều kiện, GV có thể cho HS nêu những điều kiện để phát triển du lịch của một trung tâm. Ví dụ: Hà Nội có nhiều hồ và phong cảnh đẹp như: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tâyvà nhiều di tích lịch sử khác (Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành, khu phố cổ, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)
---------------------------------------------------
 Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2010
Toán
 Giải bài toán về tỉ số phần trăm.
I. Mục tiêu:
- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số. 
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
II. Các hoạt động dạy - học :
1) Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600
- GV đọc bài toán ví dụ, ghi tóm tắt lên bảng:
Số HS toàn trường: 600
Số HS nữ: 315
- HS làm theo yêu cầu của GV.
* Viết tỉ số giữa HS nữ và số HS toàn trường (315 : 600)
* Thực hiện phép chia (315 :600 = 0,525)
* Nhân thương với 100 và chia cho 100
( 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100)
* Đổi kí hiệu (52,5%)
- GV: Những bước tính nào có thể nhẩm mà không cần viết ra? (nhân với 100 và chia cho 100). 
- GV: Vậy ta có thể viết gọn cách tính như sau: 
315 : 600 = 0,525 = 52,5%
- Hai HS nêu quy tắc gồm hai bước: 
* Chia 315 cho 600
* Nhân với 100 và viết kí hiệu % vào sau thương. 
2) Hoạt động 2: áp dụng vào giải toán có nội dung tính tỉ số phần trăm.
- GV đọc bài toán trong SGK và tóm tắt.
Nước 	: 80 kg
Muối	: 2,8 kg
2,8 	: 80 = ..%
- HS tính theo nhóm (gồm các em ngồi gần nhau). Sau đó một vài HS nêu miệng lời giải. 
3) Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và tự làm bài:
0,57 = 57%;	0,3 = 30%;	0,234 = 23,4%;	1,35 = 135%.
GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: GV giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19 : 30, dừng lại ở 4 chữ số sau đó phẩy, viết 0,6333 = 63,33%). Sau đó mỗi HS trong lớp chọn một trong ba phần a, b, c và tính. Cho một vài HS nêu kết quả.
Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài toán, cả lớp đọc thầm.
GV hướng dẫn sau đó yêu cầu HS tự làm, 1 HS lên bảng giải:
Bài giải:
Tỉ số % của số HS nữ và số HS cả lớp là:
 13 : 25 = 0,52 = 52%.
Đáp số: 52%.
HS nhận xét bài làm của bạn, GV bổ sung, kết luận.
4) Củng cố, dặn dò: GV củng cố và nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I- Mục đích yêu cầu:
1. Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người. 
Dựa vào dàn ý đã lập viết được đoạn văn miêu tả hoạt động người.
II- Các hoạt động dạy – học
1) Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ (5 phút )
GV chấm đoạn văn tả hoạt động của một người (tiết TLV trước) đã được viết lại.
Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học
2) Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập	(33 phút )
- HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV Kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
- HS chuẩn bị dàn ý vào VBT và trình bày dàn ý trước lớp (một số HS trình bày bằng giấy to trên bảng lớp). GV cùng cả lớp góp ý, hoàn thiện dàn ý:
Mở bài:
Bé Bông – em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi.
Thân bài
1. Ngoại hình (không phải trọng tâm)
a) Nhận xét chung: bụ bẫm
b) Chi tiết
- Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu.
- Hai má: bầu bĩnh, hồng hào.
- Miệng: Nhỏ, xinh, hay cười.
- Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn
3) Hoạt động 3:
a) Nhận xétchung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười,
b) Chi tiết
- Lúc chơi: lê la dưới sàn với một đống đồ chơi, ôm mèo, xoa đầu, cười khanh khách,
- Lúc xem ti vi:
+ Thấy cách sử dụng quảng cáo thì bỏ chơi, đang khóc cũng nín ngay.
+ Ngồi xem, mắt chăm chú nhìn màn hình
+ Ai đùa nghịch lấy tay che mắt bé, đẩy tay ra, hét toáng lên.
Làm nũng mẹ:
+ Kêu aakhi mẹ về
Vịn tay vào thành giường lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ.
+ Ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ, đòi ăn.
Kết bài
Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
Bài tập 2
-HS đọc YCBT.
-GV đọc cho HS cả lớp nghe bài Em Trung của tôi (của Thu Thuỷ – HS lớp 5 C trường Tiểu học Ngọc Hà, Hà Nội) để các em tham khảo. Nhắc HS chú ý đặc biệt đoạn tả hoạt động của bé Trung trong bài văn.
- HS viết bài.
- GV chấm điểm một số đoạn viết hay, đánh gía cao những đoạn viết chân thật, tự nhiên, thể hiện sự quan sát có cái riêng, sáng tạo.
4) Củng cố, dặn dò : GV củng cố nhận xét tiết học. 	( 2 phút )
--------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích yêu cầu:
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về nhữngngười đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II - đồ dùng dạy – học
- Một số sách, truyện, bài báo (GV và HS sưu tầm) viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- Bảng lớp viết đề bài.
III- các hoạt động dạy – học;
1) Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
- HS kể lại 1-2 đoạn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé và trả lời câu hỏi về ý nghĩa của câu chuyện.
 - Giới thiệu bài
- Trong tiết KC tuần trước, các em đã biếtvề tấm lòng nhân hậu, tinh thần trách nhiệm cao với con người của bác sĩ Pa-xtơ- nhà khoa học đã có công giúp loài người thoát khỏi bệnh dại. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người có công chống lại đói nghèo, lạc hậu.
- GV kiểm tra HS tìm đọc truyện ở nhà như thế nào. (Xem lướt, giới thiệu nhanh những truyện HS mang đến lớp)
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS kể chuyện	( 33 phút )
a) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lac hậu, vì hanh phúc của nhân dân.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện định kể.
b) HS thực hành KC và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi KC trước lớp.
- HS xung phong KC hoặc cử đại diện thi kể.
- Mỗi HS kể chuyện xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trả lời câu hỏi của thầy (cô), của các bạn về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.
3) Củng cố, dặn dò : GV củng cố nhận xét tiết học	( 2 phút )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15-b1-huyen sr.doc