Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 9

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 9

 TẬP ĐỌC

 CÁI GÌ QUÝ NHẤT

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Đọc diễn cảm bài văn biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1)Hoạt động 1 ( 5 phút )

KIỂM TRA BÀI CŨ

HS đọc thuộc những câu thơ các em thhích trong bài thơ Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

-Giới thiệu bài

Trong cuộc sống, có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề nhiều HS từng tranh cãi. Các em hãy cùng đọc bài Cái gì quý nhất để biết ý kiến riêng của ba bạn Hùng, Quý, Nam và ý kiến phân giải của thầy giáo.

 

doc 26 trang Người đăng hang30 Lượt xem 342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Kì I - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 9 
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
	 Tập đọc
 Cái gì quý nhất
I- Mục Đích Yêu Cầu
- Đọc diễn cảm bài văn biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật .
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
II - đồ dùng dạy – học Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 iii- các hoạt động dạy – học
1)Hoạt động 1 ( 5 phút )
Kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc những câu thơ các em thhích trong bài thơ Trước cổng trời, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Giới thiệu bài
Trong cuộc sống, có những vấn đề cần trao đổi, tranh luận để tìm ra câu trả lời. Cái gì quý nhất trên đời là vấn đề nhiều HS từng tranh cãi. Các em hãy cùng đọc bài Cái gì quý nhất để biết ý kiến riêng của ba bạn Hùng, Quý, Nam và ý kiến phân giải của thầy giáo.
2)Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )
a) Luyện đọc
Chia bài làm 3 phần để luyện đọc như sau:
Phần 1 gồm đoạn 1 và đoạn 2 (từ Một hôm..đến sống được không?)
+ Phần 2 gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam đến phân giải )
+ Phần 3 (phần còn lại)
HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa lỗi, lưu ý nhấn giọng những câu khẳng định và giọng của NV.
HS luyện đọc theo cặp .
GV đọc mẫu .
b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm bài và cho biết :
Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì? (HS phát biểu. GV ghi tóm tắt. Hùng: lúa gạo; Quý : vàng; Nam: thì giờ)
Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? HS nêu lí lẽ của từng bạn, chú ý chuyển câu hỏi thành câu khẳng định. GV ghi bảng tóm tắt.
Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
 Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Vì sao thấy giáo cho rằng người lao động m ới là quý nhất? HS nêu lí lẽ của thầy giáo. GV nhấn mạnh cách lập luận có tình có lí của thầy giáo:
+Khẳng định cái đúng của ba HS (lập luận có tình – tôn trọng ý kiến người đối thoại): Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý, nhưng chưa phải là quý nhất.
Nêu ra ý kiến mới sâu sắc hơn (lập luận có lí): Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao dộng là quý nhất.
Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do vì sao em chọn tên gọi đó.(Có thể đặt tên cho bài văn là Cuộc tranh luận thú vị vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa bạn nhỏ./ có thể đặt tên cho bài văn là Ai có lí? Vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: Người lao động là đáng quý nhất./ 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 GV mời 5 HS đọc lại bàivăn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo); giúp HS thể hiện đúng giọng đọc của từng nhân vật.
 GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài theo cách phân vai. chọn đoạn tranh luận của ba bạn. chú ý : kéo dài giọng hoặc nhấn giọng (tự nhiên) những từ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật để góp phần diễn tả rõ nội dung và bộc lộc thái độ. VD:
 Hùng nói : “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”
 Quý và Nam cho là rất có lí. Nhưng đi được mươi bước, Quý vội reo lên: “Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
 Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!”
 Chú ý đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật; diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của Hùng, Quý, Nam; lời giảng giải ôn tồn, chân tình, giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
Hoạt động 3:. Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học . Nhắc HS ghi nhớ cách nêu lí lẽ, thuyết phục người khác khi tranh luận của các nhân vật trong truyện để thực hành thuyết trình, tranh luận trong tiết TLV tới.
 ----------------------------------------------------------------- 
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học : Vở ô li, SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1)Hoạt động 1: Ôn cách viết đơn vị đo dộ dài dưới dạng số thập phân
Bài 1 : HS đọc đề , nêu cách làm
 GV giúp HS yếu : chuyển từ 2 đơn vị đo về 1 đơn vị đo dưới dạng hỗn số sau đó chuyển về số thập phân
a) 35m 23cm = 35 b) 51dm 3cm =51 dm=51,3 dm
c)14m 7cm = 14 m =14,07 m
- GV cho HS nêu lại kết quả
Bài 2 :GV nêu bài mẫu:315 cm=300 cm +15cm=3m 15cm
 =3 m=3,15m
HS tự làm các ý còn lại:
234cm= 2,34m ; 506cm= 5,06m ; 34dm=3,4m
Bài 3 : HS tự làm và thống nhất kết quả
a) 3km 245m=3 km=3,245 km b) 5km 34m= 5 km= 5,034km
 c) 307m = km = 0,307 km.
 Bài 4 : HS thảo luận cách làm
a) 12,44m= 12 m=12m 44cm; b) 7,4dm=7 dm=7dm 4cm
Câu c ,d, HS tự làm.
IV. Dặn dò : GV nhận xét tiết học
 ---------------------------------------------------------------
	 Đạo đức
	 Tình bạn( Tiết1)
I - Mục tiêu
Học bài xong bài này, HS biết:
-Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
-Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
II – Tài liệu và phương tiện
- Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân
III- Các hoạt động dạy – học 
Tiết 1
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
* Cách tiến hành
1. Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Bài hát nói lên điều gì?
- Lớp chúng ta có vui như vậy không?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
- Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em có biết điều đó từ đâu?
3. GV kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn.
* Cách tiến hành
1. GV đọc một lần truyện Đôi bạn
2. GV mời một số HS lên đóng vai theo nội dung truyện
3. Cả lớp thảo luận theo các câu hỏi ở trang 17, SGK.
4. GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 3: làm bài tập 2 SGK
* Cách tiến hành
1. HS làm bài tập 2(làm việc cá nhân).
2. HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
3. GV mời một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Chú ý: Sau mỗi tình huống, GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ (Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể)
4. GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
Tình huống (a): Chúc mừng ban.
Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn
Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn
Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
Tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn 
Hoạt động 4: Củng cố
* Cách tiến hành 
1. GV yêu cầu mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp
2. GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng
3. GV kết luận
Các biểu hiện của tình bạn đẹp là: tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết chia sẻ vui buồn cùng nhau,
4. HS liên hệ những tình bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
5. GV yêu cầu một vài HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối
1. Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, về chủ đề Tình Bạn.
2. Đối xử tốt với bạn xung quanh
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010 
Tập đọc
đất cà mau
I- Mục đích yêu cầu
- Đọc diễn cảm được bài văn, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau.
II - đồ dùng dạy – học Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bản đồ Việt Nam..
iii- các hoạt động dạy – học
1)Hoạt động 1 ( 5 phút )
 - kiểm tra bài cũ
HS đọc chuyện Cái gì quý nhất?, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
 -Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài (kết hợp chỉ bản đồ): Trên bản đồ Việt Nam hình chữ S, Cà Mau là mũi đất nhô ra ở phía tây nam tận cùng của Tổ Quốc. Thiên nhiên ở đây rất khắc nghiệt nên cây cỏ, con người cũng có những đặc điểm rất đặc biệt. Bài Đất Cà Mau của nhà văn Mai Văn Tạo sẽ cho các em biết về điều đó.
2)Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (33 phút )
GV đọc diễn cảm toàn bài. Nhấn giọng các từ gợi tả (mưa dông, đổ ngang, hối hả, rất phũ, đất xốp, đất nẻ chân chim,)
 - HS đọc từng đoạn của bài văn :
a) Đoạn 1(từ đầu đến nổi cơn dông)
- Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa của từ ngữ khó (phũ)
- HS trả lời câu hỏi:
+Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột, dữ dội nhưng chóng tạnh.
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này (Mưa ở Cà mau,..)
- HS đọc diễn cảm : giọng hơi nhanh, mạnh: nhấn giọng ở những từ ngữ tả sự khác thừơng của mưa ở Cà Mau (sớm nắng chiều mưa, nắng đó, đổ ngay xuống hối hả, phũ,..)
b) Đoạn 2(từ CàMau đất xốp đến bằng thân cây đước)
- Luyện đọc: kết hợp giải thích nghĩa từ ngữ khó (phập phều, cơn thịnh nộ, hằng hà sa số)
- HS trả lời câu hỏi:
+Cây số trên đất Cà Mau mọc ra sao?
(Cây cối mọc thành chòm, thành rặng: rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.)
+Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào?
(Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì; từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.)
+ Hãy đặt tên cho đoạn văn này.(Đất, cây cối và nhà cửa ở Cà Mau / Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau)
- HS đọc diễn cảm: nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả tính chất khắc nghiệt của thiên nhiên ở Cà Mau, sức sống mãnh liệt của cây cối ở đất Cà Mau (nẻ chân chim; rạn nứt; phập phều; lắm gió, dông; cơn thịnh nộ,chòm; rặng; san sát; thẳng đuột; hằng hà sa số,)
c). Đoạn 3 (phần còn lại)
- Luyện đọc, kết hợp giải thích nghĩa của từ ngữ khó (sấu cản mũi thuyền, hổ rình xem hát)
+ Em đặt tên cho đoạn 3 như thế nào?
(Tí-HS trả lời câu hỏi:
+ Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào?
(Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực, thượng võ và thích nghe những chuyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh của con người.)
nh cách người Cà Mau / Người Cà Mau kiên cường)
- HS đọc diễn cảm : giọng đọc thể hiện niềm tự hào, khâm phục; nhấn mạnh các từ ngữ nói về tính cách của người Cà Mau (thông minh, giàu nghị lực, huyền thoại, thượng võ, nung đúc, lưu truyền, khai phá, giữ gìn,)
- HS thi đọc diễn cảm toàn bài.
3)Củng cố, dặn dò: (2 phút )
- Một số HS nhắc lại ý nghĩa của bài , chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau.
 ----------------------------------------------------------- 
 ... n theo các đơn vị đo khác nhau.
- Luyện giải toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Bài tập 1 : Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét :
a) 3m 6dm =3,6m 	b) 4dm =0,4 m	c 34m 6cm=34,6 m
GV cho HS tự làm bài , 2HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở.
Bài tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống 
 Đơn vị đo là tấn
 Đơn vị đo là ki -lô -gam 
 3,2 tấn 
 3200 kg
 0,502 tấn
 502 kg 
 2,5 tấn
 2500kg
 0,021 tấn 
 21kg 
-HS tự làm, sau đó đọc kết quả bài tập, đỏi chéo vở cho nhau kiểm tra.
Bài tập 3:Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
a) 42 dm 4 cm =42, 4 dm b) 56 cm 9 mm= 56,9 cm c) 26m 2cm = 26,02m 
 Bài tập 4 :Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
a) 3kg 5g =3, 005 kg b) 30 g =0 030 kg c) 1103 g = 1,103 kg 
Bài tập 5 :Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa ,sau đó trả lời :
Tùi cam cân nặng bao nhiêu ?
a) 1kg 800g =1,8 kg b) 1kg 800g = 1800g 
Dặn dò :GV nhận xét tiết học 
-----------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Luyện tập thuyết trình, tranh luận
I- Mục tiêu
Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản(BT1,2).
II - đồ dùng dạy – học : -Vở BT .
iii- các hoạt động dạy – học
1)Hoạt động 1 ( 5 phút )
 - kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT3, tiết TLV trước.
 -. Giới thiệu bài :GV nêu MĐ, YC của tiết học 
2)Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập (33 phút )
Bài tập 1
- HS cần nắm vững yêu cầu của bài: Dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện dưới đây, em hãy mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn.
- Trước khi mở rộng lí lẽ và dẫn chứng, HS cần tóm tắt ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của mỗi nhân vật. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. GV ghi tóm tắt lên bảng lớp: 
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không Khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống nếu thiếu không khí.
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm: Mỗi HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhât vật, mở rộng, phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- GV nhắc HS chú ý:
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật . ( VD : Đất tôi cung cấp chất màu nuôi cây.)
+Để bảo vệ ý kiến của mình ,các nhân vật có thể nêu tầm quan trọng của mình và phản bác ý kiến của nhân vật khác. VD: Đất phản bác ý kiến của ánh sáng là thiếu ánh sáng, cây xanh không còn màu xanh nhưng chưa thể chết ngay được. Tuy nhiên, tranh luận phải có lí có tình và tôn trọng lẫn nhau.
+ Cuối cùng, nên đi đến thống nhất: Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng để bảo tồn sự sống.
- GV mời các nhóm cử đại diện tranh luận trước lớp. Mỗi HS tham gia tranh luận sẽ bốc thăm để nhận vai tranh luận (Đất, nước, không khí, ánh sáng). GV và cả lớp nhận xét, bình chọn người tranh luận giỏi.
- GV có thể tóm tắt những ý kiến hay vào bảng tổng hợp ý kiến đã có (gạch chân lí lẽ, dẫn chứng mở rộng):
Nhân vật
ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây.Nhổ cây ra khỏi đất cây sẽ chết ngay.
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu. Khi trời hạn hán thì dù vẫn có đát, cây cối cũng héo khô, chết rũ Ngay cả đất, nếu không có nước cũng mất chất màu.
Không Khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống nếu thiếu không khí.Thiếu đất, thiếu nước, cây vẫn sống được ít lâu nhưng chỉ cần thiếu không khí, cây sẽ chết ngay
ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh. Cũng như con người, có ăn uống đầy đủ mà phải sống trong bóng tối suốt đời thì cũng không ra con người.
Cả bốn nhân vật
Cây xanh cần cả đất, nước, không khí và ánh sáng. Thiếu yếu tố nào cũng không được. Chúng ta cùng nhau giúp cây xanh lớn lên là giúp ích cho đời
Bài tập 2
- HS cần nắm vững yêu cầu của bài: Hãy trình bày ý kiến của em nhằm t huyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- GV nhắc HS :
+ Khi tranh luận, mỗi em phải nhập vai trăng- đèn để tranh luận mà cần trình bày ý kiến của mình. Đây là bài tập rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
+Yêu cầu đặt ra là cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn. Để thuyết phục mọi người, cần trả lời một số câu hỏi như: Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Trăng làm gì cho cuộc sống đẹp như thế nào?
+ Đèn trong bài ca dao là đèn dầu, không phải đèn điện. Nhưng đèn điện không phải không có nhược điểm so với trăng.
- Cách tổ chức hoạt động:
+ HS làm việc độc lập, tìm hiểu ý kiến, lí lẽ và dẫn chứng của trăng và đèn trong bài ca dao.
+ Một số HS phát biểu ý kiến của mình. VD về một bài thuyết trình:
Theo em, trong cuộc sống, cả đèn lẫn trăng đều cần thiết. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp người ta đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy thế, đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì tắt. Dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Cả đèn dầu lẫn đèn điện chỉ soi sáng được một nơi. Còn trăng là nguồn ánh sáng tự nhiên, không sợ gió, không sợ mất nguồn điện. Trăng soi sáng muôn nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp thơ mộng. Trăng gợi cảm hứng sáng tác cho bao nhà thơ, hoạ sĩTuy thế, trăng cũng không thể kiêu ngạo mà khinh thường đèn. Trăng khi mờ, khi tỏ, khi khuyết, khi tròn. Dù có trăng, người ta vẫn cần đèn để đọc sách, làm việc ban đêm. Bởi vậy, cả trăng lẫn đèn đều cần thiết với con người.
- HS khác NX – GV nhận xét bài thuyết trình , tuyên dương bài làm tốt.
3)Củng cố, dặn dò: ( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những nhóm ,cá nhân thể hiện khả năng thuyết trình, tranh luận giỏi.
 - Dặn HS về nhà luyện đọc lại những bài tập đọc; HTL những đoạn văn, bài thơ có yêu cầu thuộc lòng trong 9 tuần đầu SGK Tiếng Việt 5 , tập một để lấy điểm kiểm tra trong tuần ôn tập 
 ------------------------------------------------------------------------	
Khoa học
phòng tránh bị xâm hại
I.Mục tiêu :
Sau bài học, HS có khả năng:
	- Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
	- Rèn luyện kĩ năng ứng phó nguy cơ bị xâm hại.
	- Liệt kê danh sách người có thể tin cậy, chia sẽ, tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân
khi bị xâm hại
II .đồ dùng dạy – học : Hình trang 38,39 SGK, một số tình huống để đóng vai
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: quan sát và thảo luận
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển những mình quan sát các hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi về nội dung của từng hình.
- Tiếp theo, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi trang 38 SGK.
+ Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Bước 2: Các nhóm làm viêc theo hướng dẫn trên
GV có thể đi đến các nhóm gợi ý các em nêu thêm các tình huống khác với những tình huống đã vẽ trong SGK.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện từng những trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- GVkết luận:
+ Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại : Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt, sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do;
+Một số điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại (Xem mục Bạn cần biết trang 39 SGK)
Hoạt động 2: đóng vai “ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”.
- Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
- Nêu được các quy tắc an toàn cá nhân.
* Cách tiến hành: 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ mặt tặng quà cho mình?
Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà?
Nhóm 3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét góp ý kiến.
- Tiếp theo, GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần làm gì?
kết luận:
-Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn các cách ứng xử phù hợp. Ví dụ:
- Tìm cách tránh xa kẻ đó như đứng dậy hoặc lùi xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
- Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói to một cách kiên quyết: Không! Hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết, nhắc lại lần nữanếu thấy cần thiết. 
- Bỏ đi ngay.
- Kể với người tin cậy để nhận được giúp đỡ
Bước 3: Vẽ bàn tay tin cậy
* Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS cả lớp làm việc cá nhân
- Mỗi em vẽ bàn tay ghi tên một người mà mình với các ngón xoè ra trên tờ giấy ghi tên một người mà mình tin cậy, mình có thể nói với họ mọi điều thầm kín, đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoặc cho mình những lời khuyên đúng đắn.
Bước 2: Làm việc theo cặp
HS trao đổi hình vẽ “ Bàn tay tin cậy” của mình với bạn bên cạnh.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
GV gọi một vài HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình với cả lớp.
Kết luân:
GV kết luận như mục Bạn cần biết trang 39 SGK
IV.Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học 
 -------------------------------------------------------
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I- Mục Đích yêu cầu
- Kể lại được một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương( hoặc ở nơi khác); kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II - đồ dùng dạy – học: Bảng lớp viết đề bài.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 ( 5 phút )
kiểm tra bài cũ : HS kể lại câu chuyện đã kể ở tiết KC tuần 8.
-Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học
 Hoạt động 2. Hướng dẫnHS nắm được yêu cầu của đề bài ( 8 phút )
-HS đọc đề bài và gợi ý 1-2 trong SGK.
-GV mở bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 2b.
-GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
-Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
Hoạt động 3. Thực hành kể chuyện ( 25 phút )
a) HS kể theo cặp. GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
b) Thi KC trước lớp. Nhận xét cách kể, dùng từ đặt câu.
4)Hoạt động: Củng cố, dặn dò ( 2 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS xem trước yêu cầu KC và tranh minh hoạ của tiết KC Người đi săn và con nai ở tuần 11

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 9-b1-h.doc