Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 03 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 03 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Hoạt động tập thể: (Tiết 3 ).

 CHỦ ĐIỂM: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG.

 I,Mục tiêu:

HS có một số kiến thức sơ giản về các nguyên nhân gay tai nạn khi đi lại trên đường.Nắm được một số thông tin về cuộc đời của danh nhân Phan Đăng Lưu.

Nắm được một số kế hoạch lớn trong tuần.

II,Các hoạt động dạy học:

1, Ổn định tổ chức: HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ.

2,Các hoạt động:

 *Hoạt động 1: Một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông.

 GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS thảo luận nhóm rồi trả lời.

 -Hãy nêu một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông?

 +Người tham gia giao thông không chấp hành luật giao thông đường bộ.

Các điều kiện giao thông không an toàn.

Các phương tiện giao thông không an toàn

Khoảng cách và tốc độ của phưong tiện không đảm bảo an toàn.

GV nhận xét,kết luận:Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện dung quy định của Luật giao thông đường bộ.Vì vậy các em cần ghi nhơ và thực hiện tốt.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 443Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 03 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày18 tháng 9 năm 2006
Hoạt động tập thể: (Tiết 3 ).
 CHỦ ĐIỂM: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG.
 I,Mục tiêu:
HS có một số kiến thức sơ giản về các nguyên nhân gay tai nạn khi đi lại trên đường.Nắm được một số thông tin về cuộc đời của danh nhân Phan Đăng Lưu.
Nắm được một số kế hoạch lớn trong tuần.
II,Các hoạt động dạy học:
1, Ổn định tổ chức: HS tổ chức sinh hoạt văn nghệ.
2,Các hoạt động:
 *Hoạt động 1: Một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
 GV nêu câu hỏi hướng dẫn HS thảo luận nhóm rồi trả lời.
 -Hãy nêu một số nguyên nhân gây tai nạn giao thông?
 +Người tham gia giao thông không chấp hành luật giao thông đường bộ.
Các điều kiện giao thông không an toàn.
Các phương tiện giao thông không an toàn
Khoảng cách và tốc độ của phưong tiện không đảm bảo an toàn.
GV nhận xét,kết luận:Nguyên nhân chính là do người tham gia giao thông không thực hiện dung quy định của Luật giao thông đường bộ.Vì vậy các em cần ghi nhơ ùvà thực hiện tốt.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu về danh nhân Phan Đăng Lưu.
 HS thảo luận cặp đôi,sau đó GV yêu cầu đại diện báo cáo.
GV nhận xét –bổ sung :
 Danh nhân Phan Đăng Lưu sinh ngày 5/ 5/1902 trong một gia đình nhà nho nghèo,tại xã Tràng Thanh (nay là Hoa Thanh ) huyện Yên Thanh ,tỉnh Nghệ An.
Mất ngày 28/ 8/1941 bị xử bắn tại Hoóc Môn-Gia Định.
*Hoạt động 3:Kế hoạch lớn trong tuần.
Thực hiện thời khoá biểu tuần 3.Tham gia đầy đủ cáchoạt động do nhà trường , Đội đề ra.
3,Tổng kết:
Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.Thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra.
--------------------------------------------------
TOÁN : ( Tiết 11 ) .LUYỆN TẬP .
I. Mục tiêu Giúp HS:
-Củng cố cách chuyển hỗn số thành phân số.
-Củng cố kỹ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số (bằng cách chuyển về thực hiện các phép tính với các phân số, so sánh các phân số).
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1Kiểm tra bài cũ 
 Gọi HS lên bảng làm bài tập 1-Chuyển đổi hỗn số thành phân số
HS nêu cách chuyển đổi hỗn số thành phân số .GV nhận xét ghi điểm 
2Bài mới 
a Giới thiệu bài Luyện tập 
*Hướng dẫn luỵện tập 
Bài 1: Chuyển hỗn số sau thành phân số 
Gọi 1 em lên bảng làm ,lớp làm bảng con 
GV chữa bài, nhận xét 
Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số 
Bài 2: HS nêu yêu cầu của đề bài -So sánh hỗn số 
Thảo luận nhóm đôi, gọi các nhóm làm bài 
a. 3 ;2 vậy 3
b. 3 ;3	 vậy :3
c. 5 ;2 vậy :5 
d. 3	; 3 vậy :3
Hỏi : Muốn so sánh hai hỗn số ta làm như thế nào ?(Chuyển hỗn số thành phân số rồi so sánh hai phân số đó ) 
Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính 
HS làm vào vở ,GV chấm một số vở, gọi vài em lên bảng làm 
a. 1	b) 2
c.214	d) 3
Hỏi : Bài này có mấy yêu cầu ? ( 2 yêu cầu :chuyển các hỗn số thành phân số và thực hiện cộng trư ønhân chia hai phân số )
3.Củng cố, dặn dò 
-Nêu lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
-Về làm lại bài tập 3, xem trước bài luyện tập chung 
-Nhận xét tiết học 
 -----------------------------------------------
TẬP ĐỌC-Tiết 5. LÒNG DÂN (Phần 1)
I.Mục tiêu 
-Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi , câu khiến câu cảm trong bài.
-Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
-Hiểu nội dung phần 1 của vở kịch : Ca ngợi Dì Năm dũng cảm mưu trí trong cuộc đấu trí đểû lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
II.Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ bài học trong SGK
-Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1Kiểm tra bài cũ 
HS đọc thuộc lòng bài thơ :Sắc màu em yêu, trả lời câu hỏi 
1-Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào ?
2-Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương đất nước ?
Nhận xét, ghi điểm 
2Bài mới
a Giới thiệu bài 
* Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
+Luyện đọc :
1HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống, diễn ra vở kịch.
-GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch .
+Phân biệt tên nhân vật, thể hiện đúng tình cảm thái độ 
-HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch 
-HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn kịch 
Đoạn 1: Từ đầu ..thằng nầy là con 
Đoạn 2: Chồng chị à .rục rịch tao bắn 
Đoạn 3: Phần còn lại 
-HS đọc nối tiếp từng đoạn kịch GV kết hợp sữa lỗi cho HS, giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài, có thể giải thêm một số từ khác mà HS chưa hiểu
	lâu mau: lâu chưa
	lịnh: lệnh
	tui :tôi
	con héo: con lợn 
-HS luyện đọc theo cặp 
-2HS đọc lại đoạn kịch 
.Tìm hiểu bài 
HS đọc thầm bài trả lời câu hỏi :
+Câu chuyên xảy ra ở đâu ?(Ở một gia đình nông thôn Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến )
-Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?(Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm )
-Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ ?(Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khoác để thay, cho bọn giặc không nhận ra, rồi bảo chú ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng dì )
-Qua hành động đó em thấy dì Năm là người như thế nào ?(Nhanh trí, dũng cảm lừa địch)
 -Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ?Vì sao ?(GV có thể nêu ý kiến của mình chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch là hấp dẫn nhất vì đâỷ mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm thắt nút) 
Nội dung chính của đoạn kịch là gì ?
 *Nội dung bài: :Ca ngợi dì Năm dũng cảm mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
HS nhắc lại 
GV : Vở kịch lòng dân nói lên tấm lòng của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. Nhân vật dì Năm đại diện cho bà con Nam bộ : Rất dũng cảm, mưu trí đối phó với giặc, bảo vệ cán bộ cạch mạng. Chi tiết kết thúc phần 1 của vở kịch hấp dẫn nhất vì chúng ta không biết bọn cai lính sẽ sử lý như thế nào. Phần sau của vở kịch chúng ta sẽ rõ.
.Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
Hướng dẫn đọc theo cách phân vai theo nhóm (dì Năm , An, chú cán bộ, lính, cai, 1 HS làm người dẫn chuyện )
Cho 2-3 nhóm đọc .GV nhận xét tuyên dương 	
3.Củng cố, dặn dò 
-Về nhà tập đọc lại đoạn kịch 
-Nhận xét tiết học. 
 --------------------------------------------------------
ÂM NHẠC : ( Tiết 3 ).
 ÔN TẬP BÀI HÁT: REO VANG BÌNH MINH 
 TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1
I. Mục tiêu 
-HS hát thuộc lờp ca, đúng giai điệu của sắc thái bài Reo vang bình minh. Tập hát có lĩnh xướng đối đáp, đồng ca và hất kết hợp vận động phụ hoạ.
-HS thể hiện đúng cao độ, trường độ bài tập số 1. Tập đọc nhạc kết hợp lời gõ phách.
II. Chuẩn bị 
	-Đĩa ,máy ; bài tập đọc nhạc 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1.Phần mở đầu :
 Ôn tập bài hát: Reo vang bình minh Tập đọc nhạc số 1 .
2.Phần hoạt động
a.Nội dung 1: Ôn tập bài hát Reo vang bình minh 
 	 -HS nghe đĩa, cả lớp hát theo, GV sữa những chỗ sai 
	-Khi hát lần thứ 2 kết hợp vừa hát vừa vỗ tay theo phách .
	-Tập hát cả bài kết hợp gõ đệm theo âm hình tiết tấu cố định 
	-GV chia lớp làm 21 bên hát ,1 bên gõ đệm 
b.Nội dung 2: Học bài tập đọc nhạc số 1(GV chép sẵn bảng phụ )
	-HS làm quen với cao độ :Đô, Rê, Mi, Son 
	-GV đọc mẫu, cho HS đọc theo.
	-HS làm quen với hình tiết tấu vỗ tay.
 	-Đọc bài tập số 1 GV đọc mẫu HS nghe rồi đọc lại 
3.Phần kết thúc
 GV hướng dẫn HS tập chép bài tập số 1
	-Cho lớp hát lại bài hát reo vang bình minh .
	-Về nhà tập hát lại 
-Nhận xét tiết học.
 -------------------------------------------------------------------
KỸTHUẬT-Tiết 5. ĐÍNH KHUY BỐN LỖ (Tiết 2 )
I.Mục tiêu HS cần phải biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách 
	-Đính được khuy bốn lỗ đúng kỹ thuật 
	-Rèn luyện tính cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học 
	-Mẫu đính khuy bốn lỗ theo hai cách 
	-Một số sản phẩm may mặc có đính khuy bốn lỗ 
	-Một số khuy bốn lỗ được làm bằng vật liệu khác nhau 
	-Mảnh vải chỉ khâu, kim , phấn, thước, kéo 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
1.Giơí thiệu bài Đính khuy bốn lỗ (Tiết 2)
2.HS thực hành
	-Nhắc lại hai cách đính khuy bốn lỗ 
-Nhận xét và hệ thống lại cách đính khuy bốn lỗ 
	-GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1và sự chuẩn bị thực hành ở tiết 2
	-GV nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm .
-HS thực hành đính khuy theo nhóm 4
	-GV quan sát uốn nắn 
3.Đánh giá sản phẩm 
	-Các nhóm lên trưng bày sản phẩm 
	-Gọi HS nhắc lại yêu cầu đánh giá sản phẩm 
	-Cử 4 HS lên đánh giá sản phẩm 
	-GV đánh giá nhận xét theo hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành 
4.Củng cố, dặn dò 
	-Nêu lại cách đính khuy bốn lỗ.
-Về nhà chuẩn bị vải ,khuy bấm , kim , chỉ để hôm sau học.
	-Nhận xét tiết học
=================================
Thứ ba, ngày19 tháng 9 năm 2006
THỂ DỤC-Tiết 5. ĐỘI HÌNH ĐÔÏI NGŨ - TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN”
I.Mục tiêu 
-Ôân để củng cố và năng cao kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ :cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra vào lớp, tập hợp hàng dọc dóng hàng điểm số, đứng nghiêm nghỉ quay phải ,quay trái, quay sau. Yêu cầu báo cáo mạch lạc tập hợp hàng nhanh quay đúng hướng, thành thạo, đều đẹp, đúng với khẩu lệnh.
-Trò chơi “Bỏ khăn”.Yêu cầu chơi đúng luật trật tự nhanh nhẹn, hào hứng, nhiệt tình.
II.Phương tiện :1còi , 2 chiếc ... Kiểm tra bài cũ Gọi 2 HS lên làm 2 phép tính ở bài tập 2 
	c)x	 d)x:
 	 x=	 x=
	 x=	 x=
GV nhận xét ghi điểm 
B.Bài mới 
1. Giới thiệu bài Ôn tập về giải toán 
2. Hướng dẫn ôn tập 
a)Bài toán về tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó :
Bài toán 1: Gọi HS đọc đề, bài toán thuộc dạng gì ?(Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó )
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải .1 em lên làm, lớp làm vào vở.
 Ta có sơ đồ : ?
	Số bé:
	Số lớn	 121
 ?
Tổng số phần bằng nhau là :
5 + 6 = 11(phần )
 Số bé là :
121:11 x 5= 55
 Số lớn là :
121 - 55 = 66
 Đáp số :Số bé : 55 ; Số lớn : 66
Bài toán 2: 
Gọi HS đọc bài toán ,bài toán thuộc dạng gì ?(Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó )
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ và giải ,1em lên giải , lớp làm vào vở 
Chữa bài, nhận xét
Bài giải
Ta có sơ đồ: ?
	Số bé 192
	Số lớn 
 ?
Hiệu số phần bằng nhau là :5 - 3= 2(phần )
 Số bé là :192 : 2 x 3 = 288
 Số lớn là :288 +192 = 480
 Đáp số :288 và 480
Cho HS nêu các bướcgiải 
3. Luyện tập 
Bài 1: HS đọc bài toán 
Gọi 2em lên làm, lớp làm vở
Chữa bài, nhận xét 	?
Ta có sơ đồ Số thứ nhất:	
	 Số thứ hai:	 80
?
Tổng số phần bằng nhau là :
7 + 9 =16 (phần )
Số thứ nhất là:
80: 16 7 = 35
Số thứ hai là :
80 - 35= 45
Đáp số :35 và 45
b)Ta có sơ đồ ?
	Số thứ hai:	55
	Số thứ nhất :
 ?
 Hiệu số phần bằng nhau là :
9 - 4 = 5(phần )
 Số thứ hai là :
55: 5 4=44
Số thứ thứ nhất là :
44 + 45=99
Đáp số :99 và 44
Bài 2: HS đọc bài toán 
Hỏi : Bài toán thuộc dạng toán nào ( Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó)
HS tự giải - Chữa bài nhận xét
Hiệu số phần bằng nhau là :
3-1=2(phần )
Số lít nước mắm loại hai là :
12:2=6(l)
Số lít nước mắm loại một là :
6+12=18(l)
Đáp số :18l và 6 l
Bài 3: HS đọcbài toán Thảo luận nhóm 4,đại diện nhóm lên làm 
Bài giải
 Nửa chu vi vườn hoa hình chữ nhật là :
 120:2=60(m)
 Tổng số phần bằng nhau là :
 5+7=12(phần )
 Chiều rộng vương hoa hình chữ nhật :
 60:12 5=25(m)
 Chiều dài vườn hoa hình chữ nhật :
 60-25=35(m)
 Diện tích vườn hoa :
 35 25=875(m2)
 Diện tích lối đi :
 875:25=35(m2)
 Đáp số :a)35m và 25m b)35m2
3.Củng cố, dặn dò 
-Cho HS nêu nội dung toán được ôn tập 
-Về làm bài tập 3 vào vở 
-Nhận xét tiết học
	 ------------------------------------------------------ 
TẬP LÀM VĂN-Tiết 6. LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Mục tiêu
-Biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo nội dung chính của mỗi đoạn.
-Biết chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân thực tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học
	-Bảng phụ viết nội dung chính 4 đoạn văn tả cơn mưa.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
A.Kiểm tra bài cũ 
	2 em đọc dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa 
GV nhận xét, ghi điểm 
B.Bài mới
 1.Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1: Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài tập 
-Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn, phát biểu ý kiến, GV chốt lại và treo bảng phụ đã viết sẵn 4 đoạn văn 
 -Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay .
 -Đoạn 2: Aùnh nắng và các con vật sau cơn mưa .
 -Đoạn 3 : Cây cối sau cơn mưa.
 -Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
-HS làm vào vở, gọi vài em đọc bài của mình 
VD: Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt rồi tạnh ngay 
 Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Từ trong nhà nhìn ra đường chỉ thấy một màu trắng xoá, những bóng cây cối ngã nghiêng, mấy chiếc ôtô phóng qua, nước toé lên sau bánh xe. Một lát sau mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.
Đoạn 2: Aùnh nắng và các con vật sau cơn mưa 
 	Aùnh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đang đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ náu dưới gốc cây bàng đang rũ rũ bộ lông ướt lướt thướt. Đàn gà con xinh xắn đang lích rích chạy quanh mẹ. Bộ lông vàng óng của chúng vẫn khô nguyên vì chúng vừa chui ra dưới đôi cánh to của gà mẹ. Chú mèo khoang ung dung bước từ trong bếp ra ngoài sân. Chú chọn chỗ sân đã kịp ráo nước, nằm duỗi dài phơi nắng có vẻ khoái chí lắm.
Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa 
 Sau cơn mưa có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Những hàng cây ven đường được tắm nước mưa thoả thuê nên tươi xanh mơn mởn. Mấy cây hoa trong vườn còn đọng những giọt sương long lanh trên lá đang nhè nhẹ toả hương.
Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa 
 Con đường trước cửa đang khô dần.Trên đường, xe cộ lại nườm nượp như mắc cửi. Tiếng người cười nói đi lại rộn rịp. Túa ra những chỗ trú mưa, mọi người đang vội vã trở lại công việc trong ngày. Góc phố mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu, cả lớp viết bài, gọi một vài HS đọc bài của mình, GV nhận xét chấm điểm.
3.Củng cố, dặn dò 
-Nêu lại nội dung bài học, chọn người viết hay nhất trong giờ học.
-Về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn tả cơn mưa ,quan sát trường học dể chuẩn bị cho tiết học sau.
-Nhận xét tiết học
---------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC-Tiết 3. CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I.Mục tiêu :Học xong bài này HS biết :
-Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình .
-Bước đầu có kỹ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình.
-Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm đổ lỗi cho người khác.
II.Đồ dùng dạy học bài tập 1 viết sẵn bảng phụ, thẻ màu 
III.Các hoạt động dạy –học chủ yếu 
A.Kiểm tra bài cũ 
B. Bài mới 
1.Giới thiệu bài Có trách nhiệm về việc làm của mình
2.Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện :Chuyện của bạn Đức 
*Mục tiêu :HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức ;biết phân tích đưa ra quyết định đúng .
*Cách tiến hành :
-GV cho HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện sau đó cho 1,2 HS đọc to chuyện cho cả lớp cùng nghe 
-Hs thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi trong SGK
-GV kết luận :Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết. Nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết cho phù hợp nhất các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lý vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ (Trong SGK)
-GV gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ 
Hoạt động 2: Làm bài tập 1,SGK
*Mục tiêu :HS xác định những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm 
*Cách tiến hành :
GV chia nhóm 
-Gọi HS đọc yêu cầu BT1, HS thảo luận ,mơì­ đại diện nhóm lên trình bày kết quả 
-GV kết luận :a,b,d,g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm .c,đ ,e)không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
-Biết suy nghĩ trước khi hành động, dám nhận lỗi sữa lỗi, làm việc gì thì làm đến nơi đến chốn , ...là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. Đó là những điều chúng ta cần học tập.
4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2)
*Mục tiêu :HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
*Cách tiến hành :
-GV lần lượt nêu từng ý kiến 
-HS bày tỏ thái độ bằng cách dơ thẻ màu (theo quy ước )
-GV yêu cầu HS giải thích tại sao lại tán thánh hoặc phản đối ý kiến đó.
GV kết luận :
-Tán thành ý kiến :a ,đ
-Không tán thành ý kiến :b ,c ,d
3.Củng cố –dặn dò 
-Nêu lại nội dung bài học 
-Về chuẩn bị trò chơi đóng vai theo bài tập 3 trong SGK.
-Nhận xét tiết học 
 --------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP: (Tiết 3 ) KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN .
 I,Mục tiêu :
 HS nắm được các hoạt động đã thực hiện trong tuần 2 .
 Nắm được kế hoạch hoạt động cho tuần 3.
 Giáo dục HS ý thức tự giác, tự chủ trong sinh hoạt.
II,Các hoạt động trên lớp :
 1,Ổn định :HS hát tập thể
 2,Tiến hành :
 +Hoạt động 1 : Sơ kết tuần 2.
 Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt : báo cáo mọi mặt hoạt động cả những cố gắng và tồn tại ( tổ trưởng từng tổ báo cáo ) cá nhân bổ sung.
 Lớp trưởng tổng hợp báo cáo . GV nhận xét bổ sung.
 *Đạo đức : 
Chăm ngoan ,lễ phép.
 Thực hiện đầy đủ các nề nếp sinh hoạt .
 Một số em có ý thức xây dựng nề nếp của lớp ,biết giúp đỡ bạn bè như :Tài ,Thu ,Thảo , Hoàng.
 *Học tập :
Đa số các em đều có ý thức học tập tốt.Một số em có động cơ học tập tích cực : Nguyệt ,Nhàn , Toàn. Lớp thực hiện nghiêm túc thời khoá biểu theo quy định.
 Tồn tại : Một số em chưa bao bìa ,dán nhãn,ghi chép cẩu thả :Thế ,Tuân .
 *Các hoạt động khác :
 Tham gia đầy đủ các hoạt động do nhà trường và Đội đề ra .
 Giữ vững các nề nếp hoạt động,tiến hành thành công buổi họp “ Hội cha mẹ học sinh “. Duy trì nghiêm túc các nề nếp :xếp hàng ra vào lớp ,thể dục .
 + Hoạt động 2 :Kế hoạch tuần3.
 Thực hiện chương trình và thời khoá biểu tuần 3. Triển khai nghiêm túc các kế hoạch của Đội đề ra.
 Giữ vững nội quy trường lớp ,thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh .
 Duy trì tốt các nề nếp sinh hoạt.
 3,Dặn dò : Chăm chỉ học tập ,phấn đấu rèn luyện tốt để trở thành con ngoan trò giỏi . Vâng lời ông bà ,cha mẹ ,thầy cô.
===============================
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3 THAI.doc