Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 11 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 11 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN -TIẾT 51: LUYỆN TẬP

I/ MỤC TIÊU:- Giúp HS củng cố về:

- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân,sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.So sánh các số thập phân.

II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1/Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng làm bài tập sau- HS lớp làm nháp:

Tính bằng cách thuận tiện nhất :

20,9+34,14+69,1 + 24,16 ; 79+62,1+7,9

=(20,9+39,1)+(34,14 + 24,86) =79+(62,1+7,9)

= 60 + 59 =79+ 70

=119. =149

Hãy nêu cách làm cho cả lớp cùng nghe.- HS lớp nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 11 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007
TOÁN -TIẾT 51: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:- Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân,sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.So sánh các số thập phân.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC 
1/Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên bảng làm bài tập sau- HS lớp làm nháp:
Tính bằng cách thuận tiện nhất :
20,9+34,14+69,1 + 24,16 ; 79+62,1+7,9
=(20,9+39,1)+(34,14 + 24,86)	 =79+(62,1+7,9)
= 60 + 59	 =79+ 70
=119.	 =149
Hãy nêu cách làm cho cả lớp cùng nghe.- HS lớp nhận xét. GV nhận xét, ghi điểm.
2) Bài mới
a) Giới thiệu bài-Ghi đầu bài
b) Giảng bài. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: - HS đọc yêu cầu của bài? (Tính).
- lớp làm bảng con. - 1 em lên bảng làm. - GV nêu phép tính.
 a/ 15,32 + 41,69 +8,44 = ? b/ 27,05 + 9,38 + 11,23 = ?
 15,32 27,05
 +41,69 +9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
H: Em hãy nêu cách đặt tính cộng nhiều số thaäp phaân?
(Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau,cộng như cộng với các số tự nhiên ñaët daáu phaåy ôû toång thaúng coät vôùi caùc daáu phaåy cuûa caùc soá haïng )
Bài 2: 1 em đọc yêu cầu của bài 2 
H: Bài yêu cầu chúng ta làm gì? (Tính bằng cách thuận tiện nhất) 
- 2 em lên bảng làm. - HS lớp làm bài vào vở 
a/ 4,68 + 6,03 +3,97 b/ 6,9 + 8 ,4 +3,1 +0,2 
 =4,68 + ( 6,03 +3,97 ) =(6,9 +3,1 ) + ( 8,4 + 0,2 )
 =4,68 +10 = 10 + 8,6
 =14,68 = 18,6
 c/ 3,49 + 5,7 +1,51 d/ 4,2 +3,5 +4,5 +6,8 
 =( 3,49 + 1,51) + 5,7 =( 4,2 + 6,8 ) + ( 3,5 + 4,5) 
 = 5 + 5,7 = 11 + 8
 = 10,7 = 19
 H: Hãy giải thích cách làm từng biểu thức trên? 
 (a/ Sử dụng tính chất kết hợp khi thay : 6,03 +3,97 bằng tổng của chúng
 b/ Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng đổi chỗ 8,4 cho 3,1; sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để thay ( 6,9 +3,1 ) và ( 8,4 + 0,2 ) bằng tổng của chúng
 c/ Sử dụng tính chât giao hoán của phép cộng để đổi chỗ 5,7 và 1,51 
 d/ Sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng để đổi chỗ 3,5 cho 6,8 ; sử dụng tính chất kết hợp của phép cộng để thay ( 4,2 + 6,8 ) và ( 3,5 +4,5 ) bằng tổng của chúng).
- HS lớp nhận xét.- GV nhận xét ghi điểm.
 Bài 3:- HS đọc bài tập 3.
H: Bài tập yêu cầu gì?(Điền dấu ,= vào chỗ chấm)
- HS tự làm bài vào vở -1em lên bảng làm .
 3,6 + 5, 8 > 8,9 ; 5,7 +8,8 = 14,5 ; 7,56 0,08 + 0,4 
 9,4 14,5 7,6 0,48
H: Em hãy nêu cách làm cho cả lớp cùng nghe? ( Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền dấu thích hợp ) 
- Cho HS tự đổi vở cho nhau để kiểm tra theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 Bài 4: - 1 em đọc đề bài 
H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
 (Cho biết ngày đầu dệt được : 28,4 mét vải ; ngày 2 dệt nhiều hơn ngày thứ nhất 2,2mét vải ;ngày thứ 3 dệt nhiều hơn ngày thứ hai 1,5 mét vải .hỏi cả ba ngày người ấy dệt được bao nhiêu mét vải? ).
- 1 em lên bảng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- HS lớp tóm tắt vào vở. 1 em lên bảng giải.HS lớp giải vào vở .
 Giải 
Ngày thứ 2 dệt được số mét vải là:
28,4 + 2,2 =30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được số mét vaûi là :
30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số mét vải là :
28,4 + 30,6 + 32,1 =91,1 (m)
 Đáp số : 91,1 m .
- GV thu một số vở chấm 
- Cho HS lớp nhận xét bài làm của bạn-GV nhận xét ghi điểm.
- Tuyên dương những học sinh làm bài tốt 
3 , Củng cố dặn dò :
- Muốn tính tổng của nhiều số thập phân ta làm như thế nào ?( HS nêu –GV củng cố bài - nhận xét tiết học 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Phép trừ hai số thập phân.
 ==============================
ĐẠO ĐỨC -TIẾT 11:THỰC HÀNH GIỮA HỌC KỲ I
I.MỤC TIÊU:
 HS thực hành một số kĩ năng: Biết vươn lên trong cuộc sống ;Nhớ ơn tổ tiên ; Yêu quý bạn bè.
 HS nắm được vai trò của một HS lớp 5 ,bổn phận và trách nhiệm của bản thân về những hành vi và việc làm của mình.
Thực hành và đưa ra một số ý kiến đánh giá ý kiến ,quan niệm của bản thân về những chuẩn mực hành vi ,kiến thức vừa học. 
II,CHUẨN BỊ :
Hệ thống câu hỏi để các em thực hành trả lời và hướng giải quyết .
 III,CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1,Kiểm tra bài cũ: 2HS trả lời ,lớp nhận xét bổ sung ,lưu chứng cứ.
+ Nêu tên một số bài Đạo đức đã học? (Em là học sinh lớp 5 ;Có trách nhiệm với việc làm của mình; Có chí thì nên; Nhớ ơn tổ tiên; Tình bạn ).
 2,Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài ,ghi đầu bài lên bảng.
b.Giảng bài mới :
* Hoạt động 1:Nêu các biểu hiện. 
GV đưa ra các câu hỏi ,yêu cầu HS tìm câu trả lời và lien hệ với hành vi của bản thân các em .HS trao đổi theo nhóm bàn ,sau đó đưa ra phương án giải quyết tối ưu.
+Kể một vài việc làm chứng tỏ bạn là một HS lớp 5 có trách nhiệm về việc làm của mình ,có ý chí vươn lên,yêu quý bạn bè và nhớ ơn tổ tiên ? ( HS nêu ,GV nhận xét bổ sung thêm tuyên dương cá nhân ,nhóm có các biểu hiện tốt )
 - Ví dụ :Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy ,nội quy trường lớp ,tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường , Đội phát động,gương mẫu về mọi mặt cho các em lớp dưới noi theo.
-Trước khi làm một việc gì em cũng suy nghĩ cẩn thận và làm đến nơi đến chốn việc được giao.Khi làm điều gì sai sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.. .
-Luôn khắc phục khó khăn trong cuộc sống,phấn đấu ,rèn luyện không lùi bước trước khó khăn...
-Cố gắng rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình ,quê hương , đất nước ,giữ gìn nề nếp tốt của gia đình
GV kết luận : Tất cả các kiến thức được học chỉ thực sự có ý nghĩa khi ta biết vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày qua các việc làm cụ thể ,các biểu hiện hành vi đúng. 
*Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức.
+ Nêu vai trò của việc có ý chí vươn lên trong cuộc sống , ở lứa tuổi của các em có quyền làm những việc gì ? ( Có ý chí vươn lên trong cuộc sống giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống , học tập và được mọi người yêu mến cảm phục .Trẻ em có quyền được tự quyết định về những việc làm có liên quan đến bản thân phù hợp với lứa tuổi, quyền được phát triển ,quyền được tự do kết bạn).
*Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân
 HS tự suy nghĩ và đưa ra các ý kiến đánh giá .
+ Em gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và em đã khắc phục ra sao? ( Ví dụ : Nhà xa ,không có xe đạp - dậy sớm để đi học đúng giờ . Nhà đông anh chị em ,kinh tế khó khăn – thu xếp thời gian học tập khoa học ,giúp cha mẹ thêm việc nhà)
+ Em có người bạn thân nào không em đối xử với bạn ra sao khi chẳng may bạn đã làm một việc sai lầm như: ăn cắp đồ dùng học tập , đánh nhau ? (Cần giúp bạn nhận rõ sai lầm và sửa sai ).
 Yêu cầu HS lần lượt trả lời ,GV nhận xét kết luận.
 Qua quá trình học tập phân môn Đạo đức các em cần tích cực hoạt động ,tự khám phá kiến thức mới và luôn có biểu hiện vận dụng các hành vi chuẩn mực đạo đức đã học vào thực tiễn. 
3. Củng cố -dặn dò :
 Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày : Luôn tự phấn đấu vươn lên ,giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ ,học tập để trở thành người con có ích cho gia đình .
-Chuẩn bị bài sau : Kính già yêu trẻ.
==============================
TẬP ĐỌC -TIEÁT 21. CHUYỆN MỘT KHU VÖÔØN NHỎ.
I/ MỤC TIÊU (Theo Vân Long ).
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với tâm lý nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp moâi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II/ ĐOÀ DÙNG DẠY-HỌC
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1/ Giới thiệu bài
 Hôm nay, chúng ta chuyển sang một chủ đề mới Giữ lấy màu xanh. Chủ điểm cho ta thấy được môi trường và nhiệm vụ của mỗi người trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. Khu vườn nhỏ chính là bài tập đọc đầu tiên chúng ta học về chủ điểm này.
*. Luyện đọc
-1 HS khá đọc cả bài.
- GV chia đoạn: 2 đoạn.
* Đoạn 1: Từ đầu đến từng loài cây.
* Đoạn 2: Cây quỳnh lá dàykhông phải là vườn.
* Đoạn 3: Còn lại.
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.GV cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 1.
- Luyện đọc từ ngữ: khoái, ngọ nguậy, quấn, săm soi, líu ríu. (HS đọc từ theo sự hướng dẫn của GV).
-HS tìm câu khó đọc và đọc. GV theo dõi và sửa sai cho HS.
-HS đọc nối tiếp lần 2. Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
-HS luyện đọc theo cặp.1 HS đọc cả bài.
-GV nêu cách đọc cả bài:Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng: 
-Giọng bé Thu: đọc thể hiện sự hồn nhiên, nhí nhảnh.
- Giọng ông đọc chậm rãi, thể hiện sự hiền từ...
-GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
* Tìm hiểu bài
Ÿ Đoạn 1:Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm đoạn 1.
+Câu1: Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
Bé thích ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
+Câu2: Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
 Cây quỳnh: lá dày, giữ được nước.
 Cây hoa ti gôn: thò râu, theo gió ngọ nguậy như vòi voi.
 Cây hoa giấy: bị vòi hoa ti gôn quấn nhiều vòng.
 Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá rõ to...
+Câu 3: Vì sao khi thấy chim đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
H: Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn?
 Vì bé Thu yêu khu vườn nhỏ.
Vì bé Thu yêu thiên nhiên.
Vì bé Thu rất muốn nhà mình có một khu vườn.
+Câu 4: Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào? (Nếu HS không trả lời được thì GV nhớ chốt lại ý trả lời câu hỏi này).
(Là nơi tốt đẹp, thanh bình, sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn).
H: Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
Hai ông cháu rất yêu quý thiên nhiên, cây cối , chim chóc
H: Hãy nêu nội dung chính của bài?
*Nội dung: 
Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên đồng thời ca ngợi ý thức làm đẹp một trường sống trong gia đình và xung quanh của ông cháu bé Thu.
-HS nêu lại nội dung chính của bài.
* Đọc diễn cảm
 - HS đọc diễn cảm theo đoạn,Lớp nhận xét và nêu cách đọc từng đoạn.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3 HS lắng nghe và phát hiện những từ cần nhấn giọng, gạch chéo (/) những chỗ cần ngắt nghỉ và GV hướng dẫn HS đọc. 
Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống. Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi,mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ, khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin, Thu cầu viện ông:
 - Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:
 - Ừ, đúng rồi! Đất lành chim đậu, ... S làm việc-trình bày kết quả. HS làm bài cá nhân.Một số HS đọc câu mình đặt.
Ví dụ:
	- Vườn cây đầy bóng mát và rộn ràng tiếng chim hót.
	- Mùa đông, cây bàng khẳng khiu, trụi lá. Nhưng hè về, lá bàng lại xanh um.
	- Mùi hương nhè nhẹ của hoa dạ hương lan xa trong đêm.
- Lớp nhận xét.GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, câu hay.
IV/CỦNG CỐ DẶN DÒ
 H: Em hãy nhắc lại nội dung cần ghi nhớ? 
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài tập những câu vừa đặt. 
- Chuẩn bị bài sau:Mở rộng vốn từ “ Bảo vệ môi trường “
===============================
TOÁN -TIẾT 55:
 NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Bước đầu hiểu được ý nghĩa của phép nhan một số thập phân với một số tự nhiên.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC 
1/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS nêu quy tắc cộng số thập phân và tính chất đã biết về phép cộng số thập phân.
- Gọi một HS nêu quy tắc cộng số thập phân và viết biểu thức về tính chất một số trừ đi một tổng (ở dưới đọc nhẩm và ghi vào nháp).
2/ Bài mới: Các em đã học về phép cộng và phép trừ số thập phân. Hôm nay, các em học về phép nhân số thập phân qua bài học Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
Hoạt động1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với số tự nhiên.
	- GV yêu cầu HS nêu ví dụ 1 ở SGK.
a/Ví dụ 1: Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của hình tam giác đó dài bao nhiêu mét ?
H: Muốn tìm chu vi của hình tam giác đã cho, ta làm thế nào?(Có thể tìm theo 2 cách:
Cách 1: Tổng số đo 3 cạnh.
Cách 2: Vì 3 cạnh có số đo bằng nhau và bằng 1,2 m, do đó muốn tìm chu vi, ta lấy số đo một cạnh nhân với 3. 1,2 3 = ? (m).).
GV ghi theo các câu trả lời của HS:
 1,2 + 1,2 + 1,2 = ?
 1,2 3 = ?
H: Làm thế nào để thực hiện phép nhân này? 
(Thảo luận để tìm kết quả).
 Gợi ý: Ta đã biết phép nhân 2 số tự nhiên; có thể đưa về việc thực hiện phép nhân 2 số tự nhiên bằng cách nào? 
- HS trả lời: Đổi đơn vị đo để trở thành phép nhân 2 số tự nhiên (1,2m = 12dm).
 12
 3
 36(dm)
	Đổi: 36dm =3,6m.
	Vậy 1,2 3 = 3,6 (m).
- Giới thiệu cách nhân số thập phân với số tự nhiên.
H: So sánh cách nhân?
12 3 = 36 và 1,2 3 = 3,6 (Cách đặt tính, cách thực hiện tính giống nhau; kết quả khác nhau).
HS thực hiện.
- Đặt tính: 1,2
 3
	 3,6 (m)
- Ta đặt tính rồi làm như sau: 
+ Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.
+ Phần thập phân của 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái.
 GV: Gọi HS nêu ví dụ 2:
	 0,46 12 = ?.
 Tương tự như ví dụ 1, em hãy thực hiện phép nhân này.
- HS làm vào bảng con.
- HS nêu kết quả và cách làm sau khi thực hiện xong.
HS tự thực hiện:
 0,46 - Thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên.
 12 - Phần thập phân của 0,46 có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích 
 92 ra hai chữ số kể từ phải sang trái.
 46 
 5,52
 H: Qua hai ví dụ, em hãy nêu cách thực hiện phép nhân số thập phân với số tự nhiên?
- Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:
+ Đặt tính và nhân như nhân các số tự nhiên. 
+ Đếm xem trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Hoạt động 2: Thực hành rèn kĩ năng nhân số thập phân với số tự nhiên.
Bài 1: HS thực hiện cặp đôi để kiểm ra kết quả lẫn nhau.
- GV gọi HS nêu kết quả và cách làm.(Gọi HS còn yếu hoặc trung bình).
 HS lên bảng làm bài Đặt tính rồi tính
a) 2,5 b) 4,18 c) 0,256 d) 6,8
 7 	 5 8	 15
 17,5	20,90	 2,048	 340
	 68
	102,0
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập. GV kẻ bảng như SGK, HS tự thực hiện và nêu kết quả (ghi 3 dòng tương ứng như SGK, về nhà kẻ bảng.
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
H: 2,389 10 = 23,89 nhận xét về vị trí của dấu phẩy ?(Dấu phẩy đã được lùi sang bên phải 1 chữ số ).
Bài 3: HS nêu đề toán:
H: Để biết được trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu mét, ta làm thế nào? (Lấy số km mỗi giờ ô tô đi được nhân với số giờ ô tô đi).
Bài giải:
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là:
42,6 4 = 170,4 (km).
Đáp số:170,4km
- GV chữa bài và cho điểm HS.
III/ CỦNG CỐ DẶN DÒ
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,....
 ===============================
TẬP LÀM VĂN -TIẾT 22: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I/ MỤC TIÊU
1. Củng cố kiến thức về cách viết đơn.
2. Viết được một lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Một số mẫu đơn đã học ở lớp 3.
- Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn dùng trong tiết học.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1/ Bài mới
a) Giới thiệu bài
 Để nói lên một đề nghị, một mong muốn cần giải quyết, người ta phải viết đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Một lá đơn phải viết như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết được điều đó.
b/ Tìm hiểu bài
HS mở SGK trang 111
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đề bài - cả lớp đọc thầm.
H: Hãy quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh?
+Tranh 1:Tranh vẽ cảnh gió bão ở một khu phố. Có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện,rất nguy hiểm.
+Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường.
GV: Trước tình trạng mà 2 bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
b/ Xây dựng mẫu đơn.
H: Hãy nêu những quy định bắt buộc khi làm đơn?(Khi làm đơn phải trình bày đúng quy định: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết, chữ kí của người viết đơn).
H: Theo em tên của đơn là gì?( Đơn đề nghị; đơn kiến nghị ).
H: Nơi nhận đơn em viết những gì?
 Kính gửi: Công trình đô thị thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
	 Uỷ ban nhân dân phường Yên Thế- thành phố Pleiku - tỉnh Gia Lai.
	 Công anPhường Yên Thế - thành phố Pleiku-tỉnh Gia Lai.
H: Người viết đơn ở đây là ai?(Người viết đơn phải là bác trưởngthôn).
H: Em là người viết đơn tại sao không viết tên em?( Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn ).
H: Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?(Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ, rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu, đã, đang, sẽ xẩy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết ).
H: Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề bài trên?
Ví dụ: 
+ Hiện nay ở đoạn đường  có rất nhiều cành cây vướng vào đường dây điện, một số cành sà xuống thấp, gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Đặc biệt mùa mưa bão sắp đến sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản nếu cành cây gẫy vào đường dây điện. Chúng tôi đề nghị công trình môi trường đô thị cần cho tỉa cành cây sớm để đề phòng tai nạn đáng tiếc xảy ra.
+ Gần đây tại hồ Tơ –nưng xã Biển Hồ có một số người dùng thuốc nổ đánh bát cá. Việc làm này không chỉ làm hại cho môi trường sinh thái như: chết cá con, cua ốcmà còn gây nguy hiểm cho người qua lại. Chúng tôi đề nghị uỷ ban nhân dân phường Yên Thế cần có biện pháp để nghiêm cấm việc đánh bắt cá bằng thuốc nổ, đảm bảo cho người qua lại và môi trường sinh thái ở đây.
- GV nhận xét, sửa chữa cho HS.
c/ Thực hành viết đơn.
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn. 1HS đọc lại 
- Gọi 1 vài HS nói đề bài mà các em đã chọn ( đề 1 hoặc đề 2) 
- HS viết đơn vào vở bài tập 
H: Hãy trình bày đơn mà em vừa viết?
- Nhận xét sửa chữa và cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
Ví dụ: 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
 ****************
 Bieån Hoà ,ngày 18 tháng 11 năm 2006
ĐƠN KIẾN NGHỊ
	 Kính gửi : Công an phường Yên Thế ,thành phố Plei ku, tỉnh Gia Lai.
	Tôi tên là: Ngô Văn A
	Sinh ngày..
	Là coâng daân cuûa phường Yên Thế, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
	Xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau: Ngày 17-10-2006 vừa qua, , tôi đã chứng kiến cảnh năm thanh niên dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều, gây nguy hiểm cho người dân sống gần hồ và khách du lịch. Vì vậy tôi viết đơn này khẩn cấp đề nghị cơ quan công an có ngay biện pháp ngăn chặn việc làm phạm pháp trên để bảo vệ đàn cá và an toàn cho nhân dân.
	Xin chân thành cảm ơn.
 Người làm đơn kí tên
 A
 Ngô Văn A
3/ Củng cố -dặn dò ;
 H: Hãy nêu những quy định bắt buộc khi làm đơn?
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lá đơn, viết lại vào vở, về nhà tập viết thêm vào một số mẫu đơn khác đã học
- Chuẩn bị cho tiết TLV tới: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả người thân.
=============================
SINH HOẠT LỚP: TUẦN 11
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I/ MỤC TIÊU 
- Giúp HS nhận ra những khuyết điểm trong tuần.
- HS có ý thức khắc phục những mặt tồn tại và biết phát huy những việc đã làm được.
- GV vạch ra kế hoạch tuần tới để HS thực hiện.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG 
* * SINH HOẠT LỚP
* Sơ kết tuần 11
- GV yêu cầu tổ trưởng báo cáo, lớp trưởng báo cáo.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
a) Đạo đức:
	- Đa số các em ngoan, lễ phép.
	- Bước đầu đầu có ý thức chấp hành tốt nội dung trường lớp đề ra.
	- Đoàn kết với bạn bè và giúp đỡ bạn cùng tiến.
b) Học tập:
- Đến lớp học bài và làm bài đầy đủ. Sách vở bao bọc cẩn thận (Nữ, Trinh, Huy, Hương, Tiên, Trang, Min,  ).
-Trong lớp chú ý nghe giảng ,giúp bạn tiến bộ , đạt nhiều điểm tốt . Đăng kí giờ dạy tốt ,học tốt .
c) Các hoạt động khác:
- Tiếp tục tham gia tập văn nghệ ,- Có ý thức giữ gìn trường lớp, sạch, đẹp.
* Tồn tại:
- Một số em còn lười học, ham chơi, trong giờ học còn lơ là, thiếu tập trung (Hảo, Du,  ý thức học tập chưa tốt)
*Kế hoạch tuần 12
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 12 theo qui định 	
- Tiếp tục đăng kí giờ học tốt để giành được nhiều điểm 9-10 dâng lên thầy cô chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Từng tổ thi đua nhau học tập và thi đọc nhanh đọc diễn cảm, thi đua nhau giữ vở sạch và viết chữ đẹp để bình xét tuyên dương vào tiết sinh hoạt tuần 12.
- Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của nhà trường cũng như lớp đề ra.
- Tập hát các bài hát ca ngợi nhà trường, thầy cô giáo và Bác Hồ vào 10 phút đầu giờ hàng ngày. 
- Tiếp tục tham gia tốt các buổi sinh hoạt ngoại khoá và lao động.
- Tiếp tục thực hiện tốt ATGT- ANHĐ
 3. Dặn dò : 
-Vâng lời thầy cô, ông bà ,cha mẹ, học chăm, rèn luyện tốt.
-Giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11-THAI.doc