Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13, 14

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13, 14

Tiết 61

 LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 61)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS được củng cố về phép cộng, trừ, phép nhân các số thập phân.

2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.

3. Thái độ: Yêu thích môm học. Chăm học toán.

II. Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ dùng cho BT 4.

III.Các hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức: (1p)

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung

 

doc 47 trang Người đăng hang30 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13, 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012
CHÀO CỜ
Toán Tiết 61
 LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 61)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS được củng cố về phép cộng, trừ, phép nhân các số thập phân.
2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
3. Thái độ: Yêu thích môm học. Chăm học toán.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ dùng cho BT 4.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập:
- HS nêu yêu cầu của bài tập số 1.
- HS làm bài tập vào bảng con.
- GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
+ Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân vói 10, 100, 1000,...?
- HS tự làm bài và nêu kết quả.
- GV nhận xét.
Nhóm 2.
- HS nêu yêu cầu của bài tập 3.
- Thảo luận nhóm 2, làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, kết hợp cho điểm.
Nhóm 4.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- Phát bảng phụ cho các nhóm.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, kết hợp cho điểm. 
 (1p)
(30p)
 8p
8p
Bài 1. Đặt tính rồi tính.
a) b) c)
+
 375,86
 29,05
 404,91
-
 80,475
 26,827
 53,648
 48,16
 3,4
 19264
 14448
 163,744
Bài 2. Tính nhẩm:
a) 78,29 10= 782,9.
 78,29 0,1 = 7,829.
 b) 265,307 100 = 26530,7
 265,3070,01 = 2,65307
c) 0,68 10 = 6,8.
 0,68 0,1= 0,068.
 Bài 3:
Bài giải
Giá tiền 1kg đường là:
 38500 : 5 = 7700 (đồng).
Số tiề mua 3,5 kg đường là:
 7700 3,5 = 26 950 ( đồng).
Mua 3,5 kg đường phải trả số tiền ít hơn là:
 38 500 - 26 950 = 11 550 (đồng).
 Đáp số: 11 550 đồng.
Bài 4: Tính rồi so sánh giá trị của
(a+b)c và : ac + bc 
( 2,4 + 3,8) 1,2 = 2,4 1,2 + 3,8 1,2
(6,5 + 2,7) 0,8 = 6,5 0,8 + 2,7 2,8
* Nhận xét: (a + b) c = a c + b c
b) 9,3 6,7 + 9,3 3,3
 = (6,7 + 3,3) 9,3 = 10 9,3 = 93
c) 7,8 0,35 + 0,35 2,2
 = (7,8 + 2,2) 0,35 = 10 0,35 = 3,5 
4. Củng cố:(2p) G V tóm tắt lại nội dung chính của bài học. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Tập đọc
Tiết 25
 NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON (Trang 124)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu biết đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
3. Thái độ: GD ý thức bảo vệ môi trường rừng.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS đọc bài Hành trình của bầy ong 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- HS đọc nối tiếp lần 1 
- HS đọc nối tiếp lần 2 - và nhận xét kết hợp giải nghĩa từ: 
- HS đọc chú giải.
- Đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Ba của em bé làm nghề gì?
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
+ Đoạn này nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi. 
+ Kể những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm ? 
+ Đoạn này nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và trao đổi với nhau nhóm 2 về câu hỏi.
+ Vì sao bạn nhỏ lại tự nguyện tham gia bắt trộm gỗ?
+ Em học tập được gì ở bạn nhỏ?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nhanh ý chính lên bảng.
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
 - GV treo bảng phụ HD HS đọc diễn cảm đoạn 2.
- HS đọc theo nhóm 2.
+ Em có nhận xét gì về bạn nhỏ?
- Tổ chức thi đọc diễn cảm. 
- GV nhận xét tuyên dương- cho điểm
(1p)
(11p)
(10p)
(7p)
- Đoạn 1: từ đầu - ra bìa rừng chưa?
- Đoạn 2: Tiếp - thu lại gỗ.
- Đoạn 3: còn lại. 
- Bìa rừng: phía bên ngoài của rừng.
- Ba của bé làm nghề gác rừng.
- Bạn nhỏ phát hiện có nốt chân người lớn hằn trên đất lạ, lần theo dấu chân ấy bạn đã phát hiện hơn 10 cây gỗ to cộ đã bị chặt thành khúc dài.
- Bạn nhỏ có thức trong việc bảo vệ rừng.
- Phát hiện ra hai tên trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an. Sau đó phối hợp với chú công an để bắt bọn trộm.
- Sự thông minh dũng cảm của bạn nhỏ.
 - Vì bạn nhỏ rất yêu rừng sợ rừng bị tàn phá.
+ Bạn nhỏ có ý thức như một người công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người...
- Tinh thần trách nhiệm của một công dân nhỏ bé.
* Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng sự thông minh dũng cảm của một bạn nhỏ.
- Bạn nhỏ là người rất có ý thức trong việc bảo vệ rừng, bạn rất dũng cảm,...
4. Củng cố: (1p) GV tổng kết tiết học.
 5. Dặn dò: (1p) HS về nhà chuẩn bị bài: Trồng rừng ngập mặn. 
Khoa học Tiết 25
 NHÔM (Trang 52)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Quan sát và phát hiện được một vài tính chất của nhôm. Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
2. Kĩ năng: Kể tên một số dụng cụ máy móc, đồ dùng làm bằng nhôm.
3. Thái độ: Có ý thức bảo quản đồ dùng bằng nhôm, hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học 
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Làm việc với các thông tin tranh ảnh, đồ vật sưu tầm được.
* Cách tiến hành:
- HS làm việc theo nhóm4. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn giới thiệu các thông tin tranh ảnh về nhôm và một số đồ dùng được làm bằng nhôm.
- YC các bạn kể tên các đồ dùng bằng nhôm, thư kí ghi lại.
- Đại diện nhóm b/c kết quả.
- Hoạt động 3: Làm việc với vật thật.
* Cách tiến hành:
- YC làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn quan sát đồ dùng nhóm mình có mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của các đồ dùng bằng nhôm đó.
- Các nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả:
- Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
* Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập
 - Thảo luận theo ND phiếu. Sau đó cử đại diện báo cáo.
- GV: Nhận xét bổ xung.
(1p)
(9p)
(9p)
(12p)
- Nhôm dùng để chế tạo máy móc, chế tạo các dụng cụ làm bếp, làm vỏ của nhiều loại đồ hộp, làm khung cửa và một số bộ phận của phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ,... Các đồ dùng được làm bằng nhôm như: chậu, xô, mâm,...
- Các đồ dùng bằng nhôm đều nhẹ có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
Nhôm
Nguồn gốc
Nhôm được sản xuất từ quặng nhôm.
Tính chất
- Nhôm có màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ hơn sắt và đồng, có thể kéo dài thành sợi, dát mỏng, nhôm có tính dẫn điện dẫn nhiệt tốt.
- Nhôm không bị gỉ. Tuy nhiên một số a- xít có thể ăn mòn nhôm.
4. Củng cố: (2p) Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Kĩ thuật Tiết 13
 CẮT, KHÂU, THÊU 
 Cắt, khâu, thêu, túi xách đơn giản (Trang 45)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Biết thêu trang trí túi xách tay đơn giản .
2. Kĩ năng: Rèn luyện khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo.
3. Thái độ: HS yêu thích, tự hào với sản phẩm mình làm được.
II. Đồ dùng dạy học 
- Mẫu túi xách tay bằng vảỉ có hình thêu trang trí ở mặt túi 
- Mảnh vải khung thêu, chỉ khâu, chỉ thêu các màu , kim .
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: HS thực hành.
- HS thực hành: GV kiểm tra sản phẩm HS đo, cắt ở giờ học trước.
- HS thực hành vẽ mẫu thêu hoặc in mẫu thêu trong SGK lên vải. Tốt nhất GV gợi ý để HS vẽ mẫu thêu theo ý thích của các em.
- GV nhận xét và nêu thời gian, yêu cầu đánh giá sản phẩm(mục 3 SGK) . Nhắc HS thêu hình trang trí trước rồi mới khâu các bộ phận khác ở túi.
(1p)
(30p)
- HS thực hành thêu trang trí , khâu các bộ phận túi xách tay. GV nên tổ chức cho HS thực hành theo nhóm để các em có điều kiện học hỏi, giúp đỡ nhau. Trong quá trình HS thực hành GV quan sát uốn nắn hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng.
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét tiết học
 5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012
Tập đọc Tiết 13
 TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN (Trang 128)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó dễ lẫn: Chiến tranh, lấn biển, là lá chắn, xói lở, sông lớn,... Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Rừng ngập mặn, quai đê, phục hồi. Hiểu nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được khôi phục.
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn. Đọc diễn cảm toàn bài lưu loát, với giọng thông báo.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng ở mọi lúc, mọi nơi.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bản đồ địa lí VN.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: (3p) HS đọc lại bài: Người gác rừng tí hon. Nêu nội dung chính của bài. 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- HS khá đọc toàn bài.
- Chia đoạn:
- HS đọc nối tiếp lần 1.(Sửa lỗi phát âm và ghi bảng nếu cần).
- HS đọc nối tiếp lần 2 - và nhận xét.
Kết hợp giải nghĩa thêm từ: 
- HS đọc chú giải, đọc nối tiếp theo cặp.
- GV đọc mẫu.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
+ Đoạn này nói lên điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 2 và trao đổi với nhau nhóm 2 về câu hỏi.
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
+ Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng tốt?
+ Đoạn này nói lên điều gì?
- HS chỉ trên bản đồ các tỉnh này.
- HS đọc thầm đoạn 3 .
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi đươc khôi phục?
+ Đoạn 3 nói lên điều gì?
+ Chốt ý và giảng.
+ Nội dung chính của bài này là gì?
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
- HS nêu các từ cần nhấn giọng.
- GV treo bảng phụ HD đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS đọc diễn cảm đoạn 3 và hỏi lại nội dung bài. Thi đọc diễn cảm, cả lớp theo dõi bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- GV nhận xét tuyên dương-cho điểm.
(1p)
(10p)
(9p)
(8p)
+ Đoạn 1: từ đầu - sóng lớn.
+ Đoạn 2: Tiếp- cồn mờ (Nam Định).
+ Đoạn 3: Còn lại.
+ Đầm: Một vùng có nhiều bùn, sụt, có nước.
+ Nguyên nhân: Do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm,... làm cho một phần của rừng ngập mặn bị mất đi.
+ Hậu quả: của việc phá rừng ngập mặn: Lá chắn bảo vệ đê điều không còn, đê điều bị xói lở khi có bão ...  thì các tuyến đường chạy theo chiều nam - bắc:
b
 a) ít hơn.
 Nhiều hơn.
 c) Bằng nhau.
Bài 2: Viết câu trả lời vào ô trống:
1) Quốc lộ dài nhất nước ta là: Quốc lộ 1A.
2) Đường sắt dài nhất nước ta là: 
Đường sắt Bắc-Nam.
3) Các sân bay của nước ta là: Tân Sơn Nhất ở TP HCM; sân bay Nội Bài ở HN.
4) Các bến cảng lớn ở nước ta là: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM.
5) Các đầu mối giao thông quan trọng nhất nước ta là: HN và thành phố HCM.
 - Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông, đường sắt, đường ô tô, đường sông, đường biển,...
- Theo đơn vị là triệu tấn.
+ Đường sắt là : 8,4 triệu tấn.
+ Đường ô tô là :175,9 triệu tấn.
+ Đường sông là : 55 ,3triệu tấn.
+ Đường biển là : 21,8 triệu tấn.
- Đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất vì chở được nhiều hàng hoá nhất.
- Vì ô tô có thể đi được trên mọi địa hình đến mọi địa điểm để giao nhận hàng...
4. Củng cố: (2p) Nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1p) Về học bài. 
Chính tả: (nghe-viết) Tiết 14
 CHUỖI NGỌC LAM (Trang 136)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Nghe-viết chính xác, đẹp đoạn: Pi-e ngạc nhiên - cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi. Trong bài Chuỗi ngọc lam. Làm bài tập chính tả phân biệt tr/ch hoặc vần ao/au.
2. Kĩ năng: Rèn chữ viết đẹp, đúng mẫu.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
HSKT: Rèn viết đúng, không sai lỗi chính tả.
II. Đồ dùng dạy học 
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài.
- HS đọc thành tiếng đoạn cần viết.
+ Nội dung của đoạn văn là gì? 
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
+ Trước khi viết chính tả đoạn này chúng ta cần chú ý điều gì?
c) Viết chính tả.
- GV đọc trước đoạn viết một lần.
- GV đọc cho HS viết bài.
d) chấm bài.
Hoạt động3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập theo cặp.
- HS đọc bài hoàn chỉnh.
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm bài tập. 
+ GV chốt lại bài làm đúng và cho điểm
(1p)
(20p)
(10p)
+ Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé Gioan.
- Ví dụ: Ngạc nhiên, Nô-en, Pi-e, trầm ngâm, Gioan, chuỗi, lúi húi, rạng rỡ. 
- Viết hoa tên riêng, đầu dòng viết thụt vào một chữ.
 Bài tập 2:
Tranh-chanh
- tranh ảnh, bức tranh, 
- quả chanh, chanh chua,..
Trứng-
chứng
- trưng bày, sáng trưng,
- bánh chưng, chưng cất,..
Trúng-chúng
- trúng đích, trúng đạn,...
- chúng tôi, chúng bạn,...
trèo-chèo
- leo trèo, trèo cây,...
- vở chèo, hát chèo,...
Bài tập 3:
- Điền vào ô số 1: đảo, hào, dạo, tàu, vào, vào
- Điền vào ô số 2: trọng, trước, trường, chở, trả
4. Củng cố: (2p) Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: (1p) Về chuẩn bị bài sau. 
 Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2012
Toán
Tiết 70
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
(Trang 71)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nắm được cách chia một số thập phân cho một số thập phân.
2. Kĩ năng: Vận dụng giải bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân.
3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết quy tắc.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
a) GV nêu bài toán ở ví dụ 1: 
- HD hình thành phép tính giải bài toán: 23,56 : 6,2 = ? kg. 
- Nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia (chứ không phải ở số bị chia).
Nêu ví dụ 2, phép chia 
 82,55 : 1,27 = ?
- HS nêu quy tắc.
Hoạt động3: Luyện tập.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài tập trên bảng con.
- GV lần lượt nhận xét, chữa bài.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS Thảo luận và làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm bài. 
- HS nhận xét, bổ sung. GV kết hợp cho điểm.
 Nhóm 2.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Các nhóm thảo luận và làm đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, bổ sung, kết hợp cho điểm.
(1p)
(13p)
(19p)
7p
Ta có
 23,56 : 6,2 = (23,56 10) : (6,2 10)
 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
Thông thường ta làm như sau
+ Đặt tính: 
 23,5,6 6,2
 4 9 6 3,8 (kg)
 0
+ Phần thập phân của sô 6,2 có một chữ số.
+ Chuyển dấu phẩy của số 23,56 sang bên phải một chữ số ta được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62.
+ Thực hiện phép chia 235,6 : 62
Vậy 235,6 : 62 = 3,8(kg)
+ Đặt tính: 
 82,55 1,27
 635 65
 0	
* Quy tắc: chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau:
- Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phâncủa số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
- Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia cho số tự nhiên.
Bài 1. Đặt tính rồi tính:
19,72 5,8 8,216 5,2
 232 301
 0 3,4 416 1,58
 0
Bài 2:
Bài giải
 Một lít dầu hoả cân nặng là:
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg).
 8 lít dầu hoả cân nặng là:
 0,76 8 = 6,08(kg)
 Đáp số: 6,08 kg.
Bài 3:
 Bài giải
429,5 m vải may được nhiều nhất là: 
 429,5 : 2,8 = 153 (bộ, dư 1,1m) 
Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m.
 Đáp số: 153 bộ (thừa 1,1m)
4. Củng cố: (3p) GV tóm tắt lại nội dung chính của bài học, cho HS nhắc lại ghi nhớ. 
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. 
Luyện từ và câu Tiết 28
 ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI (Trang 142)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học: Động từ, tính từ, quan hệ từ.
2. Kĩ năng: Thực hành kĩ năng sử dụng động từ, tính từ, quan hệ từ để viết đoạn văn.
3. Thái độ: Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
- Giấy khổ to, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Dạy bài mới.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS nhớ lại động từ, tính từ, quan hệ từ. 
+ Thế nào là động từ ? Cho ví dụ.
+ Thế nào là tính từ ? Cho ví dụ.
+ Thế nào là quan hệ từ ? Cho ví dụ
- HS làm bài tập.
- HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS viết bài dựa vào ý của các khổ thơ để viết đoạn văn miêu tả.
- GV sửa lỗi dùng từ và câu.
- HS tìm những động từ, tính tình và quan hệ từ có trong đoạn văn.
- GV kết luận lời giải đúng.
- HS đọc bài làm của mình
(1p)
(30p)
Bài tập1:
+ Động từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. (chạy, nhảy, khóc )
+ Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái,...(đẹp, xấu, xanh, đỏ,...)
+ Quan hệ từ: là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu trong văn bản: ( bằng, nhưng, vì, nên,..)
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ,..
xa, vời vợi, lớn.
qua, ở, 
với.
 Bài tập 2:
Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa , viết một đoạn văn ngắn miêu tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng bứcvăn ấy.
4. Củng cố: (2p) GV nhắc lại nội dung chính của bài. 
5. Dặn học: (1p) Về nhà ghi nhớ các kiểu câu và chuẩn bị bài sau. 
Tập làm văn Tiết 28
 LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP(Trang 143)
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Thực hành viết biên bản cuộc họp đúng thể thức của văn bản.
2. Kĩ năng: Viết được một biên bảng hoàn chỉnh.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
- Viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III.Các hoạt động dạy và học 
1. Ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động1: Giới thiệu bài
Hoạt động2: Dạy bài mới.
- Gọi HS đọc đề của bài tập. 
GV gợi ý :
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản? Cuộc họp bàn về việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào ?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp và nói những gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- HS làm bài tập theo nhóm.
- Gợi ý nội dung biên bản
- 2HS làm bài vào giấy khổ to, trình bầy trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và bổ xung
(1p)
(30p)
Đề bài:
 Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em.
VD: Em viết biên bản về cuộc họp lớp.
- Cuộc họp diễn ra vào lúc ... giờ tại phòng họp của lớp 5A1.
- Cuộc họp đó bàn về ngày nhà giáo VN 
- Cuộc họp đó có đầy đủ các bạn HS lớp 5A1 và cô giáo chủ nhiệm.
- Bạn Điệp điều hành cuộc họp.
- Các thành viên tham dự cuộc họp nói lên ý kiến của mình. 
- Các thành viên dự cuộc họp thống nhất ý kiến.
Trường  CỘNG HOÀ 
Lớp : Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
Đại Phú, ngày tháng ... năm...
 BIÊN BẢN HỌP LỚP
I. Thời gian, địa điểm.
	- Thời gian:...
	- Địa điểm:...
II. Thành phần tham dự.
	- Cô: ...
	- Toàn thể lớp .
III. Chủ toạ, thư kí cuộc họp
	- Chủ toạ:...
- Thư kí:...
IV. Chủ đề cuộc họp:
V. Diễn biến cuộc họp.
1. Nội dung:....
2. Thảo luận:....
3. Kết luận cuộc họp. Cuộc họp kết thúc lúc ... giờ cùngngày
 Thư kí Chủ toạ 
4. Củng cố: (2p) GV nhận xét tiết học. 
5. Dặn dò: (1p) Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau. 
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Đạo đức
 Các em học sinh ngoan lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn, không xẩy ra đánh cãi nhau.
 2. Học tập
 Các em có đủ sách giáo khoa, vở viết, bút mực và các đồ dùng khác phục vụ học tập. Lớp duy trì nề nếp học tập các em học sinh đi học đều, đi học đúng giờ. Nhiều em có ý thức học tập tốt ( Dương Thương, Huyền, Lê Hiệp, Đàm Hiệp). Còn một số học sinh chưa tự giác tập trung trong học tập (Lý Đoàn, Tình, Sơn, Viên).
 3. Lao động vệ sinh
 Các em đã tự giác tích cực thực hiện hoàn thành công việc được giao.
 Công tác vệ sinh lớp học hàng ngày có thực hiện nhưng chưa tự giác mà giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần.
 * Nhắc nhở học sinh thực hiện nhiệm vụ tuần tới
 - Yêu cầu cả lớp đi học đều, đi học đúng giờ, trường hợp ốm đau nghỉ học phải có giấy xin phép. Có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học cần tập trung phát biểu ý kiến xây dựng bài;
 - Về nhà luyện viết bài và làm bài trong vở bài tập đầy đủ
 - Tự giác làm tốt công tác vệ sinh lớp học và khu vực được phân công;
 - Thực hiện nộp các khoản đóng góp trong năm học.
	- Tham gia luyện tập chuẩn bị giao lưu Tiếng Việt của chúng em

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13-14.doc.doc