Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

 I/ MỤC TIÊU Giúp học sinh :

Củng cố về kĩ năng thực hành tính cộng, trừ và nhân, chia các số thập phân.

Biết đầu nắm được tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.

Giáo dục các em yêu thích môn toán.

 II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Giáo viên kẻ bảng phụ bài tập 4 trong sách lên bảng trước.

1/ Ổn định : Cả lớp hát và vỗ tay một bài

2/Kiểm tra bài cũ :Gọi HS làm lại bài tập 2

GV nhận xét tuyên dương.

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 13 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13
 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2007
TỐN - TIẾT61: : LUYỆN TẬP CHUNG .
 I/ MỤC TIÊU Giúp học sinh : 
Củng cố về kĩ năng thực hành tính cộng, trừ và nhân, chia các số thập phân.
Biết đầu nắm được tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.
Giáo dục các em yêu thích môn toán.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
Giáo viên kẻ bảng phụ bài tập 4 trong sách lên bảng trước.
1/ Ổn định : Cả lớp hát và vỗ tay một bài 
2/Kiểm tra bài cũ :Gọi HS làm lại bài tập 2
GV nhận xét tuyên dương.
3/Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu bài ghi đề :
b. Luyện tập :
Bài 1 : Đặt tính rồi tính 
 1 em đọc đề- Lớp làm bài vào vở- 1 em lên bảng làm- Chữa bài- Củng cố về quy tắc cộng, trừ và nhân số thập phân.
a) 375,86 + 29,05 b) 80,475 - 26,827 c) 48,16 3,4
 375,86	 80,475 48,16
 + 29,05 _ 26,827 3,4
	 40491	 53,648 19264
	 14448
 163,744 
Bài 2 : Tính nhẩm:
 Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, mỗi em nêu kết quả một bài và giải thích cách làm cho nhau nghe. Sau đó gọi đại diện từng nhóm đọc kết quả và giải thích cách nhân nhẩm 
 Lớp nhân xét, giáo viên kết luận : 
 a) 78,29 10 = 782,9. b) 265,307 100 = 26530,7.
 78,29 0,1 = 7,829. 265,307 0,01 = 2,65307.
 c) 0,68 10 = 6,8.
 0,68 0,1 = 0,068.
 Học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10; 100; 1000. . .và với 0,1; 0,01; 0,001. . .So sánh sự giống và khác nhâu của 2 loại để không nhầm lẫn
Bài Bài3 : 2 em đọc đề to trước lớp- Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu đề.
-Lớp đọc thầm rồi tóm tắt và giải- 
1 em lên bảng làm- Chữa bài rồi yêu cầu em nào có cách giải khác thì trình bày. (Học sinh có thể làm theo 2 cách):
 Tóm tắt : Mua 5 kg đường hết : 38500 đồng
 Mua 3,5 kg đường ít tiền hơn 5kg đường. . đồng ?
Bài giải :
Cách 1 : Giá của 1 kg đường là:
38500 : 5 = 7700 (đồng).
Số tiền phải trả để mua 3,5 kg đường là:
7700 x 3,5 = 26950 (đồng)
Mua 3,5 kg đường phải trả ít hơn 5 kg đường, số tiền là:
38500 - 26950 = 11550 ( đồng)
Đáp số: 11550 đồng
Cách 2 : 3,5 kg đường ít hơn 5 kg đường là:
 5 - 3,5 = 1,5 ( kg)
 Gía tiền 1 kg điường là:
 38500 ; 5 = 7700 (đồng).
 Số tiền phải trả cho 3,5 kg ít hơn số tiền phải trả 5 kg là:
 7700 X 1,5 = 11550 (đồng)
 Đáp số: 11550 đồng.
Bài tập 4 a): Tính rồi so sánh giá trị của( a + b ) c và a c + b c
- 1 em lên bảng tính ( a + b ) c và 1 em tính a c + b c,lớp làm bài vào vở :
A
B
C
(a + b) c 
ac + bc
2,4
3,8
1,2
7,44
7,44
6,5
2,7
0,8
7,36
7,36
- Yêu cầu các em nhận xét bài trên bảng.và so sánh giá trị của :
 ( a + b ) c và a c + b c ? (bằng nhau)
- Rút ra nhận xét : Nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân.( học sinh phát biểu thành lời , gv kết luận ) :
( a + b ) c = a c + b c
Muốn nhân một tổng các số thập phân nhân với một số thâïp phân, ta có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các tích lại với nhau.
 b) Tính bằng cách thuận tiện nhất – Các em vận dụng quy tắc để làm bài.
- 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập , chữa bài.
 9,3 6,7 + 9,3 3,3 
 = 9,3 (6,7 + 3,3) = 9,3 10 = 93.
 7,8 0,35 + 0,35 2,2 
 = 0,35 (7,8 + 2,2) = 0,35 10 = 3,5.
3/Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài học 
- Nhận xét tiết học.Dặn các em về nhà làm vở bài tập, chuẩn bị bài sau
===============================
 ĐẠO ĐỨC- TIẾT 13: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ (Tiết2 ).
I/ MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS biết :
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 
- Giấy rôki khổ A2 dùng cho hoạt động 2 tiết 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
*Hoạt động 1: Sắm vai xử lý tình huống
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Thảo luận để tìm cách giải quyết các tình huống, sau đó sắm vai thể hiện tình huống.
- HS tiến hành chia nhóm và thảo luận để tìm cách ứng xử, sau đó chọn vai đóng vai.
 GV: Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để sắm vai giải quyết các tình huống sau:
+Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì? (Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em sẽ dẫn bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ ).
+Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng?(Em sẽ can để 2 em không đánh nhau nữa. Sau đó, em sẽ hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi ).
+Em đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là Lan em sẽ làm gì?( Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi lại cụ xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ. Nếu không biết, em sẽ lễ phép “bà ơi, cháu cũng không biết ạ” hoặc “Bà thử hỏi những người lớn đằng kia xem, tiếc quá cháu không biết, bà ạ” ).
- GV tổ chức HS hoạt động cả lớp.
+ GV gọi nhóm lên sắm vai xử lý tình huống của nhóm mình. GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: Khi gặp người già các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn, giúp đỡ.
*Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận (phiếu được viết vào tờ rôki, khổ A2).
 PHIẾU HỌC TẬP
 +Em hãy đánh dấu vào o trước ý đúng:
 1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi
 o Ngày 1 tháng 6
 o Ngày 20 tháng 11
 2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi
 o Ngày 22 tháng 12
 o Ngày 1 tháng 10
Đáp án
 1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi
 x Ngày 1 tháng 6
 o Ngày 20 tháng 11
2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi
o Ngày 22 tháng 12
x Ngày 1 tháng 10
3. Ghi vào o chữ û trước tên tổ chức dành riêng cho người cao tuổi, chữ ü trước tên tổ chức dành riêng cho trẻ em
o Hội người cao tuổi	ý
o Hội cựu chiến binh	ý
o Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh	þ
o Sao nhi đồng. 	þ
- GV yêu cầu các nhóm lên đính kết quả trên bảng.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả của nhau.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Ngày lễ dành cho trẻ em là ngày quốc tế thiếu nhi 1 tháng 6.
+ Tổ chức xã hội dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi.
+ Các tổ chức xã hội dành cho trẻ em là : Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Hoạt động 3: Truyền thống tốt đẹp-kính già yêu trẻ.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp: 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe những điều mình biết về truyền thống kính già-yêu trẻ của người Việt Nam.
- GV đưa ra nội dung thảo luận: Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già-yêu trẻ của dân tộc Việt Nam (HS đã được tìm hiểu ở nhà).
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. GV gọi 4-6 HS lên trả lời nội dung đã thảo luận.
+ GV mời HS nhận xét, bổ sung.
+ GV khen những HS có nêu ra được nhiều phong tục tập quán tốt, khuyến khích HS còn kém.
- GV nhận xét, kết luận: Một số tập tục đẹp mà chúng ta lúc nào cũng phải nhớ như: 
+ Người già luôn được chào hỏi, được mời ngồi ở chỗ trang trọng.
+ Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc, tặng quà cho ông bà, bố mẹ.
+ Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, bố mẹ.
+ Trẻ em được mừng tuổi, dược tặng quà vào dịp lễ, Tết.
3/ Củng cố –dặn dò :
 - GV tổng kết bài: Người già và trẻ em là những người cần được quan tâm và giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc. Kính già, yêu trẻ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Các em đã được tìm hiểu về truyền thống này, thầy (cô) mong các em luôn cố gắng thực hiện bài học kính già, yêu trẻ.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Chuẩn bị bài : Tôn trọng phụ nữ .
==============================
 TẬP ĐỌC - TIẾT 25:. NGUỜI GÁC RỪNG TÍ HON. 
I/ MỤC TIÊU : ( Theo Nguyễn Thị Cẩm Châu ).
1. Đọc trơi chảy, lưu lốt tồn bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé cĩ ý thức bảo vệ rừng.
2. Hiểu ý nghĩa truyện: biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thơng minh và dũng cảm của một cơng dân nhỏ tuổi.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Tranh ảnh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ để ghi những câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS .
+ HS1: Đọc thuộc lịng 2 khổ thơ đầu + trả lời câu hỏi.
 H: Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?(Ong rong ruổi trăm miền. Ong cĩ mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sĩng tràn, nơi quần đảo khơi xa,...).
+ HS2: đọc thuộc lịng và trả lời câu hỏi.
 H: Qua 2 câu thơ cuối bài, nhà thơ muốn nĩi gì về cơng việc của lồi ong?(Cơng việc của lồi ong cĩ ý nghĩa thật đẹp đẽ lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn...).
- GV nhận xét , ghi điểm.
2/ Bài mới
a) Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu bài ,ghi đề.
b)Giảng bài :
* Luyện đọc
- GV đọc cả bài một lượt: Cần đọc với giọng to. Đọc nhanh, mạnh ở đoạn bắt bọn trộm gỗ. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động: bành bạch, chộp, lao ra, hộc len, văng ra, lao tới,...
 GV chia đoạn. HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK. 
 HS luyện đọc từ ngữ khĩ: bành bạch, cuộn, lửa đốt,...
- HS tiếp nối đọc các đoạn cho đến hết bài.
 Cho HS đọc cả bài  ... mẫu. Biết tìm ra mối quan hệ gữa các chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình của nhân vật, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật.
2. Biết lập dàn ý cho bài văn tả một người thường gặp.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- 2, 3 tờ phiếu khổ to viết sẵn các câu trong BT để HS làm bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 1 HS.
 GV: Em hãy tìm quan hệ từ và nĩi rõ tác dụng của quan hệ từ đĩ trong câu tục ngữ sau: Trăng quầng thì (1) hạn, trăng tán thì (2) mưa. (Từ quan hệ thì. Thì (1) nối trăng quầng với hạn. Thì(2) nối trăng tán với mưa. Thể hiện quan hệ giả thiết-kết quả: Nếu ..... thì .....).
- GV nhận xét + cho điểm.
2/ Bài mới
a) Giới thiệu bài
 Trong các tiết Luyện từ và câu trước, các em đã được học về quan hệ từ: Trong tiết Luyện từ và câu hơm nay, các em sẽ học nhận biêt các cặp quan hệ từ trong câu và tác của chúng. Từ đĩ biết sử dụng các quan hệ từ để đặt câu.
- HS lắng nghe.
b)Giảng bài: Làm BT
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc:Mỗi em đọc lại câu a và b.Tìm quan hệ từ trong hai câu đĩ.
- Cho HS làm việc cá nhân + trình bày kết quả làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Câu a: Cặp quan hệ từ: nhờ .... mà....
Câu b: Cặp quan hệ từ: khơng những .... mà cịn....
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2
- Cho HS đọc BT 3.GV giao việc: Mỗi đoạn văn a và b đều gồm 2 câu. Nhiệm vụ của các em là chuyển 2 câu đĩ thành 1 câu bằng cách lựa chọn và sử dụng đúng chỗ 1 trong 2 hai cặp quan hệ từ đã cho.
- Cho HS làm bài (GV dán 2 tờ phiếu lên bảng cho 2 HS lên làm bài). HS lớp làm vào nháp. GV nhận xét và chốt lại ý đúng: 
a/ Ở câu 1: ta thêm từ vì. Ở câu 2 ta bỏ (vì thế) thêm từ nên. Sau khi thay đổi ta cĩ: “Vì mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt .... nên ở hấu hết”.
b/ Ta thêm cặp quan hệ từ: chẳng những ... mà cịn. Câu tạo thành là: Phong trào trồng rừng ngập mặn chẳng những cĩ ở hầu hết các tỉnh ven biển như ... mà rừng ngập mặn cịn được trồng ở các đảo mới bồi ngồi biển như ...
- Lớp nhận xét bài làm của 2 bạn trên bảng. 
*Hoạt động 3: Cho HS làm BT 3
- Cho HS đọc yêu cầu của BT3.GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: So với đoạn a,đoạn b có thêm một số quan hệ từvà cặp quan hệ từ ở các câu sau:
-Câu 6 :Vì vậy Mai
-Câu 7 :Cũng vì vậy cô bé
-Câu 8 : Vì chẳng kịp nên cô bé
+Đoạn a hay hơn đoạn b.Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6,7,8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. 
3/ Củng cố-dặn dị
- GV nhận xét tiết học, biẻu dương những cá và nhĩm học tốt.
- Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 3.
=============================
ÂM NHẠC-TIẾT 13 ÔN TẬP BÀI HÁT “ƯỚC MƠ” TẬP ĐỌC NHẠC 
 TĐN SỐ 4
 (Có người dạy )
 ====================================
TOÁN –TIẾT 65.CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10,100,1000,
I/ MỤC TIÊU
 Giúp HS:
- Hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
-Vận dụng làm bài chính xác. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
 Bảng quy tắc như trong SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
1/ Kiểm tra bài cũ
 Gọi HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số tự nhiên.
2/ Bài mới
Giới thiệu bài::
 Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,... chúng ta thực hiện như thế nào, bài học hơm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về vấn đề này.
 b/ Giảng bài mới
*Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia số thập phân cho 10, 100, 1000,...
- GV nêu ví dụ 1: 213,8 : 10 = ?
- GV gọi HS lên bảng thực hiện phép chia. Ở dưới lớp làm vào bảng con.
- HS thực hiện đặt tính và tính, nêu kết quả: 213,8 : 10 = 21,38.
- Em hãy cĩ nhận xét về kết quả phép chia này so với số thập phân đã cho?
(Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 213,8 sang bên trái 1 chữ số ta cũng được 21,38).
- Tương tự GV giới thiệu ví dụ 2: 89,13 : 100 = ?
(HS thực hiện đặt tính và tính, nêu kết quả: 89,13 : 100 = 0,8913).
- Em cĩ nhận xét gì về kết quả của phép chia này so với số bị chia?
(Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 89,13 sang bên trái 2 chữ số ta cũng được 0,8913).
- Qua hai ví dụ, em hãy nêu quy tắc chia số thập phân cho 10, 100, 1000,...?
( Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ... ta chỉ việc chuyển dáu phẩy của số đĩ lần lượt sang bên trái 1, 2, 3,... chữ số).
*Hoạt động 2: Thực hành-Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
(Cho HS trả lời miệng kết quả bài tập 1 và giải thích cách làm).
Chú ý: Giúp đỡ (kiểm tra) HS cịn yếu làm các phần cĩ xuất hiện số 0 trước, sau dấu phẩy.
Giải:
a) 43,2 : 10 = 4,3. 0,65 : 10 = 0,065. 432,9 : 100 = 4,329. 13,96 : 1000 = 0,01396
b) 23,7 : 10 = 2,37. 2,07 : 10 = 0,207. 2,23 : 100 = 0,0223. 999,8 : 1000 = 0,9998.
Bài 2: 
Gọi HS nêu đề bài, Tính nhẩm rồi so sánh kết quả HS tự làm vào vở, đổi vở, kiểm tra chéo.
a) 12,9 : 10 và 12,9 0,1
 12,9 : 10 = 1,29
 12,9 0,1 = 1,29
Vậy 12,9 : 10 = 12,9 0,1.
-Hỏi: Khi nhân một số thập phân với 0,1 và khi chia số đĩ cho 10 thì kết quả như thế nào?
(Một số thập phân nhân với 0,1 hoặc chia cho 10 được kết quả bằng nhau).
b) 123,4 : 100 và 123,4 0,01
123,4 : 100 = 1,234
 123,4 0,01 = 1,234
Vậy 123,4 : 100 = 123,4 0,01
-Hỏi: Tương tự nhân với 0,01 và chia cho 100...
(Một số thập phân nhân với 0,01 hoặc chia cho 100 thì được kết quả như nhau).
c) 5,7 : 10 và 5,7 0,1 d) 87,6 : 100 và 87,6 0,01 .
 5,7 : 10 = 0,57 87,6 :100 = 0,876.
 5,7 0,1 =0,57. 87,6 0,01 =0,786. 
Vậy 5,7 : 10 = 5,7 0,1. Vậy 87,6:100 = 87,6 0,01.
Bài 3: HS nêu đề tốn, 1HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở
 Gợi ý: Theo bài tập 2, ai cĩ cách trình bày khác cho bài tập 3?
 Bài giải
Số gạo đã lấy ra là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn).
Số gạo cịn lại trong kho là:
537,25 – 53,725 = 483,525 (tấn).
Đáp số: 483,525 tấn
3/ Củng cố- dặn dị
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn dị HS về nhà làm bài và chuẩn bị bài Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
RÚT KINH NGHIỆM
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------
=============================
TẬP LÀM VĂN-TIẾT 26.LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI.
 ( Tả ngoại hình)
I/ MỤC TIÊU. 
Củng cố kiến thức về đoạn văn.
HS viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã cĩ.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC
- Bảng phụ viết yêu cầu của BT1; gợi ý 4.Dàn ý bài văn tả một người em thường gặp; kết quả quan sát và ghi chép (mỗi HS đều đã cĩ).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 2 HS. 2 HS lần lượt nhắc lại dàn ý chung của bài văn tả người.
- GV nhận xét, cho điểm.
2/ Bài mới
a) Giới thiệu bài
 Các em đã nắm được dàn ý chung của một bài văn tả người, biết cách tả ngoại hình của một người. 
Trong tiết Tập làm văn hơm nay, các em sẽ dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã cĩ để viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người thường gặp.
b)Giảng bài mới: Làm BT
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc gợi ý.
- GV giao việc:Các em xem lại dàn ý của mình.Chọn một phần của dàn ý (nêu trọn phần thân bài).Chuyển phần dàn ý đã chọn thành đoạn văn.
- Cho HS làm bài.Cho HS trình bày kết quả bài làm.GV mở bảng phụ ,mời 1HS đọc lại gợi ý 4 để ghi nhớ cấu trúc của đoạn văn.
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn .
+Nêu được đủ ,đúng ,sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình người định tả .Thể hiện được tình cảm của em với người được tả .
+Cách sắp xếp câu trong đoạn hợp lí.
- GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn hay.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 ( BT về nhà).
 GV lưu ý HS: Các em về đọc lại bài Người thợ rèn.
- Xác định rõ:Người em định tả là ai? Em tả những gì?Cảm nghĩ của em?
3/ Củng cố-dặn dị
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS làm tốt BT về nhà để chuẩn bị tốt tiết Tập làm văn ở tuần 15.
=================================
SINH HOẠT LỚP -TIẾT 13
 –SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I.MỤC TIÊU:
-Nhận xétù đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần13.
-Triển khai công việc trong tuần 14.
 -Biểu dương những em có nhiều cố gắng,nhắc nhở cĩ biện pháp giáo dục phù hợp với một số em thiếu tiến bộ..
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1Ổn định tổ chức : Sinh hoạt văn nghệ.
 2 Tiến hành: 
 *Sơ kết tuần 13:
 Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
 Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung.
 GV nhận xét chung ,bổ sung.
 +Đạo đức :
 -Đa số các em đều thực hiện tốt nề nếp hằng ngày như đi học chuyên cần , xếp hàng ra vào lớp, sinh hoạt nghiêm túc.Duy trì các tiết sinh họat đầu giờ và giữa giờ.
 +Học tập :
 -Có đầy đủ đồ dùng học tập, các em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động họctập. Nhiều em tích cực học tập dành nhiều điểm cao và giúp bạn cùng tiến bộ như em: Nữ,Hương, Tiên, Huy, Sắc, Trang, .Giành được nhiều bơng hoa điểm tốt tặng cơ.
+ Các hoạt động khác :
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . 
+Hạn chế :
 Vẫn còn một số em còn quên khăn quàng, lười học bài và làm bài ở nhà như :Min.
 Một số em nghỉ học vô lí do : Hảo, Du .
 Sinh hoạt 10 phút đầu giờ chưa đúng kế hoạch đề ra: Chưa kiểm tra bài cũ, chưa phát hiện các bạn quên dụngcụ sách vở.
*Kế hoạch tuần 14 .
 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần13.
 - Học chương trình tuần 14 theo thời khoá biểu. 
 -10 phút đầu giờ cần cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 -Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS yếu
 -Tham gia các khoản đóng góp phục vụ cho HS 
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
3.Dặn dị : : Học tập nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ .
 Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 13 -THAI.doc