Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN -TIẾT 81 : LUYỆN TẬP CHUNG .

I.MỤC TIÊU : Giúp HS :

-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .

-Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm .

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

1.Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập .Lớp làm vào nháp .

Tóm tắt :

Lãi : 152 000đồng = 9% vốn mua hàng ban đầu = ? đồng.

Giải :Số tiền vốn ban đầu người đó mua hàng là :

152 100 : 9 = 1 680 000 ( đồng ).

Đáp số : 1 680 000đồng

GV nhận xét và ghi điểm .

2.Dạy bài mới :

a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài ghi đầu bài lên bảng .

b.Giảng bài mới :

* Hướng dẫn HS luyện tập

Bài 1: GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính .

 3 HS lần lượt lên bảng làm .HS lớp làm bài vào bảng con.

GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng về cách đặt tính và kết quả .

Kết quả tính đúng ;

 a) 216,72 : 42 = 5 ,16 b) 1 : 12,5 = 0,08 c) 109,98 : 42,3 = 2,6

GV nhận xét ghi điểm .

 

doc 66 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 17 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Thứ hai ngày 31tháng 12 năm 2007
TOÁN -TIẾT 81 : LUYỆN TẬP CHUNG .
I.MỤC TIÊU : Giúp HS :
-Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .
-Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Kiểm tra bài cũ :Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập .Lớp làm vào nháp .
Tómù tắt :
Lãi : 152 000đồng = 9% vốn mua hàng ban đầu = ? đồng.
Giải :Số tiền vốn ban đầu người đó mua hàng là :
152 100 : 9 = 1 680 000 ( đồng ).
Đáp số : 1 680 000đồng
GV nhận xét và ghi điểm .
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu của bài ghi đầu bài lên bảng .
b.Giảng bài mới :
* Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài 1: GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính .
 3 HS lần lượt lên bảng làm .HS lớp làm bài vào bảng con.
GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng về cách đặt tính và kết quả .
Kết quả tính đúng ;
	a) 216,72 : 42 = 5 ,16 b) 1 : 12,5 = 0,08 c) 109,98 : 42,3 = 2,6
GV nhận xét ghi điểm .
Bài 2: Cho HS đọc đề bài và làm bài theo nhóm bàn.
Sau khi HS làm bài GV hỏi HS về cách thực hiện các phép tính trong từng phép tính .2 HS đại diện lên bảng làm ,HS làm vào vở ..Nhận xét chữa bài .
a)(131,4 -80,8 ): 2,3 + 21,84 2 b) 8,16 : (1,32 +3,48) – 0,345 :2 
 =50,6 : 2,3+43 ,68 = 8,16 : 4,8 – 0,1725
 = 22+43,68 = 1,7 - 0,1725 
 =65,68 = 1,5275 
Bài 3:Gọi HS đọc đề bài .Tìm hiểu yêu cầu đề bài .
GV yêu cầu HS trao đổi làm bài theo nhóm bàn, sau đó đại diện các nhóm báo cáo, GV hướng dẫn các HS yếu làm bài .
+ Số dân tăng thêm từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 là bao nhiêu người ?
 + Tỉ số phần trăm tăng thêm là tỉ số phần trăm của các số nào ?
 + Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 tăng thêm bao nhiêu người ?
 + Cuối năm 2002 số dân của phường đó là bao nhiêu người ?
Nhận xét chữa bài trên bảng .
 Giải ;
 a)Từ cuối năm 2000 đến năm 2001 số người tăng thêm là :
	15875 – 15625 = 250 ( người )
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
	250 : 15625 = 0,016 
	0,016 = 1,6 
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là :
	15875 1,6 : 100 = 254 ( người )
	Cuối năm 2002 số dân của phường đó là :
	15875 + 254 = 16129 ( người ) 
	Đáp số: a) 1,6 ; b) 16 129 người 
Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập .GV cho HS tự làm bài và báo cáo kết quả bài làm trước lớp .
	Khoanh vào C 
GV yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn đáp án C ?
 ( Vì 7 của số tiền là 70 000 .Nên để tính số tiền ta phải thực hiện : 70 000 x100 : 7 ) .GV nhận xét cho điểm HS .
3.Củng cố dặn dò :
GV tổng kết tiết học , dặn HS về nhà làm lại các bài tập .
Chuẩn bị bài tiết sau :Diện tích hình tam giác.
=================================
ĐẠO ĐỨC- TIẾT 17
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:Giáo dục HS:
- Biết nhận xét một số hành vi việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Biết xử lí một số tình huống có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh .
-Biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanhtrong công việc hằng ngày . 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Thẻ màu ,Vở bài tập .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ :
2 HS lên bảng trả lời câu hỏi .Lớp nhận xét bổ sung GV nhận xét lưu chứng cứ.
+ Trong cuộc sống hàng ngày ta cần hợp tác để làm gì ?
+Nêu một vài biểu hiện về sự hợp tác với người xung quanh?
2.Dạy bài mới 
a.Giới thiệu bài : GV mục tiêu của bài ghi đề lên bảng .
*Hoạt động 1:Làm bài tập 3 SGK
+Mục tiêu:HS biết nhận xét một số hành vi,việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
+Cách tiến hành:
1.GV yêu cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận làm bài tập 3.
2.HS thảo luận.
3.Theo từng nội dung,một số em trình bày trước lớp ,những em khác có thể nêu ý kiến bổ sung hay tranh luận .
4.GV kết luận:
-Việc làm của các bạn Tâm ,Nga ,Hoan trong tình huống (a)là đúng.
-Việc làm của bạn Long trong tình huống (b)là chưa đúng.
*Hoạt động 2:Xử lí tình huống (bài tập 4,SGK)
+Mục tiêu:HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh
+Cách tiến hành
1.GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận để làm bài tập 4.
2.Các nhóm HS làm việc.
3.Đại diện từng nhóm trình bày kết quả ,cả lớp nhận xét bổ xung.
4.GV kết luận:
a)Trong khi thực hiện công việc chung,cần phân công nhiệm vụ cho từng người phối hợp,giúp đỡ lẫn nhau.
b)Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào,tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
*Hoạt động 3:Làm bài tập 5,SGK
+Mục tiêu:HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày .
+Cách tiến hành
1.GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5,sau đó trao đổi với bạn ngồi bên cạnh .
2.HS làm bài tập và trao đổi với bạn.
3.Một số em trình bày dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc,các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
4.GV nhận xét về những dự kiến của HS.
3.Củng cố dặn dò
-GV tổng kết bài :Trong cuộc sống và trong học tập có rất nhiều công việc,rất nhiều nhiệm vụ,khi làm một mình sẽ khó đạt được lết quả như mong muốn.Chính vì vậy ,chúng ta cần hợp tác với những người xung quanh.Hợp tác đúng cách,tôn trọng người hợp tác sẽ giúp các em giải quyết công việc và nhiêm vụ nhanh hơn,tốt hơn,đồng thời cũng làm mọi người gắn bó với nhau hơn
-Nhận xét tiết học,tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài ,nhắc nhở những em chưa cố gắng.
======================================
TẬP ĐỌC –TIẾT 33:	NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I/.MỤC TIÊU : (Theo Trường Giang –Ngọc Minh ).
 1.Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo ,tinh thần quyết tâm chống đói nghèo lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn .
 2.Hiểu ý nghĩa của bài văn :Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng ,làm giàu cho mình ,làm thay đổi cuộc sống của cả thôn .
II /.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC 
 -Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa trang 146
 -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
 III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC .
1.Kiểm tra bài cũ :Thầy cúng đi bệnh viện .
:Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài ,trả lời câu hỏi 
+Câu nói cuối bài cho thấy suy nghĩ của cụ Ún đã thay đổi như thế nào ?	
+Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì ?	
GV nhận xét ghi điểm .
 2.Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài .Ngu Công xã Trịnh Tường .
b.Giảng bài mới :
 *Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
 +Luyện đọc :
 -Gọi 1HS đọc toàn bài .
 -GV chia đoạn :3 đoạn :
	+Đoạn 1:Từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa .
	+Đoạn 2:Từ tiếp đến như trước nữa .
	+ Đoạn 3:Còn lại .
-Gọi 3 HSđọc nối tiếp nhau đoạn của bài .GV chú ý sử lỗi phát âm ,ngắt giọng cho từng HS .
-Gọi HS đọc phần chú giải .-Cho HS luyện đọc theo cặp .
- GV đọc mẫu .:Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện hào hứng .
*Tìm hiểu bài :HS đọc thầm bài văn trả lời câu hỏi .
+Đến huyện Bát Xát ,tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên điều gì ?
(Mọi người sẽ ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.)
+Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn ?
(Ôââng đã lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước, ôâng cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương dẫn nước từ rừng già về thôn).
+Nhờ có mương nước ,tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ?
(Đồng bào không còn làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước ,không làm nương nên không phá rừng .Đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản ,cả thôn không còn hộ đói .)
+Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước ?
(Ông Lìn đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng trồng 
+Cây thảo quả mang lại lợi ích như thế nào cho bà con Phìn Ngan ?
(Cây thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con :nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu đồng ,nhà ông Lìn mỗi năm thu hai triệu .)
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?
(Muốn chiến thắng được đói nghèo ,lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó .Muốn có cuộc sống ấm no ,hạnh phúc ,con người phải dám nghĩ dám làm .)
+Em hiểu nội dung chính của bài nói lên điều gì ?
 Nội dung :Bài văn ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ ,dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng ,làm giàu cho mình ,làm thay đổi cuộc sống cho cả thôn .
-GV ghi nội dung lên bảng –cho HS đọc .
 *GV : Ông Lìn là một người dân tộc Dao tài giỏi ,không những biết cách làm giàu cho bản thân mà còn biết làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá .Ông Lìn là một người đã mang hạnh phúc cho người khác . Ông được chủ tịch nước gửi thư khen ngợi .
*Đọc diễn cảm 
GV tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 1 .Chú ý nhấn giọng các từ ngữ :ngỡ ngàng ngoằn ngoèo,vắt ngang,con nước ông Lìn cả tháng không tin ,suốt một năm trời ,bốn cây số ,xuyên đồi, vận động, mở rộng ,vỡ thêm.
 3.Củng cố dặn dò :
- HS nhắc lại nội đung bài văn .Chuẩn bị bài sau :Ca dao về lao động sản xuất .
-Nhận xét tiết học .
============================
KĨ THUẬT : THỨC ĂN NUÔI GÀ (T1)
I.MỤCÏ TIÊU: HS cần phải:
-Liệt kê được một số thức ăn thường dùng để nuôi ... ch tách một chất trong một hỗn hợp.
II,ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Hình ảnh trang 75.
-Muối tinh ,mì chính hạt tiêu bột, chén nhỏ ,thìa nhỏ ,
-Hỗn hợp chứa các chất rắn không bị hoà tan trong nước.( cát trắng ,nước ,) phễu giấy lọc bông thấm nước .
-Hỗn hợp chứa các chất lỏng không hoà tan vào nhau ( dầu ăn,nước )li đựng nước ,thìa .
-Gạo có lẫn sạn ,rá vo gạo ,chậu nứơc .
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1,Kiểm tra bài cũ :
2HS lên bảng trả lời câu hỏi .Lớp nhận xét ,GV nhận xét ghi điểm .
+ Vật chất xung quanh ta tồn tại chủ yếu ở các thể nào ?
+ Nêu đặc điểm của các thể tồn tại của vật chất ?
2,Dạy học bài mới :
a.Giới thiệu bài : Hỗn hợp .
b.Giảng bài mới 
1,Đặc điểm của hỗn hợp :
*Hoạt động 1: Thực hành tạo ra một hỗn hợp gia vị .
+ Mục tiêu : HS biết cách tạo ra hỗn hợp .
+ Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo nhóm .
GV cho HS làm việc theo nhóm ,nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc với nhiệm vụ sau :
Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh ,mì chính và hạt tiêu .Công thức pha do từng nhóm quyết định và ghi theo mẫu sau :
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp.
1Mì chính : hạt dài ,hơi ngọt, lợ
Tên hỗn hợp : Muối tiêu .
Đặc điểm : Có vị mặn của muối ,vị ngọt lợ, của mì chính và vị cay của hạt tiêu.
2-Muối tinh : hạt nhỏ ,vị mặn 
3-Hạt tiêu bột : hạt nhỏ vị cay.
Lớp trưởng cho các bạn quan sát và nếm từng chất : muối ăn ,mì chính hạt tiêu,.Ghi nhận xét vào báo cáo .Đại diện các nhóm báo cáo ,GV nhận xét nêu câu hỏi để rút ra kết luận :
+Để tạo ra một hỗn hợp cần có những gì ? ( để tạo ra một hỗn hợp cần niều chất để trộn với nhau).
+Hỗn hợp là gì ? ( Hai hay nhiều chất trộn lại với nhau mà vẫn giữ nguyên tính chất của mỗi chất ).
GV kết luận ghi bảng :
Hai hay nhiều chất trộn lại với nhau có thể tạo ra hỗn hợp .Trong hỗn hợp ,mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó .
2, Kể tên các hỗn hợp :
*Hoạt động 2:Thảo luận .
+ Mục tiêu : HS kể tên một số hỗn hợp .
+Cách tiến hành : GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm trả lời các câu hỏi SGK 
-Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp ? 
-Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết ?
Đại diện các nhomù báo cáo ,các nhóm khác bổ sung .GV kết luận ghi bảng .
Không khí là hỗn hợp vì thành phần của nó bao gồm : ni-tơ, ô-xi ,các –bô-nic, bụi bặm và hơi nước 
-Một số hỗn hợp như : gạo lẫn trấu ,cám lẫn gạo ,đường lẫn cát 
 3, Tách các chất ra khỏi hỗn hợp :
+Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp .
+Chuẩn bị : Chuẩn bị theo nhóm .
Một bảng con và phấn viết .Vật phát ra âm thanh .
+Cách tiến hành :
GV giơ tranh đếm nhịp thước từ 1-15 cho HS lựa chọn .HS giơ bảng viết đáp án .1em là thư kí ghi lại kết quả cho các nhóm .
+Hình 1 :Là lắng .Để cho chất rắn trong nước (trong chất lỏng )từ từ lắng xuống đáy cốc 
+Hình 2: Sàng ,sảy.Dùng cái sàng và cái dần để làm cho vỏ trấu bay ra ngoài theo nhịp lắc tròn .
+Hình 3: Lọc .Cho nước qua một bình lọc có nhiều lớp ,nước sẽ trong trở lại .
GV nhận xét kết luận : Có 3 cách thông thường dùng để tách các chất trong một hỗn hợp : sàng ,sảy. Lọc, làm lắng .Tuỳ vào đặc đểm của hỗn hợp à ta chọn lọc phương pháp tách cho phù hợp.
4,Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp .
+Mục tiêu : HS biết cách tách một số chất ra khỏi hỗn hợp .
+ Cách tiến hành :
Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bốc thăm chọn hỗn hợp .Sau đó về nhóm thảo luận xem lựa chọn cách nào để tách hỗn hợp đó .
Cho HS ghi báo cáo theo mẫu sau :
+ Tách ra khỏi hỗn hợp .
-Chuẩn bị : ..
-Cách tiến hành :..
Bài 1: Thực hành “ Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước vàcát trắng .
-Chuẩn bị :
-Cách tiến hành:..
Bài 2:Thực hành “ Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước .
-Chuẩn bị :
-Cách tiến hành:..
Bài 3: Thực hành “ Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn.
-Chuẩn bị :
-Cách tiến hành:..
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .GV nhận xét bổ sung và nêu thêm câu hỏi củng cố kiến thức :Với những dạng hỗn hợp nào ta nên chọn cách lọc ,sàng ,sảy ,làm lắng ?Vì sao ?
3 ,Tổng kết bài :
+Nêu các cách có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp ? 2HS đọc mục Bạn cần biết .
Vận dụng bài học vào cụôc sống .Chuẩn bị bài sau : Dung dịch .
Nhận xét tiết học.
================================
Thứ sáu ngày11 tháng1 năm 2008.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU –TIẾT 36. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ : ĐỌC .
Đề chung do nhà trường ra.
========================
ÂM NHẠC –TIẾT 18.
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA HAI BÀI HÁT : 
NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA –ƯỚC MƠ
.ÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 4.
(Có người dạy )
==================================
TOÁN –TIẾT 90 .HÌNH THANG.
I,MỤC TIÊU :
Giúp học sinh hình thành được biểu tượng về hình thang.
Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang ,phân biệt được hình thang với một số hình đã học .
-Biết vẽ hình để rèn kĩ năng nhận dạng hình thang và một số đặc điểm của hính thang .
II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giấy kẻ ô vuông 1cm x 1cm, thước kẻ, ê ke ,kéo cắt .
III, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1 Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài thi của học sinh .
2,Dạy học bài mới :
a.Giới thiệu bài : GV nêu mục tiêu ,ghi đầu bài lên bảng .
b.Giảng bài mới :
*Hình thành biểu tượng về hình thang .
GV cho HS quan sát hình vẽ caí thang trong SGK ,nhận ra những đặc điểm của cái thangvà hình ảnh của hình thang . Sa đó yêu cầu HS quan sát hình vẽ trên bảng .
*Nhận biết một số đặc điểm của hình thang .
GV cho HS quan sát hình thang trên bảng ,yêu cầu các em trả lời các câu hỏi sau :
+ Hình thang ABCD có mấy cạnh ? 
( 4 cạnh : AB, DC, AD, BC). A B
+Các cạnh này có đặc điểm gì ?
 ( Cạnh đáy AB ,DC. Cạnh bên :AD,BC).
+Hai cạnh đáy của hình thang có đặc điểm gì ? D C
(Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện ,song song ).
HS trả lời GV nhận xét rút ra kết luận :
-Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song .Hai cạnh song song gọi là hai đáy ( đáy lớnDC và đáy bé AB )hai cạnh kia gọi là hai cạnh bên (BC và AD ).
GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình thang trong SGK và giới thiệu đưòng cao AH .Cho HS nêu nhận xét về đường cao AH và quan hệ giữa đường cao AH và hai đáy .
*Luyện tập –Thực hành :
Bài 1 : HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo cho nhau để kiểm tra kết quả .GV nhận xét và nêu lời giải .
Lời giải : Hình 1,3, 4 là hình thang .
Bài 2 : HS đọc yêu cầu và nội dung của bài .GV cho các em thảo luận nhóm bàn và đưa ra kết luận của nhóm .Các nhóm khác nhận xét bổ sung.GV nhận xét sửa chữa và đưa ra đáp án . (1)
 (2) (3)
+ Hình 1: Có 4cạnh,4 góc ,hai cặp cạnh đối diện song song ,4 góc vuông .
+Hình 2 : Có 4cạnh,4 góc ,hai cặp cạnh đối diện song song .
 + Hình 3:Có 4cạnh,4 góc , chỉ có một cặp cạnh đối diện song song.
Bài 4 :
 GV cho HS quan sát hình thang ABCD.
 Yêu cầu các em thảo luận nhóm bàn để đưa ra đặc điểm của hình thang ABCD. ?(Hình thang ABCD có góc BAD ,ADC là góc vuông; cạnh bên AD vuông góc với cạnh DC ).
 A B
 D C.
Sau đó đưa ra kết luận : Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông .
3,Củng cố –dặn dò :
Về nhà làm ø bài 3.Chuẩn bị bài sau :Diện tích hình thang. 
=========================================
TẬP LÀM VĂN –TIẾT 36. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ : VIẾT .
Đề chung do nhà trường ra.
 ====================================
.SINH HOẠT CUỐI TUẦN 18
I.MỤC TIÊU:
-Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần18.
-Triển khai công việc trong tuần 19 và công tác rèn luyện cho học kì 2.
 -Tuyên dương những em có ý thức ôn tập tốt và nhắc nhở bạn bè cùng tiến bộ 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ.
*Sơ kết tuần 18.
Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
 Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung.
 GV nhận xét chung ,bổ sung.
 +Đạo đức :
 -Thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động : Đi học đúng giờ , không nghỉ học vô lí do , ôn tập nghiêm túc ,thi cuối học kì đúng kế hoạch .
 -Tồn tại : Vẫn còn một số em ôn tập chưa nghiêm túc, đi học muộn . 
+Học tập :
 - Có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động họctập. Nhiều em tích cực học tập , tự giác ôn tập và nhắc nhở các bạn cùng ôn tập . Soạn hệ thống câu hỏi ôn tập cho các em bạn sao chép để ôn tập và thi cối học kì đạt kết quả tốt (Trinh, Nữ, Hiền, Hương, Huy, Sắc.. )
 - Tồn tại : Lớp còn ồn , một số em không chú ý ôn tập như : Yu.
+ Các hoạt động khác :
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường
Kế hoạch tuần 19.
 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần 18.
 - Cần phát huy những ưu diểm của học kì I .Chấm dứt một số tồn tại trong học kì I
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ hơn. 
3.Dặn dị : : 
Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ .
 Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà . Mua sắm chuẩn bị sách vở dụng cụ học tập cho học kì II.
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT17,18.doc