Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Môn: KHOA HỌC - Tiết 19:

Bài : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.

I / MỤC TIÊU:

-Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.

 -Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.

II / CHUẨN BỊ:

- Một số biển báo giao thông, hình sách giáo khoa, trò chơi “Đèn xanh-Đèn đỏ”.

- Sưu tầm một số thông tin về tai nạn giao thông tại địa phương, nguyên nhân dẫn đến tai nạn đó.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 560Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 19 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY TỐT
Người dạy: Nguyễn Trọng Liêm 
Ngày soạn: 28/10/2012 – Ngày dạy:30/10/2012
Dạy lớp: 5a1 – Trường TH Nguyễn Tri Phương
Môn: KHOA HỌC - Tiết 19: 
Bài : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
I / MỤC TIÊU: 
-Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
 -Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông.
II / CHUẨN BỊ:
- Một số biển báo giao thông, hình sách giáo khoa, trò chơi “Đèn xanh-Đèn đỏ”.
- Sưu tầm một số thông tin về tai nạn giao thông tại địa phương, nguyên nhân dẫn đến tai nạn đó.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ(6phút): 
HS1: Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị xâm hại?
HS2: Khi có nguy cơ bị xâm hại em phải làm gì?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Quan sát và thảo luận.
-Ghi bảng phần 1: Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
H: Kể về một tai nạn giao thông mà em biết.
H: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đó?
- GV cho HS làm việc theo cặp, quan sát các hình1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình; đồng thời đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những vi phạm đó. 
- GV yêu cầu HS nêu câu hỏi đối với từng hình, sau đó ghi ngắn gọn những nguyên nhân học sinh tìm ra.
H: Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong hình 1 
H: Tại sao có những việc làm vi phạm đó? 
H: Điều gìù có thể xảy ra đối với những người đi bộ dưới lòng đường? (Hoặc trong tình huống nào người đi bộ dưới lòng đường co ùthể bị nguy hiểm?...)
*Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 2: 
* Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 3: 
* Câu hỏi có thể đặt ra đối với hình 4: 
 GV Kết luận:
-Một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ.
+Giáo dục HS không mắc phải các nguyên nhân trên.
HĐ2: Quan sát và thảo luận.: 
Ghi bảng phần 2: Một số biện pháp an toàn giao thông.
GV giao việc cho các nhóm:
H: Nêu những việc cần làm đối với người tham gia giao thông trong hình .; GV nhận xét bổ sung.
-Tiếp theo, GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một biện pháp an toàn giao thông.
GV ghi lại một số ý kiến lên bảng và tóm tắt, kết luân chung.
+ Giáo dục HS ý thức khi tham gia giao thông( đi bên phải đường, đi xe đạp không đi hành hai, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm)
HĐ3: HS chơi trò chơi “Đèn xanh – Đèn đỏ”
- GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn chơi.
(nếu còn thời gian cho chơi trò chơi Đoán tên biển báo giao thông)
-Tuyên dương những bạn tốt và phạt những bạn sai.
- Gọi 2 HS lên bảng.
+ HS đọc bài học.
+ HS nêu như bài học.
+-Sgk/ 40
- HS kể:
- HS nêu:
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình1, 2, 3, 4 trang 40 SGK, cùng phát hiện và chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình; đồng thời đặt ra các câu hỏi để nêu được hậu quả có thể xảy ra của những vi phạm đó. 
* Đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn khác trong cặp trả lời.
- Người đi bộ đi dưới lòng đường, trẻ em chơi dưới lòng đường.
- Hàng quán lấn chiếm vỉa hè.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Điều đó có thể xảy ra nếu cố ý vượt đèn đỏ.
- Điều đó có thể xảy ra đối với những người đi xe đạp hàng 3?
- Điều gì có thể xảy ra đối với những người chở hàng cồng kềnh.?
 Ví dụ: - Vỉa hè bị lấn chiếm.
- Người đi bộ hay đi xe không đúng phần đường quy định.
-HS nghe
Làm việc nhóm – cùng quan sát các hình 5, 6, 7 trang 41 SGK và phát hiện những việc cần làm đối với người tham gia giao thông. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Hình 5: Thể hiện việc HS được học về Luật giao thông đường bộ.
- Hình 6: Một bạn HS đi xe đạp sát lề đường bên phải và có đội mũ bảo hiểm.
- Hình 7: Những người đi xe máy đi đúng phần đường quy định. 
- HS nêu
- GV cho cả lớp chơi.
3-Củng cố(3phút): * GV yêu cầu HS đọc nội dung trên bảng.
 GD hS thực hiện tốt an toàn giao thông. Tham gia thi “Giao thông thông minh trên In ter net”, theo dõi các bản tin ATGT trên ti vi, tham gia tốt các hoạt động tuyên truyền.
4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
– GV nhận xét tiết học - HS Ghi bài.
-------------------------------------------------------------------------------------
GIÁO ÁN DẠY TỐT
Người dạy: Nguyễn Trọng Liêm 
Ngày soạn: 28/10/2012 – Ngày dạy:30/10/2012
Dạy lớp: 5a1 – Trường TH Nguyễn Tri Phương
Môn: TOÁN - Tiết 50:
Bài: TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN.
I/ MỤC TIÊU: Biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân 
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bảng số của bài tập 2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): 
 -GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới : Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn tính tổng nhiều số thập phân.
a) Ví dụ 1
- GV nêu bài toán ví dụ: Có ba thùng đựng dầu, thùng thứ nhất có 27,5l, thùng thứ hai có 36,75l, thùng thứ ba có 14,5l. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít dầu?
-H: Làm thế nào để tính tổng số lít dầu trong cả 3 thùng?
-GV: Dựa vào cách tính tổng hai số thập ta tính tổng của ba, hay nhiều số thập phân
 27,5 +36,75 +14,5 = ?
- GV nhận xét: Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
- GV đặt tính, yêu cầu HS cả lớp cùng thực hiện phép tính trên.
- GV nhắc lại cách thực hiện tính “Tổng của nhiều số thập phân cũng gồm có 3 bước .”
b) Ví dụ 2
- Độ dài các cạnh lần lượt : 8,7dm; 6,25dm; 10dm. Tính chu vi của hình tam giác . 
- H: Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
GV chốt lại cách tính chu vi tam giác.
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó 
H: Em hãy nêu cách tính tổng: 8,7+6,25 +10.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét.
HĐ2: Luyện tập - Thực hành.
Bài 1.(a,b) GV sửa lại đề: Đặt tính rồi tính.
- GV viết đề, 
HS cả lớp làm bài vào vở, GV chấm một số vở
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập:
Bài 1: Tính:
a/ 2,34 + 12 = 
 b/ 0,123 + 12,4 = 
-3 HS khác mang vở lên chấm.
- 1 Hs nêu quy tắc muốn cộng hai số thập phân
-GV tóm tắt, sau đó cho HS nêu lại bài toán dựa vào tóm tắt:
 Tóm tắt:
Thùng I: 27,5l
Thùng II: 36,75l ? lít
Thùng III: 14,5l
- Em làm phép cộng.
- HS nêu: Tính tổng 27,5+36,75 +14,5.
- HS nêu lại quy tắc
- HS trao đổi với nhau và cùng tính:
 27,5 .
 + 36,75 
 14,5
 78,75
Trình bày thành bài giải:
 Bài giải:
Số lít dầu cả ba thùng là:
 27,5 +36,75 +14,5 = 78,75 (l)
 Đáp số: 78,75 l
HS lắng nghe.
-GV tóm tắt, sau đó cho HS nêu lại bài toán dựa vào tóm tắt:
 Tóm tắt:
6,25 dm 8,7 dm
 10 dm
Tính chu vi tam giác trên?
- HS nêu.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- HS vừa lên bảng nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến để thống nhất :
 Bài giải:
Chu vi hình tam giác là:
 8,7+6,25 +10 = 24,95 (dm) Đáp số: 24,95 dm 
* Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
* Cộng như cộng với các số tự nhiên.
* Viết dấu phẩy vào tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
- HS nghe và tự phân tích bài toán và rút ra quy tắc:
- HS: Muốn tính chu vi của hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh( cùng đơn vị đo)
- 2 HS lên bảng làm bài, 
a) b) 
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV chữa bài, sau đó hỏi: Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì?
- GV nhận xét và ghi điểm HS.
Bài 2.
- Ghi đề bài.
- GV phát phiếu yêu cầu HS làm theo nhóm tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a +(b+c) 
- HS nhận xét bài bạn cả về cách đặt tính và kết quả.
- Dấu phẩy ở kết quả phải thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng.
Bài 2.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS làm theo nhóm vào phiếu
a
b
c
(a+b)+c
a+(b+c)
2,5
6,8
1,2
(2,5+6,8)+1,2=10,5
2,5+(6,8+1,2)=10,5
1,34
0,52
4
(1,34+0,52)+4=5,86
1,34+(0,52+4)=5,86
- GV kiểm tra các nhóm, thu phiếu, treo đáp án, nhận xét qua các phiếu
- GV hỏi:
+ HS so sánh giá trị của biểu thức (a+b)+c với giá trị của biểu thức a+(b+c) khi a=2,5; b=6,8; c=1,2.
+ HS so sánh giá trị của biểu thức (a+b)+c với giá trị của biểu thức a+(b+c) khi a=1,34 b=0,52; c=4.
+ Vậy giá trị của biểu thức (a+b)+c như thế nào so với biểu thức a+(b+c) khi ta thay các chữ bằng cùng một bộ số?
- GV viết lên bảng:
 (a+b)+c = a+(b+c).
- GV hỏi: Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên?
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- Gv hỏi: Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, ví sao?
- HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân
Bài 3 (a,c)
- HS đọc đề bài toán.
4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nộp phiếu 
- HS trả lời:
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86.
+ Giá trị của hai biểu thức bằng nhau.
HS theo dõi ghi: 
(a+b)+c = a+(b+c).
- Khi học tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ta cũng có:
(a+b)+c = a+(b+c). ... 
-Ta lấy số km đi trong 4giờ,chia đều cho 4.
 Tóm tắt: ? km
 170 km
Bài giải:
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
 170 : 4 = 42,5 (km)
 Đáp số: 42,5 km
- HS nêu Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km.
- Ta lấy quãng đường chia cho thời gian
- HS nêu: v= s : t
- HS nhắc lại.
- HS nêu: 
+Người đi bộ khoảng: 5 km/ giờ
+ Xe đạp khoảng: 15 km/giờ
+ xe máy khoảng 35 km/giờ
+ Ô tô khoảng 50 km/giờ
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu, suy nghĩ giải bài toán.
- 1 em làm bảng, lớp làm nháp.
Tóm tắt: s: 60 m
 t: 10 giây
 v: ? m/s
- Là m/ giây.
Bài giải:
Vận tốc chạy của người đó là.
 60 : 10 = 6 ( m/ giây)
 Đáp số: 6m/s
- HS nhắc lại.
* Thực hành: 
Bài 1: 1 em đọc đề bài.
- 1 em làm bảng - lớp làm vở.
Vận tốc của xe máy là:
 105 : 3 = 35 ( km / giờ )
 Đáp số: 35 km / giờ 
- HS khác nhận xét bài trên bảng bổ sung.
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
- HS cùng thảo luận 
- Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Vận tốc của máy bay là
 1800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ)
 Đáp số: 720 km/ giờ
	3- Củng cố, dặn dò(3phút): HS nêu nôïi dung bài học.
 BT thực tiễn: Khi đi xe cần tuân theo đúng luật giao thông, không đi với vận tốc quá nhanh sẽ xảy ra tai nạn.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học.
... ..
GIÁO ÁN DẠY TỐT
Người dạy: Nguyễn Trọng Liêm 
Ngày soạn: 2/10/2012 – Ngày dạy:4/10/2012
Dạy lớp: 5a1 – Trường TH Nguyễn Tri Phương
Môn: Tập đọc - Tiết 13:
 Bài: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
I .MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Hiểu một số từ ngữ trong câu chuyện.
-Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn của con người.
2. Kỹ năng:
-Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-ri-xôn, Xi-xin.
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện phù hợp những tình tiết bất ngờ của câu chuỵên.
3. Thái độ:
-GD HS yêu loài vật, Biết bảo vệ môi trường tự nhiên, giáo dục ý thức BV các loài vật.
II .CHUẨN BỊ:
GV: Tìm hiểu thông tin về cá heo, tranh sgk, bảng phụ ghi câu văn dài và ghi nội dung bài.
HS: Sưu tầm câu chuyện khác nói về cá heo, chuẩn bị bài mới và học bài cũ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:5’
-GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ và trả lời câu hỏi theo đoạn..
+ Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào?
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới :32’
a.Giới thiệu bài.
-Giới thiệu bài.( sgv)
-Dẫn dắt và ghi tên bài+tác giả
 b. HD HS Luyện đọcvà tìm hiểu bài:
*HĐ1: Luyện đọc đúng
-GV gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV HD chia làm 4 đoạn.
-HD đọc “Đoạn 1: đọc chậm hai câu đầu và nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm; Các đoạn còn lại: giọng sảng khoái, thán phục cá heo ”
-Cho HS đọc nối tiếp lần 1, GV theo dõi ghi từ khó:VD: A-ri-tôn, Xi-xin, boong tàu, sửng sốt, buồm..
-Đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
-Hướng dẫn hiểu thêm nghĩa từ ngữ: nước Hy Nạp cổ.
-HD HS luyện đọc câu dài: “Khi tiếng đàn .tài ba”
-Cho HS đọc nối tiếp lần 3
- Theo dõi HS đọc, giúp HS đọc tốt.
- Đọc diễn cảm toàn bài
*HĐ2: Tìm hiểu bài
-Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
Ý 1: A – ri – ôn bị bọn cướp uy hiếp.
 -Y/c HS đọc thầm đoạn 2,3 và TLCH
- Điều kỳ lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
GV dán tranh cho HS quan sát.
- Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu , đáng quý ở điểm nào ?
Ý 2: Ca ngợi cá heo thông minh, là người bạn tốt của con người.
(Giảng: Cá heo là loài thú: Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Thường được nuôi làm xiếc)
- Em có nhận xét gì về cách đối xử của đám thủy thủ đối với nghệ sĩ A- ri –ôn ?
- Em có nhận xét gì về cách đối xử của ø đàn cá heo đối với nghệ sĩ A- ri –ôn ?
- Y/c HS nêu ý nghĩa bài.
-GV chốt 
-GD HS yêu loài vật, Biết bảo vệ môi trường tự nhiên, giáo dục ý thức BV các loài vật.
*HĐ3: Đọc diễn cảm
-Gọi HS đọc bài, cho HS cảm thụ đoạn hay, chọn đoạn đọc diễn cảm (đoạn 2)
-HD cách đọc diễn cảm (đoạn 2)
-GV đọc mẫu 1 lần.
-HD đọc cặp
-Cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, khen, cho điểm những HS đọc tốt
3.Củng cố dặn dò:3’
-Nêu nội dung chính của bài?
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và tìm thêm những câu chuyện về loài cá heo thông minh, về nhà đọc trước bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
GV nhận xét tiết học. Khen những em đọc tốt.
-2 HS đọc bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít” + TLCH
+ Vì cụ đã đáp lời hắn một cách lạnh lùng bằng tiếng Pháp mặc dù cụ biết tiếng Đức.
+ Là một nhà văn quốc tế
HS nêu nội dung bài
HS dưới lớp nhận xét
HS quan sát tranh chủ điểm/63
-HS nhắc lại tên bài+ mở sgk/64
-1 Hs đọc cả bài.Cả lớp đọc thầm 
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn.
(Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)
-HS nghe.
-4 HS đọc đoạn nối tiếp.
-HS luyện đọc từ khó:
-4 HS đọc đoạn nối tiếp, 1 HS đọc chú giải.
-Là nước Hy Nạp ngày nay, thuộc Châu Aâu, thời Hy Nạp cổ đất nước này rất hùng mạnh, từng đi bành trướng và chiếm nhiều vùng đất như Ai cập, Ba Tư, Aán Độ, nói đến Hy Nạp cổ giúp chúng ta nhớ đến bộ truyền thuyết Thần thoại Hy Nạp, đây còn là nơi đầu tiên ra đời Thế vận hội Olympic
- 3 HS đọc đúng câu dài
-4 em đọc nối tiếp đoạn
-HS nhận xét
-Lắng nghe
-Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham cướp hết tặng vật của ông , đòi giết ông.
- Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu ,say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
-Vì cá heo biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ, đã cứu khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của con người.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS nêu.
-Ca ngợi sự thông minh, tình cảm đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn tốt của con người
-3 em đọc ba đoạn
-HS theo dõi sự hướng dẫn của GV.
-Lắng nghe
Nhóm 2, nhận xét bạn trong nhóm.
-Một số HS đọc diễn cảm đoạn 2
-HS nối tiếp nhau thi đọc diễn cảm đoạn văn, giọng phù hợp với nội dung của đoạn
-Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
-Vài em nêu
-Dán nội dung bài “Câu chuyện ca ngợi cá heo là loài vật thông minh và được coi là người bạn tốt của con người”
HS nghe, ghi vở
 ..
GIÁO ÁN DẠY TỐT
Người dạy: Nguyễn Trọng Liêm 
Ngày soạn: 2/10/2012 – Ngày dạy:4/10/2012
Dạy lớp: 5a1 – Trường TH Nguyễn Tri Phương
	Môn: TOÁN - Tiết 31: 
Bài : LUYỆN TẬP CHUNG.
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
- Quan hệ giữa 1 và ; và ; và .
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
2. Kỹ năng:
HS biết tính nhanh, đúng, cẩn thận khi làm bài, trình bày sạch đẹp.
3. Thái độ:
Giáo dục HS yêu thích môn học, vận dụng vào thực tiễn.
II.CHUẨN BỊ:
GV: bảng nhóm, phiếu bài tập.
HS: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.	
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:5’
-Gọi 2 HS lên bảng
- Gọi thêm 3 em mang vở ở nhà lên chấm, GV đi kiểm tra vở bài tập dưới lớp
-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới : 32’
a.Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, GV gợi ý cách làm sau đó HSø tự làm bài.
VD hỏi 6 gấp mấy lần 3, làm phép tính gì ..
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài: 
- Cho HS giải thích cách tìm thành phần chưa biết của từng câu:
- HDHS nhắc lại Cách thực hiện phép cộng trừ hai phân số khác mẫu số và HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong phép cộng, số bị trừ chưa biết trong phép trừ, thừa số chưa biết trong phép nhân, số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích cách giải. 
-Giáo viên nhận xét, sửa sai và cho điểm HS.
Bài 3 (HĐ nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc đềø bài toán.
-Cho HS nêu cách tìm số trung bình cộng: 
- GV phát phiếu bài tập cho các nhóm: 
Tóm tắt: Giờ thứ I: 2/15 bể
 Giờ thứ II: 1/ 5 bể
 TB mỗi giờ ... ?.phần bể 
- GV cho các nhóm nhận xét, sau đó chữa nhóm trên bảng và nhận xét các nhóm còn lại và cho điếm HS+ tuyên dương.
3- Củng cố,dặn dò: 3
- GD: vận dụng bài học vào thực tiễn, 
-Dặn dò HS về nhà ôn bài , làm BT: 4 và chuẩn bị bài sau “Khái niệm
-GV nhận xét tiết học
2 HS lên bảng mang vở ở nhà lên và làm bài về nhà.
HS dưới lớp nhận xét bạn.
-HS làm bài vào vở, 3 em lên bảng chữa bài. 
a) 1:
b) (lần)
c) (lần)
- HS đọc đề bài 
-Cho HS làm vở, GV theo dõi và chấm, sau đó cho 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp tiếp tục làm bài vào vở 
- HS chữa bài của bạn trên bảng lớp.
a) , , 
b), , 
c) d)
-HS dưới lớp nhận xét bạn trên bảng. 
- 1 HS đọc đề bài toán, HS cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS nêu, các em học sinh khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Trung bình cộng của các số bằng tổng của các số đó chia cho các số hạng.
- 1 nhóm làm bảng nhóm sau đó lên bảng treo, các nhóm còn lại làm phiếu và nộp cho GV 
- Các nhóm nhận xét nhóm treo trên bảng.
 Bài giải
 Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là :
 (bể nước)
 Đáp số: bể
 -Nêu lại 1 số nội dung chính trong bài
- (Nếu còn thời gian HS nêu lại cách tính các thành phần chưa biết của phép tính)
-Ghi bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docday tot.doc