TOÁN ( TIẾT91 ) DIỆN TÍCH HÌNH THANG.
I/ MỤC TIÊU: Giúp các em
-Hình thành công thức tính diện tích của hình thang
-Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV có bảng phụ và các miếng bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK
HS có giấy kẻ ô vuông , thước , kéo
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Bài cũ : “ Hình thang “
1 HS lên bảng vẽ hình thang và nêu một số đặc điểm của hình thang. Kết hợp hỏi cá nhân dưới lớp .
GV nhận xét ghi điểm .
HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2007 -2008 TUẦN 19 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2008. TOÁN ( TIẾT91 ) DIỆN TÍCH HÌNH THANG. I/ MỤC TIÊU: Giúp các em -Hình thành công thức tính diện tích của hình thang -Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải các bài tập có liên quan. II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV có bảng phụ và các miếng bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK HS có giấy kẻ ô vuông , thước , kéo III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Bài cũ : “ Hình thang “ 1 HS lên bảng vẽ hình thang và nêu một số đặc điểm của hình thang. Kết hợp hỏi cá nhân dưới lớp . GV nhận xét ghi điểm . 2/ Bài mới *Hình thành công thức tính diện tích hình thang : Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD đã cho GV sử dụng các miếng bìa đã chuẩn bị như SGK và hướng dẫn HS nhận ra : -Xác định trung điểm M của cạnh BC rồi cắt rời hình tam giác ABM sau đó ghép lại để được hình tam giác ADK. - Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK - Một em nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK ( lấy cạnh đáy DK nhân với chiều cao AH rồi chia cho 2 ) - HS nêu mối quan hệ giữa các cạnh của 2 hình (DK = DC + CK ma øDC + CK = DC + AB ) - Rút ra cách giải như SGK * GV kết luận và nêu công thức tính diện tích hình thang lên bảng Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao ( cùng một đơn vị đo ) rồi chia cho 2 - Gọi một số em nhắc lại quy tắc . GV yêu cầu HS xác định muốn tính được diện tích hình thang ta cần biết gì theo công thức đã cho ? ( Độ dài hai đáy và chiều cao ) *Thực hành : Bài 1 :HS đọc đề và làm bài vào bảng con – Từng em lên bảng làm – Chữa bài .GV lưu ý các em cách trình bày . a/ S = ( 12 + 8 ) 5 : 2 = 50 cm2 b/ S = ( 9,4 + 6,6 ) 10,5 : 2 = 84 m2 Bài 2 :HS đọc đề và quan sát hình vẽ trong sách , thảo luận nhóm đôi , và làm bài . 2 em làm bài vào phiếu lớn để dán bảng – Chữa bài : a / Diện tích hình thang là ( 4 + 9 ) 5 : 2 = 32,5 cm2 b / Diện tích hình thang là ( 3+ 7 ) 4 : 2 = 20 cm2 Lưu ý : HS phải xác định được cạnh bên vuông góc với hai đáy chính là chiều cao của hình thang đó . Bài 3 : HS đọc đề - tóm tắt và làm bài vào vở – Chữa bài Bài giải Chiều cao của thửa ruộng hình thang là : ( 110 + 90,2 ) : 2 = 100,1 ( m ) Diện tích hình thang là : ( 110 + 90,2 ) 100,1 : 2 =10 020,01 ( m2 ) Đáp số : 10 020,01 m2 3 / Củng cố – dặn dò : 1em nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang .GV giới thiệu bài thơ về tính diện tích hình thang. GV nhận xét giờ học – Nhắc HS về học quy tắc , xem lại bài và chuẩn bị bài sau : “ Luyện tập ” ============================ ĐẠO ĐỨC- TIẾT 19. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1). I/MỤC TIÊU:Học xong bài này ,HS biết: -Mọi người phải yêu quê hương. -Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng mình. -Yêu quý , tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng tình với những việc làm góp phần bảo vệ quê hương. II/TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: -Giấy, bút, thẻ màu, các bài thơ, bài hát... nói về tình yêu quê hương. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦØ YẾU: *Hoạt động1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em” -Yêu cầu HS đọc truyện trước lớp, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi sau: +Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa? ( Vì cây đa là biểu tượng của quê hương..cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người) +Hà gắn bó với cây đa như thế nào? ( Mỗi lần về quê Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa) +Bạn Hà đóng góp tiền để làm gì?( để chữa cho cây sau trận lụt) +Những việc làm của Hả thể hiện tình cảm gì với quê hương?(Bạn rất yêu quý quê hương) +Qua câu chuyện của bạn Hà , em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào?(..Yêu quí và bảo vệ quê hương) *Hoạt động2: Các việc làm thể hiện tình yêu quê hương. -HS đọc bài tập 1 SGK, trao đổi theo cặp, đại diện lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. -GV kết luận:Trường hợp(a),(b),(c),(d),(e) thể hiện tình yêu quê hương. -2HS đọc phần ghi nhớ SGK. *Hoạt động3: Liên hệ thực tế -HS trao đổi với nhau theo gợi ý sau : +Quê bạn ở đâu? +Bạn biết những gì về quê hương mình? -Một số em trình bày trước lớp, các em khác có thể nêu câu hỏi mình quan tâm. -GV kết luận và khen một số em đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.GV cho HS xem 1 bức tranh giới thiệu về quê hương( quê hương của đa số HS) -GV liên hệ GDHS:Quê hương là những gì gần gũi, gắn bó lâu dài với chúng ta. Nơi đó chúng ta được nuôi nấng và lớn lên. Nơi đó gắn bó với chúng ta bằng những điều giản dị: dòng sông , bến nước, đồng cỏ , sân chơi .. Quê hương là thiêng liêng. -1em hát bài “Quê hương” *Hoạt động nối tiếp: -Mỗi HS vẽ 1 bức tranh nói về việc làm em mong muốn thục hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh ảnh về quê hương -Các nhóm chuẩn bị những bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương. =============================== TÂÏP ĐỌC –TIẾT 37 : NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT . I / MỤC TIÊU : Theo Hà Văn Cầu –Vũ Đình Phòng. 1 / Biết đọc đúng một văn bản kịch . +Cụ thể : - Đọc phân biệt lời các nhân vậït ( anh Thành , anh Lê ) , lời tác giả . - Đọc đúng ngữ điệu các câu kể , câu hỏi ,câu khiến ,câu cảm phù hợp với tính cách , tâm trạng của từng nhân vật . - Biết phân vai đọc diễn cảm đoạn kịch . 2 / Hiểu nội dung phần 1 : (Tâm trạng của Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân. ) II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn các từ , cụm từ đoạn kịch cần hướng dẫn .HS luyện đọc III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1/ Bài cũ : HS kiểm tra chéo sách vở của nhau. GV cho HS nhận xét – GV nhận xét chung . 2/ Bài mới : a.Giới thiệu bài – ghi đề . b.Giảng bài mới : * Hướng dẫn luyện đọc : - GV đọc diễn cảm đoạn kịch , chú ý phân biệt lời các nhân vật - 1 em đọc - GV chia đoạn - 3 em đọc theo đoạn : - Đoạn 1 : Từ đầu .. vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? - Đoạn 2 : Anh Lê này Sài Gòn này nữa. - Đoạn 3: Phần còn lại . - GV hướng dẫn đọc từ khó ( đã viết trên bảng ) - 1 em đọc chú giải - GV giải nghĩa thêm một số từ khó : HS đọc nối tiếp lần 2 – GV sửa sai .HS đọc theo cặp . * Tìm hiểu bài : GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm , trao đổi về nội dung trích đoạn theo hệ thống câu hỏi trong SGK - Đại diện nhóm trình bày kết quả - Lớp nhận xét bổ sung , chốt lại ý kiến đúng : +Câu 1:Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? ( Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn ) +Câu 2: Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân ,tới nước ? ( Chúng ta là đồng bào , cùng máu đỏ da vàng với nhau .Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt ) + Câu 3:Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau .Hãy tìm chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy ? (Những chi tiết cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau:Anh Lê gặp anh Thành thông báo là đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.Anh Thành thường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê rõ nhất là hai lần đối thoại +Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì ? +Anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-luLô-ba thì ờ ..anh là người nước nào ? +Anh Lê nói : Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến ,không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa. +Anh Thành trả lời : vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn Hoa Kì . GV giải thích thêm: Sở dĩ câu chuyện giữa hai người nhiều lúc không ăn nhập vì mỗi người theo đuổi một suy nghĩ khác nhau.Anh Lê chỉ nghĩ đến công việc làm ăn của bạn ,đến cuộc sống hàng ngày .Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước cứu dân . Hướng dẫn học sinh nêu nội dung bài ,GV nhận xét bổ sung ghi bảng. + Nội dung bài : Câu chuyện cho thấy tâm trạng trăn trở ,day dứt của Nguyễn Tất Thành tìm con đường cứu nước, cứu dân. *Đọc diễn cảm: GV mời 3 em đọc phân vai : Anh Thành ,anh Lê ,người dẫn chuyện. -GV đính bảng phụ ghi đoạn cần đọc và hướng dẫn đọc . GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm đoạn 1 -2 lớp nhận xét bạn đọc diễn cảm nhất GV đọc mẫu ,yêu cầu HS phát hiện cách đọc - 1em đọc – Lớp đọc theo cặp . - HS thi đọc trước lớp . HS đọc theo vai từng nhân vật . Lớp nhận xét bổ sung .GV ghi điểm . 3 / Củõng cố – dặn dò : +Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là người như thế nào ?(HS phát biểu GV liên hệ giáo dục ).GV nhận xét giờ học . Dặn HS về luyện đọc lại . Xem bài sau : “ Người công dân số một ( tiếp theo ). =============================== KĨ THUẬT: NUÔI DƯỠNG GÀ I./ MỤC TIÊU :HS cần phải : -Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà. -Biết cách cho gà ăn, uống. -Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . Hình ảnh minh hoạ cho bài học SGK III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1/ Kiểm tra bài cũ: 2HS trả lời câu hỏi Nêu tác dụng và sử dụng thức ăn cung cấp chất đạm, chất khoáng, vi- ta- min, thức ăn tổng hợp ? GV nhận xét lưu chứng cứ 2/ Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài ghi đề . Giảng bài mới : *Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà GV nêu khái niệm : Công việc cho gà ăn, uốngđược gọi chung là nuuôi dưỡng. Hướng dẫn HS đọc mục nội dung mục SGKđẻ trả lời câu hỏi -Nêu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng ga ... câu được nối với nhau theo mấy cách ? ( Hai cách : dùng từ có tác dụng nối ; dùng dấu câu để nối trực tiếp ) *Phần ghi nhớ: -Vài HS đọc phần ghi nhớ SGK. -HS xung phong đọc thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp. *.Luyện tập: +Bài tập1: -2 HS nối tiếp đọc đề bài ,tự làm BT vào vở. -Nhiều HS phát biểu ý kiến ,Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng: +Đoạn có 1 câu ghép với 4 vế câu Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng(2trạng ngữ) thì tinh thần ấy lại sôi nổi,/nó kết thành...to lớn,/ nó lướt qua...khó khăn,/nó nhận chìm ...lũ cướp nước.(4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy.Từ thì nối trạng ngữ với các vế câu) +Đoạn b có 1 câu ghép với 3 vế câu Nó nghiến răng ken két,/ nó cưỡng lại anh,/ nó không chịu khuất phục.(3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế có dấu phẩy) +Đoạn c có 1 câu ghép với 3 vế câu: Chiếc lá thoáng tròng trành,/ chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng/ rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ trôi dòng.(Vế 1 và2 nối với nhau trực tiếp giữa 2 vế có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi) *Bài tập2:-HS đọc yêu cầu đề bài -GV nhắc HS chú ý:Đoạn văn( từ 3-5 câu ) tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép. Các em hãy viết đoạn văn một cách tự nhiên; sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại. -GV mời 1-2 HS đọc mẫu bài làm .VD; +Lan Anh là bạn thân nhất của em.Bạn thật xinh xắn và dễ thương. vóc người thanh mảnh,/ dáng đi nhanh nhẹn, /mái tóc cắt ngắn gọn gàng.(Câu 3 là câu ghép) +Em muốn kể ve àbạn học sinh giỏi nhất lớp. Bạn tên là Dũng.Vì dáng người thấp bé nhất lớp nên lúc nào bạn cũng được cô xếp ngồi đầu bàn.(Câu 3 là câu ghép gồm 2vế câu,các vế câu gắn với nhau bằng cặp từ chỉ quan hệ vì -nên) -HS viết đoạn văn, 2 em viết vào giấy khổ to. -HS nối tiếp đọc đoạn văn.GV mời những HS làm bài trên giấy dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả.Cả lớp và GV nhận xét ,góp ý. 3. Củng cố , dặn dò: -HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách nối các vế câu ghép. -GV nhận xét tiết học.Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. ============================================= ÂM NHẠC –TIẾT 19 . HỌC HÁT BÀI HÁT CHÚC MỪNG. (Có người dạy ) ============================================= TOÁN( TIẾT 95 ): CHU VI HÌNH TRÒN I/MỤC TIÊU: -HS nắm được qui tắc , công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. -HS làm bài thành thạo ,chính xác. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ : Đường tròn ,hình tròn 2,Dạy học bài mới : a.Giới thiệu bài : Chu vi hình tròn . b.Giảng bài mới : *.Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn: a)Mô tả việc xác định chu vi hình tròn: -GV vừa làm vừa giải thích: Lấy bìa cứng, vẽ và cắt 1 hình tròn có bán kính 2cm. Ta đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn. -Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên một cái thước có vạch cm và mm. Ta cho hình tròn lăn một vòng trên thước đó thì thấy rằng điểm A lăn đến vị trí điểm B nằm giữa vị trí12,5cm và 12,6cm trên thước kẻ.Độ dài của đường tròn bán kính 2m chính là độ dài của đoạn thẳng AB. -Độ dài của đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. -Như vậy hình tròn có bán kính2cm có chu vi khoảng12,5cm đến 12,6cm hoặc hình tròn đường kính 4cm có chu vi trong khoảng12,5cm đến 12,6cm. A B Trong toán học ,người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính 4cm với số3,14: 4 3,14 =2,56(cm) b)Qui tắc: Từ VD trên GV gợi ý HS nêu qui tắc tính chu vi hình tròn -Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào? ( Lấy đường kính nhân với số 3,14 hoặc lấy2 lần bán kính nhân với số 3,14 )- Vài HS nhắc lại qui tắc C=d3,14 hoặc C=r23,14 C: chu vi hình tròn ,d: đường kính hình tròn ,r : bán kính hình tròn. c)HS áp dụng tính chu vi hình tròn qua các VD1 ,2 *Ví dụ1: Tính chu vi hình tròn có đường kính 6cm. Chu vi hình tròn là: 63,14=18,84(cm) *Ví dụ 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính 5cm. Chu vi hình tròn là: 523,14=31,4(cm) 2. Thực hành: *Bài1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d-1HS lên bảng ,lớp làm vở d=0,6cm thì C= 0,63,14=1,884(m) d=2,5dm thì C=2,53,14=7,85(m) d=m thì C= 3,14=2,512(m ) *Bài 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r:HS trao đổi theo cặp a)r=2,75cm thì C=2,75=17,27(cm) b)r=6.5dm thì C=6,5(dm) c)r=m thì C==3,14(m) *Bài 3: Một bánh xe ô-tô có đường kính là 0,75m .Tính chu vi của bánh xe đó? -HS đọc yêu cầu ,GV gợi ý-1em lên bảng ,lớp làm vở ,chữa bài Bài giải: Chu vi của bánh xe là: 0,75=2,355(m) Đáp số:2,355m 3.Củng cố ,dặn dò: -HS nhắc lại cách tìm chu vi hình tròn. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm VBT ,học bài và chuẩn bị bài sau. ======================================== TẬP LÀM VĂN –TIẾT38. LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI .( Dựng đoạn kết bài). I/ MỤC TIÊU: .Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài .Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo 2 kiểu : mở rộng và không mở rộng. II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bảng phụ hoặc một tờ phiếu viết kiến thức đã học (từ lớp 4) về hai kiểu kiểu kết bài: +Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. +Kết bài mở rộng: từ hình ảnh, hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. -Bút dạ và một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT2,3. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ HS đọc các đoạn mở bài(BT2, tiết TLV trước) đã được viết lại. 2, Dạy bài mới a.Giới thiệu bài -Trong các tiết TLV trước, các em đã luyện tập viết đoạn mở bài trong văn tả người. Tiết học này, các em sẽ luyện tập viết đoạn kết bài. Đây là kiến thức các em đã học từ lớp 4. GV mời 1 HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài: không mở rộng và mở rộng. -GV mở bảng phụ viết hai cách kết bài, mời 1 HS đọc. b.Hướng dẫn HS luyện tập. +Bài tập 1 -Một HS đọc nội dung bài tập 1.Cả lớp đọc thầm lại hai đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.HS tiếp nối nhau phát biểu - chỉ ra sự khác nhau của kết bài a(KBa) và kết bài b(KBb), GV nhận xét, kết luận: Đoạn KBa- kết bài theo kiểu không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. Đoạn KBb- kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội. *Chú ý: Kết bài hoặc mở bài có thể chỉ có chỉ có một câu. Do đó, vẫn có thể gọi kết bài a(đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi) là đoạn kết bài . +Bài tập 2 : -Một hoặc hai HS đọc yêu cầu của BT và đọc lại 4 đề văn ở BT2 tiết luyện tập tả người(dựng đoạn mở bài), tr12(Tả một người thân trong gia đình em;Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em; Tả một ca sĩ đang biểu diễn; Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích). -GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài. -Năm, bảy HS nói tên đề bài mà các em chọn. -HS viết các đoạn kết bài. GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2-3 HS. -Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết. Mỗi em nói rõ đoạn trích của mình viết theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý. -GV mời những HS làm bài trên giấy, lên dán bài trên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp vàGV cùng phân tích, nhận xét đoạn viết. 3.Củng cố, dặn dò -HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong bài văn tả người. -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn kết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại các đoạn kết ; cả lớp chuẩn bị cho tiết TLV đầu tuần 20( Viết bài văn tả người) bằng cách đọc trước các đề bài, suy nghĩ về dàn ý của bài viết). ====================================== SINH HOẠT LỚP –TIẾT 19 SINH HOẠT CUỐI TUẦN. I.MỤC TIÊU: --Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần19. -Triển khai công việc trong tuần 20. -Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh htần giúp đỡ bạn bè. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ. 2, Tiến hành : .*Sơ kết tuần 19 Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung. GV nhận xét chung ,bổ sung. +Đạo đức : -Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động +Học tập : -Có đầy đủ đồ dùng học tậ và sách giáo khoa cho học kì II. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động họctập. Nhiều em tích cực học tập , mạnh dạn trong học tập chỗ nào chưa hiểu yêu cầu GV giảng laị + Các hoạt động khác : -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ . -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường. Kế hoạch tuần 20. -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Học chương trình tuần 20 theo thời khoá biểu. -10 phút đầu giờ cần cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 3.Dặn dị : : -Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ . -Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà **********************************************
Tài liệu đính kèm: