Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh

TOÁN - TIẾT111 XĂNG- TI -MÉT KHỐI.ĐỀ -XI -MÉT KHỐI

I-MỤC TIÊU: Giúp HS:

 -Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo.

-Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.

 -Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Bộ đồ dùng dạy học toán 5.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau :

H: Cho hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ và hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ thì thể tích của hình nào lớn hơn? Hãy giải thích vì sao?

-GV nhận xét- ghi điểm.

2-Bài mới :

a. GV giới thiệu bài : -Ghi đề bài lên bảng. “ Xăng ti-mét khối và Đề-xi-mét khối”

b. Giảng bài mới

Để đo thể tích người ta dùng những đơn vị : xăng-ti-mét khối và đề -xi-mét khối .

A- Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối:

-GV lần lượt giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm , cho HS quan sát, nhận xét.

-GV giới thiệu xăng-ti-mét khối và đề –xi-mét khối.

a) Xăng -ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.

Xăng –ti-mét khối viết tắt là : cm3

b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.

Đề xi-mét khối viết tắt là: dm3

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 23 - Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2008
TOÁN - TIẾT111 XĂNG- TI -MÉT KHỐI.ĐỀ -XI -MÉT KHỐI
I-MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 -Có biểu tượng về xăng-ti-mét khối ; đọc và viết đúng các số đo.
-Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
 -Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1- Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi sau :
H: Cho hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ và hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ thì thể tích của hình nào lớn hơn? Hãy giải thích vì sao?
-GV nhận xét- ghi điểm.
2-Bài mới :
a. GV giới thiệu bài : -Ghi đề bài lên bảng. “ Xăng ti-mét khối và Đề-xi-mét khối”
b. Giảng bài mới
Để đo thể tích người ta dùng những đơn vị : xăng-ti-mét khối và đề -xi-mét khối .
A- Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối và Đề-xi-mét khối:
-GV lần lượt giới thiệu từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm , cho HS quan sát, nhận xét.
-GV giới thiệu xăng-ti-mét khối và đề –xi-mét khối.
a) Xăng -ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm. 
Xăng –ti-mét khối viết tắt là : cm3
b) Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
Đề xi-mét khối viết tắt là: dm3
 1 dm3 = 1000cm3
c) Hình lập phương có cạnh 1dm gồm: 10 10 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm . Ta có :
_GV yêu cầu vài HS nhắc lại.
3.Luyện tập :
 Bài 1: -HS đọc yêu cầu bài tập .
 GV treo bảng phụ đã ghi các số liệu ( chuẩn bị sẵn) lên bảng.
-Yêu cầu lần lượt HS lên bảng hoàn thành bảng sau:
-Cả lớp làm bài vào vở.( đổi vở kiểm tra bài cho nhau) 
Viết số
Đọc số
76 cm3
Bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519 dm3
Năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08 dm3
Tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối
 cm3
Bốn phần năm xăng-ti-mét-khối
192 cm3
Một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001 dm3
Hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
 cm3
Ba phần tám xăng-ti-mét-khối
-GV nhận xét ghi điểm . 
Bài 2: HS đọc yêu cầu đề bài. 2 HS lên bảng làm
-GV yêu cầu HS làm bài vào vở 
-GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
a) 1dm3 = 1000cm3	 b) 2000cm3 = 2dm3	
5,8dm3 = 5800cm3	154000cm3 = 154dm3
 375dm3 = 375000cm3	490 000cm3 = 490dm3
 dm3 = 800cm3	 5 100cm3 = 5,1dm3
-Chấm bài một số em.
3-Củng cố dặn dò: 
H: 1dm3 bằng bao nhiêu cm3 ? 1cm3 bằng bao nhiêu đề-xi mét khối?
-Về nhà làm bài vàoVBT.
-GV nhận xét tiết học.
	===================================
ĐẠO ĐỨC-TIẾT 23 EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM.
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
-Tổ Quốc của em là Việt Nam; Tổ Quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
-Tích cực học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
-Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền
văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
-Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc ghi nhớ bài tiết trước 
Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài ghi đầu bài lên bảng 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.SGK
 - GV chia học sinh thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS quan sát tranh và nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
Cụ thể: Nhóm1: Tìm hiểu thông tin về văn hoá dân tộc Việt Nam.
 Nhóm 2: Tìm hiểu thông tin về kinh tế.
 Nhóm 3: Tìm hiểu thông tin về các công trình văn hoá nổi tiếng trên đất nước.
*Đại diện nhóm trình bày trước lớp- các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV kết luận: Việt Nam ta có nền văn hoá lâu đời,có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào.Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.Đặc biệt trong năm 2006 Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO ( tổ chức thương mại thế giới )đã thực sự có vị thế trên trường quốc tế hiện nay.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
 -GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS trình bày trước lớp theo sự hiểu biết của mình.
+Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam?(ví dụ như về diện tích vùng đất liền 330 000km2, nằm ở bán đảo Đông Nam Á , giáp với biển Đông , thuận lợi cho các loại hình giao thông và giao lưu với các nước ngoài ...)
+ Em nghĩ gì về đất nước con người Việt Nam?( Ví dụ như đất nước Việt Nam đang phát triển; đất nước Việt Namcó những truyền thống văn hoá quý báu ; đất nước Việt Nam là một đất nước hiếu khách ...) 
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?( chúng ta cần phải cố gắng học tập rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ Quốc.)
-GV nhận xét bổ sung và nêu kết luận:Tổ Quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ Quốc mình tự hào mình là người Việt Nam.
-Tuy nhiên đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ Quốc.
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3: Làm bài tập2 SGK.
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân vào vở BT. HS có thể trao đổi với bạn ngồi bên cạnh để có những ý kiến đúng,phù hợp hơn.
-Gọi một vài HS trình bày trước lớp.( Giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ,,
về văn miếu, về áo dài Việt Nam)
*Kết luận: Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh.
-Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại cuả dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
-Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường Đại học đầu tiên của nước ta.
-Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
	*Hoạt động nối tiếp:
-Về nhà sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh ảnh, sự kiện lịch sử.. có liên quan đến chủ đề Em yêu tổ quốc Việt Nam.
-Vẽ tranh về đất nước con người việt Nam.
-GV nhận xét tiết học.
==================================
TẬP ĐỌC -TIẾT 45 PHÂN XỬ TÀI TÌNH.
 (Nguyễn Đổng Chi )
I. MỤC TIÊU : 
-Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1)Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ “ Cao Bằng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài .
 GV nhận xét ghi điểm .
2)Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Ghi đầu bài lên bảng .
2) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc : 
-Một HS khá đọc toàn bài.
-GV chia đoạn : Bài có 3 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến .Bà này lấy trộm.
+Đoạn2: Tiếp theo đến  kẻ kia phải cúi đầu nhận tội .
+Đoạn 3: Phần còn lại.
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. GV kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài . ( quán ăn, vạn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn.); Giải nghĩa thêm từ : 
 “ Công đường” Nơi làm việc của quan lại” ;
 khung cửi: (công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ); 
 Niệm phật : ( đọc kinh lầm rầm để khấn phật)
-HS luyện đọc theo cặp.
-Một, hai HS đọc toàn bài .
-GV đọc mẫu bài văn .
b) Tìm hiểu bài :-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau : 
 + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ?( Về việc mình bị mất cắp vải . Người nọ tố cáo người kia lấy trộm vải của mình và nhờ quan phân xử.)
+ Quán ăn đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? 
(Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
 -Cho đòi người làm chứng nhưng không có người làm chứng.
 -Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, cũng không tìm được chứng cứ .
 -Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một mảnh .Thấy một trong hai nguời bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia.)
*Y/C HS đọc thầm đoạn 2: trả lời câu hỏi .
+Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
( Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé/ Vì quan hiểu người dững dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đã đổ mồ hôi , công sức dệt nên tấm vải .)
-GVkết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt:xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi vào ngõ cụt, bất ngờ được phá nhanh chóng.
 +Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa .(Quan án đã thực hiện các việc sau : 
- Cho gọi hết sư sãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra,giao cho mỗi người một nắm
thóc đã ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật .
- Tiến hành “ đánh đòn” tâm lí : “ Đức phật rất thiêng .Ai gian Phật sẽ làm cho thóc trong tay người đó nảy mầm” .
-Đứng quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay
cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì kẻ có tật thường hay giật mình ).
+Vì sao quan án lại dùng cách trên ? Chọn ý trả lời đúng ( )
( Phương án b –Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt )
GV : Quan án thông minh, nắm được đặc điểm tâm lí của những người ở chùa là tin vào sự linh thiêng của Đức Phật, lại hiểu kẻ có tật thường hay giật mình nên đã nghĩ ra cách trên để tìm ra kẻ gian một cách nhanh chóng, không cần tra khảo. 
GV hỏi : Quan án phá được các vụ án là nhờ đâu ? ( nhờ thông ... 
-Bảng lớp viết câu ghép ở BT 1( phần nhận xét)
-Bút dạ và một tờ phiếu khổ to viết 1 câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ở BT1; 3 băng giấy viết 3 câu ghép chưa hoàn chỉnh ở BT2( phần luyện tập )
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1 .Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng làm lại các bài tập 2 ở tiết trước
-GV nhận xét sữa chữa – ghi điểm .
2 Dạy bài mới :
a- Giới thiệu bài : ghi đầu bài lên bảng .
b- Phần nhận xét : 
Bài 1: -HS đọc yêu cầu BT1, phân tích cấu tạo của câu ghép đã cho.
-GV mời 1 HS lên bảng phân tích cấu tạo của câu ghép ( xác định hai vế câu, bộ phận C-V trong mỗi vế câu, khoanh tròn cặp QHT nối các vé câu.
* Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm ( do hai vế câu tạo thành)
Vế 1: Chẳng những Hồng chăm học -Chẳng những mà.. là cặp quan hệ từ
	 C V	 nối 2 vế câu.
Vế 2:	mà bạn ấy còn rất chăm làm 
	C	V	
GV : Câu văn sử dụng cặp quan hệ từ :
	Chẳng những mà .. thể hiện QH tăng tiến .
Bài tập 2: GV cho HS thảo luận nhóm đôi để tìm các cặp từ QH khác có thể thay thế cho cặp từ “ Chẳng những . Mà ” 	
-GV nhận xét rút ra kết luận : 
-Ngoài cặp QHT Chẳng những . Mànối các vế câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến, còn có thể sử dụng các cặp QHT khác như : không những. Mà ; không chỉmà;không phải chỉ..mà.;
Ví dụ : Không những Hồng chăm học àm bạn ấy còn rất chăm làm .
	Hồng không chỉ chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm .
( Lưu ý : chọn những câu có đủ cụm C-V ở mỗi vế câu .
*- Ghi nhớ : Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ .
-2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ ( không nhìn SGK)
4- Phần luyện tập:
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu BT1 ( đọc mẫu chuyện vui Người lái xe đảng trí).
-GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
+ Tìm trong truyện câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến .
+ Phân tích cấu tạo của câu ghép đó .
- GV yêu cầu HS gạch dưới câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến ; phân tích cấu tạo của câu ghép đó ( xác định hai vế câu, bộ phận C-V trong mỗi vế câu, khoanh tròn QHT nối các vế câu )
-Cho HS phát biểu trước lớp .
-GV dán tờ phiếu khổ to có ghi câu ghép, mời 1 HS lên bảng phân tích, chốt laọi lời giải đúng :
	Vế 1: Bọn bất lương ấy không chỉ ăn cắp tay lái.
	Vế 2: mà chúng còn lấy luôn cả bàn đạp phanh.
-GV hỏi HS về tính khôi hài của mẫu chuyện vui.( Anh chàng lái xe đãng trí đến mức ngồi nhầm vào hàng ghế sau lại tưởng đang ngồi vào sau tay lái.Sau khi hốt hoảng báo công an xe bị bọn trộm đột nhập mới nhận ra rằng mình nhầm.) 
Bài tập 2: -HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ làm bài .
-GV dán lên bảng 3 băng giấy viết các câu ghép chưa hoàn chỉnh; mời 3 HS lên bảng thi làm bài.Cả lớp và GV nhận xét, kết luận : 
a)Tiếng cười không chỉ đem lại niềm vui cho mọi người mà nó còn là liều thuốc trường sinh.
b) Không những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam .
-Chẳng những hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam .
c) Ngày nay ,trên đất nước ta, không chỉ công an làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an ninh mà mỗi một người dân đều có trách nhiệm bảo vệ công cuộc xây dựng hòa bình.
( Lưu ý : Nếu có HS dùng từ “ Không những” thì GV nói là dùng từ “ Không chỉ” chính xác hơn .)
3) Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về câu ghép có quan hệ tăng tiến để viết câu cho đúng.
	=======================================
TOÁN - TIẾT 115 THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
I- MỤC TIÊU: Giúp HS : 
 -Tự tìm được cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương.
 -Biết vận dụng công thức để giải các bài tập có liên quan.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:GV chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên ( đơn vị đo là xăng-ti-mét ) và một số hình lập phương có cạnh 1cm.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DAỴ HỌC: 
1- Kiểm tra bài cũ: 1HS nêu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật?
 - 1 HS lên bảng tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài :
a = 5cm	; b = 4 cm 	; c = 6 cm.
 -GV nhận xét ghi điểm .
2- Bài mới : * Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học.
a-Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình lập phương :
-GV nêu ví dụ như SGK.
-GV tổ chức để HS tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích của hình lập phương như là một trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật .
 V= aaa
b- Công thức : 	
*Vài HS nêu cách tính thể tích hình lập phương .
3. Thực hành:	a
Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống.Hoạt động nhóm 
*Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm vào bảng .
Hình lập phương
(1)
(2)
(3)
(4)
Độ dài cạnh
1,5m
 dm
6 cm
10 dm 
Diện tích một mặt
2,25m2
 dm2
36 cm2
100 dm2
Diện tích toàn phần
13,5 m2
dm2
216 cm2
600 dm2
Thể tích
3,375 m3
dm3
216cm3
1000dm3
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.GV chốt lại kết quả đúng.
Bài 2: HS đọc đề bài. HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
	Giải:
Thể tích khối kim loại đó là: 0,75 0,75 0,75 = 0,421875 (m3)
0,421875 m3 = 421,875 dm3
Khối kim loại đó cân nặng: 15 421,875 =6328,125 (kg)
Đáp số : 6328,125 kg.
-GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3: HS tự làm bài vào vở- GV nhận xét chữa bài.
Giải:
a) Thể tích hình hộp chữ nhật là: 8 7 9 = 504 (cm3)
 b) Độ dài cạnh của hình lập phương là: ( 8 + 7 + 9) : 3 = 8(cm)
Thể tích của hình lập phương là: 8 8 8 = 512 (cm3 )
Đáp số : a) 504 cm3 ; b) 512 cm3
3.Củng cố dặn dò:
 HS nhắc lại cách tính thể tích hình lập phương .
Về nhà làm bài vào VBT
======================================
TẬP LÀM VĂN -TIẾT 46	TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN .
I- MỤC TIÊU : 
-Nắm được yêu cầu của bài văn kể chuyện theo ba đề đã cho.
 - Nhận thức được ưu, khuyết điểm của mình và của bạn khi được cô chỉ rõ; biết tham gia sữa lỗi chung; biết tự sữa lỗi cô yêu cầu ; tự viết lại một đoạn( hoặc cả bài cho hay hơn )
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết ( kể chuyện ) cuối tuần 22; một số lỗi điển hình về chính tả , dùng từ, đặt câu , đặt đoạn, ý cần chữa chung trước lớp .
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1- Kiểm tra bài cũ: 
-GV mời 2- 3 HS đọc trước lớp CTHĐ các em đã lập trong tiết TLV trước, về nhà đã viết lại vào vở.
-GV nhận xét – ghi điểm .
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài:Ghi đầu bài lên bảng .
b- GV nhận xét chung về kết quả làm bài của cả lớp .
-GV treo bảng phụ chép sẵn 3 đề bài và các loại lỗi điển hình lên.
-Yêu cầu HS quan sát trên bảng phụ- Gv nhận xét chung.
*Những ưu điểm: -Đa số bài làm của các em đã đi đúng nôị dung yêu cầu đề ra. Một số em biết dùng lời kể của mình để thể hiện nội dung câu chuyện một cách mạch lạc. Lời kể sinh động, trôi chảy.
*Những hạn chế : Một số bài chưa biết kể theo trình tự nội dung mà còn kể lộn xộn các chi tiết, lời kể thiếu mạch lạc rõ ràng.
+ GV thông báo điểm cụ thể cho HS .
* Chữa bài : Hướng dẫn HS chữa lỗi chung.
-GV mời HS lên chữa lỗi trên bảng phụ . HS lần lượt lên bảng viết .
*Lưu ý : GV ghi những lỗi chính theo từng phần : lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi đặt câu.
-Hướng dẫn HS sữa lỗi trong bài.
+ HS tự sữa lỗi, GV theo dõi kiểm tra hs làm việc.
+ GV đọc cho HS những đoạn, bài văn hay.
-HS trao đổi thảo luận để thấy cái hay, cái đẹp của bài vừa đọc .
+ GV hướng dẫn HS chọn viết lại đoạn văn cho hay hơn.
-Mỗi em chọn một đoạn văn mình viết còn mắc lỗi để viết lại cho hay hơn.
-Một số HS tiếp nối đọc đoạn văn mình vừa viết.
-GV chấm một số đoạn viết của HS .
3- Củng cố dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Biểu dương những em làm bài tốt.
-Yêu cầu những em làm bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn. Chuẩn bị cho tiết làm văn sau.Ôn tập về văn tả đồ vật .
	=======================================
SINH HOẠT LỚP -TIẾT 23 
 SINH HOẠT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU
 - HS có ý thức khắc phục những mặt tồn tại và biết phát huy những việc đã làm được.GV vạch ra kế hoạch tuần tới 24.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ :	
*Nhận xét- đánh gia ùtuần 23
- GV yêu cầu tổ trưởng báo cáo, lớp trưởng báo cáo.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
a) Đạo đức
:- Đa số các em ngoan, lễ phép, vâng lời thầy cô giáo có tinh thần thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và lao động .
- Đoàn kết với bạn bè và giúp đỡ bạn cùng tiến.
 -Chấp hành tốt nội qui trường lớp : đi học đều và đúng giờ , có ý thức bảo vệ của công . .
b) Học tập: - Các em đi học đúng giờ. - Có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến. 
 , lớp có học bài ,làm bài ở nhà đầy đủ .Trong lớp phát biểu bài sôi nổi ,có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.. 
Tuyên dương : Trinh, Nữ, Tiên, Hương, Hiền .
c)Hoạt động khác :
 -Tham gia tốt hoạt động đội .Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ . Có ý thức và không ăn quà vặt trong và ngoài trường.
 - Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
* Kế hoạch tuần24
 - Thực hiện tốt nội qui trường lớp :đi học đều đúng giờ ,ăn mặc gọn gàng thực hiện tốt đồng phục .Có tinh thần học tập tốt ,chú ý nghe giảng xây dựng bài . 
 -Thực hiện thời khoá biểu tuần 24.
 -Phụ đạo HS yếu .
 -Thực hiện tốt an ninh học đường và an toàn giao thông .
 -Vệ sinh cá nhân trường lớp sạch sẽ .
 - Nộp các khoản thu đầy đủ cho nhà trường .
4.Dặn dò : Về nhà học bài và chuẩn bị bài. Vâng lời ông bà ,cha mẹ.
 =========================================	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc