Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh

ĐẠO ĐỨC- TẾT 25. THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II

I/MỤC TIÊU : Hướng dẫn học sinh

- Thực hành một số kỹ năng : Biết hợp tác với mọi người ,Yêu quê hương ,yêu đất nước Việt Nam .Nắm được một vài công việc của UBND xã phường.

 - Thực hành và đưa ra một số ý kiến đánh giá bản thân về những chuẩn mực, hành vi, kiến thức đã học.

ỊI/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 Hệ thống câu hỏi để các em thực hành trả lời và hướng giải quyết.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1/ Khởi động :

 Học sinh sinh hoạt văn nghệ .

 Yêu cầu các em nêu tên những bài đạo đức em đã học từ đầu học kì II đến nay (Biết hợp tác với những người xung quanh ,Em yêu quê hương ,UBND xã phường em ,Em yêu Tổ quốc Việt Nam )

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu Học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008
 TOÁN: TIẾT 121 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II .
(Đề do nhà trường ra )
 ========================== 
 ĐẠO ĐỨC- TẾT 25. THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II 
I/MỤC TIÊU : Hướng dẫn học sinh 
- Thực hành một số kỹ năng : Biết hợp tác với mọi người ,Yêu quê hương ,yêu đất nước Việt Nam .Nắm được một vài công việc của UBND xã phường.
 - Thực hành và đưa ra một số ý kiến đánh giá bản thân về những chuẩn mực, hành vi, kiến thức đã học.
ỊI/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 Hệ thống câu hỏi để các em thực hành trả lời và hướng giải quyết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Khởi động : 
 Học sinh sinh hoạt văn nghệ .
 Yêu cầu các em nêu tên những bài đạo đức em đã học từ đầu học kì II đến nay (Biết hợp tác với những người xung quanh ,Em yêu quê hương ,UBND xã phường em ,Em yêu Tổ quốc Việt Nam )
2/ Bài mới 
* Giới thiệu bài : Ghi bảng tên bài.
* Hướng dẫn thực hành
a/ Hoạt động 1 : Nêu các biểu hiện :
 - Giáo viên đưa ra các câu hỏi – Yêu cầu học sinh tìm câu trả lời và liên hệ với hành vi của chính bản thân các em. Sau đó thảo luận nhóm đôi với bạn để đưa ra cách giải quyết tốt nhất:
 + Kể một vài việc làm chứng tỏ bạn là một người biết hợp tác với mọi người xung quanh,yêu quê hương đất nước Việt Nam ?
 + Lần lượt từng học sinh nêu-Lớp nhận xét và bổ sung- Giáo viên đánh giá.
 Ví dụ : 
 -Luôn hỗ trợ ,phối hợp, bàn bạc với mọi người khi thực hiện công việc chung. 
 - Có ý thức giữ gìn ,bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của quê hương, cùng tham gia vào các hoạt động chung phù hợp với khả năng vào các hoạt động ở địa phương .
 -Thực hiện nghiêm túc các quy định của UBND xã phường .
 -Có ý thức học tập tốt ,lao động tích cực để đóng góp cho quê hương ,nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện . . .
 * Giáo viên kết luận : Tất cả những kiến thức mà các em đã được học , chỉ thực sự có ý nghĩa khi các em biết vận dụng nó vào cuộc sống hàng ngày bằng những việc làm cụ thể với những biểu hiện và hành vi đúng. 
 b/ Hoạt động 2 : Vận dụng kiến thức
 + Em hãy nêu vai trò và tác dụng biết hợp tác với những người xung quanh?
 + Ở lứa tuổi các em cần làm gì để thể hiện tình yêu quê hương đất nước . (Hợp tác với những người xung quanh giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn, đạt kết quả tốt ,moọi ngưòi phát huy được khả năng của mình .. Ở lứa tuổi các em cần học tập tốt ,rèn luyện để sau này trở thành những con người có ích góp phần xây dựng Tổ quốc .
c/ Hoạt động 3 : Liên hệ bản thân
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự liên hệ,trình bày trước lớp? 
 Gọi lần lượt 5- 8 em trả lời – Giáo viên kết luận .Biểu dương những em có những liên hệ phù hợp .
3/ Củng cố- dặn dò : 
Giáo viên củng cố : Qua học phân môn đạo đức, các em cần tích cực hoạt động, tự khám phá kiến thức mới và luôn phải vận dụng các biểu hiện, hành vi đúng vào cuộc sống thực tiễn.
-Nhận xét tiết học- Tuyên dương những em thực hành tốt.
-Dặn dò học sinh chuẩn bị bài sau.
 ===============================
TẬP ĐỌC-TIẾT 49 PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG.
 (Theo Đoàn Minh Tuấn) .
 I-MỤC TIÊU:
 -HS đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng , tha thiết.
 -Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ. Đồng thời bày tỏ niềm thành kính
 thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
 II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh họa chủ điểm , minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về đền Hùng .III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1-Kiểm tra bài cũ: Hộp thư mật
 -Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi về bài đọc .
-GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS .
2-Dạy bài mới:
 a)-Giới thiệu bài: 
 -GV giới thiệu chủ điểm mới: Nhớ nguồn với các bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng. 
 -Giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng- Bài văn miêu tả cảnh đẹp đềøn Hùng , nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
b-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
- Một HS giỏi đọc bài văn.
-HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnhvề đền Hùng .
- GV chia đoạn bài đọc: Bài có 3 đoạn , mỗi lần xuống dòng là một đoạn .
-Từng tốp 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 doạn của bài . GV kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó và dễ lẫn.
(chót vót, sừng sững, Ngã Ba Hạc.) .
Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. 
-HS luyện đọc theo cặp .
-Hai HS đọc lại cả bài .
-GV đọc diễn cảm toàn bài : Đọc với nhịp điệu khoan thai , giọng trang trọng , tha thiết; nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên.
b)Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm theo đoạn và trả lời câu hỏi. 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào ?(Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam ).
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. (Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm).
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng.(Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bước tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh, ...).
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.(Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh; truyền thuyết Thánh Gióng; truyền thuyết An Dương Vương). 
* GV chốt lại : Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đền ở vùng đất Tổ đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cội nguồn dân tộc. 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ?
" Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3".
(Nhắc nhở, khuyên răn mọi người :Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn).
+ Bài văn cho ta biết điều gì ?
- HS trả lời sau đó GV chốt lại :
*Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
c) Đọc diễn cảm :
-3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài .GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2
-1em đọc lại đoạn 2( Lưu ý các từ cần nhấn giọng : kề bên ,ẩn thật là đẹp ,trấn giữ ,vòi vọi ,sừng sững ,in dấu chân ,đánh thắng ,gặp gơ õ , xanh mát ,mải miết) .
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi .Cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
3-5 em thi đọc diễn cảm .GV nhận xét ghi điểm .
3- Củng cố - dặn dò :
- Dựa vào những hiểu biết của bản thân hãy giới thiệu về đền Hùng . 
- GV nhận xét tiết học. Về nhà soạn bài : Cửa sông. 
=======================================
 KĨ THUẬT-TIẾT 25 : LẮP XE BEN (T2)
I.MỤC TIÊU :HS cần phải:
-Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
-Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
-Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp,tháo các chi tiết của xe ben.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu xe ben đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép hình.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1./ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2./ Bài mới:
a./ Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu bài ghi đề bài.
b./ -Giảng bài mới:
* Hoạt động 3:HS thực hành lắp xe ben 
a.Chọn chi tiết 
-HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp. 
-GV kiểm tra HS chọn các chi tiết. 
b. Lắp từng bộ phận 
Trước khi HS thực hành, GV cần:
+HS đọc phần ghi nhớ trong SGK đểû nắm được quy trình lắp xe ben.
+HS phải quan sát kĩ các hình và đọc kĩ nội dung từng bước lắp trong SGK. 
Trong quá trinhfHS thực hành lắp từng bộ phận . GV nhắc HS cần chú ý một số điểm sau: 
+Khi lắp sàn xe và giá đỡ (H2 –SGK), cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và thanh dài chữ Udài.
+Khi lắp hình 3 (SGK), cần chú ý thứ tự lắp các chi tiết như đã hướng dẫn ở tiết 1.
+Khi lắp hệ thống trục bánh xe sau, cần lắp đủ số vòng hãm cho mỗi trục.
HS thực hành lắp ráp xe ben theo nhóm 4 HS.
-GV theo dõi và uốn nắn kịp thời một số nhóm lắp còn sai, còn lúng túng để các nhóm lắp đúng. 
3. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ của HS .
Về nhà học bài chuẩn bị bài sau lắp hoàn chỉnh xe ben. 
========================
Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008
THỂ DỤC- TIẾT 49. PHỐI HỢP CHẠY ĐÀ- BẬT CAO
 TRÒ CHƠI:"CHUYỂN NHANH , NHẢY NHANH''
I-MỤC TIÊU:
- Tiếp tục ôn bật cao phối hợp chạy -bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và bật tích cực.
- Chơi trò chơi "Chuyển nhanh, nhảy nhanh". Yêu cầu tham gia chơi một cách chủ động, tích cực.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
 - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn thực hiện.
 - Phương tiện: Kẻ vạch và ô cho trò chơi, 2 - 4 quả bóng chuyền hoặc bóng đá, có thể chuẩn bị 4 chiếc khăn làm vật chuẩn bật cao.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1/ Phần mở đầu : 6 - 10 phút.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài h ... ng Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.)
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
-Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây?(Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùngchỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.)
-GV kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
* Ghi nhớ: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 76.
-Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ. 
-GV nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.
*Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào giấy khổ to.
-Yêu cầu HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng. GV cùng HS nhận xét. 
-GV nhận xét, kết luận lời giải đúng:
(+Từ anh thay cho Hai Long.
+Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V).
 (Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.)
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-Yêu cầu HS viết lại đoạn văn đã thay thế. HS cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào giấy khổ to.
-Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: 
(Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng:
-Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
-Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.)
3- Củng cố, dặn dò:
-Gọi 2 HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK trang 76.
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, lấy ba ví dụ về liên kết câu có sử dụng phép thay thế từ ngữ .
- Chuẩn bị bài sau: 
=============================
TOÁN- TIẾT 125. LUYỆN TẬP
I-MỤC TÊU: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ số đo thời gian.
-Vận dụng phép cộng phép trừ các số đo thời gian để giải các bài toán có liên quan.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập –Lớp làm bảng con.
Tính : 5giờ 48 phút – 2giờ 15 phút 
 9phút 5 giây – 8phút 30 giây 
 7 thế kỉ 8 năm - 3thế kỉ 36 năm
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm từng em.
2- Dạy bài mới:
a-Giới thiệu bài: GV: Trong tiết học toán này, chúng ta cùng làm các bài tập luyện tập về phép cộng và phép trừ các số đo thời gian.
b-Hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
Lớp làm bài vào vở ,một số em lần lượt lên bảng làm bài .
a) 12 ngày = 288 giờ . b) 1,6 giờ = 96 phút 
 3,4 ngày = 81,6 giờ 2giờ 15 phút = 135 phút 
 4ngày 2 giờ = 108 giờ 2,5 phút = 150 giây 
 giờ = 30 phút 4phút 25 giây = 265 giây.
Bài 2:Gọi 1 em đọc đề bài. Cá nhân lên bảng làm ,lớp làm bảng con .
GV hỏi:
 +Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?(Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị)
+Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? (Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.)
a) 2năm 5tháng +13 năm 6 tháng = 15 năm 8 tháng .
b) 4 ngày 21 giờ +5 ngày 15 giờ = 9 ngày 36 giờ ( hay 6 ngày 12 giờ )
c) 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút = 19 giờ 69 phút ( hay 20 giờ 9phút )
-GV nhận xét, thống nhất kết quả và cho điểm từng em.
Bài 3: GV mời HS đọc đề bài toán trong SGK.
-HS tự làm vào vở. Gọi 3 em lên bảng làm và giải thích cách làm.
a) 4năm 3tháng 
 - 2 năm 8 tháng 
Hay 3năm 15 tháng 
 - 2năm 8 tháng 
 1 năm 7 tháng
-GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng và thống nhất kết quả tính.
-Thu vở chấm bài một số em .
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. GV hỏi và HS nối tiếp nhau trả lời:
+Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm nào?(Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mĩ vào năm 1942)
+I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm nào?(I-u-ri Ga-ga-rin bay vào vũ trụ vào năm 1964)
+Muốn biết được hai sự kiện này cách nhau bao lâu chúng ta phải làm như thế nào? (Chúng ta phải thực hiện phép trừ 1964 – 1942 )
-Yêu cầu HS làm bài. HS cả lớp làm vào vở, 1 em đọc kết quả trước lớp.
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3-Củng cố- dặn dò :
 -GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập trong VBT Toán.
-Chuẩn bị bài sau : Nhân số đo thời gian với một số .
===============================
TẬP LÀM VĂN –TIẾT 50. TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN ĐỐI THOẠI
I-MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
-Biết phân vai để đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Giấy khổ to, bút dạ. Một số trangï phục để đóng vai các nhân vật trong truyện 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1/ Giới thiệu bài :
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã chọc ở các lớp 4, 5.
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai ; Lòng dân ; Người Công dân số Một.
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách chuyển một đoạn trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một vở kịch bằng cách viết tiếp các lời thoại. Sau đó lớp mình cùng tham gia diễn kịch xem ai có thể trở thành diễn viên.
2/ Hướng dẫn làm bài tập :
+Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- Hai HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- GV hỏi:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai ?(Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông)
+ Nội dung của đoạn trích là gì? (Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha)
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ?(Trần Thủ Độ : nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu : vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn)
+Bài tập 2
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần của bài tập hai.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 1 nhóm làm vào giấy khổ to (hoặc bảng nhóm).
- Gọi nhóm vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
- 1 nhóm trình bày bài làm của mình. HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
+Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp .
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai
+ Trần Thủ Độ 
+ Phú ông
+ Người dẫn chuyện
- Gợi ý HS : Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- 3 đến 5 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
3/ Củng cố - dặn dò 
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nha viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
=====================================
SINH HOẠT –TIẾT 25. SƠ KẾT TUẦN 25 .
I-MỤC TIÊU:.
-Sơ kết các hoạt động trong tuần 25 và nêu kế hoạch tuần 26.
-Giáo dục học sinh ý thức tự giác phấn đấu và vươn lên trong học tập .
II-CHUẨN BỊ:
-GV và HS chuẩn bị một số nội dung liên quan đến bài học.Một số hình ảnh minh hoạ về việc thực hiện An toàn giao thông đường bộ.
-Các kí hiệu điểm báo về giao thông đường bộ.
 III- CÁC HOẠT ĐÔNG CHỦ YẾU:
Sinh hoạt lớp
+Sơ kết tuần 25
-Đánh giá mọi hoạt động trong tuần 25.
 -Các tổ trưởng báo cáo: Đọc kết quả theo dõi về học tập và rèn luyện của các bạn trong tổ của mình.
-Lớp trưởng nhận xét. HS trong lớp đóng góp ý kiến.GV nhận xét :
a)Đạo đức:
Trong tuần, các em đã học tập và rèn luyện tốt, đa số các em ngoan ,lễ phép , biết vâng lời thầy cô giáo ,đoàn kết với bạn bè , có ý thức kỉ luật tốt, chấp hành tốt các nội quy, nề nếp của trường .Đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường.
Vẫn còn một vài em chưa ngoan , còn nói chuyện riêng trong giờ học: Hương, Đô Na 
b) Học tập :
-Các em đã thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập,học bài và làm bài đầy đủ .Trong giờ học, các em đã hăng say phát biểu xây dựng bài, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận, có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
c) Hoạt động khác :
 Chấp hành tốt mọi nội quy nề nếp của nhà trường .Tham gia tốt các hoạt động phong trào do nhà trường và Đội đề ra như thi kể chuyện về Bác Hồ. thi nghi thức đội thành phố.Tham gia đọc và làm theo báo Đội.
.+Kế hoạch tuần 26:
-Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp hằng ngày,
 -Thực hiện dạy và học kế hoạch chương trình tuần 26.
-Thực hiện tốt các yêu cầu về học tập. Duy trì tốt mọi nề nếp hàng ngày. 
Tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường. 
3-Dặn dò : - Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tuần 26 .
 -Tập trung ôn tập để thi giữa học kì II đạt kết quả tốt hơn.
===================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc