Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Văn Huấn

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Văn Huấn

Toán.

Nhân số đo thời gian.

I/ Mục tiêu.

- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.

- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.

- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

II/ Đồ dùng dạy - học.

- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.

- Học sinh: sách, vở, bảng con, .

III/ Các hoạt động dạy - học:

A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

B. Dạy bài mới :

1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.

2.Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số

Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán, HS nêu phép tính tương ứng

1 giờ 10 phút x 3 = ?. GV cho hs nêu cách đặt tính rồi tính:

1 giờ 10 phút

 3

 3 giờ 30 phút

Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 26 - Nguyễn Văn Huấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 26 Thứ hai, ngày 28 tháng 02 năm 2011 
Ngày soạn: 21/02 Chào cờ
Toán.
Nhân số đo thời gian.
I/ Mục tiêu.
- Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở, bảng con, ...
III/ Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số
Ví dụ 1: GV cho HS đọc bài toán, HS nêu phép tính tương ứng
1 giờ 10 phút x 3 = ?. GV cho hs nêu cách đặt tính rồi tính:
x
1 giờ 10 phút
	 3
	 3 giờ 30 phút
Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút
Ví dụ 2: GV cho HS đọc bài toán. HS nêu phép tính tương ứng
3 giờ 15 phút x 5= ? . GV cho hs đặt tính và tính:
x
3 giờ 15 phút
	 5
15 giờ 75 phút
- HS trao đổi, nhận xét kết quả và nêu ý kiến: cần đổi 75 phút ra giờ và phút
75 phút = 1 giờ 15 phút 
Vậy: 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 5 phút
* GV nêu : Khi nhân so đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đo. Nếu phần đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề
2. Luyện tập
Bài 1 : HS làm bài vào bảng con.
3 giờ 12 phút	 4,1 giờ 	4 giờ 23 phút
 3	 6	 4
9 giờ 36 phút	24,6 giờ	;	16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở GV gọi 1 em chữa bài
Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi đu là:
3 x 1 phút 25 giây = 4 phút 15 giây
Đáp số: 4 phút 15 giây.
3. Củng cố – dăn dò
- Giáo viên nhận xét giờ học
- HS về nhà ôn lại phép nhân số đo thời gian với một số
..
Tập đọc:
Nghĩa thầy trò.
 I/ Mục tiêu.
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn- giọng đọc rõ ràng, trang trọng, tha thiết.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ, câu, đoạn trong bài, diễn biến của câu chuyện.
*Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, tranh minh hoạ...
- Học sinh: sách, vở... 
III/ Các hoạt động dạy - học.
A.Kiểm tra bài cũ( 3 Phút ) : 3 HS đọc bài thơ Cửa sông. GV Nhận xét
B.Dạy bài mới ( 37 phút )
1 Giới thiệu bài : Trực tiếp 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a.Luyện đọc: 1HS đọc cả bài. Chia đoạn : 3 đoạn. Đ1từ đầu đến rất nặng.	 Đ2 tiếp đến ơn thầy. 	 Đ3 còn lại.
*HS quan sát tranh trong SGK. HS đọc nối tiếp theo đoạn – luyện phát âm. (dạ ran, sáng sủa,)
 	- HS đọc nối tiếp kết hợp giải thích từ : sập, vái, tạ, vỡ lòng, cụ đồ, áo dài thâm,
 	- HS đọc theo cặp . GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài . HS đọc thầm đoạn văn, thảo luận nhóm trả lời 
 	- Các môn sinh của cụ Chu đến nhà thầy để làm gì? (Mừng thọ thầy,)
 	- Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? (Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy,)
 	- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó? 
 	 - Những thành ngừ nào nói lên bài học mà các môpn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu? (Tiên học lễ, hậu học văn; uống nước nhớ nguồn; )
 	- Em biết thêm thành ngữ, tục ngữ, ca dao hay khẩu hiệu nào có nội dung tương tự?
 (Không thầy đố mày làm nên; Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy; Kính thầy, yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy)
 	* Rút ra nội dung, GV ghi bảng, HS đọc lại.
Nội dung : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truuyền thống tốt đẹp đó..
c.Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài văn , GV chọn đoạn .
- GV viết trên bảng. Hướng dẫn học sinh đọc.
- HS đọc diễn cảm. GV sửa sai cho HS. 
- Thi đọc diễn cảm, GV nhận xét. 
- Cho học sinh bình chọn nhóm, cá nhân đọc tốt nhất, hay nhất.
3.Củng cố, dặn dò: 
- Cho học sinh nêu ý nghĩa của bài. 
- GV nhận xét giờ học. Chuẩn bị tiết sau: Cửa sông
Kĩ thuật.
Lắp xe chở hàng.
I/ Mục tiêu.
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe chở hàng.
- Lắp được xe chở hàng đúng kĩ thuật, đúng quy định.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: SGK.
III/ Các hoạt động dạy - học:
A . Kiểm tra bài cũ : ( 3 phỳt ). 
Em hóy nờu cỏch lắp xe chở hàng?
B. Dạy bài mới : ( 37 phỳt )
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. Dạy bài mới :
Hoạt động 1: Học sinh thực hành lắp xe chở hàng.
a/ Chọn chi tiét.
+ HS chọn đùng và đủ các chi tiết theo SGK và để riêng từng loại vào nắp hộp.
+ Giáo viên kiểm tra học sinh chọn các chi tiết có dúng không.
b/ Lắp từng bộ phận.
+ Trước khi học sinh thực hành, GV cần cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để cả lớp nắm rõ quy trình lắp xe chở hàng.
+ HS phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
+ Trong quá trình lắp, GV nhắc HS lưu ý vị trí các lỗ của ntấm chữ L, thanh thẳng 7 lỗ
c/ Lắp ráp xe chở hàng.
+ GV nhắc nhở HS lưu ý khi lắp ráp các bộ phận với nhau cần chú ý vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận với nhau, các mối ghép phải vặn chặt để xe không bị xộc xệch.
+ Giáo viên quan sát và uốn nắn học sinh trong khi các em thực hành.
+ Nhắc nhở các em giữ trật tự, chú ý phải an toàn trong khi thực hành.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị cho giờ sau hoàn thành sản phẩm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2011
Ngày soạn: 22/02	Thể dục.
 Môn thể thao tự chọn. 
Trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức.
I/ Mục tiêu.
- Ôn luyện tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bài chân . Yêu cầu thực hiện chính xác động tác và nâng cao thành tích.
- Học trò chơi: Chuyền và bắt bóng tiếp sức. Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II/ Địa điểm, phương tiện.
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
- Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Môn thể thao tự chọn.
- GV cho HS ôn tâng cầu bằng đùi và ôn chuyền cầu bằng mu bàn chân.
b/Trò chơi:“Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác.
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức.
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Toán.
Chia số đo thời gian.
I/ Mục tiêu.
- Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: sách, vở, bảng con, ...
III/ Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
* Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
+Ví dụ 1: 
- GV nêu ví dụ sgk.
- GV kết luận chung.
+ Ví dụ 2:
- GV nêu bài toán.
- Gọi nhận xét, bổ sung, HD cách đổi đơn vị đo.
* HD nêu nhận xét.
* Thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bài cá nhân.
- Kết luận kết quả đúng, ghi điểm một số em.
Bài 2: Hướng dẫn làm vở.
- Gọi HS chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* HS theo dõi, nêu phép tính tương ứng:
 42 phút 30 giây : 3 = ?
- HS tìm cách đặt tính và tính.
* HS theo dõi, nêu phép tính tương ứng.
- HS tính, nêu kết quả.
* Nêu KL (sgk).
* Đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
+ Nhận xét bổ xung.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
 Bài giải
....................................................................................................................
Chính tả.
Nghe - viết: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
I/ Mục tiêu.
- Nghe-viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
- Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài, làm đúng các bài tập.
- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ, phiếu bài tập...
- Học sinh: sách, vở bài tập...
III/ Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Đọc bài chính tả 1 lượt.
- Lưu ý HS cách trình bày của bài chính tả.
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
* Đọc chính tả.
-Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm chữa chính tả ( 7-10 bài).
+ Nêu nhận xét chung.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2.
- HD học sinh làm bài tập vào vở .
+ Chữa, nhận xét.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Chữa bài tập giờ trước.
Nhận xét.
- Theo dõi trong sách giáo khoa.
- Đọc thầm lại bài chính tả.
+Viết bảng từ khó:(HS tự chọn)
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp hoặc tự đối chiếu trong sách giáo khoa để sửa sai.
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm vở, chữa bảng:
+ Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
- Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
.
Luyện từ và câu.
Mở rộng vốn từ : Truyền thống.
I/ Mục tiêu.
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó, biết thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
- Vận dụng vốn từ đã học, làm tốt các bài tập ứng dụng.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn .
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
- Học sinh: từ điển, phiếu bài tập...
III/ Các hoạt động dạy - học.
 Giáo viên
 Học sinh
A/ Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới : 
1) Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu bài học. 
2) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu, HD nêu miệng.
- Gọi nhận xét, sửa sai
* Bài 2.
-Yêu cầu 1 em đọc đề bài, cho lớp làm việc theo nhóm.
- Gọi nhận  ... - GV nêu yêu cầu của đề bài.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Một số học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện các em sẽ kể.
b)Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
* Học sinh kể trong nhóm :
- Từng cặp học sinh kể chuyện cho nhau nghe và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. 
- Giáo viên đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn.
* Thi kể trước lớp :
- Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện, kể xong nêu ý nghĩa và trả lời câu hỏi của các bạn ra.
- Cả lớp và gioá viên nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất.
3.Củng cố dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài 27.
Tập làm văn.
Tập viết đoạn đối thoại.
I- Mục đích, yêu cầu:
1. Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II- Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ phần sau truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước (nếu có).
- Một số tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết tiếp lời đối thoại cho màn kịch.
- Một số vật dụng để HS sắm vai diễn kịch. VD: mũ quan (bằng giấy) cho Trần Thủ Độ; áo dài, khăn quàng cho phu nhân; gươm cho người quân hiệu
III- Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ:
- Một HS đọc màn kịch Xin Thái sư tha cho! đã được viết lại.
- Bốn HS phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trên.
B- Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp (SGV/143)
 2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung BT1.
 - Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2: - Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT2:
+ HS1 đọc yêu cầu của BT2, tên màn kịch (Giữ nghiêm phép nước) và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
+ HS2 đọc gợi ý về lời đối thoại.
+ HS3 đọc đoạn đối thoại.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung BT2. 
- GV nhắc HS:
+ SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian và lời đối thoạil; đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phu nhân. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 6 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+ Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật: thái sư Trần Thủ Độ, phu nhân và người quân hiệu.
- Một HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
- HS tự hình thành các nhóm (mỗi nhóm khoảng 5 em) trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại,hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện các nhóm (đứng tại chỗ) tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất, viết được những lời đối thoại hợp lí, thú vị nhất.
Bài tập 3: - Một HS đọc yêu cầu của BT3.GV nhắc các nhóm:
+ Có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
- HS mỗi nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
- Từng nhóm HS tiếp nối nhau thi đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp. Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn màn kịch sinh động nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng hoạt cảnh kịch để chuẩn bị cho tiết mục văn nghệ của lớp, trường.
========================================================
TUần 26 Thứ ba, ngày 01 tháng 03 năm 2011 
Ngày soạn: 22/02 Khoa học.
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy.
- Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy vơi hoa chỉ có nhị hoặc nhụy.
- Giáo dục HS ham học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Sưu tầm hoa thật tranh ảnh.
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Kể tên một số đồ dùng và nguồn năng lượng chúng sử dụng?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Trực tiếp (1p)
Hoạt động 3: Quan sát (8p)
- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK theo cặp.
- Yêu cầu một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- Yêu cầu HS kể thêm một số loài cây có cơ quan sinh sản là hoa.
Hoạt động 4: Thực hành với vật thật (13p)
- Làm việc theo nhóm:
+ Quan sát các bộ phận của các bông hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhụy.
+ Phân biệt các bông hoa đã sưu tầm được, hoa nào có cả nhị và nhụy; hoa nào chỉ có nhị hoặc nhụy và hoàn thành bảng sau vào vở:
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Hồng
Đu đủ
Sen
Mướp
Bưởi
Bầu
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày từng nhiệm vụ.
- Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhụy. Một số cây có hoa đực riêng, hoa cái riêng. Đa số cây có hoa, trên cùng một hoa có cả nhị và nhụy.
Hoạt động 5: Thực hành với sơ đồ nhị và nhụy ở hoa lưỡng tính (12p)
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nhị và nhụy trang 105 SGk và đọc ghi chú đẻ tìm ra những ghi chú đó ứng với bộ phận nào của nhị và nhụy trên sơ đồ.
- Gọi một số HS lên chỉ bản đồ câm và nói tên một số bộ phận chính của nhị và nhụy.
Hoạt động 6: Củng cố – dặn dò: (2p)
- Hệ thống bài.
- Chuẩn bị bài sau.
.
Địa lí:
Châu Phi (tiếp).
I/ Mục tiêu.
- Biết đa số dân châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Phi, một số nét tiêu biểu về Ai Cập.
- Giáo dục các em ý thức học tôt bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- Giáo viên: nội dung bài, bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
A/ Khởi động.
B/ Bài mới.
3/ Dân cư châu Phi.
a)Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
* Bước 1: Cho HS quan sát bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong sgk để trả lời các câu hỏi của mục 3:
* Bước 2: Rút ra KL(Sgk).
4/ Hoạt động kinh tế.
b) Hoạt động 2: (làm việc nhóm nhỏ)
* Bước 1: 
- HD quan sát lược đồ và tranh ảnh, trả lời các câu hỏi:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì?
+ Đời sống người dân châu Phi có gì khác các châu lục đã học ?
+ Kể tên và chỉ bản đồ một số nước phát triển ở châu Phi.
* Bước 2: Gọi HS trả lời.
- Kết luận: sgk.
5/ Ai Cập.
c) Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm nhỏ)
Bước 1: HD trả lời câu hỏi ở mục 5.
Bước 2: HD chỉ bản đồ.
- Rút ra kết luận.
C/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* HS quan sát, đọc mục 3.
- Trả lời câu hỏi và rút ra nhận xét.
* HS làm việc theo cặp.
- Các nhóm trình bày trước lớp, kết hợp chỉ bản đồ.
+ Nhận xét, bổ sung.
* Các nhóm trao đổi, hoàn thành các ý trả lời.
- Trình bày trước lớp, em khác nhận xét, bổ sung kết hợp chỉ bản đồ.
* Đọc to ghi nhớ (sgk).
	.
GDNGLL
Đ/c TPT soạn và dậy
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư, ngày 02 tháng 03 năm 2011
Ngày soạn: 22/02 Âm nhạc
(GV chuyên nhạc soạn giảng)
.
Đạo đức
Em yêu hòa bình
I. Mục tiêu: Học xong bài này HS biết:
- Giá trị của hòa bình; trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy - học:
1. Giáo viên: SGK - Bảng phụ - nháp ép, đồ dùng, tranh ảnh phục vụ bài học.
2. Học sinh: SGK - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: (4) 
- HS nêu lại nội dung ghi nhớ bài 11. Lớp nhận xét, GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (29)
a. Giới thiệu bài: (1).
b. Giảng bài: (28) Tiết 1
Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin (SGK trang 37)
* Mục tiêu: HS có hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hòa bình.
* Cách tiến hành: GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng miền có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và các thông tin trong SGK trang 37 - 38. GV cho HS các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi trong SGK. Đại diện nhóm trình bày, cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến. 
*Kết luận: GV cho HS chốt lại kiến thức qua phần đã làm. GV rút ra kết luận. 
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (Bài tập 1 - SGK).
* Mục tiêu: HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
* Cách tiến hành: GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1 - SGK. HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước. GV mời một số HS giải thích lí do. 
* Mục tiêu: HS hiểu được những biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành: 
- GV nêu yêu cầu của bài 2 và cho HS làm việc cá nhân, trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV gọi một số HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. 
- GV gọi một vài HS đọc phần “Ghi nhớ “ trong SGK. Lớp đọc thầm. GV ghi bảng.
 3. Củng cố – Dặn dò: (2)
- Nhắc lại kiến thức – Nội dung của bài học.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn dò + Giao việc về nhà.
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp cho HS:
- Củng cố kiến thức về nhân, chia số đo thời gian. 
- Rèn cho HS kỹ năng nhân, chia số đo thời gian và vận dụng vào tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán thực tiễn. 
- Giáo dục HS có ý thức và say mê học toán.
II. Phương tiện dạy học:
 1. Giáo viên: SGK - Bảng phụ - nháp ép.
2. Học sinh: SGK - Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4)
- HS nêu cách nhân, chia số đo thời gian và chữa bài 3 - Sgk tiết trước.
- HS lớp theo dõi, nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: (29)
a. Giới thiệu bài: (1) 
- GV nêu mục đích yêu cầu liên quan đến bài học kết hợp ghi đầu bài.
b. Giảng bài: (28)
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV lưu ý cho HS đặt tính và tính đúng, gọi HS lên bảng làm - Lớp làm ra vở.
- HS - GV nhận xét, chữa bài làm trên bảng. 
- Yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện. GV kết luận.
 Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV cho HS tự làm bài về tính giá trị biểu thức với các số đo thời gian. 
-. Lớp làm ra vở. 
- HS - GV nhận xét. HS dưới lớp đổi vở kiểm tra chéo. 
- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện. GV kết luận.
Bài 3: 
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- GV cho HS tóm tắt và giải bài toán vào vở (theo nhiều cách).
- HS lớp làm vở. Cho 1 HS chữa bài vào nháp ép (Bảng phụ).
- GV quan sát, giúp đỡ HS yếu sau đó thu chấm khoảng 1/2 số bài của lớp.
- HS - GV nhận xét kết quả, đánh giá chung về bài làm của HS.
3. Củng cố – Dặn dò: (2)
- Nhắc lại kiến thức.
- Nội dung của bài học.
========================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26-2011.doc