Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27 - Lê Thị Tuyết

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27 - Lê Thị Tuyết

I.MỤC TIÊU

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3)

II. CHUẨN BỊ.

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 27 - Lê Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
 Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010 TAÄP ẹOẽC
Tranh làng Hồ
I.Mục tiêu
- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3)
II. Chuẩn bị. 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy
A.Kiểm tra:
- Y/C HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét ghi điểm.
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Luyện đọc.
- Đọc toàn bài
- Y/C 3HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm(lành mạnh, trồng trọt, lợn ráy, đen lĩnh, luyện, lá tre) , ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu và lưu ý cách đọc toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài:
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm cùng đọc thầm bài và trao đổi, thảo luận, trả lời từng câu hỏi trong SGK.
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam ?
+ GV nhận xét và cung cấp thêm cho HS thông tin về làng Hồ.
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
- Đọc thầm đoạn 1 và nêu ý chính.
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Đọc thầm đoạn 2 + 3 nêu ý chính.
- Y/C HS đọc lướt toàn bài và nêu khái quát nôị dung toàn bài?
- GV nhận xét chốt nội dung toàn bài 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm.
- Y/C 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 1:
-Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc .
- GV đọc mẫu.
- Y/C HS luyện đọc theo cặp .
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
C.Củng cố dặn dò:
- Y/C HS quan sát và mô tả bức tranh làng Hồ.
- Nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- 2HS nối tiếp nhau đọc bài.
- 1HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS K- G đọc toàn bài
- HS đọc bài theo trình tự :
+HS 1:Từ ngày còn ít tuổi và tươi vui.
+HS 2: Phải yêu mến  gà mái mẹ.
+HS 3: còn lại
- 1HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp nhau từng đoạn như trên (đọc 2 vòng)
- Theo dõi.
- Đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời câu hỏi theo sự điều khiển của GV.
- Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
- Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp
ý1: Lòng khâm phục của tác giả đối với nghệ sĩ tạo hình.
- Phải yêu mến cuộc sống trồng trọt, chăn nuôi lắm, nó có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ 
- Vì các nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi. 
ý2: Vẻ đẹp về đường nét, màu sắc sáng tạo của tranh làng Hồ.
- HS nêu nội dung như mục I.2
- 2HS nhắc lại nội dung bài.
- Cả lớp trao đổi và thống nhất cách đọc như đã nêu ở mục 2.2a.
- Theo dõi.
- 2HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3HS đọc diễn cảm đoạn văn.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS về nhà chuẩn bị bài tiết sau.
-------------------------------------------------
luyện tập
I.Mục tiêu:
	- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
	- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. 
* HS khá, giỏi làm thêm Bài 4.
II. Chuẩn bị. 
	- Vở bài tập sách giáo khoa. 
III.Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy
A.Bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng chữa bài VBT .
 - GV nhận xét , ghi điểm .
B.Bài mới : Giới thiệu bài:
HĐ1: Ôn cách tính vận tốc.
- Gọi HS nêu cách tính vận tốc. 
- HS lên bảng viết công thức tính.
- GV nhận xét.
HĐ2: Thực hành.
- Giao bài:
- HS đại trà: BT1,2,3
- HS K- G: BT1,2,3,4.
- GV bao quát , giúp đỡ HS lúng túng .
- Chấm chữa bài . 
Bài 1: - GV gọi HS đọc đề bài.
 (Củng cố cách tính vận tốc)
- Gọi 1 HS lên chữa bài
- GV nhận xét.
GV hỏi thêm: Có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/giây không ?
- GV nhận xét.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài.
(Củng cố cách tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau)
GV Yêu cầu HS làm bài: Nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng.
- GV nhận xét, ghi điểm
Bài3: GV gọi HS đọc đề bài.
GV hướng dẫn : Đề bài cho biết gì ?
- Đề bài YC chúng ta tính gì ?
- Để tính được vận tốc của ôtô chúng ta phải biết những gì ?
- Vậy để giải bài toán chúng ta cần:
+ Tính quãng đường đi bằng ô tô.
+ Tính vận tốc của ôtô.
- YC HS tự làm bài, GV hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
GV chữa chung. 
*Dành cho HS khá, giỏi:
Bài 4: - Yêu cầu HS đọc đề bài.
- YC HS tự làm bài, GV hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
- GV nhận xét , cho điểm
C. Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS
HĐ của trò
2HS lên bảng chữa bài .
- HS nhận xét kết quả. 
- HS nêu cách tính vận tốc. 
- HS lên bảng viết công thức tính
 v = s : t
- HS nhận xét .
 - HS lần lượt đọc yêu cầu các bài tập, tìm hiểu đề và tự làm vào vở.
- 1HS đọc đề bài.
 - HS chữa bài : 
Bài giải 
Vận tốc chạy của đà điểu là :
5250 : 5 = 1050 ( m/phút )
Đáp số : 1050 m/ phút
- HS nhận xét .
- HS nêu cách 2 : 
Bài giải 
Đổi : 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là :
5250 : 300 = 17,5 (m/giây)
Đáp số : 17,5 m/giây
 HS nhận xét .
- 1HS đọc đề bài.
HS nêu kết quả : 
s
130km
147km
210m
1014m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
13 phút
v
32.5 km/giờ
49 km/giờ
35 m/giây
78 m/phút
- HS nhận xét 
- HS đọc đề bài.
+ Quãng đường AB dài 24 km.
+ Đi từ A được 5 km thì lên ô tô.
+ Ô tô đi nửa giờ thì đến nơi 
+ Tính vận tốc của ô tô.
+ cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ôtô của người đó.
- 1 HS lên chữa bài : 
Bài giải 
Quãng đường người đó đi bằng ôtô là
25 - 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là:
nửa giờ = 0,5 giờ haygiờ
Vận tốc của ôtô là
20 : 0,5 = 40 ( km/ giờ )
Hay 20 : = 40 (km/giờ)
Đáp số : 40 km/giờ
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên chữa bài
Bài giải:
Thời gian ca nô đi là:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là: 
30 : 1,25 = 24 (km/giờ)
 Đáp số : 24 km/giờ	
- HS khác nhận xét
- 2HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài của nhau, nhận xét.
- Về nhà làm bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------------------------
ẹAẽO ẹệÙC
Em yêu hoà bình (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những điều kiện tốt đẹp do hào bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hành ngày.- Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các HĐ bảo vệ hoà bình.
- Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
* HS khá, giỏi: Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân các vùng có chiến tranh 
- Giấy khổ to, bút màu, thẻ màu quy ước.
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy
A.Bài cũ: Nêu việc làm thể hiện thái độ yêu hào bình?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (bài tập 4, SGK)
- Tổ chức cho HS giới thiệu tranh ảnh về các HĐ bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.
- GV nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh, ảnh, băng hình, nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Thiếu nhi và nhân dân cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
- Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
HĐ2: Vẽ “ Cây hoà bình”
- GV chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ “Cây hoà bình” ra giấy khổ to:
+ Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, là các việc làm, các cách ứng xử thể hiện tình yêu hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày.
+ Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại mọi người.
Kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hoà bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng xử hằng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
* Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
HĐ3: Triển lãm nhỏ về chủ đề Em yêu hoà bình.
- GV nhận xét và nhắc nhở HS tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình phù hợp với khả năng.
C.Dặn dò: 
- NHận xét tiết học 
HĐ của trò
- HS nêu
- lớp nhận xét
- HS giới thiệu trước lớp các tranh, ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được (có thể theo nhóm hoặc cá nhân)
- Các nhóm vẽ tranh 
- Đại diện từng nhóm giới thiệu về tranh của nhóm mình. 
- Các nhóm khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS treo tranh và giới thiệu tranh vẽ theo chủ đề Em yêu hoà bình của mình trước lớp.
- Cả lớp xem tranh, bình luận.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề Em yêu hoà bình.
- HS chuẩn bị bài sau 
-------------------------------------------------------
Lao động kỹ thuật
 Lắp máy bay trực thăng (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS chọn đủ và đúng các chi tiết lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay trực thăng tương đối chắc chắn.
* Với HS khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay trực thăng lắp chắc chắn.
II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
	 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động Dạy Học:
HĐ của thầy
A.Bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 
B.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ tong bộ phận của mẫu và hỏi:
+Để lắp được máy bay trực thăng ta cần phải lắp mấy bộ phận? Kể tên các bộ phận đó?
HĐ2: HD thao tác kĩ thuật
a. Chọn chi tiết.
- Gọi 1-2 HS lên bảng chọn đúng đủ các chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- GV nhận xét, bổ sung.
b.Lắp từng bộ phận:
+Lắp thân và đuôi máy bay(H.2 - SGK)
- Yêu cầu HS quan sát H.2 và trả lời câu hỏi:
+ Để lắp được thân và đuôi máy bay, cần chọn những chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu? 
- GV hướng dẫn HS thao tác lắp thân và đuôi máy bay
+Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3- SG ... a ghi nhớ như SGK.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
HĐ2: Luyện tập
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- Yêu cầu HS tự làm BT. Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới từ nối.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu từ dùng sai và từ thay thế.
- Ghi bảng các từ thay thế HS tìm được.
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện sau khi đã thay từ dùng sai.
C.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ hoc.
HĐ của trò
- 2HS nối tiếp nhau đọc thuộc.
HS khác nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ Y/C.
- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi 
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. 
- 1HS phát biểu, HS khác bổ sung, cả lớp thống nhất ý kiến.
+QHT hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1.
+Cum từ “vì vậy” có tác dụng nối câu 1 với câu 2.
- Lắng nghe.
- Nối tiếp nhau trả lời: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, đồng thời,
- 3HS nối tiếp nhau đọc ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm thuộc ghi nhớ.
- 2HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng 
- HS tự làm, 2HS làm vào giấy khổ to.
- 2HS báo cáo kết quả việc làm của mình. HS khác bổ sung thống nhất ý kiến.
Đoạn 1: Nhưng nối câu 3 với câu 2.
Đoạn 2: Vì thế nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1.
- Rồi nối câu 5 với câu 4.
Đoạn 3: Nhưng nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2.
- Rồi nối câu 7 với câu 6.
Đoạn 4: Đến nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3.
Đoạn 5: Đến nối câu 11 với câu 9,10
- Sang đến nối câu 12 với câu 9, 10, 11
Đoạn 6: Nhưng nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5.
- Mãi đến nối câu 14 với câu 13.
Đoạn 7: Đến khi nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6.
- Rồi nối câu 16 với câu 15.
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
+Dùng từ nối sai là từ “nhưng”.
+Thay từ nhưng bằng các từ: vậy, vì vậy, thì, nếu vậy, nếu thế thì, thế thì.
- 2HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Ghi nhớ cách liên kết câu trong bài bằng từ nối và chuẩn bị bài sau.
- HS chuẩn bị bài sau
---------------------------------------------------------------------
KHOA học
Cây con mọc lên từ hạt
 I. Mục tiêu: 
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
* HS khá, giỏi: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt và qúa trình phát triển thành cây của hạt. Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà .
II. Chuẩn bị. 
 - Hình trang 108, 109 SGK .
 - Ươm một số hạt vào bông ẩm .
III. Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy
A.Bài cũ: 
+ Thế nào là sự thụ phấn, sự thụ tinh ? 
+ Hạt và quả hình thành như thế nào ? 
- GV đánh giá, ghi điểm .
b.Bài mới : Giới thiệu bài 
HĐ1: Cấu tạo của hạt 
- Yêu cầu HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt. 
- GV phát cho mỗi nhóm một hạt lạc đã ngâm và HD HS: Bóc vỏ hạt và tách hạt làm đôi, cho biết đâu là vỏ, đâu là phôi, chất dinh dưỡng.
 Kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận: Vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng .
- GV yêu cầu HS làm bài 2 SGK .
- GV kết luận câu trả lời đúng : 
+ 2.b ; 3.a ; 4.e ; 5 .c ; 6 .d .
- Đây chính là qúa trình hạt mọc thành cây .
* HĐ2: Quá trình phát triển thành cây của hạt
- GV Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4HS: quan sát hình minh họa SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.
 - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm làm việc tốt, trình bày rõ ràng, lưu loát .
* HĐ3: Điều kiện nảy mầm của hạt 
- GV kiểm tra việc HS đã gieo hạt ở nhà như thế nào .
- GV đưa ra 4 cốc ươm hạt sẵn của mình có ghi rõ các điều kiện ươm hạt. 
+Cốc 1: Đất khô 
+Cốc 2: Đất ẩm, nhiệt độ bình thường.
+Cốc 3: Đặt ở dưới bóng đèn.
+Cốc 4: Đặt vào tủ lạnh (hoặc trong chậu nước)
* Qua thí nghiệm, em có nhận xét gì về điều kiện nảy mầm của hạt ? 
* GV kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, chúng ta cần chọn những hạt giống tốt để gieo trồng .
C. Củng cố dặn dò 
 - GV nhận xét giờ học .
HĐ của trò
 - HS lần lượt trả lời .
 ( HS nhận xét, bổ sung) 
- HS làm việc theo nhóm 
- HS chia làm 4 nhóm, quan sát 
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau lên bảng chỉ vào từng bộ phận của hạt và nêu .
- 2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi làm bài 
- 5 HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nêu một thông tin. 
 ( HS khác nhận xét, bổ sung )
- 7 HS đại diện cho 7 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Mỗi nhóm chỉ nói về một thông tin.
 (HS các nhóm nhận xét, bổ sung) 
- HS trưng bày sản phẩm của mình 
- HS tự giơí thiệu về cách gieo hạt của mình: Tên hạt, số hạt, số ngày gieo, cách gieo, kết quả .
- 4 HS lên quan sát và đưa ra nhận xét :
 +Cốc 1: Không nảy mầm .
 +Cốc 2: Hạt nảy mầm bình thường .
 +Cốc3 : Hạt cây không nảy mầm .
 +Cốc 4: Hạt cây không nảy mầm .
- Hạt nảy mầm được khi có nhiệt độ phù hợp và độ ẩm .
- HS đọc mục cần ghi nhớ SGK .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau .
 Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
I.Mục tiêu
	- HS viết được một đoạn văn tả cây cối có đủ 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ , đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Chuẩn bị. 
	- GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số loài cây, trái theo đề văn.
 - Giấy kiểm tra có in đề bài
III.Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy
A. Bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị vở của HS.
B.Bài mới. Giới thiệu bài.
- GV phát đề KT, nhắc nhở HS làm bài
- HS làm bài.
- Yêu cầu HS đọc các đề bài và gợi ý.
- Lưu ý: Sau khi đã quan sát và viết đoạn văn tả một bộ phận của cây.Từ đó, em hãy viết thành bài văn tả cây cối hoàn chỉnh. 
- Thu bài.
C.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
HĐ của trò
- Để vở lên bàn để GV kiểm tra.
- 2HS tiếp nối nhau đọc đề bài và gợi ý.
- Cả lớp đọc thầm lại các đề văn.
- HS viết bài.
- HS về nhà chuẩn bị ôn tập giữa HK.
----------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
	- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
	- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường. 
* HS khá, giỏi làm thêm Bài 4.
II. Chuẩn bị. 
	- Vở bài tập, sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
HĐ của thầy
A.Bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng chữa bài VBT .
 - GV nhận xét, ghi điểm .
B.Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1: Ôn kiến thức cũ
- Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu thức tính thời gian của một chuyển động. 
- rút ra biểu thức tính vận tốc, quãng đường từ biểu thức tính thời gian. 
 HĐ2: Thực hành. 
- HS đại trà: BT1,2,3
- HS K-G: 1,2,3, 4 SGK
- GV bao quát , giúp đỡ HS lúng túng.
- Chấm chữa bài . 
Bài 1
- Yêu cầu học sinh tính, điền kết quả vào ô trống 
- Gọi học sinh kiểm tra kết quả của bạn.
Bài 2 - GV gọi 1 HS đọc đề toán. 
Lưu ý : đổi đơn vị cho phù hợp.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3 - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
C.Củng cố, dặn dò.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính thời gian của một chuyển động
- Nhận xét tiết học
HĐ của trò
2HS lên bảng chữa bài .
- HS nhận xét kết quả.
- 1 số HS nêu. 
s = v t
 t = s : v
v = s : t
- HS lần lượt đọc yêu cầu các bài tập, tìm hiểu đề và tự làm vào vở.
- HS nêu kết quả.
s (km)
261
78
165
96
v (km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4giờ 21phút 
2 giờ
6 giờ
2 giờ 24 phút
- 1 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian để ốc sên bò hết quãng đường đó là:
108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số : 9 phút
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài và tự làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là :
72 : 96 = (giờ)= 45 phút
 Đáp số : 45 phút
- HS nhận xét và đối chiếu kiểm tra bài mình.
- HS đọc đề bài và tự làm vào VBT.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Đổi: 10,5km = 10500m
Thời gian con rái cá bơi hết quãng đường là:
10500: 420 = 25 phút
Đáp số: 25 phút
- 1 HS nhắc lại.
- Về nhà làm bài tập trong VBT.
- Chuẩn bị tiết sau.
-----------------------------------------------------------------
KHOA HọC
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
I.Mục tiêu:
 - Kể tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II .Đồ dùng dạy học : 
	- Hình trang 110, 111 SGK .
	- HS chuẩn bị một vài ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, tỏi, hành, giềng.
III.Các hoạt động dạy học
HĐ của thầy
A.Bài cũ 
+ Nêu điều kiện nảy mầm và sự phát triển thành cây con của hạt?
 - GV đánh giá cho điểm .
B.Bài mới : Giới thiệu bài .
HĐ1:Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ . 
- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.
+ Người ta trồng cây mía bằng cách nào?
+ Trồng hành bằng cách nào ?
- Yêu cầu HS chỉ vào từng hình minh họa 110, trình bày theo yêu cầu :
+Tên cây hoặc củ được minh họa .
+ Vị trí của chồi được mọc ra từ cây, củ đó
Kết luận:Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà còn có một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ.
HĐ2: Thực hành 
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- HD HS thực hành trồng cây.
- GV giúp đỡ các nhóm.
- GV đánh giá chung.
 C. Củng cố dặn dò :
 - GV đánh giá chung giờ học .
HĐ của trò
- 2HS trả lời .
 ( HS nhận xét , bổ sung )
- HS làm việc theo nhóm 4. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày, chỉ rõ nơi chồi mọc ra .
VD: + Củ khoai tây: Chồi mọc ở chỗ lõm .
 + Ngọn mía: Chồi mọc ra từ nách lá. 
- Chặt lấy ngọn mía khi thu hoạch, lên luống đất, đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, chấu, hoặc đất tơi xốp phủ lên trên.
-Tách củ hành thành các nhánh, đặt xuống đất tơi xốp, ít ngày sau phía đầu của nhánh hành chồi mọc lên, phát triển thành khóm hành.
- HS quan sát .
- 6HS tiếp nối nhau trình bày.
 ( HS nhận xét, bổ sung )
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
- 3-5 HS tiếp nối nhau trình bày .
- HS thực hành trồng cây theo nhóm vào các chậu đất đã chuẩn bị.
- HS trưng bày sản phẩm.
 (HS nhận xét )
- HS đọc mục cần ghi nhớ SGK .
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Bài kiểm tra
 Môn: tập làm văn Thời gian: 40 phút
Họ và tên học sinh:.. Lớp:  
Điểm
Lời nhận xét của thầy cô
Đề bài: Chọn một trong các đề sau:
1. Tả một loài hoa mà em thích.
2. Tả một loại trái cây mà em thích.
3. Tả một giàn cây leo.
4. Tả một cây con mới trồng.
5. Tả một cây cổ thụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc