TOÁN - TIẾT 151: PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân.
- Vận dung phép trừ dể giải các bài toấn tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán có lời văn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1)Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướngdẫn luyện tập thêm của tiết học trước:
+Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất:
34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86,08
- 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con ,theo dõi, nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân.
b) Giảng bài mới :
*Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ
- GV viết lên bảng công thức của phép trừ:
HS đọc phép tính
- GV hỏi HS:
+ Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó.
+ Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu?
+ Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ?
TUẦN 31 Thứ hai ngày 14 tháng 4 năm 2008 TOÁN - TIẾT 151: PHÉP TRỪ I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về: - Kĩ năng thực hành phép trừ các số tự nhiên, các phân số, các số thập phân. - Vận dung phép trừ dể giải các bài toấn tìm thành phần chưa biết của phép tính, các bài toán có lời văn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1)Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướngdẫn luyện tập thêm của tiết học trước: +Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất: 34,67 + 13,92 + 43,65 + 56,35 + 73,33 + 86,08 - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bảng con ,theo dõi, nhận xét. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng làm các bài tập về phép cộng các số tự nhiên, phân số, số thập phân. b) Giảng bài mới : a-b=c *Ôn tập về các thành phần và tính chất của phép trừ - GV viết lên bảng công thức của phép trừ: HS đọc phép tính - GV hỏi HS: + Em hãy nêu tên gọi của phép tính trên bảng và tên gọi của các thành phần trong phép tính đó. + Một số trừ đi chính nó thì được kết quả là bao nhiêu? + Một số trừ đi 0 thì bằng mấy ? - HS trả lời: + HS: a - b = c là phép trừ, trong đó a là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu, a - b cũng là hiệu. + Một số trừ đi chính nó thì bằng 0. + Một số trừ 0 thì bằng chính số đó. - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó nêu yêu cầu HS mở SGK và đọc phần bài học về phép trừ. - HS mở SGK trang 159 và đọc bài trước lớp. * Hướng dẫn làm bài tập +Bài 1:- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán, - Muốn thử lại để kiểm tra kết quả một phép trừ đúng hay sai chúng ta làm như thế nào ?( Muốn thử lại kết quả của một phép trừ có đúng hay không ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ, nếu có kết quả là số bị trừ thì phép tính đó đúng, nếu không thì phép tính sai ). - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c của bài. HS cả lớp làm bài vào vở. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và ghi điểm cho HS. +Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vài vào vở. - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. Cả lớp theo dõi, thống nhất bài làm đúng như sau: a) x + 5,84 = 9,16 x = 9,16 - 5,84 x = 3,32 b) x - 0,35 = 2,55 x = 2,55 + 0,35 x = 2,9 - GV nhận xét và cho điểm HS. +Bài 3: - GV gọi HS đọc đề bài toán. - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - HS cả lớp làm bài vào vở , sau đó 1 HS lên bảng làm, 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. Bài giải Diện tích trồng hoa là: 540,8 - 385,5 = 155,3 (ha) Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa là: 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha) Đáp số: 696 ha - GV nhận xét và cho điểm HS. 3- Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị tốt tiết học sau. ĐẠO ĐỨC – TIẾT 31 :TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN I. MỤC TIÊU Học xong bài này HS biết: - Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người. - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững. - Bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh ảnh về tài nguyên thiên nhiên (mỏ than, dầu mỏ, rừng cây) hoặc cảnh tượng phá hoại tài nguyên thiên nhiên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng và hỏi: + Nêu vai trò, nhiệm vụ của quĩ nhi đồng Liên Hợp Quốc. + Em hãy nêu tên viết tắt của tổ chức y tế thế giới. GV nhận xét cho HS. 2. Dạy bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin trang 44 SGK - HS thảo luận nhóm bàn. - HS đọc thầm thông tin trong SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: H: Nêu tên một số tài nguyên thiên nhiên. (Mỏ quặng, nguồn nước ngầm, không khí, đất trồng, động thực vật quí hiếm) H: Ích lợi của tài nguyên thiên nhiên trong cuộc sống của con người là gì ? (Chạy máy phát điện, cung cấp điện sinh hoạt , nuôi sống con người) H: Hiện nay việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta đã hợp lí chưa ? Vì sao? (Chưa hợp lí, vì rừng đang bị chặt phá bừa bãi, cạn kiệt, nhiều động thực vật quí hiếm đang có nguy cơ tiệt chủng.) H: Nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. (Sử dụng tiết kiệm, hợp lí, bảo vệ nguồn nước, không khí.) H: Tài nguyên thiên nhiên có quan trong trong cuộc sống hay không ? (Rất quan trọng trong cuộc sống.) H: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để làm gì ? (Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.) Đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Cho HS đọc ghi nhớ trong SGK. * Hoạt động 2: làm bài tập 1 trong SGK. - HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập 1 trong SGK. Đại diện các nhóm trả lời. HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. Các từ ngữ chỉ tên tài nguyên thiên nhiên Lợi ích của tài nguyên thiên nhiên đó Biện pháp bảo vệ Đất trồng Trồng trọt các cây trái, hoa màu Bảo vệ, không làm ô nhiễm đất. Chăm bón thường xuyên Rừng Nơi sinh sống của nhiều động vật, thực vật Không phá rừng làm nương rẫy, không chặt cây trong rừng, không đốt rừng. Đất ven biển Trồng cây chắn gió, sóng biển Chống ô nhiễm, xói mòn. Cát Sử dụng để xây nhà, các công trình xây dựng. Khai thác hợp lí. Mỏ than Cung cấp than làm chất đốt Khai thác hợp lí. Gió Điều hoà không khí Mỏ dầu Cung cấp dầu làm chất đốt Khai thác hợp lí. Ánh sáng mặt trời Chiếu sáng cho Trái Đất, cung cấp nhiệt cho Trái Đất. Bảo vệ tầng khí quyển. Hồ nước tự nhiện Nới sinh sống của nhiều động thực vật dước nước Bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm (không vứt rác, đổ nước thải vào bò” Thác nước Cảnh vật cho con người Mạch nước ngầm Nguồn nước dự trữ của con người Không làm ô nhiễm nguồn nước Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ của em - GV đưa bảng phụ có ghi các ý kiến về sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.Hs thảo luận nhóm đôi cho biết ý kiến : Tán thành ( đưa thẻ màu đỏ ). Không tán thành ( đưa thẻ màu xanh ) trước các ý kiến sau : 1. Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú không cạn kiệt. 2. Tài nguyên thiên nhiên là để phục vụ con người nên chúng ta được sử dụng thoải mái, không cần tiết kiệm. 3. Nếu không bảo vệ tài nguyên nước, con người sẽ không có nước sạch để sống. 4. Nếu tài nguyên cạn kiệt, cuộc sống con người vẫn không bị ảnh hưởng nhiều. 5. Bảo vệ tài nguyên thiien nhiên là bảo vệ và duy trì cuộc sống lâu dài cho con người. Tán thành : ý 3, 5 ( đưa thẻ màu đỏ ) Không tán thành : ý 1, 2, 4 ( đưa thẻ màu xanh ). Với những ý kiến sai GV cùng HS trao đổi ý kiến để đi đến kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. ============================= TẬP ĐỌC - TIẾT 61: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN. I. MỤC TIÊU - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. - Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. -Hiểu nội dung bài: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. -Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt noi gương nhân vật trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Tranh minh hoạ bài học trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1)Kiểm tra bài cũ: Tà áo dài Việt Nam 3HS đọc bài, trả lời câu hỏi .GV nhận xét ghi điểm . + Tà áo dài Việt Nam tôn vinh vẻ đẹp gì của người phụ nữ ? +Nêu nội dung bài. 2) Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Bài học Công việc đầu tiên sẽ giúp các em biết về một người phụ nữ Việt Nam nổi tiếng- bà Nguyễn Thị Định, Bà Định là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được phong Thiếu tướng và giữ trọng trách Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Bài học là trích đoạn hồi kí của bà - kể lại ngày bà còn là một cô gái lần đầu làm việc cho Cách mạng. b)Giảng bài mới : +Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Một hoặc hai HS khá, giỏi (tiếp nối nhau) đọc bài văn. - Một HS đọc phần chú giải về bà Nguyễn Thị Định, các từ ngữ khó: truyền đơn, chớ, rủi, lính mã tà, thoát li. - HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - HS tiếp nối nhau đọc bài văn (2-3 lượt). Có thể chia bài làm 3 đoạn: đoạn 1 (từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì), đoạn 2 (tiếp theo đến mấy tên lính mã rà hớt hải xách súng chạy rầm rầm), đoạn 3 (phần còn lại). GV kết hợp uốn nắn cách phát âm và cách đọc cho các em. - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài (hoặc tiếp nối nhau đọc cả bài). - GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn tả đúng đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng. Chú ý đọc phân biệt lời các nhân vật: + Lời anh Ba - Ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út. + Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho cách mạng. * Tìm hiểu bài - Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì ? (Rải truyền đơn) - Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ? (Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm ngồi dậy nghĩ cách dấu truyền đơn.) - Chị Út ... bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước. Kiểm tra vở BT của HS dưới lớp. - 1 HS lên bảng làm bài, Cả lớp theo dõi để nhận xét. Lúc 8 giờ 20 phút một ca nô đi ngước dòng từ B đến A, cùng lúc đó một người cũng chéo thuyền xuôi dòng từ A đến B. Quãng sông AB dài 42 km. Biết vận tốc khi nước lặng của ca nô là 20,5 km/giờ, của thuyền là 4,5km/giờ, vận tốc dòng nước 2,2 km/giờ. Hỏi đến mấy giờ thì thuyền gặp ca nô, chỗ gặp nhau cách B bao xa ? - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng ôn tập các kiến thức đã học về phép chia. a : b = c Số bị chia Số chia Thương b)Giảng bài mới : * Ôn tập về phép chia + Trường hợp chia hết - GV viết lên bảng phép chia: -Yêu cầu HS đọc phép chia. - HS đọc phép chia và thảo luận nhóm đôi để trả lời những câu hỏi sau: + Phép tính trên được gọi là phép tính gì ? Hãy nêu tên các thành phần phép tính. + Em hãy cho biết thương của phép chia trong các trường hợp, số chia là 1, số chia và số bị chia bằng nhau và khác 0, số bị chia là 0. - HS lần lượt trả lời: + Phép tính chia có các thành phần: số bị chia (a), số chia (b), thương (c). + Mọi số chia cho 1 đều bằng chính số đó a : 1 = a. + Mọi số khác 0 chia cho chính số đó đều bằng 1. a : a = 1 (a khác 0). + Số 0 chia cho số nào cũng bằng 0. 0 : b = 0 (b khác 0). - GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lới cho chính xác. * Trường hợp chia có số dư - Làm tương tự như trên cho HS nêu được các thành phần của phép chia có dư và lưu ý số dư phải bé hơn số chia. * Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK. - HS đọc thầm. - GV hỏi: + Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ? - HS trả lời: + Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia rồi thử lại để kiểm tra xem phép tính đúng không. + Em hãy nêu cách thử lại để kiểm tra xem mọt phép tính chia có đúng hay không. + Muốn kiểm tra một phép tính chia có đúng hay không ta làm như sau: Nếu là phép chia hết thì lấy thương nhân với số chia được tích là số bị chia thì phép chia đúng, nếu khác thì phép chia sai. Nếu là phép chia có dư thì lấy tích của thương và số chia cộng với số dư. Được kết quả là số bị chia thì phép chia đúng, kết quả khác số bị chia thì phép chia sai. - GV nhận xét câu trả lời cảu HS, yêu cầu HS làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở . a) 8192 32 Thử lại: 256 32 = 8192 179 256 192 0 b) 96,75 21,7 4,45 21,7 + 0,185 = 96,75 9 95 4,45 1270 185 - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - HS nhận xét , nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng. - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2: - GV cho HS nêu cách thực hiện phép chia phân số rồi yêu cầu các em làm bài. - 1 HS nêu trước lớp. - Cả lớp làm bài vào vở BT, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. a) = b) : = . Bài 3: - GV cho HS tự làm bài vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu kết quả trước lớp, mỗi HS làm 2 phép tính nhẩm. - HS làm bài vào vở . - 2 HS tiếp nối nhau làm bài trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét, chữa bài, có thể yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm. - HS nêu trước lớp. Ví dụ: + Chia một số cho 0,5 ta có thể nhân số đó với 2. + Chia một số cho 0,25 ta có thể nhân số đó với 4, 25 : 0,1 = 250 48 : 0,01 = 4800 95 : 0,1 = 950 25 10 = 250 48 100 = 4800 72 : 0,01= 7200 b) 11 : 0,25 = 44 32 : 0,5 = 64 75 : 0,5 = 150 11 4 = 44 32 2 = 64 125 : 0,25= 500 Bài 4: - GV yêu cầu HS tự làm bài. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở . - GV mời 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng, HS cả lớp thống nhất làm bài cho đúng như sau: a) Cách 1: Cách 2: b) Cách 1: (6,24 + 1,26) : 0,75 = 7,5 : 0,75 = 10 Cách 2: (6,24 + 1,26) : 0,75 = 6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 = 8,32 + 1,68 = 10 - GV nhận xét và cho điểm HS, có thể yêu cầu HS nêu qui tắc chia một tổng cho một số. 3- Củng cố - dặn dò -Nêu cách nhân ,chia một số với một tổng ? - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -GV nhận xét tiết học =================================== TẬP LÀM VĂN – TIẾT 62: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH I )MỤC TIÊU - Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh- một dàn ý với những ý của riêng mình. - Ôn luyện kĩ trình bày miệng dàn ý bài văn tả cảnh- trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - Bảng lớp viết 4 đề văn. - Một số tranh ảnh gắn với các cảnh được gợi từ 4 đề văn: cảnh một ngày mới bắt đầu : một đêm trăng đẹp : một trường học; một khu vui chơi; giải trí. - Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to cho lập dàn ý bài văn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1)Kiểm tra bài cũ HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em dã đọc hoặc đã viết trong học kì I- BT1, tiết TLV trước. 2)Dạy bài mới a) Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, cả lớp tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn. b)Giảng bài mới : *Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 Chọn đề bài - Một HS đọc nội dung BT1. - GV: Các em cần chọn miêu tả 1 trong 4 cảnh đã nêu – nên chọn tả cảnh em đã thấy, đã ngắm nhìn hoặc đã quen thuộc. Lập dàn ý - Một HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK. - GV nhắc HS : Dàn ý bài văn cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý phải là ý của mỗi em, thể hiện sự quan sát riêng, giúp các em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn ( trình bày miệng ). - Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. 4 HS làm vào giấy khổ to ( mỗi em làm 1đề khác nhau), sau đó dán bài trên bảnglớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý. - Mỗi HS tự sửa bài viết của mình. Bài tập 2 - HS thảo luận nhóm 4. - HS đọc yêu cầu của bài tập, dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh trong nhóm ( tránh cầm dàn ý đọc ). GV nhắc HS trình bày sát theo dàn ý, trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu. - Đại diện các nhóm thi trình bày bài văn trước lớp. - Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, diễn đạt: bình chọn người trình bày hay nhất. VD về một dàn ý và cách trình bày ( thành câu ) : Mở bài : Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng. +Thân bài : - Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến trường làm trực nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn, tiếng chổi, tiếng nước chảyCác phòng học trở nên sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn. - Cô Hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường. Lá Quốc kì bay trên cột cờ, những bồn hoa trong sân trường đang khoe sắc, ong bướm rập rờn. - Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường: nhóm trò chuyện, nhóm đùa vui. - Tiếng trống vang lên. Học sinh xếp hàng đi vào lớp. + Kết bài : Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đền trường em có thêm niềm vui. 3)Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32. ========================= SINH HOẠT TIẾT 31: KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN . I.MỤC TIÊU: -Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 31. -Triển khai công việc trong tuần 32. -Tuyên dương những em luôn phấn đấu vươn lên có tinh thần giúp đỡ bạn bè. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: Sinh hoạt văn nghệ. 2, Tiến hành : *Sơ kết tuần 31 Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung. GV nhận xét chung ,bổ sung. +Đạo đức : -Lớp thực hiện nghiêm túc mọi nề nếp và kế hoạch do nhà trường ,Đội phát động -Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể ,làm tốt công tác vệ sing trường lớp . . +Học tập : -Học tập nghiêm túc ,biết vâng lời thầy cô ,có đầy đủ đồ dùng học tập. Nhiều em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động học tập. -Làm tốt công tác sửa bài ở nhà và củng cố kiến thức cũ vào 10 phút đầu giờ . - Tồn tại : Lớp còn ồn , một số em không làm bài ở nhà ,thường xuyên quên sách vở Đô Na, Hảo, Tuấn., + Các hoạt động khác : -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ . -Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . Kế hoạch tuần 32. -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần trước. - Học chương trình tuần 32 theo thời khoá biểu.Ôn tập củng cố kiến thức trọng tâm để thi học kì tốt hơn. -10 phút đầu giờ cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 3.Dặn dò: -Học tập và rèn luyện nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ . -Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà - Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nề nếp đề ra . *****************************************
Tài liệu đính kèm: