Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN

I. Mục tiêu :

 - Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

 - Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó bằng một trong hai cách.

 - Hoàn thành bài 1. HS khá, giỏi làm được bài 1,2,3.

II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :

1.Bài cũ : - 1 HS lên bảng giải bài tập 3 (18)

 - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét,chữa bài.

2. Bài mới :

a.Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:

 - GV nêu ví dụ trong SGK để HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
	Ngày soạn: 17/9/2011
	Ngày giảng: Thứ hai, ngày 19/9/2011 
Toán: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu :
	- Giúp HS qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần). 
	- Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó bằng một trong hai cách.
	- Hoàn thành bài 1. HS khá, giỏi làm được bài 1,2,3.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Bài cũ : 	- 1 HS lên bảng giải bài tập 3 (18) 
	- GV hướng dẫn cả lớp nhận xét,chữa bài.
2. Bài mới :
a.Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ:
 	- GV nêu ví dụ trong SGK để HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ rồi ghi kết quả vào bảng.
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
Quãng đường đi được
4 km
8 km
12 km
 	- Cho HS quan sát bảng sau đó nêu nhận xét ( như SGK )
	- GV chưa đưa ra khái niệm, thuật ngữ “tỉ lệ thuận”
b. Giới thiệu bài toán và cách giải
	- GV nêu bài toán (SGK)
	- Có mấy cách giải bài toán? (HS nêu được 2 cách giải đã học: Rút về đơn vị - Tìm tỉ số).
	- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán : 
 2 giờ: 90 km
 4 giờ :km?
	- Gọi 2 em lên bảng giải bài toán theo 2 cách đã nêu
	- Cả lớp làm vào nháp rồi nhận xét
	- GV lưu ý cho HS : tuỳ theo từng trường hợp, bài toán được giải theo cách 1 hoặc cách 2.
c.Luyện tập :
Bài 1: - HS đọc đề, phân tích đề.
	- GV tóm tắt, hướng dẫn HS giải bằng cách rút về đơn vị:
	+Tìm số tiền mua 1m vải
	+Tìm số tiền mua 7m vải
	- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm bài.
	- GV chữa bài.
	Giải:
	Mua 1m vải hết số tiền là:
	80000: 5 = 16000 ( đồng)
	Mua 7m vải đó hết số tiền là:
	16000 x 7 = 112000( đồng)
	Đáp số: 112000 đồng.
Bài 2: GV yêu cầu HS khá, giỏi làm (nếu còn thời gian).
	- HS đọc đề, phân tích đề.
	Tóm tắt:
	3 ngày: 1200 cây.
	12 ngày: cây?
	- HD để HS thấy: Khi gấp (giảm) số ngày trồng cây bao nhiêu lần thì số cây trồng được sẽ gấp (giảm) bấy nhiêu lần.
	- HS giải vào vở bằng 1 đến 2 cách. Gọi 2 em lên bảng chữa bài.
	- GV nhận xét.
	Giải:
Cách 1:
	Trong 1 ngày trồng được số cây là:
	1200 : 3 = 400 (cây)
	Trong 12 ngày trồng được số cây là:
	400 x 12 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây.
Cách 2:
	12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
	12 : 3 = 4 (lần)
	Trong 12 ngày trồng được số cây là:
	1200 x 4 = 4800 (cây)
	Đáp số: 4800 cây.
3.Hướng dẫn về nhà :	 Bài tập 3 (19)
_____________________________________
Tập đọc: 	NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 
I.Yêu cầu :
1.Đọc:
	- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài: Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si- ma, Na- ga- da- ki).
	- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài.
	- Đọc diễn cảm với giọng trầm, buồn.
2.Hiểu:
	- Từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.
	- Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
	- Trả lời được câu hỏi 1,2,3.
3. GD kỷ năng sống:
- Kn xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông
	- GD bảo vệ MT: Liên hệ để HS thấy những ảnh hưởng của môi trường ở Việt Nam sau khi Mĩ ném các loại bom phá hoại, đặc biệt là chất độc màu da cam trong chiến tranh.
II. Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Hai nhóm HS phân vai đọc vở kịch Lòng dân và trả lời câu hỏi về nội dung, ý nghĩa của vở kịch.
2. Bài mới : 
	a)Giới thiệu chủ điểm và bài đọc : 
	b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
* Luyện đọc : 
	- GV hướng dẫn HS luyện đọc theo quy trình đã hướng dẫn .
	- HS quan sát tranh Xa- da-cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm .
	-Có thể chia làm 4 đoạn :
+ Đoạn 1 : Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản .
+ Đoạn 2 : Hậu quả mà 2 quả bom đã gây ra .
+ Đoạn 3 : Khát vọng sống của Xa-da-cô Xa-xa-ki .
+ Đoạn 4 : Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi-rô –si-ma .
	- Giải nghĩa các từ khó đã chú giải trong SGK .
	* Tìm hiểu bài : 
	- Xa- da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào ? ( Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản).
	- Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ? ( Bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng thì em khỏi bệnh).
	* Giáo viên cho học sinh đặt mình vào vị trí Xa-xa-cô để đưa ra quyết định.
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ? 
(Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-da-cô)
	- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?( Khi Xa-da-cô chết, các bạn quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại,chân tượng đài khắc những dòng chữ mong muốn thế giới mãi mãi hoà bình).
	- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô ? (Thảo luận nhóm 4) (Chúng tôi căm ghét chiến tranh )
	- Vũ khí hạt nhân có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống? (Huỷ hoại môi trường sống, con người, con vật, cây cối khi nhiễm chất độc từ vũ khí hạt nhân đều có thể chết).
	- Các em có biết trong thời gian xâm lược Việt Nam, đế quốc Mĩ đã ném xuống đất nước ta những loại bom gì và hậu quả của nó ra sao? ( Các loại bom: bom bi, bom tấn, bom na pan, bom chùm, làm sát thương, gây ô nhiễm môi trường;chất độc màu da cam gây bệnh cho con người, để lại di chứng cho nhiều đời sau, sinh con bị quái thai,)
	- Câu hỏi bổ sung : câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? ( Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân . )
	* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm : 
GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn của bài văn .
3. Củng cố , dặn dò : 
	- HS nhắc lại điều câu chuyện muốn nói .
	- GV nhận xét tiết học. Tiếp tục luyện đọc bài văn.
_____________________________________
Chính tả : (Nghe - viết)	ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I.Yêu cầu : 
	- Nghe - viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ 
	- HS nắm chắc về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II.Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : 	HS viết vần của các tiếng: chúng - tôi - mong - thế - giới - này mãi- mãi - hoà - bình vào mô hình cấu tạo vần .
2. Bài mới :
a) Hướng dẫn HS nghe - viết : 
	- GV đọc toàn bài chính tả. HS theo dõi SGK .
	- HS đọc thầm lại .
b) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : 
 Bài 2 : 
	- HS đọc nội dung bài tập .
	- Hai HS lên bảng làm bài trên phiếu; Nêu sự giống và khác nhau giữa 2 tiếng .
	- Nhận xét, chữa bài 
Bài 3 : 
	- GV hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình đã hướng dẫn 
	- Quy tắc : 
	+Trong tiếng nghĩa (không có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi .
	+Trong tiếng chiến (có âm cuối): Đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi .
3. Củng cố , dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học . 
	- Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia / iê.	
_____________________________________
Ngày soạn: 	 18/9/2011
	Ngày giảng: Thứ ba, ngày 20/9/2011
Âm nhạc: 	HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH
	Nhạc và lời: Huy Trân
I. Yêu cầu: Biết hát theo giai điệu và lời ca. Biết gõ đệm theo tiết tấu bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên
	- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng đĩa nhạc bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
	- Tranh ảnh minh hoạ bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
	- Đệm đàn và hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
III. Hoạt động dạy học
Học hát: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
1. Giới thiệu bài hát- GV giới thiệu tranh minh hoạ
- Các em đã học một số bài hát về chủ đề hoà bình. em nào có thể kể tên một số bài hát đó?
HS trả lời Hoà bình cho bé, Bầu trời xanh, Tiếng hát bạn bè mình, Em yêu hoà bình ...
2. Đọc lời ca theo TT
2 HS thực hiện
3. Nghe hát mẫu
- Cho HS nghe băng .
HS nghe bài hát
- HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát: 1 – 2 HS nói cảm nhận
4. Khởi động giọng
- GV đàn chuỗi âm ngắn, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La.
5. Tập hát từng câu
- Tập hát lời 1: lời 1 gồm 2 đoạn, đoạn 1 có 4 câu.
- Đàn giai điệu câu một khoảng 2 – 3 lần.- Bắt nhịp (2-1)
HS lắng nghe-HS hát hoà theo
 - HS lấy hơi ở đầu câu hát.
- HS khá hát mẫu.
- Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
- HS tập các câu tiếp theo tương tự.
- HS hát nối các câu hát, thể hiện đúng những nốt ngân dài và trường độ móc đơn chấm dôi-móc kép.
- Đoạn 2 chia làm 2 câu. Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1.
- Tập hát lời 2
- Hát lời 2
6. Hát cả bài
- HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ đảo phách và trường độ móc đơn chấm dôi, móc kép.
- HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp (đoạn 1) và theo phách (đoạn 2).
- HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái mạnh mẽ, sôi nổi
7. Củng cố, kiểm tra
- HS tập trình bày bài hát với cách hát đối đáp. GV chia lớp thành 2 nửa, đoạn 1 mỗi nửa hát 1 câu đối đáp nhau, đoạn 2 tất cả cùng hát.
- HS học thuộc bài hát.
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
_____________________________________
Luyện từ và câu : 	TỪ TRÁI NGHĨA
I .Yêu cầu : 
	- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
	- Nhận biết các cặp từ trái nghĩa trong câu (BT 1) và đặt câu phân biệt với những từ trái nghĩa, tìm từ trái nghĩa với từ cho trước(BT 2,3).
	- HS khá, giỏi đặt được 2 câu phân biệt cặp từ trái nghĩa ở BT 3.
II. Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : HS đọc lại đoạn văn miêu tả màu sắc đẹp của những sự vật trong bài Sắc màu em yêu . 
2. Bài mới : 
	a)Giới thiệu bài : 
	b)Phần nhận xét :
Bài 1:
	- HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
	- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu nghĩa 2 từ chính nghĩa , phi nghĩa .
	- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
	+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí, điều cao cả, chính đáng.
	+ Phi nghĩa: trái với đạo lí.
	+ Chính nghĩa và phi nghĩa là 2 từ có ý nghĩa trái ngược nhau.
	- GV kết luận: Đó là những từ trái nghĩa.
	- Hỏi: Thế nào là từ trái nghĩa? (Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau).
Bài 2 :
	- HS đọc yêu cầu của bài. 
	- HS sinh hoạt nhóm đôi, trả lời câu hỏi.
	- Đại diện HS trình bày:
	+ Từ trái nghĩa: chết / sống; vinh / nhục
	+ Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau.
	+ Quan niệm sống: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
	- Hỏi: Từ trái nghĩa có tác dụng gì?( làm nổi bật sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái đối lập nhau).
	c) Ghi nhớ : HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK, tìm thêm một số ví dụ về từ trái nghĩa .
	d) Phần luyện tập : 
Bài 1:
	- HS đọc yêu cầu của bài tập, tìm những cặp từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ .
- GV mời 4 HS lên bảng, mỗi em gạch chân những từ trái nghĩa trong mỗi thành ngữ, tục ngữ.
	- Cả l ... ố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.
_____________________________________
Kể chuyện : 	TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI 
I.Yêu cầu : 
	- Rèn kĩ năng nói, kể lại được câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện; kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
	- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.
	- Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
	- GDKNS: 
+ Thể hiện sự cảm thông.
+ Phản hồi, lắng nghe tích cực
	- GD bảo vệ môi trường: HS thấy được tội ác của giặc Mĩ: Không chỉ giết hại con người ở Mĩ Lai mà còn huỷ diệt cả môi trường sống của con người.
II. Đồ dùng dạy học : Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK .
III. Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : 	Gọi 1 HS kể việc làm tốt xây dựng quê hương đất nước của một người mà em biết.
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu truyện phim 
b)GV kể chuyện ( 2 –3 lần)
	- GV kể lần 1, kết hợp chỉ các dòng chữ ghi ngày, tháng, tên riêng kèm theo chức vụ, công việc của những lính Mĩ.
	- GV kể lần 2, kết hợp chỉ từng hình ảnh minh hoạ phim SGK.
	- GV liên hệ cho HS biết sự tàn bạo của đế quốc Mĩ: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mĩ Lai mà còn tàn sát, huỷ diệt cả môi trường sống của con người (thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc,)
c)Hướng dẫn HS kể chuyện,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
	- KC theo nhóm: HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm.Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	- Thi KC trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Chuyện giúp bạn hiểu điều gì ?Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh? Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ? 
3. Củng cố , dặn dò : 
	- Một HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược VN .
	- GV nhận xét tiết học .
_____________________________________
	Ngày soạn: 	 20/9/2011
	Ngày giảng: Thứ năm, ngày 22/9/2011
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	-Giúp HS củng cố và rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách.
- Hoàn thành bài 1,2.HS khá, giỏi làm được thêm bài 3,4.
II. Lên lớp :
1.Bài cũ : Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2 (21). GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Bài 1: 
	- HS đọc đề, GV tóm tắt - Hướng dẫn cách giải 
-Gợi ý HS giải bằng cách rút về đơn vị
-HS làm vào vở
Tóm tắt :	3000 đồng/1 quyển : 25 quyển
	1500 đồng/1 quyển :.quyển?
Các bước giải:
 	 	3000 : 1500 = 2 (lần )
 	25 Í 2 = 50 (quyển)
	 Đáp số : 50 quyển
Bài 2: Cách làm tương tự bài 1.
Bài 3 : Yêu cầu HS tự tìm hiểu đề bài rồi giải, chẳng hạn : trước hết tìm số người lần sau đào mương là bao nhiêu ? (10 +20 = 30 (người)).
 Tóm tắt : 	10 người : 35m
 	30 người : .m?
 Các bước giải : 30 :10 = 3 (lần)
 35 Í 3 = 105 (m)
 Đáp số : 105m
Bài 4 : Yêu cầu HS biết tóm tắt rồi giải bài toán bằng cách “rút về đơn vị”, chẳng hạn :
 Tóm tắt : 	 Bài giải:
 mỗi bao 50kg :30 bao 	 Xe tải có thể chở được số ki-lô-gam gạo là :
 mỗi bao 75kg : bao? 50 Í 300 = 15000 (kg)
 	 Xe tải có thể chở được số bao gạo 75kg là:
 15000 : 75 = 200 (bao)
 	 Đáp số : 200 bao gạo.
3. Củng cố, dặn dò: Làm BT vào vở bài tập ở nhà.
_____________________________________
Tập làm văn : LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I.Yêu cầu: 
	- Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, HS biết lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ 3 phần, biết lựa chọn những nét nổi bật để tả ngôi trường.
	- Biết chuyển 1 phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
	- GD bảo vệ MT: HS biết yêu quý ngôi trường của mình, có ý thức bảo vệ trường, xây dựng cảnh quan trường xanh, sạch ,đẹp.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
HS trình bày kết quả quan sát đã chuẩn bị ở nhà .
2.Bài mới: 
	a)Giới thiệu bài : 
	b)Hướng dẫn HS luyện tập : 
Bài 1: 
	- Một vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà.
	- HS lập dàn ý chi tiết .
	- HS trình bày dàn ý. Mời 1 HS làm bài tốt trên giấy dán bài lên bảng. Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh.
VD về dàn ý : 
+ Mở bài : Giới thiệu bao quát : 
Trường nằm trên 1 khoảng đất rộng.
	Ngôi trường nổi bật với mái ngói đỏ, tường vôi trắng, những hàng cây xanh bao quanh .
+ Thân bài : Tả từng phần của cảnh trường :
 Sân trường : sân xi măng rộng 
 Lớp học : 3 toà nhà 2 tầng xếp hình chữ U 
 + Kết bài :
	Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn.Em rất yêu và tự hào về trường em.
	Những việc làm hằng ngày của chúng em để giữ vệ sinh trường lớp, làm cho trường thêm đẹp: nhặt rác, trồng và bảo vệ cây xanh,
Bài 2 : 
	- HD HS viết 1 đoạn ở phần thân bài, cho một vài HS nói trước mình sẽ chọn đoạn nào.
	- HS viết 1 đoạn văn ở phần thân bài. GV chấm điểm, đánh giá cao những đoạn viết tự nhiên, chân thực có ý riêng, ý mới .
3. Củng cố , dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học.
	- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết bài văn tả cảnh sắp tới.
_____________________________________
	Ngày soạn: 	21/9/2011
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 23/9/2011
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
 	Giúp HS biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đã học bằng cả hai cách : rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
	- Hoàn thành bài 1,2,3.
II. Lên lớp :
1.Bài cũ : 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2(21), kiểm tra VBT của một số HS.
	- nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : 
Bài 1 : 
	- HS đọc đề, 1 em lên bảng tóm tắt bài toán.
	- Cho HS phân tích đề toán để xác định dạng toán, chẳng hạn:
	+ Tổng số nam và nữ là 28 HS.
	+ Tỉ số của số nam và số nữ là .
	+ Tính số nam và số nữ.
	- HD giải bài toán theo cách giải bài toán về Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
HS giải vào vở, 1 em lên bảng làm.
GV chấm, chữa bài.
	 	Bài giải:
	Tổng số phần bằng nhau là:
	2 + 5 = 7 (phần) 
 	Số học sinh nam là :
 	28 : 7 Í 2 = 8 (học sinh)
 	Số học sinh nữ là :
 	28 – 8 = 20 (học sinh)
 	 Đáp số : 8 học sinh nam ; 20 học sinh nữ
Bài 2 : 
	- Gọi HS đọc đề bài, phân tích đề, xác định dạng toán: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
	- Cả lớp làm vào vở, một em lên bảng chữa bài. 
 Các bước : 
	- Tìm chiều rộng.
	- Tìm chiều dài.
	- Tính chu vi mảnh đất.
 (Đáp số : 90m)
Bài 3 :
	- HS đọc đề - Một em lên bảng tóm tắt
 	- HS nêu cách giải, một em lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 	 Tóm tắt : 	100km : 12l xăng
 	50km :.l xăng?
Các bước : 100 : 50 = 2 (lần)
 	12 : 2 = 6 (l) 
 	 Đáp số : 6l
3.Hướng dẫn về nhà:	 Làm bài tập 4 (22)
_____________________________________
Luyện từ và câu : LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA 
I.Yêu cầu : 
- HS biết vận dụng những hiểu biết về từ trái nghĩa để làm đúng các bài tập thực hành tìm từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT 1,2(3 trong số 4 câu), BT 3, biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT 4(chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý); đặt câu với một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT 4.
- HS khá, giỏi thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT 4.
II. Hoạt động dạy học : 
1. Bài cũ : Gọi 2 HS đọc thuộc lòng các tục ngữ, thành ngữ đã học ở tiết trước. 
2. Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài 1 : 
	- HS đọc yêu cầu, làm vàoVBT, 2 HS lên bảng thi làm vào giấy khổ to. 	- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
	- HS học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
	+ Ăn ít ngon nhiều.
	+ Ba chìm bảy nổi.
	+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
	+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
Bài 2 : 
	- HS làm miệng, GV chốt lại lời giải đúng:
	Các từ trái nghĩa với từ in đậm : lớn, già, dưới, sống.
Bài 3 : 
	- HS làm miệng, GV chốt lại lời giải đúng:
Các từ trái nghĩa với mỗi ô trống : nhỏ , vụng, khuya.
	- HS đọc thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
Bài 5 : 
	- HS làm vào vở .
	- GV giải thích: Có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; có thể đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ.
	- HS đọc câu mình đặt. HS khác nhận xét .
Trường hợp mỗi câu chứa 1 từ trái nghĩa : 
+VD : Chú chó Cún nhà em béo múp. Chú Vàng nhà Hương thì gầy nhom .
Trường hợp mỗi câu chứa 1 hoặc nhiều cặp từ trái nghĩa :
+VD : Na cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt .
	- Chấm chữa bài .
3.Củng cố , dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở các bài tập 1, 3.
_____________________________________
Tập làm văn : 	TẢ CẢNH 
	 (Kiểm tra viết)
I.Yêu cầu : 
	- HS viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần, thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
	- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II.Hoạt động dạy học : 
1.Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra.
2.Ra đề : Tả một cơn mưa.
	- HS làm bài vào vở.
	- GV theo dõi, giúp đỡ một số em yếu.
3.Củng cố, dặn dò:
	- Thu bài của HS để chấm.
	- Nhận xét giờ kiểm tra.
	- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tuần 5(Luyện tập làm báo cáo thống kê).
_____________________________________
 	 SINH HOẠT ĐỘI 
AN TOÀN GIAO THÔNG: KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Yêu cầu:
	- HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường theo luật giao thông.
	- HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ an toàn.
	- Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Đội viên trong chi đội nhận thấy những ưu, khuyết điểm của tuần học vừa qua.
- Lập kế hoạch cho tuần tới.
II. Lên lớp: 
1.An toàn giao thông:
Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên mô hình.
	- GV giới thiệu mô hình một đoạn đường phố, HS giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình.
	- GV hỏi HS cách đi xe đạp trong các tình huống khác nhau, yêu cầu HS trả lời và chỉ trên mô hình.
	- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường.
	- GV kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư là đường hai chiều, 3 làn xe chạy, có tín hiệu giao thông.
	- Mời 1 số HS đi xe đạp như đã thể hiện trên mô hình.
	- Cả lớp quan sát, nhận xét.
	- GV kết luận những điều cần ghi nhơ khi đi xe đạp.
2.An toàn giao thông:
Sinh hoạt: Chi đội trưởng nhận xét tuần học vừa qua.
	- Các phân đội trưởng nhận xét cụ thể từng mặt của đội viên trong tổ.
	- Đội viên đóng góp ý kiến.
Kế hoạch tuần tới:
	- Tổ chức xây dựng đôi bạn cùng học
 	- Động viên học sinh nộp các khoản tiền của năm học.
	- Chuẩn bị tham gia Đại hội Liên đội .
	- Nhắc nhở học sinh đi học đúng thời gian, nghỉ học có lí do rõ ràng.
	- Xây dựng ý thức tự quản cho học sinh.
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc