Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Xuân Thoại

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Xuân Thoại

ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I. Mục tiêu:

- Củng cố cho học sinh các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.

-Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác.

-Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Phấn màu - bảng phụ

- Trò: Vở bài tập - SGK - bảng con - vở nháp

III. Các hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Khởi động: - Hát

2. Bài cũ:

- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. - 2 học sinh

- Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK) - Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài

 - Lớp nhận xét

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 5 - Nguyễn Xuân Thoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5 
Thứ hai ngày 19 tháng 09 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tốn
ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho học sinh các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài. 
-Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán có liên quan, nhanh, chính xác. 
-Giáo dục học sinh yêu thích môn học. Vận dụng những điều đã học vào thực tế. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu - bảng phụ 
- 	Trò: Vở bài tập - SGK - bảng con - vở nháp 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra các dạng toán về tỉ lệ vừa học. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 3, 4/23 (SGK)
- Lần lượt HS nêu tóm tắt - sửa bài 
- Lớp nhận xét 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành bảng đơn vị đo độ dài
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên gợi mở. Học sinh tự đặt câu hỏi. Học sinh trả lời. Giáo viên ghi kết quả. 
- Học sinh lần lượt lên bảng ghi kết quả.
- Học sinh kết luận mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền nhau. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Lần lượt đọc mối quan hệ từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động nhóm đôi 
 Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên gợi mở để học sinh tìm phương pháp đổi. 
- Học sinh đọc đề 
- Xác định dạng 
Ÿ Giáo viên chốt ý. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển đổi. 
Ÿ Bài 3: Tương tự bài tập 2
- Học sinh đọc đề 
- Học sinh nêu dạng đổi 
- Học sinh làm bài 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh sửa bài 
4km37m = 4 037m ..
- Lớp nhận xét 
* Hoạt động 3: 
- Hoạt động cá nhân 
Ÿ Bài 4:
HN - ĐN : 791km 
ĐN – Tp HCM :dài hơn144 km 
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề 
- Tóm tắt 
- Học sinh giải và sửa bài
* Hoạt động 4: Củng cố 	
- Hoạt động cá nhân 
- Nhắc lại kiến thức vừa học 
- Thi đua ai nhanh hơn 
- Tổ chức thi đua: 
82km3m = ..m 
5 008m = ..km.m
- Học sinh làm ra nháp 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Ôn bảng đơn vị đo khối lượng” 
- Nhận xét tiết học 
========================
Tiết 3: Tập đọc
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Hiểu được : các từ ngữ trong đoạn bài, diễn biến câu chuyện.
- Ý chính: qua tình cảm chân thành giữa một công nhân Việt Nam với một chuyên gia nước bạn; bài văn ca ngợi vẻ đẹp của tình hữu nghị, của sự hợp tác giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
2. Kĩ năng: - Đọc lưu loát toàn bài.
- Đọc đúng các từ ngữ: A-lếch-xây, nhạt loãng, hòa sắc. 
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện.
- Đọc đúng lời đối thoại, thể hiện giọng nói của từng nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh phóng to (SGK) - Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ: cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện Hòa Bình. 
- 	Trò : Vẽ tranh (SGK). Sưu tầm tranh ảnh.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: Bài ca về trái đất
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và bốc thăm trả lời câu hỏi.
- Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
- Giống như quả bóng xanh bay giữa bầu trời xanh, có tiếng chim bồ câu và những cánh hải âu vờn trên sóng.
- Bài thơ muốn nói với em điều gì?
- Phải chống chiến tranh, giữ cho trái đất bình yên và trẻ mãi.
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét
- Học sinh nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Luyện đọc 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn, chia đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn
- Chia 2 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu . giản dị, thân mật 
+ Đoạn 2: Còn lại
- Sửa lỗi đọc cho học sinh
- Lần lượt 6 học sinh (dự kiến)
- Dự kiến: “tr - s”
- Học sinh gạch dưới từ có âm tr – s
- Lần lượt học sinh đọc tư,ø câu
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
- Hoạt động nhóm, lớp
-Hoạt động nhóm
- Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- Học sinh đọc đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu?
- Dự kiến: Công trường, tình bạn giữa những người lao động. 
+ Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý ?
- Học sinh tả lại dáng vẻ của A-lếch-xây bằng tranh.
- Học sinh nêu nghĩa từ “ chất phác”.
+ Vì sao người ngoại quốc này khiến anh phải chú ý đặc biệt?
- Dự kiến: Học sinh nêu lên thái độ, tình cảm của nhân vật
+ Có vóc dáng cao lớn đặc biệt
+ Có vẻ mặt chất phác
+ Dáng người lao động
+ Dễ gần gũi 
Ÿ Giáo viên chốt lại bằng tranh của giáo viên: Tất cả từ con người ấy gợi lên ngay từ đầu cảm giác giản dị, thân mật.
- Nêu ý đoạn 1
- Những nét giản dị thân mật của người ngoại quốc
- Tiếp tục tìm hiểu đoạn 2
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau: 
- Học sinh nhận phiếu + thảo luận + báo cáo kết quả 
- Học sinh gạch dưới những ý cần trả lời
+ Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào?
- Dự kiến: ánh mắt, nụ cười, lời đối thoại như quen thân
Ÿ Giáo viên chốt: Cuộc gặp gỡ giữa hai bạn đồng nghiệp (VN và Liên Xô trước đây) diễn ra rất thân mật.
+ Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
- Dự kiến: 
+ Cái cánh tay của người ngoại quốc
+ Lời nói: tôi  anh
+ Ăn mặc
Ÿ Giáo viên chốt lại
+ Những chi tiết đó nói lên điều gì?
- Dự kiến: Thân mật, thân thiết, giản dị, gần gũi. Tình hữu nghị
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2
- Tình cảm thân mật thể hiện tình hữu nghị giữa Nga và Việt Nam
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễncảm, rút đại ý. 
- Hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp
- Rèn đọc diễn cảm
- Học sinh lần lượt đọc từng đoạn
- Rèn đọc câu văn dài “ Aùnh nắng  êm dịu”
- Nêu cách đọc - Nhấn giọng từ trong đoạn
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/ rải trên vùng đất đỏ công trường/ tạo nên một hòa sắc êm dịu.//
_Học sinh lần lượt đọc diễn cảm câu, đoạn, cả bài
- Cả tổ cử đại diện thi đọc diễn cảm
-Nêu đại ý
- Cả tổ thi đua nêu lên đại ý 
Ÿ Giáo viên chốt lại
- Ca ngợi tình hữu nghị, hợp tác của nhân dân ta và nhân dân các nước.
Ÿ Giáo viên giới thiệu tranh ảnh về những công trình hợp tác
- Học sinh quan sát, trưng bày thêm tranh ảnh sưu tầm của bản thân.
* Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh thi đua đọc diễn cảm (2 dãy)
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Đọc diễn cảm
- Chuẩn bị: “ Ê-mi-li con”
- Nhận xét tiết học 
=========================
Tiết 4: Khoa học
THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG ”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
I. Mục tiêu:
Học sinh sưu tầm, xử lý các thông tin về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý và trình bày được những thông tin đó. 
Thực hiện kỹ năng từ chối không sử dụng các chất gây nghiện. 
Giáo dục học sinh không sử dụng các chất gây nghiện để bảo vệ sức khỏe và tránh lãng phí. 
II. Chuẩn bị:
- Các hình trong SGK trang 19 - Một số phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
- 	Trò : SGK .
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
- Hát 
2. Bài cũ: Vệ sinh tuổi dậy thì. 4’
Ÿ Giáo viên nhận xét.
- Học sinh tự đặt câu hỏi + HS khác trả lời.
3. Bài mới: 33’- Giới thiệu bài .
- Nhắc lại đề bài.
* Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin . 20’
- Hoạt động nhóm, lớp .
+ Bước 1: Tổ chức và giao nhiệm vụ .
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của thuốc lá.
Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của rượu, bia.
Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.
Các nhóm về vị trí.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm tập hợp tài liệu thu thập được về từng vấn đề để sắp xếp lại và trưng bày.
+ Bước 2: Các nhóm làm việc .
- Nhóm trưởng cùng các bạn xử lí các thông tin.
Gợi ý: 
- Tác hại đến sức khỏe bản thân người sử dụng các chất gây nghiện. 
- Tác hại đến kinh tế. 
- Tác hại đến người xung quanh. 
- Các nhóm dùng bút dạ hoặc cắt dán để viết tóm tắt lại những thông tin đã sưu tầm được trên giấy khổ to theo dàn ý trên. 
- Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình và cử người trình bày. 
- Các nhóm khác có thể hỏi và các thành viên trong nhóm giải đáp. 
* Hút thuốc lá có hại gì? 
1. Thuốc lá là chất gây nghiện. 
2. Có hại cho sức khỏe người hút: bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư 
3. Tốn tiền, ảnh hưởng kinh tế gia đình, đất nước.
4. Ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh.
 Các nhóm đại diện trả lời, nhận xét và bổ sung.
Ÿ Giáo viên chốt: Thuốc lá còn gây ô nhiễm môi trường. 
* Uống rượu, bia có hại gì? 
1. Rượu, bia là chất gây nghiện. 
2. Có hại sức khỏe cho người uống: bệnh đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, hủy hoại cơ bắp 
3. Hại đến nhân cách người nghiện.
4. Tốn tiền ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, đất nước. 
5. Ảnh hưởng đến người xung quanh, hay gây lộn, vi phạm pháp luật
 Các nho ... 
GV nhận xét, sửa sai.
- Học sinh làm bài .
- Học sinh sửa bài (đổi vở) 
* Hoạt động 5: Củng cố 
- Học sinh nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích từ lớn đến bé và ngược lại. 
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề nhau. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Chuẩn bị: Luyện tập .
Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
Chuyển tiết.
========================
Tiết 2: Đạo đức
CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. Mục tiêu: 
Học sinh biết được trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách . Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống .
Học sinh biết xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân .
Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên những khó khăn của số phận để trở thành người có ích cho xã hội. 
Giáo dục đức tính kiên trì trong mọi công việc.
II. Chuẩn bị: 
- 	Giáo viên: Một số mẩu chuyện về tấm gương vượt khó. Hình ảnh của một số người thật, việc thật là những tấm gương vượt khó.
- 	Học sinh: SGK .
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu ghi nhớ .
- Học sinh: 
- Qua bài học tuần trước, các em đã thực hành trong cuộc sống hằng ngày như thế nào?
- Học sinh :
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nhận xét .
3. Bài mới:Giới thiệu bài .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng . 
- Cung cấp thêm những thông tin về Trần Bảo Đồng .
- Đọc thầm thông tin về Trần Bảo Đồng (SGK).
- 2 học sinh đọc to cho cả lớp nghe.
- Nêu yêu cầu về thảo luận nhóm qua các câu hỏi sau:
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện trả lời câu hỏi .
- Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và trong học tập ? 
- Nhà nghèo, đông anh em, cha hay đau ốm , phải phụ mẹ đi bán bánh mì .
- Lớp cho ý kiến.
- Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
- Em học tập được những gì từ tấm gương đó ?
Ÿ Giáo viên chốt lại: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình .
Lắng nghe, nhắc lại.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống .
- Giáo viên nêu tình huống.
- Thảo luận nhóm 4 (mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống).
1) Đang học dở lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại được. Trứơc hoàn cảnh đó Khôi sẽ như thế nào?
- Thư ký ghi các ý kiến vào giấy.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
2) Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị bão lụt cuốn trôi hết nhà cửa, đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học ?
- Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
Ÿ Giáo viên chốt: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học  Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí .
* Hoạt động 3: Làm bài tập 1 , 2 SGK - 
- Nêu yêu cầu , HS đọc yêu cầu.
- Trao đổi trong nhóm về những tấm gương vượt khó trong những hoàn cảnh khác nhau .
- Chốt: Trong cuộc sống, con người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng nếu có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hổ trợ, giúp đỡ của những người tin cậy thì sẽ vượt qua những khó khăn đó, vươn lên trong cuộc sống .
- Đại diện nhóm trình bày.
* Hoạt động 4: Củng cố. 
- Đọc ghi nhớ.
- 2 học sinh đọc .
- Kể những khó khăn em đã gặp, em vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
- 2 học sinh kể.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Tìm hiểu hoàn cảnh của một số bạn học sinh trong lớp, trong trường hoặc địa phương em ® đề ra phương án giúp đỡ .
Lắng nghe, thực hiện.
- Nhận xét tiết học .
Chuyển tiết.
=======================
Tiết 3: Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
Tiết 4: Mĩ thuật
Tiết 5: Lịch sử
PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu:
Học sinh biết: Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX. Phong trào Đông Du là 1 phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp.
Rèn kỹ năng tóm tắt sự kiện và rút ra ý nghĩa lịch sử. 
Giáo dục học sinh yêu mến, kính trọng, biết ơn Phan Bội Châu. 
II. Chuẩn bị:
- 	Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
- 	SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” 
- Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt kinh tế?
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những chuyển biến gì về mặt xã hội?
- Cuộc sống của tầng lớp nào, giai cấp nào không hề thay đổi?
Ÿ Giáo viên nhận xét , ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài .
* Hoạt động 1: Một số điều về PBC- 
- Hoạt động lớp, cá nhân .
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
- Ông sinh năm 1867, trong một gia đình nhà nho nghèo, tại làng Đan Nhiệm, nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An .
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
Ÿ Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh).
+ Phan Bội Châu (1867 - 1940) quê ở làng Đan Nhiễm, xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. 17 tuổi đã hưởng ứng phong trào Cần Vương, ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp.
- HS lắng nghe.
+ Năm 1924, Phan Bội Châu từng tiếp xúc với lãnh tụ Nguyễn Aùi Quốc và toan theo đường lối XHCN nhưng chưa kịp thi hành thì bị Pháp bắt.
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
- Nhật Bản trước đây là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước nguy cơ mất nước, Nhật Bản đã tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng: Nhật cũng là một nước Châu Á nên hy vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
- Trả lời, nhận xét và bổ sung.
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt:
Phan Bội Châu là người có ý chí đánh đuổi Pháp và chủ trương của ông là dựa vào Nhật vì Nhật cũng là một nước Châu Á.
* Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm) 
- Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT.
- Giáo viên giới thiệu: 1 hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du .
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
- Giáo viên phát phiếu học tập.
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908.
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo.
- Mục đích? - Cử người sang Nhật học tập nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- 1905: 9 người sang Nhật nhờ chính phủ Nhật đào tạo.
- Phan Bội Châu viết “Hải ngoại huyết thư” vận động:
+ Thanh niên yêu nước sang Nhật du học.
+ Kêu gọi đồng bào quyên tiền ủng hộ phong trào.
- 1907: hơn 200 người sang Nhật học tập, quyên góp được hơn 1 vạn đồng.
- Học sinh trả lời, nhận xét và bổ sung.
- Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
- Học sinh trả lời.
- Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
- Học sinh nêu.
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
- 1908: Lo ngại trứơc phong trào Đông Du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào ® Chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất thanh niên Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
Ÿ Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ .
- Học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Hoạt động lớp, cá nhân .
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Học sinh 2 dãy thi đua thảo luận trả lời .
® Rút ra ý nghĩa lịch sử.
Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.
Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình .
Nhắc lại ý nghĩa.
® Giáo dục: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu .
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ghi nhớ .
Lắng nghe, thực hiện.
- Chuẩn bị: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước .
- Nhận xét tiết học .
Chuyển tiết.
======================
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ : TUẦN 5
I. Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II. Lên lớp :
	1. Giáo viên nhận xét tình hình tuần 4:
	* Nề nếp: Học sinh đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, có chất lượng.
	Bên cạnh đó vẫn còn 1 số em đi học muộn 
	* Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số em lười học bài, hay quên sách vở 
	* Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
	2. Giáo viên phổ biến nội dung công việc tuần tới :
- Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
- Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. 
- Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
- Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
3. Cho học sinh sinh hoạt văn nghệ

Tài liệu đính kèm:

  • docT 5.doc