Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: ÔN TẬP : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI

I.Mục tiêu: Giúp HS :

 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.

 - Rèn kỹ năng chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán liên quan.

 - Làm được bài 1;2a,c;3. HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài tập trong bài.

II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1.Bài cũ: Cho học nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài.

2.Bài mới: Ôn tập

Bài 1:- Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài(chủ yếu là hai đơn vị liền nhau )

 - GV kẻ sẵn bảng bài 1 lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng. Yêu cầu học sinh nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 5 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 5
 Ngày soạn:	 24/9/2011
 Ngày giảng: Thứ hai, 26/9/ 2011
Toán: 	Ôn tập : bảng đơn vị đo độ dài
I.Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
	- Rèn kỹ năng chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán liên quan.
	- Làm được bài 1;2a,c;3. HS khỏ, giỏi làm được toàn bộ bài tập trong bài.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: Cho học nhắc lại bảng đơn vị đo độ dài. 
2.Bài mới: Ôn tập
Bài 1:- Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài(chủ yếu là hai đơn vị liền nhau )
	- GV kẻ sẵn bảng bài 1 lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị đo độ dài vào bảng. Yêu cầu học sinh nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền nhau và cho ví dụ.
Bài 2: 
	- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở, 3 em lên bảng làm.
	- Nhận xét, chữa bài trên bảng lớp, lưu ý HS 1 số bài khó.
Chẳng hạn: 	c) 	1mm = cm
 	1cm = m
 	1m = km
Bài 3: 
	- Giúp HS xác định yêu cầu của bài:Chuyển đổi từ các số đo có hai tên đơn vị đo sang các số đo có một tên đơn vị đo và ngược lại.
	- Làm mẫu bài thứ nhất, Gọi HS nêu cách làm:
4 km 37 m = 4 km + 37 m
	 = 4000 m + 37m
	= 4037 m
	- HS tự làm tiếp các bài còn lại vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài 4: 
	- Yêu cầu HS khá, giỏi làm.
	- HS đọc đề bài, phân tích đề. 
	- Cho HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài .
 	Bài giải:
 a. Đường sắt từ Đà Nẵng đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 791 + 144 = 935 ( km )
 b. Đường sắt từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
 791 + 935 = 1726 ( km )
 Đáp số: a. 935 km ; b. 1726 km 
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo độ dài.
	- Về nhà : Xem lại bài: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng.
_____________________________________
Tập đọc: một chuyên gia máy xúc
I.Mục đích, yêu cầu :
1.Đọc: 
	- Đọc toàn bài giọng lưu loát, nhẹ nhàng, đằm thắm, thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. Chú ý thể hiện đúng lời nhân vật.
	- Đọc đúng: A- lếch- xây, phiên dịch, chất phác. 
2.Hiểu:
	- Từ ngữ: công trường, hoà sắc, chất phác, chuyên gia, đồng nghiệp.
	- ý nghĩa của bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạnvới một công nhân Việt Nam, thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
	- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
II.Đồ dùng dạy - học: Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Thăng Long, nhà máy thủy điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận... 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ : 
	- 2 HS học thuộc lòng bài thơ "Bài ca về trái đất", trả lời câu hỏi 1, 2, 3 (SGK - T42).
	- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Bài mới : 
1.Giới thiệu bài : 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a.Luyện đọc: 
	- GV đọc mẫu. 
	- HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp đọc từ khó : A- lếch- xây, phiên dịch, chất phác và kết hợp giải nghĩa từ SGK T46.
	Đoạn 1 : Từ đầu đến “... êm dịu”. 
	Đoạn 2 : Chiếc máy xúc ... thân mật. 
	Đoạn 3 : Đoàn xe tải ... chuyên gia máy xúc. 
	Đoạn 4 : Còn lại. 
	- HS đọc theo cặp. 
	- 1, 2 em đọc toàn bài. 
	- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b.Tìm hiểu bài: HS đọc thầm bài, trả lời các câu hỏi : 
	- Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở đâu? ( ở công trường xây dựng).
	- Dáng vẻ của A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? (Anh A-lếch- xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác). 
	- Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra như thế nào ?( Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ). 
	- Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất ? Vì sao ?
c.Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
	- Hướng dẫn HS tìm giọng đọc phù hợp với nội dung bài. 
	- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 4:
	- GV đọc mẫu, yêu cầu HS theo dõi, tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng
	+ Câu cần ngắt giọng: Thế là/ A- lếch- xây... vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy... của tôi.
	+ Lời A- lếch- xây thể hiện sự thân mật, cởi mở.
	- HS thi đọc diễn cảm. 
3. Củng cố, dặn dò : 
	- Bài văn ca ngợi điều gì ? (Rút nội dung chính, HS nhắc lại nội dung).
	- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
_____________________________________
Chính tả: Nghe- viết: MộT CHUYÊN GIA MáY XúC 
I.Mục đích, yêu cầu :
	- Nghe- viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc
	- Nắm được cách viết dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi: uô/ ua(BT 2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT 3.
	- HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT 3.
II.Đồ dùng dạy - học: Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: 
	- GV dán 2 tờ phiếu có kẻ mô hình tiếng. 1 HS đọc tiếng bất kỳ để cho 2 HS lên viết trên mô hình. 
	- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn viết chính tả: 
	- GV đọc bài chính tả một lượt.
	- Hỏi: Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
	- Cho HS luyện viết vào bảng con tiếng khó: cửa kính, buồng máy, tham quan, chất phác. 
	- GV đọc cho HS viết bài. 
	- GV đọc lại 1 lượt toàn bài chính tả, HS rà soát lỗi. 
GV chấm 5-7 bài, HS đổi vở cho nhau, chữa lỗi vào lề.
c)HD làm bài tập chính tả: 
Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS tự làm vào VBT, 1 em lên bảng làm.
	- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
	- Hỏi: Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
Bài 3:
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- Yêu cầu HS làm bài tập theo cặp.
	- HS nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, đánh giá.
	Muôn người như một: mọi người đoàn kết một lòng.
	Chậm như rùa: quá chậm chạp.
	Ngang như cua: tính tình gàn dở, khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến.
	Cày sâu cuốc bẫm: chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng. 
4.Củng cố, dặn dò : 
	- HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua. 
	- Dặn HS về nhà tìm thêm các tiếng chứa uô/ ua. 
_____________________________________
	 	 	Ngày soạn: 	 25/ 9/ 2011
	Ngày giảng: Thứ ba, ngày 27/ 9/ 2011
ÔN TậP : HãY GIữ CHO EM BầU TRờI XANH
 Tập đọc nhạc: TĐN Số 2
I.Mục tiêu: 
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp , đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc . Trình bày theo nhóm , cá nhân.
HS đọc đúng giai điệu , ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 2
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Tờ tranh minh hoạ bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
III,Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập hát Bạn ơi lắng nghe 
Hướng dẫn HS ôn tập bài hát giữ đúng nhịp và đều 
Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp 
GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ gõ đệm theo nhịp
GV nhận xét và sửa đổi với những em chưa vỗ, hát đúng nhịp
GV chỉ định từng tổ nhóm đứng tại chỗ trình bày bài hát
Từng tốp đứng hát theo hướng dẫn của GV 
Hướng dẫn HS vài động tác phụ hoạ.
HS hát với tốc độ vừa phải, hát nhẹ nhàng, thể tình cảm vui tươi.
Hoạt động 3: Tập đọc nhạc : Mặt trời lên
GV giới thiệu bài TĐN - Treo bài TĐN lên bảng
HS thực hiện theo .
Cho HS xác định tên nốt trong bài TĐN
Cho HS tập nói tên nốt
GV viết tiết tấu 
Hỏi tiết tấu tấu này có những hình nốt nào ?
GV gõ tiết tấu trên , yêu cầu HS lắng nghe và thực hiện lại 
HS thực hiện theo yêu cầu
GV hướng dẫn HS nhìn vào bài TĐN , nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu vừa tập.
GV đàn chuổi âm thanh HS nghe, bắt nhịp HS đọc hoà theo tiếng đàn 
GV cho HS đọc nhạc cả bài 
GV đàn giai điệu cả bài HS đọc nhạc hoà theo tiếng đàn , vừa đọc vừa gõ tiết tấu 
GV đàn giai điệu cả bài hai lần . Lần thứ nhất HS đọc nhạc, lần hai ghép lời, vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
HS nghe và ghi nhớ
Củng cố - dặn dò
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hátvừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét, dặn dò
Luyện từ và câu: mở rộng vốn từ : hoà bình 
I.Mục đích, yêu cầu :
	- Mở rộng hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Cánh chim hoà bình.Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT 1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT 2)
	- Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình nơi mình ở (BT 3).
	- GD bảo vệ môi trường: HS bồi dưỡng được tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên cuộc sống; có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh luôn tươi đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Từ điển học sinh, các bài thơ, bài hát ... nói về cuộc sống hoà bình, khát vọng hoà bình. 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: Kiểm tra 3 HS làm 3 BT 1, 2, 3 tiết trước, GV nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài .
b)Hướng dẫn HS làm BT : 
Bài 1:
	- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS dùng bút chì khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu đúng nghĩa của từ hoà bình.
	- HS trình bày kết quả, GV chữa bài: khoanh vào b)
Bài 2: 
	- HS đọc đề bài, sinh hoạt nhóm đôi để làm bài.
	- HS phát biểu ý kiến, cả lớp thống nhất câu trả lời:
	Những từ đồng nghĩa với hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
Bài 3:
	- HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở, 2 HS làm vào giấy khổ to:Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc một thành phố nơi em ở.GV gợi mở để HS thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình trước cảnh đẹp quê hương.
	- HS làm bài vào giấy khổ to dán bài lên bảng, cả lớp nhận xét, sửa chữa để thành một đoạn văn mẫu.
	- Gọi một số em đọc đoạn văn của mình.
	- GV nhận xét, khen những HS viết đoạn văn hay, có cảm xúc.
3. Củng cố, dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn. 
_____________________________________
Toán:	Ôn tập : bảng đơn vị đo khối lượng
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng đơn vị đo khối lượng.
	- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng và giải các bài toán có lời văn với các số đo khối lượng.
	- Làm được bài 1,2,4. HS khá, giỏi làm thêm BT 3.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: Cho học nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng. 
2. Bài mới:
Bài 1: - Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng (chủ yếu là hai đơn vị liền nhau)
	- GV kẻ sẵn bảng bài 1 lên bảng phụ, cho HS điền các đơn vị đo khối lượng vào bảng. Yêu cầu học sinh nhận xét về quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền nhau và cho ví dụ.
Bài 2: 
	- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
	- GV chấm, chữa bài.
	- Yêu cầu HS nêu cách chuyển đổi các số đo có hai tên ... g cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.Cho HS đọc lại đơn vị đo đề - ca- mét vuông, héc- tô - mét vuông. 
	- Về nhà : Xem trước bài: Mi - li - mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
_____________________________________
Tập làm văn: luyện tập làm báo cáo thống kê 
I.Mục đích, yêu cầu:
- Biết trình bày kết quả thống kê theo hàng (BT 1) và thống kê theo biểu bảng ( BT 2). 
- HS khá, giỏi nêu được tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
- Qua bảng thống kê kết quả học tập, HS có ý thức phấn đấu học tốt hơn.
- Rỡn kỷ năng tìm kiếm và xư lý thông tin; hợp tác; thuyết trình kết quả tự tin.
II.Đồ dùng dạy - học: Mẫu thống kê 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: GV chấm vở của 3 HS tả cảnh trường học, GV nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1:
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- Yêu cầu HS tự làm bài.
	- Lưu ý HS: các em nhớ lại các điểm số của mình trong tuần, thống kê theo hàng. 
	- Cho HS trình bày kết quả, GV nhận xét và khen những HS biết thống kê, thống kê nhanh. 
Bài 2: 
	- Tổ trưởng thu lại kết quả thống kê của các bạn trong tổ, HS sinh hoạt theo tổ, dựa vào kết quả lập một bảng thống kê kết quả cho từng cá nhân và cho cả tổ trong tuần. 
	- Cho HS làm bài, đại diện các tổ trình bày, GV nhận xét, khen nhóm thống kê đúng, nhanh, đẹp. 
	- GV hỏi HS về tác dụng của bảng thống kê kết quả học tập của cả tổ.
3. Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- HS về nhà viết lại bảng thống kê vào vở. 
_____________________________________
 Ngày soạn: 	 28/ 9/ 2011
	 Ngày giảng: Thứ sáu, 30/ 9/ 2011
Luyện từ và câu: 	từ đồng âm
I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
	- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
	- Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp. Phân biệt nghĩa của từ đồng âm ( BT 1); đặt câu để phân biệt được các từ đồng âm (2 trong 3 từ -BT 2); hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẩu chuyện vui và các câu đố.
	- HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT 3; nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT 3, BT 4.
II.Đồ dùng dạy - học: Các mẩu chuyện, câu đố vui, ca dao, tục ngữ có từ đồng âm. 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: Kiểm tra 3 HS, chấm vở viết đoạn văn tả cảnh bình yên của một miền quê. GV cho điểm, nhận xét. 
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ
	- GV viết lên bảng 2 câu, gọi một số em đọc:
	+ Ông ngồi câu cá.
	+ Đoạn văn này có 5 câu.
	- Hỏi: Em có nhận xét gì về 2 câu trên?( Đều là câu kể, đều có từ câu).
	- Nghĩa của từ câu trong từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài 2.
	(+ Câu (cá): bắt cá, tôm bằng móc sắt nhỏ, thường có mồi.
	+ Câu( văn): đơn vị của lời nói, diễn đạt một ý trọn vẹn.)
	- Nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm của hai từ câu trên?( phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau).
	- GV kết luận: Những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau được gọi là từ đồng âm.
	- Hỏi: Vậy từ đồng âm là gì?- Rút ghi nhớ.
c) Ghi nhớ: 
	- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
	- HS lấy VD về từ đồng âm để minh hoạ cho ghi nhớ. 
d)Luyện tập: 
Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu của BT1, làm việc theo nhóm 2, phân biệt nghĩa của các từ đồng âm trong các cụm từ của câu a, b, c. 
	- Từng nhóm trình bày kết quả bài làm, mỗi nhóm nói về một cặp từ.GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. 
Bài 2:
	- HS đọc đề bài và câu mẫu.
	- GV yêu cầu cả lớp tự đặt câu vào vở.
	- HS đọc câu mình đặt, GV nhận xét và kết luận câu đúng. 
	VD: Cái bàn học của em rất đẹp. 
	Tổ em họp để bàn về việc làm báo tường.
Bài 3: 
	- HS đọc đề bài, thảo luận nhúm 2 để trả lời cõu hỏi: Vỡ sao Nam tưởng ba mỡnh chuyển sang làm việc tại ngõn hàng?
	- HS trả lời, GV chốt: Vỡ Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng õm là tiền tiờu.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học bài tốt. 
	- Dặn về nhà tập tra từ điển học sinh để tìm từ đồng nghĩa. 
_____________________________________
Toán: Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi- li- mét vuông, quan hệ giữa mi- li- mét vuông và xăng- ti- mét vuông.
	- Thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích.
	- Làm được bài 1, bài 2a(cột 1), bài 3.HS khá, giỏi làm được toàn bộ các bài tập trong bài.
II.Đồ dùng dạy học: 
	- GV chuẩn bị trước hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm của SGK phóng to ( phần a )
	- Một bảng có kẻ sẵn các dòng như phần b nhưng chưa viết chữ và số.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Bài cũ: Gọi HS nhắc lại về dam2, hm2. 
2.Bài mới:
a)Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi - li - mét vuông:
	- GV gợi ý để HS nhắc lại những đơn vị đo diện tích đã học.( cm2, dm2, m2 dam2, hm2, k m2).
	- GV giới thiệu: “ Để đo diện tích rất bé người ta còn dùng đơn vị mi - li - mét vuông:
	- GV hướng dẫn để HS dựa vào những đơn vị đo diện tích đã học để tự nêu được: Mi -li - mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mm . 
	- GV cho HS nêu cách viết kí hiệu mi - li - mét vuông.
	- GV Cho HS quan sát hình vẽ: biểu diễn hình hình vuông có cạnh dài 1 cm được và chia thành các hình vuông nhỏ như phần a của SGK. Từ đó cho HS rút ra nhận xét: Hình vuông 1 cm2 gồm 100 hình vuông 1 mm2 
 1 cm 2 = 100 mm2
 1 mm2 = cm2
b)Giới thiệu đơn bảng vị đo diện tích:
	- GV hướng dẫn HS hệ thống hoá các đơn vị đo diện tích đã học thành bảng đơn vị đo diện tích.
	- HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
	- GV hướng dẫn HS nêu các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự. GV điền vào bảng kẻ sẵn bảng lớp.
	- GV cho HS nhận xét: Những đơn vị bé hơn m2: dm2, cm2, mm2 ghi ở bên phải cột m2. Những đơn vị lớn hơn mét vuông là:dam2, hm2, km2 ghi ở bên trái cột m2.
	- HS nêu mối quan hệ các đơn vị kế tiếp nó rồi điền tiếp vào bảng kẻ sẵn để cuối cùng có bảng đơn vị đo diện tích giống như bảng trong SGK.
	- GV giúp HS quan sát bảng đơn vị đo diện tích vừa thành lập, nêu nhận xét:
	+ Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền.
	+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền.
	- HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích để ghi nhớ bảng này.
c)Thực hành:
Bài 1: 
	- GV viết các số đo diện tích lên bảng, gọi từng HS đọc.
	- GV đọc các số đo diện tích, yêu cầu HS viết lần lượt vào bảng con.
Bài 2: Luyện cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo.
	- HD HS thực hiện 2 phép đổi để làm mẫu:
	VD: 7 hm2 = 70000 m2
	 90000 m2 = 9 hm2
	- Cho HS nhận xét: Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé tiếp liền nên một đơn vị đo diện tích ứng với hai chữ số trong số đo diện tích.
	- HS dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để tự làm những bài 2a (cột 1); HS khá, giỏi làm toàn bộ bài 2. 
Bài 3: 
	- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài.
	1 mm2 = cm2 	1 dm2 = m2 
	8 mm2 = cm2 	7 dm2 = m2
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.Cho HS đọc lại bảng đơn vị đo diện tích 
	- Về nhà xem trước bài: Luyện tập
_____________________________________
Tập làm văn: 	trả bài văn tả cảnh 
I.Mục đích, yêu cầu : Giúp HS:
	- Nắm được yêu cầu của văn tả cảnh.
	- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu,...);nhận thấy được ưu, nhược điểm của mình qua bài viết; biết sửa lỗi; viết lại một đoạn cho hay hơn.
II.Đồ dùng dạy - học: 	
	- Phiếu để HS thống kê các lỗi trong bài làm của mình. 
III.Các hoạt động dạy - học: 
1.Bài cũ: GV chấm vở của một số HS đã viết lại bảng thống kê của tiết học trước. GV nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới : 
a)Nhận xét chung: 
	- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài của tiết kiểm tra trước. 
	- Nhận xét chung bài làm của HS:
	+ Ưu điểm : Nắm được yêu cầu của đề bài, tả có trọng tâm, nhiều em trình bày cẩn thận, sạch, đẹp. 
	Tuyên dương những HS có bài viết hay.
	+ Hạn chế : nhiều em diễn đạt ý còn vụng về; câu văn lủng củng,sai về cấu trúc câu; sử dụng dấu câu chưa đúng.
	- Thông báo điểm cụ thể của HS. 
b)Chữa lỗi : 
	- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt. 
	+ Gọi HS lên bảng chữa lỗi, cả lớp tự chữa vào nháp.
	+ GV nhận xét, chốt lại cách chữa đúng.
c)GV trả bài và HD HS tự chữa bài. 
	- Phát phiếu học tập cho từng HS.
	- HS làm việc cá nhân, đọc lời phê của GV Xem kĩ những chỗ mắc lỗi, viết vào phiếu các lỗi. 
	- Cho HS đổi bài cho bạn để sửa lỗi. 
d)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay. 
	- GV đọc những đoạn, bài văn hay. 
	- GV hướng dẫn HS tìm ra những ý hay cần học tập trong bài làm của bạn. 
	- HS viết lại một đoạn văn trong bài làm của mình cho hay hơn, trình bày trước lớp đoạn văn mình vừa viết.
3.Củng cố, dặn dò : 
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS làm bài tốt. 
	- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại. 
_____________________________________
	 Sinh hoạt lớp
Atgt: Chọn đường đi an toàn
I.Yêu cầu: 
1. Atgt:
	-HS nêu được điều kiện của con đườngg an toàn và con đường không an toàn.
-HS có ý thức thực hiện và lựa chọn được con đường an toàn nhất từ nhà đến trường để đi.
2.Sinh hoạt Lớp:
	- HS nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình, của lớp trong tuần qua.
	- Lập kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
II. Lên lớp: 
A.ATGT: 
*Hoạt động 1: 
-Nhóm đôi:
+ Nêu những điều kiện của con đườngg an toàn và con đường không an toàn?
+HS báo cáo, bổ xung.
+GV tổng hợp, kết luận.
+Treo bảng phụ cho HS đọc ND như tài liệu.
*Hoạt động2: 
-Cá nhân:
+HS nối tiếp nhau nêu những lựa chọn con đường nào an toàn nhất từ nhà mình đến trường để đi. Giải thích tại sao?
+HS nêu và vẽ trên bảng phụ;
+GV gợi ý, bổ xung, kết luận.
*Hoạt động 3: 
-Củng cố:
+Nhắc lại nội dung bài;
+Dặn dò HS thực hiện tốt ATGT.
B.Sinh hoạt lớp:
1.Sinh hoạt văn nghệ tập thể, cá nhân.
2.	- Lớp trưởng nhận xét về tuần học vừa qua.
	- Các tổ trưởng nhận xét các mặt cụ thể của thành viên trong tổ.
	- HS phát biểu ý kiến.
3.GV nhận xét tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua:
*Ưu điểm: 
	- Đi học đúng giờ, đã ổn định được các nền nếp lớp: sinh hoạt đầu giờ, ra vào lớp, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	- Đã chuẩn bị xong dụng cụ để đồng diễn thể dục.
	- Số HS không chuẩn bị bài trước khi đến lớp đã giảm.
*Nhược điểm:
	- 1 số em vẫn còn ăn quà vặt ở trường.
 	- Em Đoài còn nghỉ học không có lí do.
	- Đồ dùng học tập chưa đầy đủ: Đức
	- Chưa học bài cũ trước khi đến lớp: Thọ; Lượng; Bi...
4.Phương hướng hoạt động tuần tới:
	- Tiếp tục ổn định các nền nếp học tập và tổ chức lớp, học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
	- Tập trung giúp đỡ các bạn yếu.	
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc