Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: LUYỆN TẬP

I .Mục tiêu : Giúp HS:

- Củng cố về tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích .

 -Rèn kĩ năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.

 - Làm được bài 1a(2 số đo đầu); bài 1b (2 số đo đầu); bài 2; bài 3(cột 1); bài 4. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT trong bài.

II. Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ :

-Cả lớp làm bài tập 3 ( 28 )

-GV chữa bài .

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TuÇn 6
	Ngày soạn: 01/10/2011
 Ngày soạn: Thứ hai, ngày 03/10/200911
Toán: 	 LUYỆN TẬP 
I .Mục tiêu : Giúp HS: 
- Củng cố về tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích .
	-Rèn kĩ năng chuyển đổi giữa các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
	- Làm được bài 1a(2 số đo đầu); bài 1b (2 số đo đầu); bài 2; bài 3(cột 1); bài 4. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT trong bài.
II. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ : 
-Cả lớp làm bài tập 3 ( 28 ) 
-GV chữa bài .
2.Bài mới :
Bài 1: 
-Hướng dẫn HS làm theo mẫu : 
 6m2 35 dm2 = 6m2 + m2 = 6m2
	- HS làm vào vở bài 1a(2 số đo đầu); bài 1b (2 số đo đầu). Yêu cầu HS khá, giỏi làm toàn bộ bài 1. Gọi 1 em lên bảng chữa bài . 
	- Củng cố cho HS cách viết số đo diện tích có 2 đơn vị đo thành số đo dưới dạng phân số ( hay hỗn số) có 1 đơn vị đo cho trước .
- GV cho HS tự làm bài, sau đó chữa bài .
Bài 2: HS làm vào phiếu .
 - Rèn cho HS kĩ năng đổi đơn vị đo .
-Hướng dẫn HS trước hết phải đổi 3 cm2 5 mm2 = 305 hm2 
-Như vậy trong các phương án trả lời, phương án B là đúng.
Bài 3: - Hướng dẫn HS trước hết phải đổi về cùng đơn vị đo rồi so sánh, chẳng hạn với bài :
 61 km2 .. 610 hm2
Ta đổi 61 km2 = 6100 hm2 
So sánh : 6100 hm2 > 610 hm2 
Do đó phải viết dấu > vào chỗ chấm .
	- HS tự làm bài vào vở. GV thu vở chấm bài, nhận xét.
3.Hướng dẫn về nhà : 	Bài 4 ( 29 ).
Tập đọc: 	 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PAC-THAI
I.Yêu cầu: 
1.Đọc:
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài: a-pac-thai,Nen - xơn Man-đê-la...và các số liệu thống kê trong bài.
	- Đọc diễn cảm toàn bài.
2.Hiểu:
	- Từ ngữ: chế độ phân biệt chủng tộc, công lí, sắc lệnh, tổng tuyển cử, đa sắc tộc.
	- Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc,ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
	- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II.Đồ dùng dạy học: 
	- Tranh, ảnh minh hoạ trong SGK. 
	- Tranh, ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
	- Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3.
III. Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Gọi 2 em đọc thuộc lòng khổ thơ 3-4 hoặc cả bài thơ Ê-mi-li,con trả lời các câu hỏi SGK.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: 
	- HS quan sát tranh minh hoạ SGK và mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh.
	- GV giới thiệu: Đây là ảnh cựu tổng thống Nam Phi Nen- xơn Man- đê- la,ông đã đấu tranh chống sự phân biệt chủng tộc suốt cả cuộc đời.Chúng ta cũng đã biết trên thế giới có rất nhiều dân tộc với nhiều màu da khác nhau.Ở một số nước vẫn còn nạn phân biệt chủng tộc.Người da đen bị coi như nô lệ, công cụ lao động và bị đối xử rất bất công.Xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc để xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái là góp phần tạo nên một thế giới hoà bình, không có chiến tranh.Bài Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai cho chúng ta biết những thông tin về cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ chống chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen ở Nam Phi.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
*Luyện đọc : 
	- Hai HS tiếp nối nhau đọc toàn bài .
	- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài .
	- Giới thiệu với HS về Nam Phi .
	+ Ghi bảng : a-pac-thai, Nen- xơn Man-đê-la cho HS cả lớp nhìn lên bảng đọc đồng thanh .
	+ Giải thích để HS hiểu các số liệu thống kê .
	+ Hướng dẫn HS hiểu các từ khó ghi ở cuối bài.
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- HS đọc lại cả bài.
	- GV đọc diễn cảm bài văn.
*Tìm hiểu bài : 
	- Dưới chế độ a-pac-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? ( Người da đen phảỉ làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu; bị trả lương thấp;không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào).
	- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?(Đứng lên đòi bình đẳng.Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng giành được thắng lợi )
	- Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pac- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ? ( Những người yêu chuộng hoà bình và công lí không thể chấp nhận một chính sách phân biệt chủng tộc dã man, tàn bạo như thế.)
	- Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới.(Nói về tổng thống Nen - xơn Man-đê-la theo thông tin trong SGK )
c)Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn :
	- Treo bảng phụ viết sẵn đoạn 3.
	- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 3 , nhấn mạnh các từ ngữ: bất bình, dũng cảm và bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí, buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất, chấm dứt.
	- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
	- Gv nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố , dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
_____________________________________
Chính tả:(Nhớ - viết) : 	Ê- MI- LI, CON 
	Luyện tập đánh dấu thanh (các tiếng chứa ươ/ua)
I.Yêu cầu : 
	- Nhớ - viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê-mi-li ,con..
	- Nhận biết các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ và cách đánh dấu thanh (BT 2) ; tìm được các tiếng có nguyên âm đôi ưa / ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ, tục ngữ (BT 3).
	- HS khá, giỏi làm được toàn bộ bài 3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: HS sử dụng bảng con, viết những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó. 
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài.
b)Hướng dẫn HS viết chính tả ( nhớ - viết )
	- Một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3 ,4. Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng.
	- HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài; 
 - GV giúp đỡ những em còn yếu.
	- GV chấm, chữa bài, nhận xét.
c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2: 
	- HS hoạt động nhóm 2 trong 3 phút, tìm các tiếng có ưa / ươ trong đoạn văn và nhận xét cách ghi dấu thanh.
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV nhận xét, chốt bài:
Bài 3 : 
	- HS đọc đề bài.
	- HS hoạt động nhóm đôi trong 4 phút, hoàn thành bài tập và tìm hiểu nội dung của các thành ngữ, tục ngữ.
	- Các nhóm trình bày kết quả, GV nhận xét, bổ sung:
 + Cầu được ước thấy: đạt được đúng điều mình mong mỏi, ao ước.
 + Năm nắng mười mưa: trải qua nhiều vất vả, khó khăn.
 + Nước chảy đá mòn: kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công.
	+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức: khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
_____________________________________
 Ngày soạn: 02/10/2011
 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 04/10/2011
Âm nhạc	häc bµi: con chim hay hãt
I.YÊU CẦU: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca và biết tác giả bài hát là Phan Huỳnh Điểu, theo lời đồng dao.
	-Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp của bài hát
II. chuÈn bÞ cña gi¸o viªn
	- Nh¹c cô quen dïng, m¸y nghe, b¨ng, ®Üa nh¹c bµiCon chim hay hãt.
	- Tranh ¶nh minh ho¹ bµi Con chim hay hãt.- TËp ®Öm ®µn vµ h¸t bµi Con chim hay hãt.
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
* Häc h¸t: Con chim hay hãt
1. Giíi thiÖu bµi h¸t- §ång dao lµ nh÷ng c©u v¨n vÇn ®­îc truyÒn miÖng trong sinh ho¹t cña trÎ em tõ xa x­a. Khi h¸t ®ång dao, trÎ em th­êng kÕt hîp víi nhiÒu trß ch¬i thó vÞ. nh¹c sÜ Phan Huúnh §iÓu ®· s¸ng t¸c bµi h¸t Con chim hay hãt. Bµi h¸t cã giai ®iÖu vui t­¬i, ngé nghÜnh, sinh ®éng.
- GV giíi thiÖu tranh minh ho¹
2. §äc lêi ca
- HS ®äc bµi h¸t ®ång dao trang 13.
- HS ®äc lêi bµi h¸t trang 12.
- Chia c©u h¸t: chia thµnh 7 c©u.
- HS ®äc lêi ca theo tiÕt tÊu c©u 1, c©u 2.
3. Nghe h¸t mÉu
- GV dïng b¨ng ®Üa nh¹c cho HS nghe h¸t mÉu.
- HS nãi c¶m nhËn ban ®Çu vÒ bµi h¸t.
4. Khëi ®éng giäng
- DÞch giäng (-2) - GV §µn chuçi ©m ng¾n ë giäng Pha tr­ëng, HS nghe vµ ®äc b»ng nguyªn ©m La.
5. TËp ®µn tõng c©u
- §µn giai ®iÖu c©u mét kho¶ng 2 - 3 lÇn
- B¾t nhÞp (1-2) vµ ®µn giai ®iÖu ®Ó HS h¸t.( HS lÊy h¬i ë ®Çu c©u h¸t).
- HS kh¸ h¸t mÉu.
- C¶ líp h¸t, GV l¾ng nghe ®Ó ph¸t hiÖn chç sai råi h­íng dÉn HS söa l¹i. GV h¸t mÉu nh÷ng chç cÇn thiÕt.
- HS tËp c¸c c©u h¸t tiÕp theo t­¬ng tù.
- HS h¸t nèi c¸c c©u h¸t.
6. H¸t c¶ bµi
- HS h¸t c¶ bµi
- HS tr×nh bµy bµi h¸t kÕt hîp gâ ®Öm, nöa líp gâ ph¸ch, nöa líp gâ nhÞp.
- HS tËp h¸t ®óng nhÞp ®é. ThÓ hiÖn s¾c th¸i nhÝ nh¶nh, ngé nghÜnh cña bµi h¸t.
7. Cñng cè, kiÓm tra
- Trong bµi h¸t cã tiÕng le te, chóng ta ®· häc bµi h¸t nµo còng cã tiÕng le te?
- Em thÝch c©u nµo. nÐt nh¹c nµo, h×nh ¶nh nµo trong bµi h¸t?
- Tr×nh bµy víi bµi h¸t theo nhãm víi c¸ch h¸t lÜnh x­íng vµ hoµ giäng.
- C¶ líp tr×nh bµy bµi h¸t kÕt hîp gâ ®Öm.
_____________________________________
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : HỮU NGHỊ - HỢP TÁC 
I .Yêu cầu : 
	- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác.Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, hợp và xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu BT 1, BT 2.
	- Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học theo yêu cầu BT 3, BT 4.
	- HS khá, giỏi đặt được 2,3 câu với 2,3 thành ngữ ở BT 4.
II.Hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Gọi 2 HS nêu định nghĩa về từ đồng âm ; đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài 1: 
	- HS làm việc theo nhóm 2 : xếp thành 2 nhóm từ có tiếng “hữu”:
+ nhóm 1: hữu có nghĩa là bạn bè
+ nhóm 2: hữu nghĩa là có
	- Đại diện nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Nhóm 1 : hữu nghị Nhóm 2 : hữu ích
 chiến hữu hữu hiệu 
 thân hữu hữu tình
 hữu bảo hữu dụng
 bằng hữu 
 bạn hữu 
Bài 2: Cách thực hiện tương tự bài 1.
Nhóm 1 : hợp tác, hợp nhất, hợp lực
Nhóm 2 : hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp 
Bài 3: 
	- HS tự đặt câu vào vở, đọc những câu đã viết cho cả lớp nghe. GV cùng cả lớp góp ý , sửa chữa.
Bài 4: 
	- Giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ:
	+ Bốn biển một nhà: người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình ; thống nhất về một mối.
	+ Kề vai sát cánh: sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
	+ Chung lưng đấu sức : tương tự kề vai sát cánh.
	- HS tự đặt câu vào vở.
	- GV chấm, chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt.
	- HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thành ngữ.
_____________________________________
Toán: HÉC - TA 
I.Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết gọi tên, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc- ta; quan hệ giữa héc-ta và mét vuông .
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích ( trong mối quan hệ với héc-ta ) và vận dụng để giải bài toán có liên quan.
- Làm được bài 1a(2 dòng đầu); bài 1b(cột đầu); bài 2.
- HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT.
II.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Gọi 1 HS lên bảng ch ... 1.Bài cũ: GV kiểm tra vở của 1 số HS đã viết lại đoạn văn tả cảnh ở nhà .
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học.
b)Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1:
	- HS đọc bài Thần chết mang tên bảy sắc cầu vồng .
	+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì cho con người ?( Phá huỷ hơn 2 triệu ha rừng , gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người bị nhiễm độc và con cái của họ.)
	+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam ?( Cần thăm hỏi, động viên, giúp đỡ  )
Bài 2 : 
	- HS đọc yêu cầu của BT 2 và những điểm cần chú ý về thể thức đơn.
	- Hướng dẫn HS:
	+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết? (Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam).
	+ Mục Nơi nhận đơn em cần viết gì?
	+ Phần lí do viết đơn em viết những gì? 
	- GV nhắc HS: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm của đơn. Em phải nêu bật được sự đồng tình của mình đối với các hoạt động của Đội tình nguyện, bản thân em có khả năng tham gia, nguyện vọng của em là muốn giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam.
	- HS viết đơn trong 10 phút, tiếp nối nhau đọc đơn. Cả lớp và GV nhận xét : Đơn viết có đúng thể thức không ? Lí do, nguyện vọng viết có rõ không ? 
	- GV chấm điểm một số đơn, nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò :
	- GV nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị TLV Luyện tập tả cảnh sông nước .
_____________________________________
 Ngày soạn: 05/10/2011
 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 07/10/2011
Luyện từ và câu: DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ 
I.Yêu cầu: 
	- Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.
	- Bước đầu hiểu biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
	- Nhận biết được hiện tượng từ đồng âm để chơi chữ qua một số ví dụ cụ thể (BT 1, mục III);đặt câu với một cặp từ đồng âm theo yêu cầu của BT 2.
	- HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng âm ở BT 1.
II.Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 3-4 tiết LTVC trước .
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b) Phần nhận xét:
	- HS đọc câu “ Hổ mang bò lên núi.”
	- Có thể hiểu câu trên theo những cách nào ? HS trả lời, GV ghi bảng: 
+ Cách hiểu 1: (Rắn) hổ mang (đang) bò lên núi.
+ Cách hiểu 2: (Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi.
	- Vì sao hiểu như vậy ? ( Dùng từ đồng âm hổ, mang, bò )
	- GV chốt: Câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách.Sở dĩ như vậy là do người viết đã sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu. Các tiếng hổ , mang trong từ hổ mang ( tên 1 loài rắn ) đồng âm với danh từ hổ ( con hổ ) và động từ mang và động từ bò đồng âm với danh từ bò(con bò).
	Cách dùng từ như vậy gọi là cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
	- Hỏi: + Qua VD trên, em hãy cho biết thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?(là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu có nhiều nghĩa).
	+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì?(tạo ra câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngỡ thú vị cho người nghe).
c)Phần ghi nhớ : 3 HS đọc phần Ghi nhớ .
d)Luyện tập :
Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS hoạt động nhóm 4 trong 4 phút,làm bài:
	+Tìm các từ đồng âm trong mỗi câu.
	+ Xác định nghĩa của các từ đồng âm trong câu đó để tìm các cách hiểu khác nhau.
	- HS trình bày kết quả thảo luận, cả lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời.
Bài 2 : 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS làm vào vở, 3 em lên bảng đặt câu .
	- Gợi ý : HS có thể đặt 2 câu , mỗi câu chứa 1 từ đồng âm ,cũng có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm .
	- Nhận xét, chữa câu của bạn trên bảng; gọi 3 em đọc câu của mình đặt.
3.Củng cố, dặn dò:
	- HS nói lại cách dùng từ đồng âm để chơi chữ .
	- GV nhận xét tiết học .
_____________________________________
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu:
- Củng cố về so sánh phân số, tính giá trị của biểu thức với phân số.
- Giải bài tập liên quan đến tìm 1 phân số của 1 số. Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của 2 số đó.
- Làm được bài 1, bài 2(a,d), bài 4. HS khá, giỏi làm được toàn bộ các BT.
II.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập 3 ( 31).
	- Kiểm tra VBT của tổ 2.
	- Chấm chữa bài trên bảng.
2.Bài mới: Luyện tập:
Bài 1: - HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS viết các phân số theo thứ tự bé đến lớn.
	- HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
	- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
	- GV chấm, chữa bài.
a) b)
Bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài: tính giá trị biểu thức.
	- Gọi HS nhắc lại:
	+ Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với phân số.
	+ Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
	-HS tự làm vào vở câu a,d; HS khá, giỏi làm thêm câu b,c.4 em lên bảng làm.
- GV nhận xét, chữa bài. 
a) + + = + + = 
b) - - = - - = 
c) x x = = 
d) : x = x x = =
Bài 4: 
	- HS đọc đề, phân tích đề.
+Bài toán yêu cầu gì ? (Tính tuổi mỗi người )
+Bài toán thuộc dạng gì ? ( Tìm 2 số khi biết hiệu và tổng ).
- HS nêu tóm tắt và cách giải.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, GV chấm, chữa bài.
 	Các bước:
 	 4 – 1 = 3 (phần).
 	 30 : 3 = 10 (tuổi )
 	 10 Í 4 = 40 (tuổi).
 	ĐS : 40 tuổi ;10 tuổi
3.Hướng dẫn về nhà: Bài tập 3 (32).
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I.Yêu cầu: 
	- Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảnh sông nước (BT 1).
	- Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể (BT 2).
	- GD bảo vệ MT: GD HS lòng yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp của đất nước, có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển, hồ, sông, suối.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ:
 - Hai HS đọc “ Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”. GV nhận xét, chấm bài.
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài Luyện tập tả cảnh.
2.Bài mới:
a)Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài.
b)Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
*1 HS đọc đoạn văn a) và câu hỏi; 1 em khác đọc đoạn b) và hệ thống câu hỏi, cả lớp theo dõi.
	- Chia lớp thành 6 nhóm, nhóm 1,2,3 thảo luận trả lời câu hỏi cuối đoạn văn a); nhóm 4,5,6 thảo luận trả lời câu hỏi cuối đoạn văn b) trong 4 phút.
	- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
	- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	Đoạn a):
	+ Nhà văn tả cảnh sông nước nào?(cảnh biển).
	+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?Câu văn nào cho em biết điều đó?(Tả sự thay đổi màu sắc của biển theo sắc màu của mây trời.Thể hiện trong câu : Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời )
	+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào? ( Quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa,bầu trời ầm ầm giông gió).
	+ Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?(xanh thẳm, thẳm xanh, trắng nhạt, xám xịt, đục ngầu).
	+ Khi quan sát biển , tác giả có liên tưởng thú vị như thế nào?( Liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác. Tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng ).
	+ Từ cách liên tưởng như trên của tác giả giúp em có cảm nhận như thế nào về biển?(Biển hiện ra rất sinh động, gần gũi với con người. Biển rất đáng yêu).
	Đoạn b):
	+ Nhà văn tả cảnh sông nước nào?(con kênh).
	+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ? (Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, buổi trưa, lúc trời chiều)
	+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu dựa trên những giác quan nào? (Thị giác)
	+ Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?( Ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất, bốn phía trống huếch trống hoác; buổi sáng, con kênh phơn phớt màu đào ; giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt ; về chiều biến thành một con suối lửa).
	+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?(làm cho người đọc hình dung được con kênh Mặt Trời, làm cho nó sinh động hơn).
	- Mỗi cảnh sông nước trên quê hương đất nước ta đều có một nét độc đáo và rất đáng yêu. Biển, hồ, sông, suối là những tài nguyên quý giá của chúng ta. Các em cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên đó?
Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu của bài: tả cảnh sông nước ( một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước).
	- Gọi 2- 3 HS đọc kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước. GV ghi lên bảng một vài ý kiến của HS.
	- HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh sông nước, 2 em làm bài vào giấy khổ to.
	- GV yêu cầu HS nhận xét, sửa chữa 2 bài của bạn để có dàn bài hoàn chỉnh.
	- GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp.
	- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước .
_____________________________________
 	 Sinh ho¹t ®éi
ATGT: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông
I.Mục tiêu:
1. An toàn giao thông:
-HS nêu được nguyên nhân gây tai nạn giao thông và cách phòng tránh.
-HS có ý thức thực hiện tốt an toàn giao thông trên đường đi học hàng ngày và mọi nơi, mọi lúc khi tham gia giao thông.
2. Sinh hoạt lớp:
- Đội viờn trong chi đội nhận thấy những ưu, khuyết điểm của tuần học vừa qua.
- Lập kế hoạch cho tuần tới.
II. Lên lớp:
1.An toàn giao thông:
*Hoạt động 1: 
-Cả lớp:
+Vài HS kể về các vụ giao thông mà em biết hoặc được chứng kiến; Nêu nguyên nhân sảy ra các vụ tai nạn đó.
*Hoạt động 2: 
+-Nhóm đôi:
+GV phát phiếu học tập, HS ghi các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, GV giúp nhóm có HS yếu.
+HS các nhóm, báo cáo, bổ sung.
+GV tổng hợp kết luận.
*Hoạt động 3: 
-Cá nhân:
+H: Để phòng tránh tai nạn giao thông ta cần phải làm gì:
+HS ghi nháp, báo cáo, bổ sung.
GV kết luận, sửa sai.
2.Sinh hoạt Đội:
a.Văn nghệ tập thể: Hát các bài hát của Đội.
b.Đánh giá hoạt động tuần qua:
	- Phân đội trưởng nhận xét. Chi đội trưởng nhận xét chung.
	- GV nhận xét, đánh giá: 
	+ Ưu điểm:Vệ sinh trường lớp tốt, đã xây dựng được nề nếp tự quản, tham gia tích cực các hoạt động của Đội như : quyên góp đồ dùng học tập tặng bạn nghèo, lập tủ sách dùng chung,...
	Tuyên dương: Tấm, Bông, Dung, Vũ,
	+ Nhược điểm: đi học chưa chuyên cần: Bi, Lượng; một số đội viên đi học chưa đeo khăn quàng đỏ: Lượng; Hiếu, Hoàng...
3.Kế hoạch hoạt động: 
	- Duy trì sĩ số chuyên cần.
	- Tập trung và tăng cường kiểm tra việc học ở nhà.
	- Thực hiện các mục tiêu của Liên đội đề ra.
	- Nộp các khoản thu theo quy định.
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc