Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh

TOÁN : (Tiết 31) LUYỆN TẬP CHUNG .

I, Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :

- Quan hệ giữa 1 và ;và; và

- Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính với phân số.

Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.

II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ:

1HS lên bảng giải bài 4/ 32.GV thu vở chấm bài 4-5 em.

Nhận xét bài làm của bạn . Nêu cách làm .

2. Dạy bài mới:

 a.Giới thiệu bài : Luyện tập chung.

 b.Giảng bài mới :

 *Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài?

- HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài, nhân xét chữa bài.

a) 1 : =1 =10 Vậy 1 gấp 10 lần

b) :==10 Vậy gấp 10 lần

c) :==10 Vậygấp 10 lần

 

doc 40 trang Người đăng hang30 Lượt xem 399Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 7 - Trường tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7 .
 Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2006.
 TOÁN : (Tiết 31) LUYỆN TẬP CHUNG .
I, Mục tiêu : Giúp HS củng cố về :
Quan hệ giữa 1 và ;và; và
Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
II, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
1HS lên bảng giải bài 4/ 32.GV thu vở chấm bài 4-5 em.
Nhận xét bài làm của bạn . Nêu cách làm .
2. Dạy bài mới:
 a.Giới thiệu bài : Luyện tập chung.
 b.Giảng bài mới :
 *Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu của bài?
HS làm vào vở, 3 HS lên bảng làm bài, nhân xét chữa bài.
1 : =1 =10 Vậy 1 gấp 10 lần 
:==10 Vậy gấp 10 lần 
:==10 Vậygấp 10 lần
Bài 2: Tìm x. HS nêu yêu cầu bài
 -Hs làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, nhận xét chữa bài
a) b) 
c) d) 
 Bài 3 :HS đọc đề bài
+Bài toán cho biết gì? ( giờ đầu chảy được bể , giờ thứ hai chảy được bể ).
 +Bài toán hỏi gì? ( Hỏi trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được bao nhiêu phần của bể ).
 +Muốn tìm số trung bình cộng ta làm thế nào?
1HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở, GV hướng dẫn chữa bài
 Giải
 Trung bình mỗi giờ vòi nước đó chảy vào bể được là:
 (bể)
 Đáp số : (bể)
Bài 4 : 1 HS đọc đề bài:
+ Bài toán cho biết gì? 
 +Bài toán hỏi gì?
HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, nhận xét chữa bài
 Giải
 Giá tiền mỗi mét vải trước khi giảm giá là:
 60000 : 5 = 12000 (đồng)
	 Giá tiền mỗi mét vải sau khi giảm giá là:
 12000 - 2000 = 10000 (đồng)
 Số mét vải mua được theo giá mới là :
 60000 : 10000 = 6 (m)
 	Đáp số : 6 (m)
3.Củng cố, dặn dò :
 GV tổng kết tiết học, dặn dò HS ôn lại bài và chuẩn bị bài : Khái niệm số thập phân.Nhận xét tiết học .
--------------------------------------------
 ÂM NHẠC : (Tiết 7 ).
ÔN TẬP BÀI HÁT : CON CHIM HAY HÓT.
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 1, SỐ 2.
 I.Mục tiêu :
 -HS hát thuộc lời ca ,đúng giai điệu và sắc thái của bài : “ con chim hay hót “ .Tập biễu diễn kết hợp động tác phụ hoạ .
 -Nắm được hai bài TĐNsố 1 và số 2.
 II.Chuẩn bị :
 Giáo viên :Nhạc cụ ,đĩaCD ,máy ,bảng phụ .
 Học sinh :Nhạc cu:ï gõ, song loan, thanh phách .
III.Các hoạt động dạy học :
1 Phần mở đầu:
 Kiểm tra: gọi 2HS đứng tại chỗ hát bài :Con chim hay hót .
 Lớp nhận xét GV nhận xét lưu chứng cứ .
2.Phần hoạt động:
 *Nội dung 1 : + Ôn tập bài hát : Con chim hay hót .
-Cho HS hát thuộc lời sau đó chia ra hát lĩnh xướng và đồng ca .
 Hai câu đầu hát đồøng ca từ : “ Con chimcành tre “. 
 Lĩnh xướng từ câu : “ Nó hót le te  vô nhà “.
 Hát đồng ca : “ Ấy nó rahết bài “.
 + Trò chơi : Tập làm dàn nhạc đệm .
- GV gõ từ hai đến ba âm cho HS nghe ,đoán tên nốt nhạc và đọc lên cho đúngcao độ.
Giao cho 2 nhóm ,nhóm 1 giả làm tiếng thanh la ,nhóm 2 giả làm tiếng trống thể hiện theo tiết tấu .Cho HS gõ thuần thục hình tiết tấu trên .Sau đó nửalớp hát ,nửa kia chia thành 2 nhóm gõ đệm tùng ,cheng.
 *Nội dung 2: Ôân tập TĐN số 1 + 2 .
 -Ôân tập TĐNsố 1:
 GV xướng nguyên âm cao .
-Sau khi HS đã đọc được bài TĐN số 1,cho các em tập làm quen với cách đánh nhịp 2/4 .
 -Ôân tập TĐN số 2:
 Cũng theo trình tự trên ,đồng thời làm quen cách đánh nhịp 2/4
3.Phần kết thúc :
-Lớp hát lại bài hát : “ Con chim hay hót “.Về nhà ôn lại bài : Reo vang bình minh ; Hãy giữ cho em bầu trời xanh .
Nhận xét tiết học .
--------------------------------------------
	TẬP ĐỌC : (Tiết 13 ).
 NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT .
 (Theo Lưu Anh ).
Mục tiêu :
 +Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng những từ phiêm âm nước ngoài: A-ri-ôn, Xi-xin.
 Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
 +Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
 II . Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc. Thêm truyện, tranh, ảnh về cá heo.
III . Các hoạt động dạy hoc:
1.Kiểm tra bài cũ :
HS kể lại câu chuyện : “Tác phẩm của Sile và tên phát xít “và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện 
+ Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào?
+ Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện cho thấy ông cụ là người thế nào ?
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài
GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và chủ điểm con người với thiên nhiên: Nhiều bài đọc trong sách Tiếng Việt lớp dưới đã cho các em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên.(VD :Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Ông Mạnh thắng thần gió, ). Chủ điểm Con người với thiên nhiên của sách Tiếng Việt 5 sẽ giúp các em hiểu thêm mối quan hệ mật thiết này.
GV giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm- Những người bạn tốt : Qua bài đọc này, các em sẻ hiểu về nhiều loài vật. Tuy không thể trò chuyện bằng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn tốt của con người.
b.Giảng bài mới :
2*. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
+Luyện đọc:
1 HS đọc cả bài.
GV chia đoạn :Mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
4HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 ( Kết hợp luyện đọc từ khó ). 
 GV ghi từ khó lên bảng: boong tàu, A-ri- ôn, dong buồm, hành trình, sửng sốt. 
HS đọc từ khó.
GV hướng dẫn HS đọc: Chú ý giúp HS đọc đúng các tên riêng nước ngoài, các từ dễ viết sai chính tả( A- ri-ôn,Xi-xin, boong tàu, ) và hiểu nghĩa những từ khó trong bài (boong tàu, dong buồm, hành trình, sửng sốt).
 Đoạn 1: Đọc chậm 2 câu đầu, đọc nhanh dần những câu diễn tả tình huống nguy hiểm.
Đoạn 2:Giọng sảng khoái, thán phục cá heo.
4 HS đọc nối tiếp lần 2 ( Kết hợp giải nghĩa từ khó ).
1HS đọc chú giải.
HS luyện đọc theo nhóm . 
GV đọc mẫu lần 1.
+ Tìm hiểu bài 
1 HS đọc to đoạn 1 . Lớp đọc thầm.
 + Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển?
(A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.)
1HS đọc đoạn 2:
 + Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời?
(Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.)
1HS đọc đoạn 2 + đoạn 3.
 +Qua câu chuyện , em thấy cá heo đáng yêu đáng quý ở điểm nào?
(Cá heo đáng yêu, đáng quý vì biết thưởng thức tiếng hát nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là bạn tốt của người)
 +Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?
(Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, biết cứu giúp người gặp nạn).
-Câu hỏi bổ sung: Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuỵên thú vị nào về cá heo?
(HS kể những điều em đã được học, được nghe kể, được tận mắt chứng kiến về cá heo. VD : Em đã thấy cá heo biểu diễn nhào lộn ./ Em đã cho cá heo ăn.?Em biết cá heo là tay bơi giỏi nhất của biển. Nó có thể lao nhanh với tốc độ 50 ki-lô-mét 1 giờ./ Em biết chuyện cá heo cứu một chú phi công nhảy dù thoát khỏi đàn cá mập – Truyện Anh hùng biển cả, sách Tiếng Việt 1.
 Câu chuyện trên có nội dung gì? ( HS nêu GV nhận xét bổ sung , ghi nội dung bài ).
 +Nội dung bài :
 Bài văn ca ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. Cá heo là bạn tốt của người.
2 HS đọc nội dung của bài .
+Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
4 HS đọc đọc nối tiếp bài .Lớp phát hiện và nêu cách đọc.
GV chọn đoạn 2 để hướng dẫn luyện đọc. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ : đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng, trở về đất liền.
 HS nhận xét cách đọc. GV nhận xét ghi điểm .
3. Củng cố, dặn dò
HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
GV nhận xét tiết học. 
 Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.Xem trước bài :Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
-------------------------------------------------
KĨ THUẬT : (Tiết11 ).
ĐÍNH KHUY BẤM ( Tiết 3 ).
I .Mục tiêu :
 Tiếp tục hoàn thiện việc đính khuy bấm theo đúng quy trình và kĩ thuật .
 Nắm vững cách đính khuy bấm và tác dụng thực tế của việc đính khuy bấm .
II.Đồ dùng dạy học :
 Mẫu đính khuy bấm . 
 Một số sản phẩm may mặc đính khuy bấm .
 Vải ,kim khâu, chỉ, khuy bấm .
 III. Các hoạt động dạy học :
 1 Kiểm tra bài cũ : 
 GV kiểm tra sự chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm của một số em . 
 Nhận xét lưu chứng cứ .
 2. Dạy bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : Đính khuy bấm ( Tiết 3 ).
 b. Giảng bài mới :
 * Hướng dẫn học sinh thực hành :
 GV yêu cầu HS nêu lại cách đính hai mặt của khuy bấm .
 + Cách đính mặt lõm : Đặt mặt sau của phần khuy , tay trái giữ cố định ở điểm cần đính .Sau đó đính khuy ở lỗ thứ nhất . Lên kim từ dưới lên qua lỗ khuy sau đó xuống kim ngoài lỗ khuy .
 + Cách đính mặt lồi của khuy bấm : Chỉ cần khâu vào một lượt vải của nẹp để nút chỉ và đường khâu không ra mặt phải của sản phẩm .
 GV nhận xét và kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 2 của một số em .
 * Học sinh thực hành :
 Gọi 1 HS nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm .
 HS thực hành đính khuy bấm . 
GV quan sát uốn nắn cho những em thực hiện chưa đúng kĩ thuật .
 * Đánh giá sản phẩm : 
GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm . Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm ,sau đó ... ều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK.
 + Mục tiêu : Giúp HS biết được những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
 - Yêu cầu HS làm bài tập cá nhân. Sau đó trao đổi bài làm với bạn bên cạnh
 - GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi nhận xét bổ sung.
GV kết luận: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc (a), (c), (d), (đ). 
Hoạt động 3: HS tự liên hệ để : Biết tự đánh giá bản thân qua đối chiếu với những việc cần làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
 - GV yêu cầu HS kể những việc đã làm được để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và những việc chưa làm được.
 - HS suy nghĩ nhớ lại và trao đổi trong nhóm bàn về việc làm của mình.
 - GV gọi một số HS trình bày trước lớp- Lớp nhận xét về từng việc làm của từng bạn.
 - GV nhận xét, khen những HS đã biết thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng các việc làm cụ thể, thiết thực và nhắc các em khác học tập theo bạn.
3 .Tổng kết- dặn dò:
 -GV gọi một số HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 Hướng dẫn HS hoạt động tiếp nối tiết sau: HS sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về chủ đề nhớ ơn tổ tiên.Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ mình.
 ----------------------------------------------
 TOÁN: (TIẾT 35 ). LUYỆN TẬP .
 I/ Mục tiêu : Giúp HS :
 - Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân.
 - Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo dưới dạng số tự nhiên với đơn vị đo thích hợp.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1/Kiểm tra bài cũ : 1 HS lên bảng làm bài- Lớp làm nháp- Chữa bài,GV ghi điểm cho HS:
 Nêu cấu tạo từng phần của số thập phân 5040,004 ; phân tích giá trị các chữ số trong mỗi hàng.
2/Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài : Việc chuyển đổi từ số thập phân thành hỗn số và thành số thập phân có nhiều ý nghĩa trong toá học và trong cuộc sống. Trong tiết học hôm nay các em sẽ được luyện tập nội dung này.
 b/Thực hành luyện tập:
 Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu BT1 
 - GV giới thiệu mẫu SGK và ghi bảng- Hướng dẫn HS ( cả a và b):
 + Muốn chuyển phân số thập phân thành hỗn số , ta làm thế nào?Có mấy bước?
 Chuyển các phân số thập phân thành hỗn số:
 Bước 1:Tính ) :Lấy tử số chia cho mẫu số được thương và số dư
 Bước 2 : (Viết ): Phần nguyên (là thương tìm được ở bước 1) kèm theo một phân số có tử số là số dư (bước 1); mẫu số là mẫu đã cho)
 a/ Lần lượt 3 HS lên bảng làm- Lớp làm bài vào vở- chữa bài
 b/Khi đã chuyển thành hỗn số , yêu cầu HS viết các hỗn số đó thành số thập phân. (GV lưu ý : HS viết thêm số 0 vào các hàng của phần thập phân sao cho số chữ số của phần thập phân bằng số chữ số không của mẫu số phân số thập phân).
 - 3 HS lên bảng làm và lớp làm vào vở- Lớp nhận xét
 Kết quả đúng lần lượt là: 7,34 ; 56,08 ; 6,05 
Bài 2 : HS nêu yêu cầu của bài.( Chuyển các phân số thập phân sang số thập phân và đọc các số thập phân đó. HS làm bài nhóm đôi- 2 em làm phiếu bài tập lớn để đính bảng và chữa bài:
 Kết quả lần lượt của 5 phân số thập phân đó là:
 4,5 : Bốn phẩy năm 
 83,4 : Tám mươi ba phẩy bốn
 19,54 : Mười chín phẩy năm mươi bốn	
 2,167 : Hai phẩy một trăm sáu mươi bảy
 0, 2020 : Không phẩy hai nghìn không trăm hai mươi 
Bài 3 : HS nêu yêu cầu của bài ?(Viết số thích hợp vào chỗ chấm .)
 GV giới thiệu mẫu (SGK) Mẫu : 2,1 m = 21 dm
 Cách làm :
 2,1 m = 2 = 2m 1dm =21 dm .
 GV tổ chức cho HS làm cặp đôi để kiểm tra nhau- 1em lên bảng làm:
 5,27 m =527 cm 8,3 m =830cm 3,15m =315cm
3/ Củng cố dặn dò:
 - GV tổng kết tiết học .
 - Dặn dò HS về nhà làm bài tập 4 và VBT;ø xem trước bài sau.
 ------------------------------------
 TẬP LÀM VĂN : ( Tiết 14 ). LUYỆN TẬP TẢ CẢNH .
I / Mục tiêu:
 - Học sinh dựa trên kết quả quan sát một cảnh sông nước, dàn ý đã lập và hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh sông nước, biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả.
 - Học tập được nhiều trong cách làm văn miêu tả.
II/ Đồ dùng dạy học:
 HS có dàn ý bài văn tả cảnh sông nước đã hoàn chỉnh.
 GV chuẩn bị một số bài văn, đoạn văn hay tả cảnh sông nước.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Kiểm tra bài cũ: “ Luyện tập tả cảnh:
 1 HS nêu vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mơ ûđoạn của em – BT3 (tiết TLV trước)
 2/ Bài mới :
 a/ Giới thiệu bài :
 Trong các tiết TLV trước, các em đã quan sát một cảnh sông nước, lập dàn ý cho bài văn. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn.
 b/ Hướng dẫn học sinh luyện tập
 - GV kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS
 - 1HS đọc đề bài- HS cả lớp đọc thầm đề bài.
 - GV ghi đề lên bảng và gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài đã ghi trên bảng lớp.
 Đề bài: Dựa theo dàn ý mà em đã lập trong tuần trước hãy viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước.
 -GV gợi ý : để viết đoạn văn hay các em cần chú ý mấy điểm sau đây:
 + Chọn phần nào trong ý.
 + Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn. 
 + Viết ra giấy nháp những chi tiết nổi bật thú vị em sẽ trình bày trong đoạn.
 + Các câu trong đoạn văn phải cùng làm nổi bật đặc điểmcủa cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết.
 + Xác định câu mở đoạn và câu kết thúc.
 - HS viết đoạn văn vào vở
 - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
3/ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu những HS viết đoạn chưa đạt về nhà viết lại để cô kiểm tra trong tiết TLV sau
Dặn HS về nhà xem trước yêu cầu và gợi ý của tiết TLV tuần 8 : luyện tập tả cảnh ở địa phương . Quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa phương.
 ---------------------------------------------------
 SINH HOẠT LỚP : (Tiết 7 ). 
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ -SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
I.Mục tiêu:
-Nhận xét đánh giá việc thực hiện nề nếp và sinh hoạt trong tuần 7.
-Triển khai công việc trong tuần 8.Chủ điểm hoạt động tập thể: Lập thành tích chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Thành lập Đội văn nghệ tham gia chương trình “Tiếng hát học trị”.
-Biểu dương những em có nhiều cố gắng,nhắc nhở cĩ biện pháp giáo dục phù hợp với một số em thiếu tiến bộ..
II. Các hoạt động trên lớp :
1. Ổn định tổ chức : Sinh hoạt văn nghệ.
 2 Tiến hành: 
* Hoạt động tập thể:
 GV nêu chủ điểm hoạt động của tuần.Giới thiệu một vài nét về ngày 20 /10 , ngày Bác hồ gửi thư cho ngành giáo dục lần cuối .
 Cho HS thảo luận về ngày 20 /10 và nêu những hiểu biết của em về này này 
 GV nhận xét , bổ sung : Ngày 20 /10 là ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội liên hiệp phụ nữ hiện nay là một tổ chức xã hội đứng ra chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ Việt Nam.
Triển khai kế hoạch hoạt động cho tuần tới : Tập một vài bài hát về chủ điểm thầy cơ ,bạn bè ,quê hương tham gia phong trào “ Tiếng hát học trị “.
 *Sơ kết tuần 7:
 Cho lớp trưởng báo cáo việc theo dõi nề nếp sinh hoạt của lớp trong tuần. 
 Ban cán sự lớp và các tổ trưởng bổ sung.
 GV nhận xét chung ,bổ sung.
 +Đạo đức :
 -Đa số các em đều thực hiện tốt nề nếp hằng ngày như đi học chuyên cần , xếp hàng ra vào lớp, sinh hoạt nghiêm túc.Duy trì các tiết sinh họat đầu giờ và giữa giờ .+Học tập :
 -Có đầy đủ đồ dùng học tập, các em có ý thức học bài và làm bài tập ở lớp và ở nhà tương đối đầy đủ. Đăng kí giờ học tốt vào thứ 4.
 Trong lớp chăm chú nghe cô giáo giảng bài tích cực tham gia các hoạt động họctập. Nhiều em tích cực học tập dành nhiều điểm cao và giúp bạn cùng tiến bộ như em:Trần Tài ,Toàn Nguyệt ,Duyên , Hồng .Giành được nhiều bơng hoa điểm tốt tặng cơ.
 Cụ thể : 
 Tổ 1 : 24 điểm tốt . ( Trần Tài : 9 điểm tốt ) . 
 Tổ 2 : 36 điểm tốt . ( Tồn : 8 điểm tốt ) .
 Tổ 3 : 32 điểm tốt . ( Nguyệt : 10 điểm tốt ).
 Tổ 4 : 39 điểm tốt .( Hồng : 9 điểm tốt ).
+ Các hoạt động khác :
 -Có ý thức giữ gìn vệ sinh các nhân, vệ sinh trường lớp tương đối sạch sẽ .
 Lựa chọn và tập mọt tiết mục văn nghệ tham gia tiếng hát học trị.( Duyên ).
-Thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường . Ban chỉ huy Chi đội tham gia nhận kế hoạch và triển khai đầy đủ.
 +Hạn chế :
 Vẫn còn một số em thực hiện đồng phục chưa nghiêm túc ,còn quên khăn quàng ,bảng tên , lười học bài và làm bài ở nhà như :Lí Tài ,Khánh ,Thế
 Một số em cịn quên sách vở ,dụng cụ học tập như : Nhàn , Tuân .Mừng cịn vi phạm nội quy trường lớp .
 Sinh hoạt 10 phút đầu giờ chưa đúng kế hoạch đề ra.
*Kế hoạch tuần 8 .
 -Tiếp tục duy trì sĩ số và nề nếp trong tuần, khắc phục một số hạn chế ở tuần 7 
 - Học chương trình tuần 8 theo thời khoá biểu. 
 -10 phút đầu giờ cần cần tăng cường hơn việc kiểm tra bài cũ , đọc và làm theo báo Đội .
 -Thực hiện tốt an toàn giao thông – Giữ vững an ninh học đường 
 -Theo dõi và giúp đỡ các bạn HS cá biệt 
 -Tham gia các khoản đóng góp phục vụ cho HS 
 -Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
3.Dặn dị : : Học tập nghiêm túc hơn .Vâng lời, giúp đỡ ông bà ,cha mẹ .
 Giữ gìn vệ sinh cá nhân. Thực hiện tốt việc tự học ở nhà
==============================

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN7 - THAI.doc