Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Kim Đồng

Toán: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU

I.Mục tiêu:

- Giúp HS biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không đổi.

- Cả lớp làm bài tập 1,2. HS khá giỏi làm các bài tập còn lại.

II.Các hoạt động dạy học :

1.Bài cũ:

 - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 4 ( 39)

 - GV nhận xét, chữa bài .

2.Bài mới :

a)Đăc điểm của số thập phân:

 - GV hướng dẫn HS cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng :

 0,9 = 0,90 0,90 = 0,900

 - Cho nhiều em nhắc lại.

 - HS nêu các ví dụ :

 8,75 = 8,750 ; 8,750 = 8,7500 ; 8,7500 = 8,75;

Số tự nhiên( chẳng hạn 12) được coi là số thập phân đặc biệt( có phần thập phân là 0 hoặc 00 ) ; 12 = 12,0 = 12,000

 

doc 17 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	TUẦN 8
Ngày soạn: 15/10/2011
Ngày giảng: Thứ hai, 17/10/2011
Toán: SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU 
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không đổi.
- Cả lớp làm bài tập 1,2. HS khá giỏi làm các bài tập còn lại.
II.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 4 ( 39)
	- GV nhận xét, chữa bài .
2.Bài mới :
a)Đăc điểm của số thập phân:
	- GV hướng dẫn HS cách chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng :
	0,9 = 0,90 0,90 = 0,900 
	- Cho nhiều em nhắc lại.
	- HS nêu các ví dụ :
	8,75 = 8,750 ; 8,750 = 8,7500 ; 8,7500 = 8,75;
Số tự nhiên( chẳng hạn 12) được coi là số thập phân đặc biệt( có phần thập phân là 0 hoặc 00 ) ;	12 = 12,0 = 12,000 
b)Thực hành: 
Bài 1: 
	- HS xác định yêu cầu của bài: bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải để được số thập phân gọn.
	- HS tự làm vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
	- GV lưu ý cho HS : 3,0400 khi viết dưới dạng gọn hơn có thể là : 3,040 hoặc 3,04.Không bỏ chữ số 0 ở giữa.
Bài 2: 
	- Yêu cầu viết thêm các chữ số 0 vào bên phải để được số thập phân bằng nhau.
	- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm.
	- Kết quả của phần a) là : 5,612 ; 17,200 ; 480,590.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- Cho ví dụ về số thập phân bằng nhau .
	- Làm bài tập 3 ( 40 ) 
_____________________________________
Tập đọc: KÌ DIỆU RỪNG XANH 
I.Yêu cầu: 
	- Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của khu rừng.
	- Đọc đúng: loanh quanh, ẩm lạnh, len lách, sặc sỡ, giẫm.
	- Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng .
	- Trả lời được các câu hỏi 1,2,4.
	- GD bảo vệ MT: HS thấy được vẻ đẹp và lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người, biết cần phải bảo vệ rừng.
II.Đồ dùng dạy học : Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy học 
1.Bài cũ: Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà, trả lời các câu hỏi về bài đọc.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài: 
b)Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*Luyện đọc :
	- Một em đọc toàn bài.
	- HS đọc nối tiếp từng đoạn( 2 lượt).
	+ Đoạn 1 : Từ đầu đến lúp xúp dưới chân 
	+ Đoạn 2 : Từ nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo .
 + Đoạn 3 : phần còn lại .
	- GV giới thiệu ảnh rừng khộp trong SGK.
	- GV giúp HS giải nghĩa các từ ngữ khó : lúp xúp dưới bóng cây thưa, màu sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển động 
	- Luyện đọc theo cặp.
	- GV đọc mẫu toàn bài.
*Tìm hiểu bài: 
	- Tác giả đã miêu tả những sự vật nào trong rừng? (nấm rừng, cây rừng, nắng trong rừng, các con thú, màu sắc của rừng, âm thanh của rừng).
	- Những cây nấm rừng đã cho tác giả liên tưởng thú vị gì ? ( Tác giả liên tưởng đây như một thành phố nấm, mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì. )
	- Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp như thế nào?(cảnh vật trong rừng thêm đẹp, sinh động, lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích).
	- Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?(Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ,chuyền nhanh như chớp.Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm lên trên thảm lá vàng)
	- Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?( làm cho cánh rừng thêm sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú).
	- Vì sao rừng khộp được gọi là “ giang sơn vàng rợi”?(Có rất nhiểu màu vàng: lá vàng, con mang vàng, nắng vàng.)
	- GV ghi và giảng từ vàng rợi:Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, đều khắp, rất đẹp mắt. Rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.
	- Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên? 
	- Rừng có ích lợi gì? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
	- GV giảng thêm về ích lợi của rừng, thực trạng về nạn phá rừng hiện nay, nhắc nhở HS có ý thức bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng. 
*Hướng dẫn đọc diễn cảm: 
	- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài, thể hiện đúng nội dung từng đoạn : 
	+ Đoạn 1: Đọc khoan thai , thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ. 
	+ Đoạn 2: Đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện của muông thú .
	+ Đoạn 3 : Đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông.
	- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
	- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
	- 3 HS thi đọc diễn cảm, GV nhận xét, ghi điểm.
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị bài Trước cổng trời. 
_____________________________________
Chính tả: (Nghe - viết) KÌ DIỆU RỪNG XANH
I.Yêu cầu: 
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài Kì diệu rừng xanh.
	- Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê, ya (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
II.Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ: HS viết những tiếng chứa ia / iê trong các thành ngữ, tục ngữ bài tập 3 tiết trước. 
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn HS nghe - viết : 
	- HS đọc bài chính tả.
	- Hỏi: Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng?( làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ).
	- GV cho HS đọc và viết những từ ngữ dễ viết sai : ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết 
	- HS gấp sách, nghe đọc và viết bài vào vở.
	- GV đọc cho HS dò bài.
	- GV chấm,chữa bài.
c)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2: 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- HS tự làm vào vở, gạch chân dưới các tiếng có chứa ya , yê .
	- Gọi 1 HS lên bảng viết nhanh các tiếng tìm được. Cho HS nhận xét cách đánh dấu thanh ở các tiếng trên.
Bài 3 :
	- HS đọc yêu cầu của bài. 
	- HS quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập vào VBT, 1 em lên bảng làm.
	- Đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên. 
Bài 4 : 
	- HS quan sát tranh để làm bài tập, gọi tên các loài chim.
	- Lời giải : yểng, hải yến, đỗ quyên.
3.Củng cố , dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học .
	- Chuẩn bị bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà.
_____________________________________
 Ngày soạn: 16/10/2011
	 Ngày giảng: Thứ ba, 18/10/2011
Âm nhạc: 	 ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : Reo vang bình minh; 
Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
I.Mục tiêu: 
HS hát thuộc lời , đúng giai điệu và diễn cảm 2 bài hát : Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Trình bày bài bài hát theo nhóm kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ hoạ theo nhạc
HS nghe nhạc 
II.Chuẩn bị của giáo viên: 
Nhạc cụ quen dùng, băng đĩa nhạc
Chuẩn bị băng đĩa 
 III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 Ôn tập 2 bài hát đã học 
Reo vang bình minh
GV đàn giai điệu
HS ôn theo hướng dẫn của GV
HS nghe và hát thầm vừa gõ đệm theo phách 
Tập kỹ năng hát xướng và hát hoà giọng :
Lời 1: lĩnh xướng Reo vang reongập hồn ta
Phần tiếp theo cả lớp hát hoà giọng ,vừa hát vừa gõ theo đệm theo hai âm sắc.
Hãy giữ cho em bầu trời xanh
HS trình bày 
GV hướng dẫn HS hát những chỗ hát còn chưa đạt
Hát kết hợp vận động
GV chỉ định tổ nhóm hoặc cá nhân trình bày bài hát trước lớp kết hợp vận động phụ hoạ.
Nhận xét , đánh giá
Hoạt động 2: Nghe nhạc : Cho con 
GV đàn giai điệu bài Cho con 
Hỏi HS tênbài hát , tên tác giả, nội dung bài hát ?
GV mở băng đĩa nhạc
HS ngồi ngay ngắn nghe nhạc
Củng cố dặn dò:
Củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách 
GV nhận xét, dặn dò
_____________________________________
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN 
I.Yêu cầu :
	- Hiểu nghĩa từ thiên nhiên (BT1) 
	- Nắm được nghĩa một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong một số thành ngữ, tục ngữ
- Tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a,b,c (BT3,4).
- HS khá giỏi hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ ở BT2; có vốn từ phong phú và biết đặt câu với từ tìm được ở ý d BT3.
	- GD bảo vệ môi trường: HS bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống xung quanh mình.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: 
- HS làm bài tập 4 (74)vào vở nháp, 
- 1 em lên bảng làm.
- GV chấm, chữa bài.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài. 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: 
	- HS đọc yêu cầu của bài.
	- Em hiểu nghĩa của từ thiên nhiên như thế nào ? 
	- HS thảo luận nhóm 2 rồi nêu kết quả . ( Ý b )
Bài 2:
	- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 theo hướng dẫn sau:
	+ Tìm hiểu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.
	+ Gạch chân dưới các từ chỉ các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
	- 1 em lên bảng trình bày.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng: thác, ghềnh, gió, bão, sông, đất.
	- Yêu cầu HS nêu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV nhận xét, bổ sung.
	- HS thi đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Bài 3: 
	- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ của bài tập.
- Các nhóm viết vào bảng phụ những từ mình tìm được.
	- Đại diện các nhóm dán phiếu lên bảng, trình bày kết quả. 
	- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
	+ Tả chiều rộng : bao la, mênh mông, bát ngát 
	+ Tả chiều dài (xa): tít tắp, xa tít, thăm thẳm, vời vợi, dằng dặc,
	+ Tả chiều cao: chót vót, vời vợi, chất ngất, cao vút,
	+ Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, 
	- Các nhóm đặt câu với từ nhóm mình tìm được.
	- GV: Qua những từ ngữ miêu tả không gian như trên, các em có nhận xét gì về thiên nhiên xung quanh chúng ta? (hùng vĩ, tươi đẹp,).
	- Các em cần làm gì để bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh chúng ta?
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học.
	- Làm bài tập 4 ( 78 )
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa .
_____________________________________
Toán: 	 SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN 
I.Mục tiêu :
- Giúp HS biết: 
So sánh 2 số thập phân 
Biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Cả lớp làm được bài tập 2; HS khá giỏi làm được các bài tập còn lại.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3 ( 40 ) .
	- GV nhận xét, chữa bài.
	- Kiểm tra VBT của tổ 2. 
2.Bài mới:
a)Hướng dẫn HS so sánh 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau.
	- GV nêu bài toán: Sợi dây thứ nhất dài 8,1m; sợi dây thứ hai dài 7,9m.Em hãy so sánh chiều dài của hai sợi dây.
	- HS trao đổi, tìm cách so sánh : 8,1 và 7,9.
	- HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
	+ 8,1 m > 7,9 m nên 8,1 > 7,9 
	+ Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau: 8 > 7 
	nên 8,1 > 7,9 .
	- HD HS nêu được nhận xét như trong SGK .
	- GV nê ... đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? (Các em có thể miêu tả lần lượt từng hình ảnh thơ, hoặc miêu tả theo cảm nhận).
	- Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào ? Vì sao?(Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng / Em thích những hình ảnh hiện ra qua màn sương khói huyền ảo. Những hình ảnh đó thể hiện sự thanh bình, ấm no, hạnh phúc của vùng núi cao).
	- Điều gì đã làm cho cảnh rừng sương giá ấy như ấm lên ? (có hình ảnh của con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc : Người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều).
*Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ : 
	- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 .
	- Đọc với giọng sâu lắng, ngân nga, thể hiện cảm xúc của tác giả trước cảnh đẹp của vùng cao.
	- HS nhẩm đọc thuộc lòng những câu thơ các em thích; có thể đọc thuộc lòng đoạn 2; thi đọc thuộc lòng .
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học .
	- HS về nhà học thuộc các đoạn 2 – 3 hoặc cả bài thơ, chuẩn bị bài: “Cái gì quý nhất”.
_____________________________________
Kể chuyện: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
I . Yêu cầu :
	- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
	- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên; biết nhận xét lời kể của bạn. 
- HS khá giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK; nêu được trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp. 
	- GD bảo vệ MT: HS có lòng yêu thiên nhiên, biết những việc cần làm để thiên nhiên mãi tươi đẹp.
II.Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: HS kể 1 –2 đoạn của câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
2.Bài mới: 
a)Giới thiệu bài.
b)Hướng dẫn HS kể chuyện: 
* Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề : 
	- Một HS đọc đề bài, GV gạch chân những từ quan trọng : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên .
	- Một HS đọc Gợi ý 1 ,2 ,3 trong SGK . Cả lớp theo dõi .
	- Một số HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.GV giới thiệu thêm một số câu chuyện mà HS đã học ở các lớp dưới.
*HS kể chuyện trong nhóm 4.
*HS thi kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện. 
	- Gọi 4- 5 HS thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện theo các câu hỏi gợi ý sau:
	+ Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
	+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?Thái độ của con người đối với môi trường xung quanh như thế nào?
	+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
	+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?
	- Cả lớp và GV nhận xét, GV ghi điểm cho HS.
* Thảo luận:
- HS đọc yêu cầu thảo luận: Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
- Lớp trao đổi trong nhóm 4.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến; GV nhận xét kết luận
3.Củng cố, dặn dò: 
	- GV nhận xét tiết học .
	- Về nhà tiếp tục sưu tầm các câu chuyện nói về mối quan hệ của con người với thiên nhiên .
_____________________________________
	Ngày soạn: 18/10/2011
	Ngày giảng: Thứ năm, 20/10/2011
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu : 
	- Biết đọc, viết, so sánh các số thập phân .
	- Cả lớp làm được bài tập 1;2;3. HS khá giỏi làm được các bài tập còn lại.
II.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3 ( 43 ) .
	- GV nhận xét , chữa bài .
2.Bài mới: 
Bài 1: 
	- Gọi HS lần lượt đọc các số trong SGK.
	- Các HS khác nghe rồi nêu nhận xét .
Bài 2: 
	- GV đọc số - HS viết số vào vở . 
	- Một em lên bảng viết .
	- Nhận xét .
Bài 4: 
	- Yêu cầu : Tính bằng cách thuận tiện nhất .
	- GV gợi ý HS tự làm rồi chữa bài .
	 Kết quả : a) 54 b) 49 
3.Hướng dẫn về nhà: 
	- Bài 3 ( 43 ):So sánh để sắp thứ tự từ bé đến lớn .
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
I.Yêu cầu : 
	- Biết lập dàn ý cho 1 bài văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương .
	- Biết chuyển 1 phần trong dàn ý (thân bài) đã lập thành đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả cảnh đẹp địa phương.
	- GD bảo vệ môi trường: HS yêu quý cảnh đẹp quê hương, có ý thức giữ gìn, làm cho thiên nhiên càng thêm đẹp.
II. Hoạt động dạy học :
1.Bài cũ : 
HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước .
GV nhận xét , chấm điểm .
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài :
b)Hướng dẫn HS luyện tập : 
Bài 1: 
	- Dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn với đủ 3 phần mở bài – thân bài - kết bài .
	- Cho HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh .
	+ Mở bài nêu gì ? ( Giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương em )
	+ Thân bài có nội dung gì? (Tả từng phần của cảnh, cần có sự thay đổi của cảnh theo thời gian)
	+ Kết bài ? ( Em nghĩ gì về cảnh đẹp của quê hương em ? ) 
	- Cho HS đọc dàn bài Quang cảnh ngày mùa để tham khảo .
	- HS làm dàn ý .
Bài 2 : 
	- Nên chọn 1 đoạn trong phần thân bài để chuyển thành đoạn văn .
	- HS đọc phần gợi ý SGK .
	- GV hướng dẫn HS viết đoạn văn.Gợi ý để HS biết cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình trước cảnh đẹp của quê hương .
	- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn . Cả lớp nhận xét . GV chấm điểm đoạn viết của 1 số HS .
3.Củng cố , dặn dò: 
	- Khen ngợi những HS có tiến bộ .
	- Chuẩn bị Kiểm tra .
_____________________________________
 Ngày soạn: 19/10/2011
Ngày giảng: Thứ sáu, 21/10/2011
Toán: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN 
I .Mục tiêu : 
	- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Cả lớp làm được bài tập 1;2;3. 
II.Chuẩn bị : Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn .
III.Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: 
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 3 ( 43 ) .
	- GV nhận xét, chấm bài .
2.Bài mới: 
a)Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài 
	- Nhắc lại các đơn vị đo độ dài đã học từ lớn đến bé 
	- HS thảo luận rồi nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề .
	Từ : 1 km = 10 hm 1 hm = km = 0,1 km
 1m = 10 dm 1 dm = m = 0,1 m 
	- HS đi đến kết luận : 
	+ Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó
	+ Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười ( 0,1 ) đơn vị liền trước nó.
	- GV nêu VD 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
 	 6m 4dm = m 
	- HS nêu cách làm : 6m 4 dm = 6 m = 6,4 m 
	Vậy 6 m 4dm = 6,4 m 
	- GV làm tương tự với VD 2 
b)Luyện tập 
Bài 1: 
	- HS nêu yêu cầu : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
	- Như hướng dẫn ở VD 1 – HS tự làm vào vở - 2 em lên bảng làm .
	a) 8,6 m b) 2,2 dm c) 3,07 m d) 23,13 m 
Bài 2: 
	- Yêu cầu : Viết các số đo dưới dạng số thập phân .
	+ Có đơn vị đo là m .
	+ VD : 3m 4 dm = 3 m = 3,4 m 
	+Có đơn vị đo là dm . 
	+ VD : 8dm 7cm = 8 dm = 8,7 dm 
	- HS làm việc trên phiếu .
	- GV chữa bài trên phiếu lớn 
	- HS đổi phiếu cho nhau để chữa bài .
3.Củng cố,dặn dò: 
	- Nêu các bước viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân .
	- Làm bài tập 3 ( 44 ) .
_____________________________________
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
I.Yêu cầu: Giúp HS:
- Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa BT2.
- Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa BT3 .
- HS khá giỏi biết làm được BT1 và đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3.
II. Hoạt động dạy học : 
1.Bài cũ : HS làm bài tập 3, 4 
2.Bài mới : 
a)Giới thiệu bài : 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập : 
Bài 2:
	- HS đọc bài, nêu yêu cầu, xác định nghĩa của từ.
	- Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
	- Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
Bài 3:
	- Yêu cầu: cho từ nhiều nghĩa – HS đặt câu với từ đó.
	VD: Cao:
	+ Nghĩa: Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
	Đặt câu: Anh em cao hơn hẳn bạn bè trong lớp.
	- HS làm vào vở phần còn lại.
	- Chấm chữa bài.
3.Củng cố, dặn dò:
	- Viết thêm vào vở những câu văn đã đặt ở BT3.
	- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên.
_____________________________________
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
I.Mục đích, yêu cầu:
	-Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài, mở bài trực tiếp; mở bài gián tiếp BT1.
	- Phân biết được hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương BT3.
	- GD bảo vệ môi trường: HS biết yêu quý cảnh đẹp của quê hương đất nước, biết giữ gìn cảnh quan thiên nhiên môi trường xung quanh luôn sạch đẹp.
II.Các hoạt động day học:
1.Bài cũ:
HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
	- HS đọc nội dung BT1.
	- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp).
	- HS đọc thầm hai đoạn văn và nêu nhận xét.
	- Lời giải: a) là kiểu mở bài trực tiếp; b) là kiểu mở bài gián tiếp.
Bài 2:
	- Em đã học kiểu kết bài nào? (không mở rộng, mở rộng):
	+ Kết bài không mở rộng: cho biết kết cục, không bình luận thêm.
	+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
	- HS đọc thầm 2 đoạn văn, nêu nhận xét 2 cách kết bài.
	- GV góp ý, sửa chữa..
Bài 3:
	- HS giới thiệu cảnh đẹp ở quê hương mình.
	- GV gợi ý để HS nêu được những cảm xúc, suy nghĩ của mình trước những cảnh đẹp của quê hương.
	- Gợi ý cho HS mở bài kiểu gián tiếp.( Đọc VD cho HS nghe )
	- Giúp HS viết mở bài kiểu mở rộng ( Đọc VD cho HS tham khảo )
	- Chấm 1 số bài , nhận xét .
3.Củng cố, dặn dò : 
	- GV nhắc HS ghi nhớ 2 kiểu mở bài, 2 kiểu kết bài .
	- Dặn những HS chưa hoàn thành bài tập về nhà viết lại bài .
_____________________________________
SINH HOẠT ĐỘI
I.Yêu cầu: 
	- Đội viên trong chi đội thấy những mặt mạnh, yếu của các hoạt động tuần qua.
	- Lập kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
II.Tổ chức sinh hoạt:
1.Văn nghệ tập thể, cá nhân: 5 phút.
2.Sinh hoạt Đội:
	- Phân đội trưởng của các tổ lên nhận xét về tuần học vừa qua.
	- Chi đội trưởng nhận xét chung .
	- GV nhận xét chi đội trong tuần học vừa qua.
*Ưu điểm:
	+ Nền nếp ra vào lớp, 15 phút đầu giờ đã được ổn định tốt.
	+ Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	+ Nhiều em có ý thức tự giác trong học tập: Dung, Tấm, Vũ,và một số bạn đáng có sự tiến bộ: Oanh; Kim; Hiếu...
*Nhược điểm: 
	+ Nề nếp tự quản của một số đội viên chưa thực sự nghiêm túc.
	+ Vẫn tồn tại các đội viên chưa chịu học bài ở nhà.
	+ Một số đội viên chưa đi học chuyên cần.
3.Kế hoạch tuần tới:
	+ Tiếp tục duy trì phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
	+ Thi đua đạt nhiều điểm tốt.
	+ Tăng cường kiểm tra việc học và làm bài ở nhà.
4. Dặn dò : Thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc